Giáo án Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Kinh tế
Giáo án môn Địa lý lớp 11
Giáo án Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Kinh tế được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản - Thực hành tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại
Giáo án Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Tự nhiên, dân cư và xã hội
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những thành tựu đáng kể của nền kinh tế Trung Quốc từ khi tiến hành hiện đại hoá.
- Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế¸ sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hoá.
2. Kĩ năng: Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ để có được những hiểu biết trên tinh thần cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
3. Thái độ: Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ kinh tế và bản đồ tự nhiên Trung Quốc.
- Một số tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp Trung Quốc trong thời kì hiện đại hoá.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
Hoạt động 1: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Nhận xét chung tình hình kinh tế Trung Quốc từ năm 1985 – 2005? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Nhóm/ cặp Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ: - Nhóm 1: Nghiên cứu những điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp của Trung Quốc? - Nhóm 2: Đường lối phát triển công nghiệp của Trung quốc như thế nào? - Nhóm 3: Phân tích bảng 10.5 nhận xét chuyển dịch cơ cấu ngành và sản lượng một số ngành công nghiệp? - Nhóm 4: Dựa vào bản đồ kinh tế, hình 10.5, nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp của Trung Quốc? Giải thích tại sao có sự phân bố đó? Bước 2: Các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Cả lớp Bước 1 : GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Vì sao Trung Quốc tiến hành hiện đại hoá nông nghiệp? - Những biện pháp hiện đại hoá nông nghiệp? - Dựa vào bảng 10.4, nhận xét sản lượng các loại nông sản? - Phân tích hình 10.6, nhận xét sự phân bố sản phẩm nông nghiệp trên lãnh thổ? Giải thích tại sao có sự phân bố đó? Bước 2: HS trình bày, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Cả lớp Bước 1: GV hỏi: - Cho biết các hình thức hợp tác trao đổi của Việt Nam với Trung Quốc? - Việc mở rộng quan hệ với Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. | I. Khái quát 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới:Trung bình đạt trên 8%. 2. Cơ cấu kinh tế thay đổi rõ rệt: Tỉ trọng nông lâm, ngư nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng. 3. Là một nước xuất siêu thứ 3 thế giới: Giá trị xuất khẩu 266 tỉ đô la, nhập khẩu 243 tỉ đô la. 4. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cao: Thứ 7 thế giới. 5. Thu nhập bình quân tăng: Tăng, năm 2004: 1269 USD. II. Các ngành kinh tế 1. Công nghiệp a. Thuận lợi: Khoáng sản phong phú, nguồn lao động dồi dào, tình độ KH – KT cao. b. Đường lối phát triển: - Thay đổi cơ chế quản lý: Các nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ. - Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. - Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp hợp lí. c. Quá trình công nghiệp hoá: - Cơ cấu ngành công nghiệp có sự thay đổi mạnh mẽ: + Giai đoạn đầu: Phát triển công nghiệp nhẹ. + Giai đoạn giữa: Phát triển các ngành công nghiệp nặng truyền thống như luyện kim, hoá chất. + Từ năm 1994: Phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô. - Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như: than, xi măng, thép, phân bón, sản xuất điện… d. Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông và đang mở rộng sang phía Tây. 2. Nông nghiệp a. Thuận lợi: - Tự nhiên: Đất đai sản xuất nông nghiệp không nhiều so với số dân đông (95 triệu ha) nhưng đất màu mỡ. Khí hậu đa dạng. Nguồn nước dồi dào... - Kinh tế - xã hội: Lao động dồi dào. Chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước hợp lí. Cơ sở hạ tầng. KHKT… b. Chính sách phát triển nông nghiệp: - Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân. - Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi. - Áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại. - Nhà nước giảm thuế, tăng giá nông sản, tổ chức dịch vụ nông nghiệp… c. Thành tựu: - Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng trung bình 4 – 6%/ năm. - Một số nông phẩm có sản lượng đứng hàng đầu thế giới và ngày càng tăng. - Cơ cấu cây trồng thay đổi: Ngành trồng trọt chiếm ưu thế. Sản phẩm đa dạng. Giảm tỉ lệ diện tích cây lương thực, tăng tỉ lệ diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả. d. Phân bố: III. Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam 1. Quan hệ nhiều lĩnh vực, trên nền tảng của tình hữu nghị và ổn định lâu dài. 2. Kim ngạch thương mại tăng nhanh. |
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
A. Trắc nghiệm:
Hãy chọn câu trả lời đúng:
Câu 1. Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở:
- Phía Đông b. Phía Bắc c. Phía Nam d. Phía Tây
Câu 2. Sản lượng lương thực của Trung Quốc:
- Đứng thứ 1 thế giới. b. Đứng thứ 2 thế giới.
- Đứng thứ 3 thế giới. d. Đứng thứ 4 thế giới.
Câu 3. Cơ cấu cây trồng của Trung Quốc thay đổi theo hướng:
- Tăng tỉ trọng của cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.
- Giảm trỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.
- Tăng tỉ trọng cây lương thực, giảm tỉ trọng cây hoa màu.
B. Tự luận:
Câu 1.Trình bày kết quả hiện đại hoá của Trung Quốc?
Câu 2.Tại sao Trung Quốc hiện đại hoá nông nghiệp? Tình bày kết quả?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Làm bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị bài mới.