Viết đoạn văn chia sẻ cảm nhận của bạn về vẻ đẹp tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du

Đoạn văn chia sẻ cảm nhận của bạn về vẻ đẹp tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du

Viết đoạn văn chia sẻ cảm nhận của bạn về vẻ đẹp tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo nhé.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ cảm nhận của bạn về vẻ đẹp của tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du, trong đó chú ý đến những câu thơ có sử dụng biện pháp đối.

Cảm nhận của bạn về vẻ đẹp tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du mẫu 1

Cho đến nay, hơn hai thế kỷ đã đi qua, Truyện Kiều vẫn là “thiên thu tuyệt diệu từ” trong kho tàng văn chương Việt Nam. Đứa con tinh thần của Đại thi hào Nguyễn Du đã làm vinh dự cho nền văn học dân tộc, trở thành những “lời quê” bất hủ. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thi phẩm “vô tiền khoáng hậu” này song chung quy lại vẫn là để khẳng định sức sống của một tác phẩm, sức sáng tạo của một thiên tài. Nằm trong mạch chung ấy, tôi thử đi tìm cái gọi là sức sống của Truyện Kiều trong cách sử dụng Tiếng Việt đậm đà hương âm xứ Nghệ. Những từ ngữ địa phương mang hương âm đặc sắc tiếng nói của một vùng quê đã đi vào thi ca lục bát Truyện Kiều một cách tự nhiên, nhuần nhị khiến độc giả ngàn đời không phân biệt được cái giới hạn của ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Sự hồn nhiên dung dị và mộc mạc của tiếng nói xứ Nghệ tuy không phải là những mĩ từ nhưng nghệ thuật ngôn từ tinh diệu khéo léo của Đại thi hào Nguyễn Du đã khiến cho những hương âm xứ Nghệ trở nên thân thiết, ngọt ngào, thú vị mà sâu lắng. Tuy chiếm một tỉ lệ không nhiều nhưng những âm vựng của tiếng nói người Nghệ Tĩnh đã làm nên một vẻ đẹp riêng duyên dáng và đáng yêu.Trong Truyện Kiều từ ngữ địa phương mà đặc biệt là tiếng nói vùng Nghệ – Tĩnh được thi hào Nguyễn Du vận dụng như là một phương tiện ngôn ngữ hữu hiệu với những dụng công nghệ thuật độc đáo, như các từ “ả; mụ; chi; cơn, lộn, tàng tàng, cổi, lạt, văng, quảy, ngài, lòn, lọt, lợt ”. Trong Truyện Kiều, từ địa phương Nghệ Tĩnh chủ yếu là lớp từ đơn tiết. Từ đơn là lớp từ chủ yếu thuộc vốn từ cơ bản trong các phương ngữ và trong mọi ngôn ngữ thường chỉ sự vật, tính chất, hoạt động… được dùng nhiều quen thuộc. Vì vậy, sự xuất hiện của từ địa phương trong Truyện Kiều chẳng những không cản trở sự tiếp nhận của người đọc mà còn tạo sắc thái biểu cảm, mang tính địa phương, gần gũi, thân mật, đồng thời vẫn giữ được âm hưởng, giọng điệu, cấu trúc của câu thơ lục bát. Những từ địa phương này phải đặt trong ngữ cảnh mới thấy được cái hay của nó mà nếu thay bằng các từ đồng nghĩa khác sẽ thấy giá trị biểu đạt giảm đi rất nhiều. Những chất liệu từ đời sống văn nghệ dân gian như ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã được Nguyễn Du khai thác để miêu tả thiên nhiên và tâm trạng nhân vật. Và như vậy, dấu ấn của văn học dân gian với sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ, hình tượng, cách diễn đạt đã góp phần giúp Truyện Kiều trường tồn với thời gian và nhân loại. Không ai phủ nhận Nguyễn Du là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ. Trong vốn từ tiếng Việt mà ông sử dụng, người ta không thể phân biệt được đâu là từ tiếng Việt, đâu là từ do Nguyễn Du tạo nên. Nguyễn Du đã tạo ra hàng loạt ngôn từ không có trong thực tế, cũng không có trong từ điển thông thường mà theo ông Trần Đình Sử đó là những ngôn từ ý tượng (là hình ảnh chỉ nảy sinh trong tâm tưởng , không phải là hình ảnh sao chép thực tại ) có cấu tạo riêng, nói lên sự cảm thụ chủ quan của tác giả.

Cảm nhận của bạn về vẻ đẹp tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du mẫu 2

Tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du là một vẻ đẹp đặc biệt, có sức thu hút đối với các độc giả và nhà thơ yêu thơ ca. Trong những bài thơ của Nguyễn Du, biện pháp đối đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra sự tương phản và sâu sắc trong hình tượng. Một số câu thơ của Nguyễn Du sử dụng biện pháp đối như: "Hoa đào thắm lắm, mai thâm càng đậm", "Trăng tròn khuyết vẫn là trăng, đêm ngày qua lại vẫn đêm ngày", "Con người trồng rau người ăn, nhân sinh trông cạn nước còn tình". Những câu thơ này khiến cho người đọc phải tựa cảm với những tình cảm sâu sắc và hình ảnh đẹp tinh tế. Bên cạnh đó, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du còn mang đến sự cảm thụ về đời sống, tình cảm và thăng trầm của cuộc đời. Sự đối lập và tương phản trong từng câu thơ càng làm cho người đọc cảm thấy sâu sắc và đẹp mắt hơn. Với những ai yêu thích văn chương và thơ ca, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du chắc chắn là một nét đẹp đặc trưng và duyên dáng không thể bỏ qua.

Đánh giá bài viết
1 36
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 11 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm