Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích Kính gửi cụ Nguyễn Du

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Phân tích Kính gửi cụ Nguyễn Du để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

I. Dàn ý phân tích Kính gửi cụ Nguyễn Du

1. Mở bài:

Nguyễn Du – đại thi hào Việt Nam, sáng tác Truyện Kiều.

Trong chuyến đi đến miền Trung tháng 10 và 11-1965, nhà thơ Tố Hữu viết bài Kính gửi cụ Nguyễn Du.

2. Thân bài:

a. Hai câu đầu

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều.

Phân tích các cụm từ “nửa đêm” và “bâng khuâng” giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối trong thế giới của Truyện Kiều. Khi đề cập đến “nửa đêm”, chúng ta có thể hình dung về một thời điểm trong đêm tối, khi mọi thứ chìm trong bóng tối và chỉ có những ánh đèn nhỏ rải rác chiếu sáng. Trong khi đó, “bâng khuâng” mang ý nghĩa sự mơ màng, không rõ ràng, thể hiện tâm trạng buồn bã và lúng túng.

Những cụm từ này không chỉ đơn thuần là diễn tả về thời gian, mà còn tạo ra một không gian tưởng tượng, một tình cảm sâu lắng trong lòng người đọc. Chúng đưa chúng ta đến thời đại Nguyễn Du, nơi mà Truyện Kiều được viết ra. Với âm hưởng chủ đạo của những từ này, bài thơ đã khơi gợi được thê giới hình tượng của Truyện Kiều, đưa chúng ta một cách trực tiếp vào câu chuyện và tận hưởng những trải nghiệm thú vị.

Ngoài ra, những cụm từ này còn khiến người đọc cảm nhận được sự độc đáo và tinh tế trong việc sắp xếp ngôn ngữ. Tố Hữu thông qua việc lựa chọn từ ngữ và cách dùng từ một cách khéo léo đã tạo ra một âm điệu đặc biệt cho bài thơ. Điều này không chỉ góp phần làm nổi bật văn chương của Nguyễn Du, mà còn thể hiện sự tài năng và sự sáng tạo của Tố Hữu.

b. Sáu câu tiếp theo

Hỡi lòng tê tái thương yêu

Giữa dòng trong dục, cánh bèo lênh đênh

Ngổn ngang bên nghĩa bên tình

Trời đêm dâu biết gửi mình nơi nao?

Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào

Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!

Tố Hữu bày tỏ niềm xúc động, tình yêu, sự đồng cảm và sự chia sẻ với cảnh ngộ và số phận của Thúy Kiều, cũng như của tác giả kiệt tác Đoạn trường Tân Thanh (liên quan đến Truyện Kiều, cuộc đời và thời đại của Nguyễn Du trong quá trình phân tích). Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc hiểu và cảm nhận sâu sắc về tác phẩm này, cùng với việc nghiên cứu về ngữ nghĩa, văn học và lịch sử để thấu hiểu rõ hơn về bối cảnh và ý nghĩa của nó.

c. Đánh giá

– Bài thơ gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu là một tác phẩm dân tộc cổ điển. Đoạn thơ trên thể hiện tính dân tộc qua thể thơ, giọng điệu, hình ảnh và ngôn ngữ thơ.

– Đoạn thơ và bài thơ còn thể hiện sự cảm thông, trân trọng và biết ơn của Tố Hữu đối với đại thi hào dân tộc. Nhà thơ tiếp tục phát triển và nâng cao những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại cho thế hệ sau.

3. Kết bài:

Bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” của Tố Hữu là một tác phẩm đậm tính dân tộc và cổ điển. Tác giả sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tạo ra một giọng điệu trang trọng và tha thiết. Hình ảnh và ngôn ngữ thơ được cô đọng, gợi lên những cảm xúc sâu sắc và mang tính biểu tượng cổ kính.

II. Phân tích Kính gửi cụ Nguyễn Du

Phân tích Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu mẫu 1

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc của Việt Nam. Ông đã để lại cho đời kiệt tác Truyện Kiều. Kiệt tác này là một bài ca mới về giá trị nhân bản, một bản cáo trạng nghiêm khắc về cái ác, cái phản nhân bản, một tập đại thành của nghệ thuật văn chương. Chính vì thế mà ngay trong thời kì cả nước ta chống Mĩ, giữa tuyến lửa ác liệt nhất của miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta vẫn quyết định tổ chức kỉ niệm 200 năm ngày sinh của đại thi hào (1765 - 1965). Nhân dịp này, cùng với chuyến đi vào các tỉnh miền Trung tháng 10 và 11-1965, được vinh dự đi qua quê hương Nguyễn Du, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài Kính gửi cụ Nguyễn Du. Đây là đoạn thơ gồm 8 câu đầu trong bài thơ này:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều…

Hỡi lòng tê tái thương yêu

Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh

Ngổn ngang bên nghĩa bên tình

Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?

Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào

Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!

“Nửa đêm” là cụm từ phiếm chỉ thời gian, phảng phất hương vị ca dao - dân ca. Nhưng “nửa đêm” là thời điểm vắng lặng, yên tĩnh dễ khiến con người lắng đọng tâm hồn mình để tưởng nhớ, suy nghĩ những việc đã qua. Còn “ bâng khuâng’' là những cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau, dễ đưa tâm trạng con người đắm chìm trong quá khứ. Chính vì đi ngang qua huyện Nghi Xuân vào thời khắc “nửa đêm”,“bâng khuâng”, Tố Hữu đã khơi gợi được thế giới hình tượng của Truyện Kiều và đưa thẳng người đọc vào thời đại Nguyễn Du, tạo được âm hưởng chủ đạo cho bài thơ: Tiếp theo Tố Hữu bày tỏ nỗi niềm xúc động, thương yêu, cảm thông cho cảnh ngộ, số phận của Thúy Kiều và của tác giả Đoạn trường tân thanh:

Hỡi lòng tê tái thương yêu

Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh đênh

Ngổn ngang bên nghĩa bên tình

Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?

Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào

Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!

Trước hết là đối với nhân vật Thúy Kiều. Nàng là người con gái có tài sắc, nết na, đức hạnh vẹn toàn, có một tâm hồn rất tinh tế, thông tuệ, nhạy cảm. Vào độ tuổi xuân thì mơn mởn, nàng yêu Kim Trọng và hai người đã thề nguyền, đính ước với nhau. Mối tình của hai người càng mặn nồng và đầy hứa hẹn hạnh phúc lứa đôi. Thế nhưng thân phận của nàng gặp “đục” nhiều hơn “trong”. Ngay sau buổi “ chỉ non thề biển”, Kim Trọng đột ngột phải về Liêu Dương hộ tang chú. Liền sau đó, gia đình Kiều bỗng dưng bị thằng bán tơ vu oan, lâm cảnh nhà tan cửa nát.

Trước cơn gia biến, “ngổn ngang bên nghĩa bên tình” mà “hiếu” nặng hơn “tình”nên sẵn sàng hi sinh tình yêu, hạnh phúc cho sự yên ấm gia đình. Thúy Kiều phải đau đớn cậy Thúy Vân thay nàng giữ trọn lời nguyện ước với chàng Kim để bán mình lấy tiền cứu cha và em ra khỏi nanh vuốt của bọn lang sói. Mã Giám Sinh đã bỏ tiền ra mua nàng như mua một món hàng giữa chợ trời. Nhân phẩm, danh dự của nàng như bị lăng nhục một cách tàn nhẫn bởi một xã hội “người là chó sói của người”, “làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”. Rơi vào tay Mã Giám Sinh, nàng chính thức trở thành “cánh bèo lênh đênh”, nàng bị đẩy vào chốn lầu xanh của mụ Tú bà. Bị đánh đập để thị uy, Thúy Kiều quyên sinh nhưng không chết. Sợ lỗ vốn, Tú bà đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích để tịnh dưỡng tinh thần, chờ cơ hội để thực hiện âm mưu mới. Mụ thuê gã Sở Khanh lừa Kiều đi trốn rồi đuổi bắt nàng trở lại sống kiếp lầu xanh. Thời gian sau, Thúy Kiều được Thúc Sinh chuộc và lấy nàng làm vợ lẽ. Dần dần, vợ Thúc Sinh biết chuyện, bày mưu bắt cóc nàng, đánh một trận đòn ghê gởm. Sau đó, nàng bị biến thành con đòi, đứa ở. Về sau, Hoạn Thư cho Kiều vào ngôi Chùa riêng của họ Hoạn có tên Quan Âm các. Thúc Sinh lén tới tư tình, bị Hoạn Thư bắt gặp, Kiều hoảng sợ bỏ trốn. Dọc đường nàng nương nhờ Chùa của sư bà Giác Duyên. Sợ gia đình họ Hoạn tìm ra tung tích, Giác Duyên gửi nàng tạm trú ở nhà Bạc Bà. Có ngờ đâu, Bạc Bà bày mưu bán nàng lại lầu xanh, ơ lầu xanh lần thứ hai, Kiều gặp Từ Hải, một người anh hùng tài trí phi thường. Từ Hải đả chuộc và cưới nàng làm vợ. Khi dựng nên nghiệp lớn, Từ Hải giúp nàng báo ân, báo oán. Có ngờ đâu, chỉ vì nghe lời Kiều, Từ Hải đã trúng kế Hồ Tôn Hiến, bị giết chết. Hồ Tôn Hiến giở trò sàm sỡ với nàng Kiều đang tan nát cõi lòng. Tỉnh ra vị đại thần này liền ép gả Kiều cho một tên thổ quan. Thúy Kiều tiếp tục rơi vào bi kịch xót xa, tủi nhục. Thật đúng là:

Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?

Nàng chỉ có một con đường duy nhất là nhảy xuông sông Tiền Đường tự tử Nguyễn Du đã thốt lên trong cơn đau vật vã:

Thương thay cũng một kiếp người

Hại thay, mang lấy sắc tài làm chi

Những là oan khổ lưu li

Chờ cho hết kiếp, còn gì là thân?

Mười lăm năm bấy nhiêu lần

Làm gương cho khách hồng quần thử soi!

Thúy Kiều đau, Nguyễn Du đau, Tố Hữu cũng đau. Cảm thông với thân phận nàng Kiều, với tư cách là nhà thơ cách mạng, nhân dân thời đại mới, Tố Hữu thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với đại thi hào dân tộc. Đó là sự đồng cảm về cái bế tắc không phương hướng của Nguyễn Du cũng như của lịch sử thời đại ông. Thật vậy, Nguyễn Du xuất thân trong tầng lớp Phong kiến đại quý tộc suy tàn. Giai đoạn cuối Lê, đầu Nguyễn. Trong giai đoạn lịch sử này, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng: giai cấp thống trị thối nát, đời sống xã hội đen tối, nông dân khởi nghĩa khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi đã đập tan tập đoàn Phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê (1786). Nguyễn Du vốn trung thành với nhà Lê nên đã từng quay lưng ngoảnh mặt chống lại Tây Sơn nhưng thất bại. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, Nguyễn Ánh hoạt động mạnh, Nguyễn Du lên đường vào Gia Định theo Nguyễn Ánh nhưng bị trấn tướng của Tây Sơn bắt giữ. Sau đó ông lưu lạc, chìm nổi nhiều năm ở đất Bắc (1786 - 1796) rồi về hẳn làng Tiên Đường (1796 - 1802) sống trong cảnh long đong, vất vả, nhiều lần phải ăn ở nhà người khác, có lúc ốm đau không thuốc uống. Do có hoàn cảnh sống như vậy, ông đã có dịp gần dân, thân dân, hiểu dân, cảm thông với nhiều nỗi đắng cay, tủi cực của dân. Đầu mùa thu 1802, Gia Long lật đổ triều đại Tây Sơn, lên ngôi vua. Nguyễn Du được triệu ra làm quan. Từ chối mãi không được, bất đắc dĩ, ông phải ra làm quan với nhà Nguyễn.

Chính vì cuộc đời của đại thi hào như thế nên nhân vật Thúy Kiều của ông cũng chẳng khác “cánh bèo lênh đênh” giữa dòng trong đục.

Ngổn ngang bên nghĩa bèn tình

Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao.

Quá ngao ngán, bơ vơ, muốn gắn bó với dòng đời nhưng giữa đêm tối leo lét, mông mênh của cuộc đời, hai con người ấy biết đâu nẻo đất phương trời mà đi?

Nguyễn Du đã mượn nhân vật Từ Hải để cứu giúp Kiều. Nhưng bởi tư tưởng lẩn quẩn của Nguyễn Du, là khi muốn theo Nguyễn Ánh, khi muốn theo Tây Sơn, nên lúc xử lí tình huống nhân vật, nhà thơ đã đế cho tính huống Từ Hải đầu hàng rồi chết giữa trận tiền một cách oan khốc. Xét cho cùng, quá đau đớn, quá bế tắc, Nguyễn Du cũng muốn “ đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!” như Thúy Kiều!

Tóm lại, Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu là một bài thơ đậm đà tính dân tộc và màu sắc cổ điển. Đoạn trích trên đây phần nào đã thể hiện cái hay đó. Nhà thơ đã khéo léo chọn thể thơ lục bát quen thuộc, mềm mại, uyển chuyển của dân tộc đồng thời cũng là sở trường nghệ thuật của ông. Giọng điệu thơ trang trọng tha thiết như lời tâm tình của Tố Hữu với đại thi hào dân tộc. Hình ảnh và ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc có tính chất ước lệ, đa nghĩa và đặc biệt rất cổ kính, nghe như tiếng dội của quá khứ, tiếng nức nở từ cõi xa xăm vọng về. Hơn nữa, đoạn thơ cũng như cả bài thơ còn thể hiện thái độ rất mực cảm thông, hết sức trân trọng, vô cùng biết ơn đối với đại thi hào dân tộc, sâu xa hơn là đối với những giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã đế lại cho thế hệ cháu con. Nhà thơ tiếp tục phát triển, nâng cao các giá trị ấy trong thời đại mới bằng cách huy động Nguyễn Du và Truyện Kiều cùng ra trận trong tập đoàn “bốn mươi thế kỉ cùng ra trận”, quyết chiến thắng giặc Mĩ để non sông sớm thu về một mối, nhân dân sớm hưởng cảnh thái bình.

Phân tích Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu mẫu 2

Trong bài thơ Độc Tiểu Thanh ký, Nguyễn Du đã trăn trở băn khoăn không biết rằng ba trăm năm sau có ai khóc thương cho mình không. Thì đến những thế hệ sau này Tố Hữu đã thay mặt cho tất cả chúng ta gửi đến niềm yêu mến kính trọng tài năng Nguyễn Du qua bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du. Bài thơ ấy có tác dụng rất lớn trong việc đề cao tác phẩm thiên tài của Nguyễn Du, đồng thời tưởng nhớ đến đại thi hào của dân tộc.

Trước hết là khổ thơ đầu chúng ta như được Tố Hữu đưa về mảnh đất sinh ra con người thiên tài Nguyễn Du cùng tác phẩm nổi danh ấy:

“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều...
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, bánh bèo lênh đênh.”

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân, đó chính là mảnh đất sinh ra con người thiên tài Nguyễn Du. Tố Hữu bâng khuâng nhớ đến cụ Nguyễn Du và nhớ đến tác phẩm Truyện Kiều của ông. Lòng nhà thơ như cảm thấy tê tái khi nhớ đến cuộc đời của thuý Kiều cũng như của nhà thơ. Cái phận lênh đênh trước dòng đời ấy. Nàng Kiều kia xinh đẹp nết na mà lại có số phận hồng nhan bạc mệnh. Chính cái xã hội phong kiến đen tối kia đã làm cho cuộc đời người con gái đáng ra phải có cuộc sống hạnh phúc thế mà lại phải sống trong cảnh làm kĩ nữ hầu hạ khách làng chơi. Nhà thơ tiếc thương cho số phận nàng Kiều hay tiếc thương cho cuộc đời của Nguyễn Du. Bởi vì cuộc đời ông đã sớm phải mất mồ côi mẹ sau ở với anh trai, cuộc sống có khấm khá thế nhưng chốn quan trường làm cho một người như ông khó có thể yên phận được.

Nhớ thương tiếc nuối cho những số phận của chính tác giả và nhân vật trong tác phẩm ấy Tố Hữu nhắc lại những nét chính trong cuộc đời nàng Kiều:

“Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!”

Hai chữ nghĩa và chữ tình kia vốn dĩ không thể nào đặt lên bàn mà cân cho được. chính vì thế mà Kiều người con gái tài sắc ấy rơi vào tình trạng ngổn ngang trăm mối. Nàng chọn chữ hiếu hi sinh chữ tình và từ đó hành trình gian nan của cuộc đời cứ gieo bao sóng gió với người con gái xinh đẹp ấy.

Đêm thâu nào biết gửi mình nơi đâu phải chăng nhà thơ cũng như đang thương cho một kiếp người tài năng nhưng mệnh bạc ấy. Người con gái ấy không có một cuộc sống êm đềm như ý mà đành phải như phận làm gái kĩ nữ và chính vì thấy ô nhục “bướm chán ông chường” cho nên nàng quyết định gieo mình xuống sông Tiền Đường. Ở đây Tố Hữu khóc thương Nguyễn Du nhưng đồng thời cũng khóc thương nàng Kiều xinh đẹp tài năng ấy.

Còn Nguyễn Du thì sao? Tố Hữu đã bày tỏ nỗi lòng thành kính của mình khi nhắc lại những băn khoăn trăn trở của nhà thơ hai trăm năm trước:

“Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương:
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng...
Nhân tình, nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như?

Mai sau, dù có bao giờ...
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay!
Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người”

Nỗi niềm mà Nguyễn Du đã làm cho những thế hệ sau này đặc biệt là nhà thơ Tố Hữu cảm thấy thương lòng. Không biết ai hậu thế có khóc cùng Tố Như không. Thế nhưng bài thơ chính là câu trả lời cho sự trăn trở ấy. Không chỉ riêng nhà thơ mà tất cả chúng ta hiện nay vẫn nhắc về cuộc đời sự nghiệp của ông và cả nhân vật người con gái xinh đẹp tài năng kia nữa. Đó chính là sự biết ơn đến những gì Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế bây giờ. Dù đã nhắm mắt xuôi tay có lẽ khi được biết bài thơ này ông cũng phần nào yên lòng an nghỉ. Không những danh tiếng của ông được người đời sau nhắc mãi đến mà cả tác phẩm thiên tài với những triết lý nhân sinh sâu sắc kia cũng còn mãi trên đời. Điều tự hào hơn cả là mặc dù cốt truyện của Trung Quốc thế nhưng khi qua tài năng của Nguyễn Du tác phẩm của ông lại được dịch ra nhiều thứ tiếng. Và những câu thơ ấy như ghi dấu tạc vào lịch sử văn học nước nhà và nhân loại.

Sang khổ thơ tiếp theo Tố Hữu lại nói lên số phận người đàn bà mà câu thơ của Nguyễn Du vẫn trở thành một quy luật của ngày xưa:

“Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha
Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân!”

Nhà thơ ca ngợi Nguyễn Du rằng cuộc đời ông cũng có nhiều ngang trái, bao nhiêu mưa dập gió dồi thế nhưng ông vẫn cất lên những lời thơ tha thiết về chữ tình trong đời sống của con người. Câu thơ tha thiết nhất mà đến nay vẫn được nhắc lại như một câu nói cửa mồm “Đau đớn thay phận đàn bà”. không biết rằng những số phận bất hạnh ấy có phải là tất cả những người con gái hồng nhan nhưng bạc mệnh không. Cái số phận của những người con gái trong thời phong kiến ấy vốn dĩ đã không mấy tốt đẹp. Chính vì lẽ đó mà Nguyễn Du kết luận cho số phận của họ như thế. Chẳng thế mà qua những bài thơ của Hồ Xuân hương ta cũng biết rằng số phận của họ khổ như thế nào. Thế còn ngày nay thì sao?

Nhà thơ tiếp tục nói về số phận người phụ nữ nhưng là đương thời chứ không phải trong xã hội cũ nưa, đồng thời ông thay Nguyễn Du tố cáo Sở Khanh kia hay cũng chính là xã hội trọng nam khinh nữ, xã hội bị vấy bẩn những đồng tiền hôi tanh mà đẩy con người xinh đẹp tài năng vào cuộc đời gian truân đa đoan:

“Ngẫm xem qua kiếp phong trần
Đời vui nay đã nửa phần vui đây.
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh.

Cũng loài hổ báo ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người!
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu.”

Ngẫm qua kiếp thì phụ nữ đương thời đã phần nào đó vui hơn so với Thuý Kiều. Tuy họ vẫn còn chưa được bình đẳng quá mức nhưng ở thời Tố Hữu thì người con gái cũng được ra chiến trận, cũng làm cán bộ và có cuộc sống gian khổ nhưng hạnh phúc vì được cống hiến sức mình cho tổ quốc.

Chính vì thế mà nhà thơ nói là nửa phần vui. Nhà thơ không quên tố cáo xã hội cũ với những cái tên như Ưng Khuyển và Sở Khanh. Chúng đại diện cho xã hội xưa đẩy con người con gái vào gian truân, gieo bao nhiêu cay đắng vào cuộc đời của họ. Bọn chúng tưởng cọp hổ gì nhưng chỉ đáng là những con ruồi xanh ghê tởm hôi tanh mà thôi. Dòng máu của chúng không phải là người chúng chỉ xứng là thú. Vì có thế chúng mới có thể hại người như thế được. Và tất cả những điều ấy đều là nhằm nhắc đến công lao của Tố Như đã cất lên những câu thơ tố cáo sâu sắc bọn buôn thịt bán người ấy để cho đến bây giờ những câu thơ ấy vẫn động lòng người.

Không phải là hai trăm năm hay ba trăm năm như Tố Như lo lắng trăn trở mà cho đến nghìn năm sau thì cả dân tộc Việt nam và thế giới vẫn nhớ đến con người và tác phẩm của ông:

“Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người!
Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân...”

