Giáo án Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Tự nhiên, dân cư và xã hội
Giáo án môn Địa lý lớp 11
Giáo án Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Tự nhiên, dân cư và xã hội được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản - Các ngành kinh tế và vùng kinh tế
Giáo án Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản - Thực hành tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại
Giáo án Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Kinh tế
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm quan trọng về tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc. Những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm đó đến phát triển đất nước.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng sử dụng bản đồ tự nhiên, biểu đồ, tư liệu, kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ địa lí tự nhiên châu Á, tập Át lát thế giới.
- Một số hình ảnh về cảnh quan tự nhiên tiêu biểu của Trung Quốc.
- Ảnh con người, xã hội Trung Quốc (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
Hoạt động 1: Cá nhân Bước 1: GV yêu cầu HS: - H ãy dựa vào BĐTNTG, xác định vị trí, quy mô lãnh thổ của Trung Quốc. (gợi ý: giới hạn phía B, N, Đ, T?) - Tiếp giáp những nước nào? - Vị trí lãnh thổ đó ảnh hưởng gì đến TN và kinh tế? Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Nhóm Chia lớp thành 2 nhóm, mỗ nhóm nghiên cứu một miền tự nhiên của Trung Quốc. | I. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Đất nước có diện tích rộng lớn (thứ 4 thế giới), - Giới hạn lãnh thổ: + Kéo dài từ 20oB đến 53oB, 73oĐ đến 135oĐ. + Tiếp giáp 14 quốc gia. + Bờ biển kéo dài từ bắc → nam (9000km), mở - Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc Þ Thiên nhiên đa dạng, dễ mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới. II. Điều kiện tự nhiên Tự nhiên đa dạng có sự phân hoá giữa Đông Tây của lãnh thổ. |
Phiếu học tập:
Yếu tố tự nhiên | Miền Đông | Miền Tây |
Vị trí, diện tích, lãnh thổ | Trải dài từ miền duyên hải đến đất liền, đến kinh tuyến 105oĐ, chiếm 50% S lãnh thổ. | 73oĐ đến 105oĐ |
Địa hình | Đồng bằng ven biển, đồi thấp phía tây. | Núi cao, cao nguyên, bồn địa. |
Thổ nhưỡng | Đất phù sa màu mỡ → trồng lương thực | Đất núi cao, ít có giá trị trồng lương thực, thích hợp phát triển đồng cỏ, trồng rừng. |
Khí hậu | Thuộc khu vực gió mùa, phía Bắc ôn đới, phí Nam cận nhiệt. | Ôn đới lục địa, khí hậu núi cao. |
Thuỷ văn | Sông lớn (Trường Giang, Hoàng Hà) → có giá trị về kinh tế song cũng nhiều thiên tai. | Sông nhỏ, dòng chảy tạm thời. |
Khoáng sản | Giàu khoáng sản kim loại màu. | Dầu khí, than, sắt. |
Hoạt động 3: Cả lớp Phân tích những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc? HS liên hệ kiến thức cũ trả lời. | |
Hoạt động 4: Cả lớp - Dựa vào SGK, nêu những đặc điểm nổi bật về dân cư của Trung Quốc - Quan sát hình 10.3 nhận xét sự thay đổi tổng dân số thành thị và nông thôn của Trung Quốc? - HS phân tích hình 10.3 (SGK) - TQ gặp khó khăn gì trong vấn đề dân số. Liên hệ Việt Nam trong các biện pháp thực hiện KHHGĐ. - Nêu các đặc điểm xã hội nổi bật của Trung Quốc? - HS nêu dựa vào vốn hiểu biết và SGK trả lời, GV hoàn thiện. - Hãy kể một số công trình nổi tiếng của Trung Quốc. | III. Dân cư và xã hội 1. Dân cư - Đông dân nhất thế giới: 1/5 dân số thế giới, với trên 50 dân tộc. - Đô thị hoá: 37% dân thành thị (2005), các thành phố lớn tập trung chủ yếu ở phía đông. Càng về sau tốc độ đô thị hoá càng cao. - Phân bố: rất không đều, chủ yếu ở phía đông, thưa thớt ở phía tây. - Dân số trẻ → có xu hướng ổn định nhờ thực hiện chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ có 1 con. → Khó khăn: giải quyết lao động, tư tưởng trọng nam khinh nữ… 2. Xã hội - Chú ý quan tâm phát triển giáo dục (90% DS biết chữ - 2005), nâng cao chất lượng lao động. - Là một trong những vùng văn minh sớm, nơi có nhiều phát minh quan trọng (la bàn, giấy, in…). - Truyền thống: lao động cần cù, sáng tạo… |
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ:
1. Qua bài học nêu những khó khăn thuận lợi cho phát triển kinh tế của Trung Quốc?
- Thuận lợi: Vị trí địa lí thuận lợi, thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo → phát triển kinh tế bền vững.
- Khó khăn: Đất nước rộng lớn, khó khăn trong quản lí xã hội, giải quyết việc làm…
2. Để phát triển kinh tế mạnh mẽ, TQ phải chú trọng giải quyết những việc gì? Tại sao?