Nghị luận xã hội về vấn đề: Học đại học có phải con đường duy nhất để thành công
Nghị luận Học đại học có phải con đường duy nhất để thành công
- I. Dàn ý Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công
- II. Văn mẫu Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công
- 1. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 1
- 2. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 2
- 3. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 3
- 4. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 4
- 5. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 5
- 6. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 6
- 7. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 7
- 8. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 8
- 9. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 9
- 10. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 10
- 12. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 11
Nghị luận Học đại học có phải con đường duy nhất để thành công là bài viết gồm dàn ý và văn mẫu chi tiết giúp các bạn học tốt môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn tham khảo!
I. Dàn ý Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công
1. Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công.
2. Thân bài
a. Giải thích vấn đề cần bàn luận.
- Đại học là cấp học cao hơn sau khi tốt nghiệp bậc Trung học phổ thông. Đây không phải là cấp học bắt buộc nên mỗi cá nhân có quyền tự quyết định có tham gia học đại học hay không.
- Hiện nay, câu hỏi “Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công.
b. Phân tích, bàn luận về vấn đề.
- Việc học đại học mang lại nhiều cơ hội cho con người:
+ Học đại học giúp ta có cơ hội theo đuổi đam mê ở mức độ nâng cao, chuyên nghiệp hơn.
+ Đại học cung cấp cho con người nhiều nền tảng kiến thức để hành nghề một cách bài bản.
+ Ngoài giáo dục kiến thức, môi trường học tập trong các trường đại học có thể bồi đắp các kĩ năng mềm cho các bạn trẻ.
+ Nhiều nơi tuyển dụng coi trọng tấm bằng đại học và có những ngành nghề đặc thù yêu cầu ứng viên phải được đào tạo ở những cơ sở đại học chính quy.
- Việc học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công:
+ Không phải ngành nghề nào cũng đòi hỏi ứng viên phải có bằng đại học.
+ Việc học đại học còn phụ thuộc vào các yếu tố như lực học, đam mê, tài chính,... nên mỗi người cần cân nhắc kĩ càng.
+ Nếu không có sự cố gắng trong quá trình học đại học thì con người cũng không thể thành công.
+ Ngoài bằng cấp, con người vẫn cần trau dồi các yếu tố như kĩ năng, thái độ, sức khỏe,...
c. Khẳng định lại vấn đề và đưa ra giải pháp
- Học đại học là một cơ hội tốt nhưng không phải con đường duy nhất để thành công.
- Dù học ngành nghề nào thì con người cũng cần nỗ lực hết sức và có tinh thần trách nhiệm với quyết định của mình thì mới có thể đạt được kết quả tốt.
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề.
II. Văn mẫu Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công
1. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 1
Ngạn ngữ có câu: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”. Quả thực, học tập luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người, là chìa khóa để đưa xã hội tiến tới văn minh và hạnh phúc. Học đại học chính là một trong những cách giúp con người đạt được ước mơ. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại thì học đại học liệu có phải con đường duy nhất để thành công?
Đại học là cấp học cao hơn sau khi tốt nghiệp bậc Trung học phổ thông. Đây không phải là cấp học bắt buộc nên mỗi cá nhân có quyền tự quyết định liệu mình có tham gia học đại học hay không. Có thể thấy, việc phát triển bậc học đại học cũng góp phần thể hiện trình độ văn minh của xã hội. Càng nhiều ngành học mới xuất hiện thì khả năng sáng tạo, tầm tri thức của con người ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, đứng trước ngưỡng của cuộc đời, mỗi người cần phân tích rõ ràng các khía cạnh của việc học đại học để đưa ra quyết định đúng đắn.
Trước hết, học đại học mang lại nhiều cơ hội cho con người. Người Trung Hoa xưa từng nói: “Vạn ban giai hạ phẩm/ Duy hữu độc thư cao” có nghĩa là “Mọi việc đều thấp kém, chỉ có đọc sách thanh cao”. Theo thời gian, quan điểm này không còn vị trí độc tôn trong thời hiện đại nhưng nó cũng cho thấy tầm quan trọng của việc học tập kiến thức và thái độ kính trọng của người đời dành cho những bậc trí thức, đỗ đạt cao. Thời xưa, rất nhiều nam nhi chăm chỉ đèn sách để đợi đến ngày lên kinh ứng thí, hy vọng được làm quan. Chỉ cần một người đỗ đạt là cả họ được nhờ. Cánh cổng kinh đô là ước mơ của biết bao sĩ tử. Đến ngày nay, truyền thống học tập ấy vẫn được lưu truyền. Cơ hội học tập được mở rộng đến muôn người nên cánh cổng đại học lại càng được khao khát. Từ đó, có thể thấy việc học đại học cũng như niềm mong muốn học đại học xuất phát từ nhu cầu thực tế của lịch sử, có mục đích tốt đẹp. Thứ hai, học đại học thực sự giúp chúng ta có cơ hội theo đuổi đam mê có mức độ nâng cao, bài bản hơn. Những kiến thức học ở bậc phổ thông chỉ là những điều cơ bản. Nếu thực sự đam mê một chuyên ngành nào đó, việc học đại học chính là cơ hội tốt để ta phát triển tài năng. Đội ngũ giảng viên chất lượng, cơ sở vật chất tốt, cơ hội tiếp xúc với các chuyên gia,... sẽ là những yếu tố để ta học tập thật tốt. Bên cạnh đó, học đại học cũng có thể bồi đắp cho ta các kĩ năng mềm, rèn luyện cung cách ứng xử của ta. Môi trường đại học không phải là một môi trường “học vẹt” hay chỉ gói gọn trong một phạm vi nhỏ. Ở đó có rất nhiều hoạt động ngoại khóa và hội tụ nhiều con người tài năng từ mọi nơi trên thế giới. Được tiếp xúc với môi trường tốt cùng những người tài giỏi sẽ tiếp thêm động lực cho ta chinh phục tri thức. Ngoài ra, có những ngành nghề đặc thù luôn yêu cầu ứng viên phải đạt đến một trình độ nhất định ở những cơ sở đại học chính quy như bác sĩ, công an, giáo viên,... Nếu những người hành nghề đó không được đào tạo bài bản thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tới xã hội.
Việc học đại học mang lại nhiều lợi ích như vậy nhưng không phải là con đường duy nhất để thành công. Có nhiều bạn trẻ vì tâm lí sợ thua kém bạn bè, không xác định được mục tiêu cụ thể hoặc muốn làm hài lòng cha mẹ mà chọn bừa một trường đại học nào đó để học. Sau bốn năm ngồi trên ghế nhà trường, tiêu tốn cả thời gian và tiền bạc thì những con người đó vẫn không tạo ra giá trị gì cho bản thân, gia đình và xã hội. Việc không hiểu rõ trường và ngành mình học, không cố gắng trong quá trình học dẫn đến sự chán nản, lười nhác. Đây là một thực trạng đáng buồn trong xã hội hiện nay. Không phải ngành nghề nào cũng đòi hỏi ứng viên phải có bằng đại học nên nếu bản thân thực sự đam mê một nghề nghiệp nào đó thì ta có thể lựa chọn đi học nghề. Nghề nghiệp chân chính nào trong xã hội cũng có vai trò nhất định và đáng được trân trọng. Không chỉ vậy, ngoài bằng cấp, con người vẫn cần trau dồi các yếu tố như kĩ năng, thái độ, sức khỏe và đặc biệt trình độ thực tế. Một người biết thực hành, có chuyên môn cao sẽ tạo ra những giá trị tốt đẹp hơn là người cầm tấm bằng suông. Xã hội ngày càng cởi mở, nhiều ngành nghề mới được tạo ra nên có rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ lựa chọn.
Câu chuyện về tỉ phú Bill Gates là một ví dụ điển hình cho câu chuyện này. Bill Gates đã bỏ học tại Đại học Harvard để theo đuổi công việc đam mê. Cả thế giới đã được chứng kiến sự thành công của ông. Thế nhưng, chính Bill Gates cũng phải thừa nhận rằng ông hối hận vì đã không học đến cùng và khuyên các bạn trẻ đừng nên bỏ học như ông. Bill Gates vẫn mong muốn tốt nghiệp tại ngôi trường mình đã theo học. Từ đó, ta có thể thấy giấc mơ “không học mà giàu” là một điều viển vông.
Như vậy, có thể chốt lại rằng học đại học chính là một trong những con đường để dẫn đến thành công chứ không phải con đường duy nhất. Không có con đường nào mà không phải trải qua khó khăn, không có ai thành công mà chưa từng nếm mùi thất bại nên dù lựa chọn của chúng ta là gì thì ta cũng cần cố gắng hết sức, quyết tâm cao độ, trau dồi thêm các kĩ năng khác,...
Thời gian và vũ trụ thì vô biên nhưng cuộc đời con người lại hữu hạn. Hy vọng rằng mỗi người sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt cho bản thân để con đường học tập không trở thành gánh nặng và ước mơ của chúng ta đều thành hiện thực.
2. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 2
Những ngày cuối tháng sáu đầu tháng bảy không khí ở khắp các tỉnh thành trên cả nước lại nóng bỏng hơn bao giờ hết. Hàng triệu thí sinh bước vào kì thi Trung học phổ thông Quốc gia đầy cam go, căng thẳng. Đã từ lâu, in hằn trong nếp nghĩ của mọi người về việc bằng mọi giá phải vào được đại học, bởi đó là con đường lập thân, lập nghiệp duy nhất. Liệu thực sự có phải vào đại học mới là con đường duy nhất giúp chúng ta vươn đến thành công.
Theo như định nghĩa, giáo dục đại học có nghĩa là “giáo dục thường được diễn ra ở các trường đại học, viện đại học, đại học, trường cao đẳng, học viện và viện công nghệ. Giáo dục đại học nói chung bao gồm các bậc sau trung học như cao đẳng, đại học và sau đại học và gồm cả một số cơ sở giáo dục bậc đại học hay cao đẳng như các trường huấn luyện nghề và trường kinh doanh có trao văn bằng, học thuật hay cấp chứng chỉ chuyên nghiệp. Hiện nay nhiều người quan niệm rằng vào đại học là con đường tiến thân duy nhất của giới trẻ. Nhận định này chỉ đúng ở một phần nào đó, không đúng hoàn toàn.
Đại học là con đường, là mơ ước khát vọng đẹp đẽ mà bất cứ người trẻ nào cũng hướng đến. Đó là chân trời rộng mở, chân trời của tri thức, tự do và sự khám phá, trải nghiệm của bản thân. Vào đại học cũng là cách thức để chúng ta khẳng định bản thân và lập nghiệp. Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học kĩ thuật, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Nền kinh tế tri thức làm chủ đạo, bởi vậy nếu con người không ngừng học tập sẽ trở nên thụt lùi, lạc hậu và không bắt kịp với xu thế chung của thời đại. Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng có sự phân loại và chuyên môn hóa cao, nếu chúng ta chỉ có kiến thức của cấp bậc phổ thông không thôi sẽ là chưa đủ, mà cần phải có kiến thức chuyên sâu của bậc đại học để tham gia vào quá trình lao động sản xuất. Hơn nữa, tuổi trẻ là tuổi để dễ dàng tiếp thu các tri thức mới, tiến bộ của nhân loại, lại cộng thêm với sự truyền đạt của những người thầy hàng đầu sẽ giúp các bạn trẻ tiếp cận tri thức một cách dễ dàng hơn. Và cuối cùng, cuộc đời con người là cả một quá trình học hỏi không ngừng, đúng như Lênin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Sau khi học phổ thông chúng ta tiếp tục học đại học sẽ tạo nên mạch liên tục cho việc tiếp thu tri thức.
Vào đại học cũng là con đường ngắn nhất để các bạn có nền tảng vững chắc, được theo đuổi một công việc mình mơ ước, đáp ứng nhu cầu sống của bản thân. Bởi vậy, mỗi chúng ta khi bước chân vào cánh cổng đại học cần phải chuyên cần, tập trung năng lực để tiếp thu tri thức. Không nên ham chơi, mải mê, lãng phí thời gian, tuổi trẻ.
Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thấy rõ rằng: Đại học không phải là con đường tiến thân duy nhất đối với mỗi người. Tùy vào hoàn cảnh, năng lực của mỗi cá nhân mà chúng ta có những cách lập thân và lập nghiệp khác nhau. Nếu điều kiện gia đình bạn không cho phép học đại học, hãy trở thành một người thợ lành nghề, làm việc thật cần cù, chăm chỉ, khi ấy bạn sẽ trở thành người thành công. Trong cuộc sống của chúng ta có không ít người không vào đại học nhưng vẫn trở thành tấm gương thành công để mọi người noi gương học tập. Có thể kể đến như Michael Dell, nhà sáng lập của tập đoàn Dell. Ông bỏ học đại học năm 19 tuổi và với số vốn ít ỏi ông đã mở công ty, phát triển công ty nhỏ bé của mình thành một tập đoàn hùng mạnh như hiện nay. Hay Henry Ford, ông chưa tốt nghiệp trung học, nhưng ông đã sáng lập nên một trong những tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Ford.
Quả thực vào đại học là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để chúng ta đi đến cái đích của sự thành công. Nhưng chúng ta cũng cần hiểu rằng vào đại học không phải là con đường duy nhất. Chúng ta sẽ có rất nhiều con đường khác nhau, có thể xa hơn, vòng vèo, vất vả hơn nhưng nếu có ý chí và nghị lực, nhất định ai cũng sẽ vươn đến cái đích của sự thành công. Vào đại học chỉ là một bước đệm còn quan trọng nhất vẫn là ở bản thân, ở ý chí, nghị lực của mỗi con người.
3. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 3
Các ngày cuối tháng sáu và đầu tháng bảy là thời điểm mà nhiệt độ tại khắp các tỉnh thành trên cả nước trở nên nóng bức hơn bao giờ hết. Hàng triệu thí sinh bước vào kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia với tâm trạng căng thẳng và lo lắng. Trong suốt thời gian dài, tâm tư của mọi người đã chấp sâu rằng, để bất kể giá nào, họ phải đi vào đại học, bởi đó là cách duy nhất để xây dựng tương lai và sự nghiệp của họ. Tuy nhiên, liệu việc này có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công?
Theo định nghĩa, giáo dục đại học đề cập đến "các hoạt động học tập thường được tổ chức tại các trường đại học, cao đẳng, viện đại học, học viện và viện công nghệ. Giáo dục đại học bao gồm các cấp học sau trung học, bao gồm cả cấp cao đẳng, đại học và sau đại học, và thậm chí còn bao gồm cả một số cơ sở giáo dục đại học hoặc cao đẳng như các trường học nghề và trường kinh doanh trao văn bằng, học thuật hoặc cấp chứng chỉ chuyên nghiệp."
Hiện nay, nhiều người tin rằng việc vào đại học là lựa chọn duy nhất cho thanh niên trẻ. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ phần nào đúng, không hoàn toàn chính xác.
Đại học là một con đường, một ước mơ tươi đẹp, mà hầu hết các thanh niên đều hướng đến. Đó là biểu tượng của tri thức, tự do và sự khám phá, là cơ hội để tự mình thể hiện và xây dựng tương lai. Vào đại học có thể giúp chúng ta thể hiện bản thân và bắt đầu sự nghiệp của mình. Chúng ta đang sống trong một thời đại của khoa học và công nghệ, và việc không ngừng học là điều cần thiết để không bị tụt lại và không thể theo kịp với xu hướng chung của thời đại. Hơn nữa, nền kinh tế ngày càng phân tách và chuyên môn, vì vậy chỉ với kiến thức cấp trung học chưa đủ, mà cần kiến thức đại học để tham gia vào công việc và sản xuất. Tuổi trẻ là thời kỳ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, và việc được học từ những người thầy giỏi sẽ giúp chúng ta tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng hơn. Cuộc đời của chúng ta là một cuộc học hỏi không ngừng nghỉ, đúng như lời của Lenin: "Học, học nữa, học mãi." Sau khi hoàn thành cấp trung học, việc theo đuổi đại học giúp chúng ta duy trì sự liên tục trong quá trình học tập.
Vào đại học cũng là con đường ngắn nhất để chúng ta có nền tảng vững chắc, đáp ứng mục tiêu sự nghiệp và tiếp tục cuộc sống của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rõ rằng, vào đại học không phải là con đường duy nhất. Với tình hình gia đình và năng lực cá nhân, chúng ta có thể có nhiều cách khác nhau để đạt được mục tiêu của mình. Nếu điều kiện gia đình không cho phép bạn theo đuổi đại học, hãy trở thành một người thợ lành nghề, làm việc chăm chỉ và tỉ mỉ. Điều này cũng có thể đem lại thành công. Trong cuộc sống, có rất nhiều người không học đại học nhưng vẫn trở thành những tấm gương thành công, là nguồn động viên cho người khác. Michael Dell, người sáng lập tập đoàn Dell, là một ví dụ. Ông bỏ học đại học ở tuổi 19 và với ít vốn ban đầu, ông đã xây dựng công ty nhỏ của mình thành một tập đoàn to lớn như ngày nay. Henry Ford, một người chưa tốt nghiệp trung học, đã sáng lập một trong những tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, Ford.
Thật sự, việc vào đại học là một con đường nhanh chóng và ngắn gọn để tiến đến thành công. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấu hiểu rằng, vào đại học không phải là con đường duy nhất. Có rất nhiều con đường khác nhau, có thể khó khăn hơn và đầy thách thức hơn, nhưng với quyết tâm và lòng kiên trì, mọi người đều có thể đạt được mục tiêu của họ. Vào đại học chỉ là một bước đệm, điều quan trọng nhất vẫn là ý chí, định hướng và quyết tâm của từng người.
4. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 4
Ngày nay, xã hội cần nhiều người có trình độ cao được đào tạo bài bản ở các trường đại học để phát triển đất nước nhưng cũng rất cần nhiều người thành thạo chuyên môn, tay nghề vững chắc được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp trở thành người lao động có trình độ tiên tiến. Tạo áp lực tâm lí phải có bằng đại học sẽ vô tình đầy các bạn trẻ vào vòng quay hình thức để không ít người thất vọng và có thể căng thẳng đảo điên vì cứ trượt dài trên bậc thang không bao giờ tới. Xin hãy đề cao những người thành đạt với xuất phát điểm không phải với bằng đại học, xin hãy tôn vinh những người công nhân lành nghề thứ thiệt đang miệt mài lao động để sống vui và góp sức mình phát triển đất nước.
Trong gia đình, cha mẹ nào cũng muốn con mình thành đạt và làm mình nở mặt nở mày, nhiều người không cần biết sức học của con và nhất mực yêu cầu con phải vào được đại học. Nhiều bạn trẻ không chịu nổi sự căng thẳng vì nhiệm vụ “bất khả thi” nên đã buông thả, mặc kệ hoặc có những hành vi thiếu kiềm chế để lại sự hối hận không bao giờ nguôi cho người lớn. Nếu không bắt đầu từ thực tế, từ khả năng, từ thực lực của con, người lớn có thể vô tình tạo áp lực không đáng có nhiều khi khủng khiếp làm các bạn trẻ quay cuồng, mất hết sáng tạo, không đủ tự tin và có lúc tuyệt vọng khi giấc mơ đại học không thành sự thật.
Ai cũng có ước mơ, ai cũng mong thành đạt nhưng vào được đại học không phải là con đường duy nhất để thành công, không phải là hình thức duy nhất để khẳng định giá trị, không phải là mục tiêu duy nhất của con người. Xã hội, gia đình và chính bản thân mình khòng chấp nhận các giá trị ảo, không quá đề cao tính hình thức của vấn đề thì nhận thức sẽ thay đổi, áp lực sẽ bớt và hiển nhiên những hành vi manh động, thủ ác trong nhà trường chắc sẽ bớt dần theo năm tháng.
5. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 5
Mười hai năm đèn sách vất vả, không ai là không mơ ước được bước vào cổng trường đại học. Được vào trường đại học mà mình yêu thích là nguyện vọng hết sức chính đáng của mỗi thanh niên, học sinh chúng ta, vì đó là môi trường học tập lí tưởng, nơi trang bị cho chúng ta những tri thức cơ bản, hiện đại để sau khi ra trường có khả năng thích ứng với các điều kiện công tác khác nhau. Không ai phủ nhận vai trò của trường đại học trong việc tạo dựng tương lai cho mỗi con người. Nhưng nếu cho rằng: “Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai” thì lại không đúng. Sai lầm của câu nói chinh là đã tuyệt đối hóa việc học ở đại học, coi đó là cứu cánh duy nhất cho cuộc đời của mỗi con người. Ai không vào được đại học thì cuộc đời sẽ bỏ đi. tương lai sẽ mờ mịt. Có đúng như vậy không? Hoàn toàn không phải. Học đại học là cần, nhưng đó không phải là con đường duy nhất cho việc học của mỗi người.
Thời đại ngày nay đã mở ra cho con người nhiều con đường học tập khác nhau, nhiều cách học tập sáng tạo, có hiệu quả và thực tế đã chứng minh điều đó. Để lập thân, rất cần học tập sáng tạo, có hiệu quả và thực tế đã chứng minh điều đó. Đê lập thân, rất cần học vấn nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất mà còn có nhiều yếu tố khác quan trọng và có tính chất và có tính chất quyết định hơn, như ý chí, nghị lực, sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm… thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước đã có không ít người không qua trường đại học mà vẫn có phát minh sáng chế rất đáng ngợi ca.
Như vậy, “vào đại học” chỉ là một yếu tố, đúng hơn là một điều kiện để giúp con người lập than. Không nên “thần thánh hóa" việc vào đại học như một “phép màu nhiệm” để có được tương lai. Học đại học mà không có các yếu tố khác trên đây thì cuộc đời chắc gì đã tốt đẹp? Thành ra, yếu tố quyết định nhất để tạo ra tương lai lại chính là con người chứ không phải trường đại học. Câu nói trên đây, ngược lại, cho việc “vào đại học” là yếu tố quyết định, đã thể hiện một quan niệm học và lập thân theo kiểu cũ không phù hợp với thời đại ngày nay.
6. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 6
Thanh xuân, tuổi trẻ mỗi người chỉ trải qua một lần duy nhất, đó là thời điểm con người ta hạnh phúc nhất, sung sướng nhất, tự do nhất, dũng cảm nhất, nhưng cũng là lúc con người ta phải đối diện với muôn vàn thử thách khó khăn, phải đắn đo suy nghĩ và lựa chọn cho mình một con đường, một ước mơ. Với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh cuối cấp 3 đang sắp bước vào một kỳ thi cam go, hồi hộp, kỳ thi ấy sẽ dẫn các bạn vào cánh cổng đại học mở ra hay sẽ đưa các bạn rẽ sang một hướng khác, đó còn tùy thuộc vào sự nỗ lực của các bạn. Thế nhưng, có một vấn đề được đặt ra, tại sao mọi người đều ép bản thân mình chen chân vào cánh cổng đại học? Liệu đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ?
Không phủ nhận cánh cổng trường đại học là một lựa chọn rất tốt cho các bạn trẻ, là bệ đỡ giúp chúng ta tiến xa hơn trong tương lai bằng con đường học tập. Ở môi trường đại học, chúng ta dường như bước vào một xã hội thu nhỏ, ở đó các thầy cô truyền dạy cho chúng ta nhiều bài học, không chỉ là những kiến thức khô khan trong sách vở mà còn là những kinh nghiệm sống rất quý giá mà không nơi nào có thể dạy chúng ta tốt như thế. Ước mơ vào đại học là một ước mơ rất đẹp, thể hiện khát vọng của con người về việc vươn đến một chân trời mới mẻ, một môi trường tri thức rộng mở, cao cấp hơn hẳn so với môi trường ở bậc trung học. Đặc biệt, môi trường đại học là một môi trường giáo dục rất tự do, khuyến khích sinh viên có những ý tưởng, sáng tạo, được thỏa sức bày tỏ quan điểm, khẳng định bản thân bằng nhiều cách khác nhau. Những câu lạc bộ, đoàn đội, hội nhóm sẽ là nơi giúp các em rèn luyện kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp, khả năng ứng phó linh hoạt với các tình huống thực tế có thể xảy ra trong tương lai. Ngoài ra khi bước vào đại học, môi trường sống của các bạn sinh viên đa số đều thay đổi, xa gia đình, xa vòng tay cha mẹ, đa số các bạn đều phải sống tự lập, đó chính là cách giúp các bạn trưởng thành nhanh nhất.
Đại học là bước đường các bạn học sinh dễ tiếp cận nhất và cũng là lựa chọn gần như tốt nhất. Bởi trong xã hội hiện đại, dân trí ngày một nâng cao, đất nước ngày một phát triển, để đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ ngày một cao hơn. Tri thức trở thành nền tảng cốt yếu để phát triển đất nước, chính vì thế, con người có những lựa chọn đúng đắn để trau dồi tri thức cho bản thân, liên tục nâng cao trình độ thì sẽ dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống. Hơn thế nữa, ngày nay học vấn còn trở thành thước đo giá trị của một con người trong thời đại mới, nên đôi khi việc dừng lại ở bậc trung học phổ thông sẽ khó được xã hội công nhận năng lực và tham gia vào lao động sản xuất với một chế độ đãi ngộ tốt, nếu như bạn không thực sự cố gắng trong những lĩnh vực khác ngoài việc học lên đại học.
Tuy nói là vậy nhưng việc bước vào cánh cổng đại học cũng không phải là con đường tiến thân duy nhất dành cho giới trẻ, bởi ngoài nó, chúng ta vẫn còn những lựa chọn khác, tuy có nhiều khó khăn vất vả hơn hẳn, nhưng nó cũng là một lựa chọn không tồi. Bạn cố chen chân kiếm cho mình một cái vé vào đại học, trong khi năng lực không đủ, điều kiện gia đình không cho phép, đặc biệt bạn còn vì muốn vào đại học mà chọn bừa cho mình một ngành học, một trường học mà chưa tìm hiểu thật kỹ càng. Đến khi bước chân vào rồi bạn mới nhận ra mình đã sai lầm, từ bỏ thì nuối tiếc, mà không từ bỏ thì bạn cứ mãi lửng lơ vô định hướng với một thứ bạn không thích, không am hiểu. Tôi tự hỏi nếu rơi vào hoàn cảnh ấy, ai trong số các bạn còn cảm thấy rằng vào đại học là con đường tiến thân duy nhất? Và từ thực tế cho thấy, không phải sinh viên đại học nào ra trường cũng có công ăn việc làm ổn định, cũng có một mức thu nhập cao, một tương lai xán lạn. Chẳng phải vẫn có người học qua quýt trong đại học, rồi ra trường không tìm được việc làm, cuối cùng cũng phải đi làm những công việc lao động chân tay, làm trái ngành, trở nên chán nản và hối hận vì đã lãng phí 4 năm thanh xuân vì không chịu cố gắng, không định hướng bản thân thật tốt. Thế nên cánh cổng đại học là cánh cổng đẹp, nhưng đó không phải là cánh cổng màu hồng như chúng ta hằng tưởng tượng, bởi cái gì cũng cần sự cố gắng. Ví như chúng ta chẳng may không đỗ vào trường chúng ta mong muốn, không đủ điều kiện học tập trong môi trường đại học, thì tốt hơn hết chúng ta hãy nghĩ đến một con đường khác, nghĩ xem mình thích gì, chúng ta có thể tham gia các lớp đào tạo nghề, ai có khiếu kinh doanh thì có thể tập tành buôn bán,...
Bất kể làm việc gì, các bạn cũng phải nỗ lực hết sức mình thì mới thành công được, đừng nghe những lời gièm pha đàm tiếu của người ngoài rằng không học đại học là kém cỏi, là bất tài, bởi cuộc sống là của chúng ta chứ không phải của họ. Hãy nhìn xem Bill Gates đã dũng cảm thế nào khi từ bỏ Harvard ngôi trường trong mơ của bao lớp trẻ, để sáng lập ra Microsoft - Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, rồi Steve Jobs đồng sáng lập tập đoàn Apple, Michael Dell nhà sáng lập ra tập đoàn máy tính Dell Inc, Henry Ford người sáng lập ra hãng ô tô Ford, có ai có tấm bằng đại học nào trên tay đâu, thế nhưng họ vẫn rất thành công, thành công một cách vượt bậc và vô cùng đáng ngưỡng mộ. Họ sáng lập ra những tập đoàn lớn hàng đầu thế giới, rồi những con người có những tấm bằng đại học danh giá cũng phải chen lấn xô đẩy để có thể vào đó làm việc. Thế nên thành công hay không học vấn là một phần quan trọng, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân.
Đại học là con đường ngắn nhất dẫn bạn đến thành công, thế nhưng nó không phải là con đường duy nhất, chúng ta còn rất nhiều những lựa chọn khác nữa, mặc dù sẽ khiến chúng ta vất vả và phải đi một con đường xa hơn hẳn để bước tới thành công. Hãy nhớ cánh cổng đại học khép lại, thì chúng ta hãy tự mở cho mình một cánh cổng khác, tôi tin rằng các bạn sẽ thành công!
7. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 7
"Có phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay là vào đại học?" Câu hỏi này luôn ám ảnh mỗi bạn học sinh, đặc biệt là những bạn cuối cấp. Trước sự lựa chọn giữa việc tiếp tục học lên đại học hay chấm dứt sự nghiệp học tập để theo đuổi việc làm và học nghề, liệu đâu mới là lựa chọn đúng đắn?
Học tập có vai trò không thể xem nhẹ đối với mỗi cá nhân. Mười hai năm cắp sách tại trường học là nền tảng giúp chúng ta tự tin bước vào cuộc sống và quyết định con đường phía trước, có tiếp tục học tập hay không. Mỗi người sẽ có sự lựa chọn riêng, nhưng câu hỏi đặt ra là, lựa chọn nào là tốt nhất?
Liệu việc vào đại học có phải là con đường tốt nhất? Ai cũng thấu hiểu rằng, việc tiếp tục học vấn đồng nghĩa với việc mở rộng cơ hội việc làm và tiến thân nhanh hơn. Tại đại học, bạn sẽ được trang bị với kiến thức và kỹ năng cơ bản, làm nền tảng cho sự nghiệp sau này. Đại học không chỉ giới hạn ở lý thuyết, mà còn kết hợp cả thực tiễn, giúp bạn chuẩn bị tốt cho công việc tương lai. Vào đại học, bạn có cơ hội trải nghiệm, rèn luyện và ươm mầm tài năng của chính mình.
Trong thực tế, những người thành công, giỏi giang, và có nền kinh tế vững chắc thường là những người có học vị cao. Họ là những chuyên gia có kiến thức uyên thâm, tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng. Chẳng cần đi xa, nhìn vào những tên tuổi nổi tiếng trong lịch sử như Stephen Hawking, nhà vật lý vĩ đại của thế kỷ XX, ông gia nhập đại học Oxford khi mới 17 tuổi. Cuộc hành trình học tập của ông không ngừng được nâng cao, với những nghiên cứu và khám phá của riêng mình, ông đã tạo ra sự đột phá lớn cho vật lý hiện đại. Cùng nhìn vào những tên tuổi lừng lẫy tại các lĩnh vực khác, ví dụ như Barack Obama, tổng thống Mỹ đầu tiên mang dáng vẻ da màu, ông là một trong những sinh viên ưu tú của trường luật Harvard. Harvard nổi tiếng là trường đại học hàng đầu và là nơi đào tạo những nhân tài xuất sắc trên khắp thế giới. Với uyên bác của mình, Obama đã giữ chức vụ tổng thống trong hai nhiệm kỳ và để lại dấu ấn quan trọng trên cục diện thế giới.
Như vậy, học đại học có lẽ là con đường quan trọng và cần thiết đối với mỗi cá nhân.
Nhưng liệu rằng, không vào đại học có thể làm nên sự nghiệp? Điều này hoàn toàn đúng. Không nhất thiết phải có tấm bằng đại học mới có thể đạt được sự nghiệp và tự lập cho bản thân. Hiện nay, tại Việt Nam, tình trạng thiếu thợ, thầy thợ không đúng nghĩa đang ngày càng gia tăng. Có quá nhiều người chọn vào đại học, nhưng không đảm bảo kỹ năng thực tế. Hiện tượng này nguy hiểm và đáng báo động. Mục tiêu của việc học đại học không chỉ vì danh vọng mà còn là vì kiến thức và năng lực. Điều này có nghĩa rằng, nếu bạn đam mê nghề thủ công hoặc nghề khéo tay, có thể tự tin bước vào thế giới thực tiễn mà không phải làm công việc không liên quan trong vòng bốn năm ăn bám gia đình.