Những câu thơ cuối cất lên như bày tỏ tấm lòng thương nhớ kính trọng tổ tiên của nhà thơ với Nguyễn Du, Thật vậy cái tên Nguyễn Du chẳng hề xa lạ với người dân Việt nữa không những thế ông còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Điều ấy chứng tỏ được tầm vóc của ông là tầm vóc của thế giới. Tác phẩm của ông sáng tác theo thể thơ lục bát thoảng lên trong những lời ru của mẹ nghe êm đềm làm sao. Và tiện đây nhà thơ của chúng ta vui, hạnh phúc khi được đặt chân lên mảnh đất sinh ra con người thiên tài ấy. Nhà thơ mong muốn được bày tỏ niềm hạnh phúc vui vẻ ấy với người đã khuất. Tiếng trống kia như vang mãi cho một kiếp người anh hùng nho sĩ.

Như vậy Tố Hữu đã thay mặt cho tất cả những thế hệ sau như chúng ta gửi lời niềm thương yêu kính trọng vô bờ với con người và tác phẩm thiên tài của Nguyễn Du. Có lẽ nằm ngủ một giấc ngủ ngàn thu kia Tố Như cũng phần nào nhẹ lòng khi thấy những thế hệ chúng ta vẫn còn nhớ thương đến mình.

Phân tích Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu mẫu 3

Trước hết, hãy nhớ rằng trong sự nghiệp văn học của chúng ta, có một mảnh đất đã sinh ra một thiên tài với tên là Nguyễn Du. Ông là một nhà thơ vĩ đại, và tác phẩm nổi tiếng nhất của ông chính là bài thơ độc đáo được gọi là Truyện Kiều. Để hoàn thành tác phẩm này, Nguyễn Du đã dùng rất nhiều tài năng và sự sáng tạo. Cùng với ông, còn có một nhà thơ khác mang tên Tố Hữu, với những bài thơ tuyệt vời. Những tác phẩm của hai nhà thơ này đã mang lại nhiều niềm vui và cảm hứng cho người đọc:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều…
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, bánh bèo lênh đênh.

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân, đó chính là mảnh đất sinh ra con người thiên tài Nguyễn Du. Tố Hữu bâng khuâng nhớ đến cụ Nguyễn Du và nhớ đến tác phẩm Truyện Kiều của ông. Lòng nhà thơ như cảm thấy tê tái khi nhớ đến cuộc đời của thuý Kiều cũng như của nhà thơ.

Chính cái xã hội phong kiến đen tối kia đã làm cho cuộc đời người con gái đáng ra phải có cuộc sống hạnh phúc. Thế mà lại phải sống trong cảnh làm kĩ nữ hầu hạ khách làng chơi. Nhà thơ tiếc thương cho số phận nàng Kiều hay tiếc thương cho cuộc đời của Nguyễn Du.

Nhớ thương tiếc nuối cho những số phận của chính tác giả và nhân vật trong tác phẩm ấy Tố Hữu nhắc lại những nét chính trong cuộc đời nàng Kiều. Từng trang sách, từng câu chữ đều đưa ta đến với thế giới của Kiều, nơi mà những khó khăn và gian truân trở thành nguồn cảm hứng cho tâm hồn sáng tạo của tác giả. Truyện Kiều không chỉ là một câu chuyện tình bi đát, mà còn là một tác phẩm văn học vĩ đại, với những giá trị văn chương và triết lý sâu sắc. Sự đau khổ của nhân vật chính Kiều được thể hiện qua những tình huống đầy xúc động và bi thương, khiến cho người đọc không thể không cảm thông và suy ngẫm về cuộc sống.

Truyện Kiều cũng là một tác phẩm mang tính biểu tượng cao, đại diện cho sự đấu tranh, hy vọng và lòng dũng cảm của con người trong cuộc sống. Nhân vật Kiều trở thành biểu tượng cho sự kiên cường và sự chịu đựng trong một thời đại đen tối. Những gian truân và thử thách không làm ngã lòng Kiều, mà ngược lại, làm cho cô trở nên mạnh mẽ và quyết tâm hơn bao giờ hết.

Truyện Kiều không chỉ là một tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt Nam, mà còn là một tài sản văn hóa của con người. Nó đã và đang được truyền tai, truyền miệng qua các thế hệ, góp phần làm nên nhận thức và tình yêu đối với văn hóa dân tộc. Từng đoạn truyện, từng câu thơ, đều đặn mà sâu lắng, để lại dấu ấn không thể phai nhòa trong lòng người đọc. Truyện Kiều không chỉ là một câu chuyện riêng tư, mà còn là một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống và xã hội thời đại đó. Nó mở ra cánh cửa để chúng ta có được cái nhìn sâu sắc hơn về quá khứ và hiểu biết về bản chất con người.

Với ngôn ngữ tinh tế và hình ảnh sắc nét, Truyện Kiều đã trở thành một nguồn cảm hứng vô tận cho những người yêu văn học và nghệ thuật. Tác phẩm không chỉ thể hiện sự tài năng văn chương của Nguyễn Du, mà còn là một tác phẩm đại diện cho văn hóa và tinh thần của dân tộc. Nó khắc sâu vào tâm trí và tình cảm của người đọc, để lại ấn tượng mãnh liệt và sự cảm phục với tác giả và tác phẩm.

Truyện Kiều là một kỷ vật quý giá của văn hóa Việt Nam, một tác phẩm vượt thời gian và mang ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và con người. Qua câu chuyện của Kiều, chúng ta học được sự kiên nhẫn, lòng dũng cảm và quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Đây là một tác phẩm không thể thiếu trong bộ sưu tập văn học của mỗi người yêu văn:

Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!

Hai chữ nghĩa và chữ tình kia vốn dĩ không thể nào đặt lên bàn mà cân cho được. Chính vì thế, cuộc đời của Kiều – người con gái tài sắc ấy – trở nên đan xen và phức tạp đến mức không thể đo lường. Nàng đã đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa lòng hiếu thảo và tình yêu, và từ đó, hành trình gian khó của cuộc sống cô đã bắt đầu, mang theo những sóng gió và thử thách không ngừng.

Trong những đêm tối u ám, không ai biết rằng nàng đã chọn lựa đưa mình ra đi đến một nơi xa lạ, có lẽ thậm chí cả nhà thơ cũng không thể hiểu được nỗi lòng của một tài năng bị mắc kẹt trong vòng xoáy của số phận. Cuộc sống của người con gái xinh đẹp ấy không hề trọn vẹn và bình yên như mong muốn, mà phải trải qua những nghiệp chướng như một kĩ nữ. Đối mặt với sự đánh đồng và sỉ nhục của xã hội, nàng đã quyết định hi sinh bản thân, nhảy xuống dòng sông Tiền Đường, để tìm kiếm một sự giải thoát cho bản thân và cả thế giới xung quanh.

Tuy nhiên, người ta đặt câu hỏi, Nguyễn Du – tác giả của truyện Kiều – đã trải qua những cảm xúc và suy nghĩ gì khi viết nên tác phẩm này? Tố Hữu đã thể hiện lòng kính trọng của mình khi nhắc lại những câu hỏi và khúc mắc của nhà thơ vĩ đại, người đã sống và sáng tác cách đây hai trăm năm:

Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương:
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng…
Nhân tình, nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như?

Mai sau, dù có bao giờ…
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay!
Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người

Nỗi niềm mà Nguyễn Du đã gửi gắm cho những thế hệ sau này là điều mà đặc biệt nhà thơ Tố Hữu cảm thấy thương lòng. Tố Hữu không biết liệu có ai trong tương lai sẽ cùng Tố Như khóc không. Tuy vậy, bài thơ của Nguyễn Du chính là câu trả lời cho những trăn trở đó.

Một điều đáng tự hào hơn cả là mặc dù cốt truyện của Trung Quốc, tuy nhiên nhờ vào tài năng của Nguyễn Du, tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Những câu thơ ấy như ghi dấu tạc vào lịch sử văn học của đất nước và nhân loại.

Sang khổ thơ tiếp theo, Tố Hữu lại tiếp tục nói về số phận của người phụ nữ, tiếng thơ của Nguyễn Du vẫn trở thành một quy luật trong cuộc sống xưa kia. Tấm lòng thơ vẫn mãi tình đời thiết tha, nhưng đau đớn và đổi thay là phận đời của người phụ nữ. Hỡi ôi, số phận của họ biết bao nhiêu khó khăn! Nhà thơ Tố Hữu ca ngợi Nguyễn Du rằng cuộc đời ông cũng có nhiều thăng trầm. Dẫu bao nhiêu sóng gió đã trải qua, Nguyễn Du vẫn lời thơ tha thiết về tình yêu và tình người. Câu thơ “Đau đớn thay phận đàn bà” vẫn còn được nhắc đi nhắc lại như một câu nói truyền miệng. Tuy rằng không biết những số phận đau khổ ấy có đại diện cho tất cả phụ nữ xinh đẹp, nhưng những nỗi đau đớn đó không phải là duy nhất:

Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha
Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân!