Hãy nhớ rằng, mỗi cá nhân có hoàn cảnh, sở thích và năng lực riêng. Sự thành công không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào việc vào đại học. Nếu bạn có đam mê và hoàn cảnh cho phép, học nghề cũng có thể là con đường dẫn đến thành công. Điều quan trọng là sống hạnh phúc và tự hào về những gì bạn làm, không phải vì danh vọng mà vì khả năng thực sự của bản thân.
8. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 8
Trên con đường đến với sự thành công, không có dấu chân của người lười biếng. Điều quan trọng là, chúng ta phải tận tâm và chăm chỉ trong cuộc học tập cũng như công việc của mình, và chắc chắn rằng chúng ta sẽ đạt được thành công. Với lý do này, có lẽ việc theo đuổi đại học không phải lúc nào cũng là con đường tốt nhất để bắt đầu sự nghiệp cho các bạn trẻ. Đại học có thể là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội cho nhiều người, nhưng không phải ai cũng chọn cách này để đạt được thành công. Như Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng nói: "Học đại học đòi hỏi một khoản đầu tư lớn về thời gian và năng lực." Vì vậy, đại học chỉ là một trong nhiều cách để đạt được thành công, và không phải ai cũng phải đi qua nó. Đại học giúp chúng ta học hỏi và tích luỹ kiến thức từ các người học giả và chuyên gia. Tuy nhiên, đôi khi, việc tham gia đại học chỉ đơn giản là để học một chuyên ngành cụ thể và chuẩn bị cho một công việc trong tương lai. Có nhiều cách khác để đạt được thành công mà không cần phải theo đuổi đại học. Lập nghiệp đòi hỏi chúng ta phải tự xác định hướng đi của mình, và việc này giúp chúng ta tập trung vào mục tiêu và công việc trong tương lai. Tự lựa chọn một nghề nghiệp và làm việc hết mình trong đó là rất quan trọng, và điều này có thể đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Việc tự học và tự khởi nghiệp có thể mang lại những trải nghiệm ý nghĩa và giúp phát triển bản thân. Thanh niên cần tự chủ trong công việc của họ, và mọi người phải tập trung và học tập chăm chỉ để xứng đáng với những danh hiệu và sự tin tưởng từ đảng và nhà nước. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, và vì vậy việc học hành, tự trau dồi và rèn luyện bản thân là rất quan trọng và mang lại nhiều bài học quý báu cho cuộc sống. Đại học có thể là một cách để bắt đầu sự nghiệp, nhưng không phải lúc nào cũng là con đường tốt nhất. Chúng ta cần phải xem xét cẩn thận và tự đặt ra một hướng đi phù hợp với mình. Mỗi người có cái nhìn riêng, và việc tạo ra một con đường riêng cho bản thân có thể mang lại sự thỏa mãn và ý nghĩa lớn hơn. Chúng ta cần tự tìm hiểu và lựa chọn đúng hướng đi để đảm bảo rằng cuộc sống của mình có ý nghĩa và giá trị.
9. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 9
Học đại học là con đường ngắn nhất để trở thành kỹ sư, bác sĩ hay cử nhân. Mới chỉ cần nghe danh đã thấy oai, rồi đó là chưa kể đến khi có tấm bằng đại học trong tay thì dù sớm hay muộn họ cũng sẽ kiếm được một công việc ổn định để tạo dựng cho mình cuộc sống ổn định. Thế nhưng con đường đó có trải đầy nhung lụa không thì chỉ những người đã và đang trải qua mới có thể hiểu được. Nhưng để trả lời câu hỏi "Đại học có phải là con đường duy nhất?” thì tôi xin trả lời rằng ”Đại học không phải là con đường duy nhất”, đó chỉ là một con đường có thể nói là đó là con đường khá đơn giản và tối ưu.
“Đại học không phải là con đường duy nhất”. Nhưng bước vào đại học sẽ cho ta một chân trời để học hỏi tri thức mới. Đại học sẽ mở ra cho chúng ta một chân trời bao la của sự học, học nữa, học mãi. Ở Đại học, nơi tập trung những giảng viên, giáo sư giỏi, những nhân tài gọi là “nguyên khí của quốc gia”. Những người thầy, những trí thức ưu việt đó sẽ là những người hướng đạo tốt nhất, có ý nghĩa như những chiếc chìa khóa thần diệu giúp tuổi trẻ mở thẳng vào cánh cửa lâu đài khoa học kĩ thuật và trí tuệ. Dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống hiếu học, giàu khát vọng trí tuệ. Cần phải coi việc vào Đại học là một con đường tiến thân đẹp đẽ, sang trọng, xứng đáng là một giấc mơ tốt đẹp của biết bao học trò. Phải dồn mọi tâm huyết thời gian, sức lực để có thể đạt kết quả tốt trong kì thi đại học này.
Thật ra, có rất nhiều người thành công không từ con đường đại học. Đại học, chỉ là một bước đệm cho ta đi lên trên nấc thang thành công trong cuộc sống. Nhưng vì lối quan niệm như thế, rất nhiều bạn trẻ đã làm đủ mọi cách, học đủ mọi nơi để tìm cách có chân trong giảng đường đại học. Dạo một vòng mạng xã hội trong những mùa ôn thi, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những câu than thở đầy tuyệt vọng: “Bài vở nhiều quá, phải cố lên, cố lên..” hay “Làm sao để vào được đại học..?”. Với những bạn có học lực khá giỏi, có lẽ việc đậu vào một trường đại học không có gì khó, nhưng đối với những học sinh trung bình, thì đó quả thật là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, dù biết rằng mình không hề có đủ khả năng để thi vào đại học, nhưng các bạn ấy vẫn cứ nhắm mắt đưa chân chọn con đường này. Bởi vì, những bạn ấy không đủ can đảm bước đi một con đường khác, đại học vốn dĩ là con đường hầu hết các bạn lựa chọn sau khi tốt nghiệp cấp 3.
Quả thật vậy, vì xã hội quan niệm “đại học là hàng đầu” nên rất nhiều bạn trẻ có cái nhìn khinh thường đối với những văn bằng thấp hơn đại học như trung cấp, cao đẳng, học nghề. Nhưng liệu các bạn có biết, cái giá trị của thành công là những gì ta đạt được, chứ không phải là từ những ta học được. Dù bạn học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay thậm chí là chẳng học gì sau 12 năm phổ thông đi chăng nữa, thì chỉ cần bạn có tinh thần học hỏi, có ý chí cầu tiến và có quyết tâm làm đến cùng, thì bạn sẽ thành công.
Vào đại học hoàn toàn không phải là con đường duy nhất. Trên thế giới đã chứng kiến nhiều người thành công mà không sở hữu tấm bằng đại học nào cả. Các em vẫn hoàn toàn có thể thành công bằng việc đi theo những con đường khác nhau, miễn là các em có đam mê, có sự cố gắng và nỗ lực hết mình. Có rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới không cần học đại học mà vẫn có được những thành công đáng ngưỡng mộ, tiêu biểu như Bill Gates. Hay những nhà bác học nhà phát minh như Edison, Einstein. Con đường vào đời, vào chân trời hạnh phúc ngày nay của tuổi trẻ cũng đã mở ra rất nhiều cánh cửa. Có thể cánh cửa đại học không mở rộng với bạn nhưng những cánh cửa khác không khép lại với bạn.
Qua mỗi mùa thi, có rất nhiều bạn thất vọng vì không thể bước vào đại học, thậm chí nhiều bạn có suy nghĩ tiêu cực dẫn đến những việc làm phá hỏng cả tương lai của mình. Bạn xem đại học là con đường lớn lao mà không bước vào nó thì sẽ cảm thấy xấu hổ và tồi tệ, cảm thấy thua kém bạn bè. Ngày nay, có một thực trạng là, có nhiều người học đại học xong nhưng tấm bằng thì cất vào tủ rồi đi làm công việc gì đó để kiếm sống. Nếu không có lựa chọn thông minh thì chính con đường đại học sẽ hủy hoại cả tương lai của bạn. Vì thế, việc vào đại học hay không cũng không còn quan trọng như trước nữa. Nhiều bạn học cấp ba xong lại lựa chọn đi học nghề, hay đi xuất khẩu lao động.
Nếu hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, trình độ học lực hiện tại còn có hạn thì hãy tạm gác giấc mơ xa vào Đại học, mà hãy thực hiện giấc mơ gần hơn, thực tế hơn. Hãy làm những công việc phù hợp với khả năng, có ích cho gia đình, xã hội. Hãy xem cuộc đời là một trường Đại học, cuộc sống chính là nhà trường mà ở đó mỗi người có thể học hỏi được rất nhiều điều mới lạ. Đại học không phải là con đường duy nhất. Nhưng có một điểm quan trọng là, dù có học đại học hay không thì con đường để thành công không thể nào không học tập.
10. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 10
“Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay?”. Có lẽ đây là câu hỏi luôn nhức nhối của mỗi bạn học sinh, đặc biệt là các bạn cuối cấp. Giữa hai con đường chọn lựa, nên tiếp tục con đường học vấn vào đại học, hay kết thúc việc học, học nghề và ra đời tự nuôi sống bản thân.
Như chúng ta biết rằng, việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Mười hai năm học tập tại trường là cơ sở để các bạn có thể vững bước vào đời, hoặc tiếp tục học vấn. Mỗi người sẽ có những lựa chọn khác nhau, nhưng đâu mới là lựa chọn tốt nhất?
Vào đại học là lựa chọn tốt nhất? Ai ai cũng hiểu rằng, khi học vấn bản thân được nâng cao, cũng đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm, cơ hội tiến thân sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều. Vào đại học bạn sẽ được trang bị rất nhiều kiến thức, kĩ năng làm nền tảng để sau này sử dụng vào việc làm nghề. Bởi đại học không chỉ đơn thuần là lí thuyết, mà còn là thực tiễn, là những vấn đề đào tạo đến việc bạn ra trường sau này. Bởi vậy, học đại học sẽ cho bạn một hành trang vô cùng vững chắc để sau này tìm được một công việc phù hợp với năng lực bản thân, thích hợp với cá tính và mơ ước của chính mình. Trường đại học có lẽ là nơi rất tốt để ươm mầm tài năng, thúc đẩy tài năng của bạn.
Nhìn vào tình hình thực tế, chúng ta có thể thấy những người giỏi giang, tài ba, có nền kinh tế vững chắc hầu hết đều là những người có học vị, học hàm cao. Họ là người có kiến thức uyên thâm, là những học viên nổi tiếng của các trường Đại học. Nhà vật lí vĩ đại thế kỉ XX – Stephen Hawing, 17 tuổi vào đại học danh tiếng Oxford. Con đường học tập của ông không ngừng được nâng cao, với những nghiên cứu và phát hiện của mình, ông đã tạo ra bước ngoặt lớn cho vật lí hiện đại. Tổng thống da màu người Mĩ đầu tiên, Barack Obama là một trong những sinh viên xuất sắc nhất của khoa luật trường đại học Havart. Nhắc đến Havart là nhắc đến cái nôi đào tạo của những nhân tài nổi tiếng thế giới. Với sự uyên bác của mình, Obama đã giữ trọng trách tổng thống trong hai nhiệm kì, có những đóng góp quan trọng đối với cục diện thế giới. Nhìn vào đây có thể thấy, học đại học quả là con đường lập thân và lập danh quan trọng thiết yếu đối với mỗi con người.
Không vào đại học vẫn có thể lập thân, lập danh? Quả thực đúng như vậy, không nhất thiết vào đại học mới có thể làm nên công việc, sự nghiệp cho bản thân. Hiện nay, ở Việt Nam hiện tượng thừa thầy, thiếu thợ ngày càng trở nên phổ biến. Thầy thì quá nhiều, mà chưa chắc đã giỏi, thợ ít ỏi lại non kém về tay nghề. Bởi ai cũng đua nhau đi học Đại học. Thực trạng này càng ngày càng trở nên báo động. Chỉ vì một chút danh được học đại học, mà rất nhiều người lao đầu vào những trường đại học kém về chất lượng. Và kết cục khi họ mang tấm bằng ra khỏi trường chỉ là một tờ giấy, không kinh nghiệm, không kĩ năng và sẽ bị xã hội đào thải. Vậy tại sao không trở thành một người thợ giỏi, đem sức mình để nuôi sống bản thân, thay vì bốn năm ăn bám gia đình, cuối cùng vẫn không thể tự lực tìm cho bản thân một việc làm.
Anna Wintour là một nhà báo nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang. Sau khi tốt nghiệp trung học bà không vào đại học mà dấn thân vào con đường làm báo, và trở thành tổng biên tập của nhãn hàng thời trang hàng đầu Vogue. John D.Rockefeller một trong những người giàu có nhất nước Mĩ. Ông được mệnh danh là ông trùm dầu mỏ, tài sản của ông ước tính thời điểm hiện tại lên đến 340 tỷ USD. Ông bỏ học để kiếm việc làm, sau nhiều công việc, ông đã thành lập hang lọc dầu Standard Oil và trở thành tỉ phú. Như vậy, học đại học cũng không phải con đường duy nhất để chúng ta lập thân, lập danh.
Mỗi chúng ta có một hoàn cảnh sống riêng, sở thích và năng lực riêng. Không chỉ có vào đại học mới thành công, nếu bản thân đam mê, nếu hoàn cảnh không cho phép bạn vẫn có thể tự tin vững bước học nghề, rồi bắt tay vào một công việc. Chẳng phải mục đích của chúng ta là sống an yên và hạnh phúc đó sao, thành công ấy là khi bạn làm ra những đồng tiên chính nghĩa bằng chính năng lực của mình.
12. Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công mẫu 11
Một trường đại học top đầu chỉ đảm bảo về chất lượng đào tạo và đôi khi, nó chỉ thể hiện xu hướng ngành ưu thế trong thời gian hiện tại. Ngoài ra, nó không đảm bảo bạn có thành công hay không. Điều này nằm ngoài khả năng và trách nhiệm của giáo dục.
Hàng ngàn sinh viên thất nghiệp mỗi năm và kể cả trong phần may mắn có việc, có tới 60% làm trái ngành, hoặc công việc không đảm bảo nuôi sống bản thân ở những thành phố đắt đỏ. Không khó để tìm thấy một cựu sinh viên Đại Học Ngoại Thương, Kinh tế Quốc dân hay Học viện Ngân hàng làm thuê ở những nhà máy, xí nghiệp, lãng phí tấm bằng cử nhân và bốn năm đại học – bốn năm tuổi trẻ.
Havard, Yale, Cambridge hay Oxford không tạo ra những Bill Gates, Mark Zuckerberg hay bất kì một vĩ nhân nào. Thành công cần nhiều yếu tố hơn là điểm số hay thậm chí IQ. Nó bắt nguồn từ đam mê, phát triển bằng tài năng, cứng cáp nhờ học hỏi và vụt sáng khi có cơ hội. Đại học không dạy cho bạn đam mê – và dĩ nhiên, không ai có thể dạy chúng ta điều này. Đừng lầm tưởng đại học sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Tôi là ai“, vì chỉ có chính bạn mới có thể đi tìm được lời giải đáp.
Thật ra, có rất nhiều người thành công không từ con đường đại học. Đại học, chỉ là một bước đệm cho ta đi lên trên nấc thang thành công trong cuộc sống. Nhưng vì lối quan niệm như thế, rất nhiều bạn trẻ đã làm đủ mọi cách, học đủ mọi nơi để tìm cách có chân trong giảng đường đại học. Dạo một vòng mạng xã hội trong những mùa ôn thi, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những câu than thở đầy tuyệt vọng: “Bài vở nhiều quá, phải cố lên, cố lên..” hay “Làm sao để vào được đại học..?”
Với những bạn có học lực khá giỏi, có lẽ việc đậu vào một trường đại học không có gì khó, nhưng đối với những học sinh trung bình, thì đó quả thật là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, dù biết rằng mình không hề có đủ khả năng để thi vào đại học, nhưng các bạn ấy vẫn cứ nhắm mắt đưa chân chọn con đường này. Bởi vì, những bạn ấy không đủ can đảm bước đi một con đường khác, đại học vốn dĩ là con đường hầu hết các bạn lựa chọn sau khi tốt nghiệp cấp 3..
Quả thật vậy, vì xã hội quan niệm “đại học là hàng đầu” nên rất nhiều bạn trẻ có cái nhìn khinh thường đối với những văn bằng thấp hơn đại học như trung cấp, cao đẳng, học nghề. Nhưng liệu các bạn có biết, cái giá trị của thành công là những gì ta đạt được, chứ không phải là từ những ta học được. Dù bạn học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay thậm chí là chẳng học gì sau 12 năm phổ thông đi chăng nữa, thì chỉ cần bạn có tinh thần học hỏi, có ý chí cầu tiến và có quyết tâm làm đến cùng, thì bạn sẽ thành công.
Qua mỗi mùa thi, có rất nhiều bạn thất vọng vì không thể bước vào đại học, thậm chí nhiều bạn có suy nghĩ tiêu cực dẫn đến những việc làm phá hỏng cả tương lai của mình. Bạn xem đại học là con đường lớn lao mà không bước vào nó thì sẽ cảm thấy xấu hổ và tồi tệ, cảm thấy thua kém bạn bè.
Ngày nay, có một thực trạng là, có nhiều người học đại học xong nhưng tấm bằng thì cất vào tủ rồi đi làm công việc gì đó để kiếm sống. Nếu không có lựa chọn thông minh thì chính con đường đại học sẽ hủy hoại cả tương lai của bạn. Vì thế, việc vào đại học hay không cũng không còn quan trọng như trước nữa. Nhiều bạn học cấp ba xong lại lựa chọn đi học nghề, hay đi xuất khẩu lao động.
Năm 19 tuổi, Steve Jobs bỏ học đại học để đi học một lớp thư pháp. Đây là một quyết định mang tính chất số phận vì nó nằm ở thời điểm nhạy cảm nhất trong cuộc đời ông: Chọn đại học hay lớp dạy viết? Cuối cùng, ông để tình yêu cái đẹp dẫn dắt mình. Chính niềm say mê vẻ đẹp hoàn toàn không thực dụng đó đã mang đến sự thành công của Steve Jobs sau này. Nó khiến những sản phẩm của Steve Jobs không chỉ tiện ích mà còn mang vẻ đẹp tao nhã, sành điệu mà tinh tế. Cội nguồn sâu xa mang lại thành công cho Apple chính là tình yêu cái đẹp. Đam mê đã mở lối cho sáng tạo và thành công theo ngay sau đó.
Ở Việt Nam, có thể điểm mặt 5 “anh tài” tỷ phú không học Đại học là ông Đoàn Nguyên Đức (chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai) với tài sản hơn 7.000 tỷ đồng cổ phiếu, ông Lê Phước Vũ (chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen), ông Dương Ngọc Minh (chủ tịch Thủy sản Hùng Vương, tài sản 810 triệu đồng), bà Chu Thị Bình – Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng giám đốc MPC và bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc công ty Quốc Cường Gia Lai (top 15 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2012)…
Đôi khi trượt đại học lại mở ra cho bạn những cơ hội khác. Trượt đại học có thể là một thất bại. Nhưng thất bại luôn có tính chất thời điểm, không phải mãi mãi. Có hai cách để đương đầu: Hoặc tiếp tục đứng lên để khẳng định giá trị bản thân, hoặc tiếp tục nằm đó, than vãn, ủ dột, chán chường.
Nói như vậy không có nghĩa là khuyến khích các bạn bỏ qua cánh cửa đại học. Suy cho cùng đại học vẫn luôn là một cơ hội, là bước đệm vững chắc và mở ra những cánh cửa mới cho tất cả mọi người. Tuy nhiên nếu bạn có lỡ duyên với ngôi trường đại học nào đó thì đừng nản chí, bạn đang có cơ hội được đi trên một con đường khác đầy táo bạo và chỉ cần bạn cố gắng vượt qua chính mình thành công vẫn đang chờ bạn ở phía trước!