Nhà thơ ca ngợi Nguyễn Du với cuộc đời đầy biến động. Mưa gió đã qua nhưng ông vẫn viết những bài thơ sâu sắc về tình yêu trong cuộc sống. Câu thơ nổi tiếng nhất là “Đau đớn thay phận đàn bà”. Đó có thể là những số phận không may của các người phụ nữ, nhưng không phải của tất cả. Nhà thơ cũng nói về tình hình người phụ nữ hiện đại trong xã hội, và chỉ trích tình trạng phân biệt đối xử giữa nam và nữ:

Ngẫm xem qua kiếp phong trần
Đời vui nay đã nửa phần vui đây.
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh.

Cũng loài hổ báo ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người!
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu.

Khi ta suy ngẫm về quá trình phát triển của phụ nữ qua các thời kỳ, ta thấy rằng phụ nữ ngày nay đã có một chút niềm vui hơn so với Thuý Kiều – nhân vật nữ trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Mặc dù vẫn còn những hạn chế về sự bình đẳng, nhưng trong thời Tố Hữu, phụ nữ đã có cơ hội tham gia vào các trận chiến, làm cán bộ và trải qua những khó khăn trong cuộc sống. Họ hạnh phúc vì có thể đóng góp cho tổ quốc và xây dựng một xã hội công bằng hơn.

Tất cả những điều đó đều nhằm nhắc nhở chúng ta về công lao không nhỏ của Tố Như – một nhà văn tài hoa đã viết nên những câu thơ tố cáo sự tàn ác của bọn buôn người và buôn thịt người. Những bài thơ ấy đến tận ngày nay vẫn khiến trái tim mỗi người rung động và nhớ mãi.

Không chỉ trong vòng hai trăm hay ba trăm năm, mà cho tới hàng nghìn năm sau này, dân tộc Việt Nam và cả thế giới vẫn sẽ nhớ đến con người và tác phẩm vĩ đại của Tố Như:

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người!

Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân…

Những câu thơ cuối trong bài kính gửi cụ Nguyễn Du cất lên như bày tỏ tấm lòng thương nhớ kính trọng tổ tiên của đại thi hào. Thật vậy cái tên Nguyễn Du không chỉ là một tên quen thuộc với người dân Việt mà còn là một danh nhân văn hoá được biết đến trên toàn thế giới. Điều đó chứng tỏ rằng tầm vóc của ông không chỉ giới hạn trong quốc gia mà còn vươn tới tầm vóc của cả thế giới.

Tác phẩm kính gửi cụ Nguyễn Du được sáng tác theo thể thơ lục bát, mang đến những giai điệu ru ngọt ngào, khiến cho người đọc cảm nhận được sự êm đềm trong lòng. Và không thể không nhắc đến niềm vui, hạnh phúc của nhà thơ khi được đặt chân đến mảnh đất đã sinh ra một con người thiên tài như ông.

Như vậy, Tố Hữu đã đứng ra đại diện cho tất cả những thế hệ sau này như chúng ta, gửi đi lời thương yêu và kính trọng không hạn chế với con người và tác phẩm thiên tài của Nguyễn Du. Có lẽ ngay cả khi đang nằm trong giấc ngủ vĩnh hằng, Tố Như cũng sẽ cảm thấy nhẹ lòng khi thấy rằng thế hệ chúng ta vẫn luôn nhớ và yêu mến ông.

Điều đáng nói là tác phẩm của Nguyễn Du không chỉ là niềm tự hào của người Việt mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, nhà thơ trên khắp thế giới. Những câu thơ cuối trong bài kính gửi cụ Nguyễn Du không chỉ là sự biểu đạt tình cảm cá nhân mà còn là một cách để thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng với những đóng góp văn hóa vượt bậc của ông.

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, tác phẩm của Nguyễn Du vẫn luôn được truyền tải và truyền dạy đến các thế hệ tiếp theo. Những giá trị văn hóa và tinh thần trong tác phẩm của ông vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa sâu sắc trong thời đại hiện đại này.

Vì vậy, chúng ta không chỉ đơn thuần là những người đọc, mà còn là những người nắm giữ trách nhiệm và nhiệm vụ tiếp tục duy trì và phát triển di sản văn hóa của Nguyễn Du. Hãy lan tỏa những giá trị thiêng liêng đó và truyền cảm hứng cho những thế hệ sau này, để tình yêu và tôn trọng với đại thi hào Nguyễn Du mãi mãi được truyền dạy và kế thừa.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm