Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích “Người ngồi đợi trước hiên nhà”

Phân tích “Người ngồi đợi trước hiên nhà” là bài viết gồm dàn ý và văn mẫu chi tiết giúp các bạn học tốt môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn tham khảo!

Dàn ý Phân tích “Người ngồi đợi trước hiên nhà”

I. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về tác giả và tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà”

II. Thân bài:

1. Khái quát

a. Tác giả:

- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở Quảng Ngãi.

- Ông là giảng viên văn học tại Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.

b. Tác phẩm:

- Văn bản “Người ngồi đợi trước hiên nhà” được viết vào năm 2015, in trong “Thành phố những thước phim quay chậm, Tản văn”.

- Tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời của nhân vật dì Bảy dưới góc nhìn của người cháu. Vợ chồng dì Bảy mới lấy nhau vỏn vẹn một tháng thì chồng dì phải tập kết ra Bắc. Khi ấy, dì Bảy tròn hai mươi tuổi. Suốt hai mươi năm ròng rã, dì vẫn chung thủy chờ chồng. Kể cả khi đã nhận giấy báo tử, dì vẫn không đi bước nữa.

2. Phân tích:

a. Tình cảnh của hai vợ chồng dì Bảy:

Dượng Bảy mồ côi cha mẹ, đi đóng quân ở ngôi làng và gặp dì. Họ lấy nhau mới được một tháng thì dượng Bảy đã phải đi tập quân ra Bắc.

b. Cuộc sống dì Bảy trong những năm tháng kháng chiến:

- Dù đã bị chia cắt, dì Bảy và dượng Bảy vẫn luôn hướng về nhau trong suốt khoảng thời gian sau đó.

- Dượng Bảy vẫn luôn tìm cách để liên lạc: “Thỉnh thoảng một lá thư gói trong bọc ni lông bé tí chuyển đến nhà tôi giữa đêm khuya mang theo tin tức của dượng như một niềm hy vọng đáp lại nỗi trông chờ mòn mỏi của dì”.

- Dù có những người ngỏ ý dạm hỏi nhưng dì vẫn giữ niềm tin chồng mình sẽ trở về.

c. Cuộc sống của dì Bảy sau khi hòa bình lập lại:

- Đến năm 1975, gia đình mới nhận giấy báo tử. Dượng hi sinh trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn.

- Tình yêu, lòng chung thủy của dì vẫn không bao giờ mất đi:

+ Lòng dì đã không còn rung động trước bất kì ai.

+ Dì Bảy ở lại chăm sóc bà, trông coi nhà thờ.

+ Khi bà ngoại mất, dì về quê sống một mình trong ngôi nhà cũ. Vào chiều muộn dì lại ra ngồi trước hiên nhà.

3. Đánh giá

- Giá trị nội dung:

+ Lên án chiến tranh cuớp đi hạnh phúc con người.

+ Ca ngợi những người phụ nữ tần tảo, thủy chung, son sắt.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Tình huống truyện hấp dẫn, cảm động.

+ Ngôi kể thứ nhất xưng “Tôi”.

+ Ngôn ngữ giàu chất thơ, lắng đọng cảm xúc.

+ Cách miêu tả nhân vật chân thật, sinh động.

III. Kết bài:

Khẳng định giá trị của tác phẩm.

Phân tích Người ngồi đợi trước hiện nhà mẫu 1

“Em tiễn đưa anh như ngọn lửa

Dấy lòng anh mãi chiến trường xa”

Những cuộc tiễn đưa, những cái nắm tay, những lời chào chia ly trong chiến tranh đã đi vào văn chương một cách bình dị mà sâu lắng. “Người ngồi đợi trước hiên nhà “ của tác giả Huỳnh Như Phương cũng là câu chuyện về tình yêu, sự chờ đợi vượt qua giới hạn của thời gian của con người trong và sau chiến tranh.

Tản văn là câu chuyện về cuộc đời của nhân vật dì Bảy dưới góc nhìn của người cháu. Vợ chồng dì Bảy mới lấy nhau vỏn vẹn một tháng thì chồng dì phải tập kết ra Bắc. Khi ấy, dì Bảy tròn hai mươi tuổi. Suốt hai mươi năm ròng rã, dì vẫn chung thủy chờ chồng. Kể cả khi đã nhận giấy báo tử, dì vẫn không đi bước nữa. Ngôi kể thứ nhất, xưng là “tôi” đã giúp cho những chi tiết, sự kiện trong truyện hiện lên chân thật, khách quan hơn.

Bối cảnh mở đầu của câu chuyện chính là những năm tháng đất nước đang chìm trong đau thương của chiến tranh. Sau khi hiệp định Giơ- ne- vơ được ký kết vào cuối năm 1954, đầu năm 1955, có biết bao người dân vì đấu tranh cho Tổ quốc mà phải rời xa quê hương. Trong đó, ở phía sau là hình bóng những người mẹ, người vợ, những đứa con. Gia đình dì Bảy và dượng Bảy cũng là một trong số đó. Họ lấy nhau mới được một tháng thì dượng Bảy đã phải đi tập kết ra Bắc. Với một cặp vợ chồng mới cưới, thì việc ở bên cạnh nhau cũng là một cách để có thể vun vén hạnh phúc gia đình và chăm lo, đỡ đần cho nhau trong những ngày tháng gian khó. Ấy vậy mà dì Bảy và dượng Bảy phải sống trong cảnh mỗi người một phương.

Cuộc chiến tranh đã gieo vào lòng người đi, kẻ ở muôn vàn nỗi xót xa. Dù đã bị chia cắt làm nhưng dì Bảy và dượng Bảy vẫn luôn hướng về nhau trong suốt khoảng thời gian sau đó. Dì Bảy ở nhà vẫn luôn hướng ra Bắc vì người chồng còn dượng Bảy ở ngoài Bắc vẫn luôn hướng về quê nhà với gia đình và vợ. Dượng Bảy vẫn luôn tìm cách để liên lạc về với gia đình cho mọi người yên tâm: “Thỉnh thoảng một lá thư gói trong bọc ni lông bé tí chuyển đến nhà tôi giữa đêm khuya mang theo tin tức của dượng như một niềm hy vọng đáp lại nỗi trông chờ mòn mỏi của dì”. Tình yêu thương thì vẫn luôn tồn tại nơi trái tim mỗi người, vượt lên khoảng cách địa lí.

Khi dượng ra đi, dì Bảy tròn hai mươi tuổi. Suốt hai mươi năm sau đó có những người ngỏ ý dạm hỏi nhưng dì giữ niềm tin có ngày chồng mình sẽ trở về. Thế mới thấy tình yêu thương dì Bảy dành cho chồng lớn lao và cao cả biết bao: “Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gỗ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân”, “cầu nguyện cho dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường”.

Tưởng rằng sự chờ đợi sẽ được đền đáp xứng đáng, nhưng chiến tranh thật tàn độc khi cướp đi mạng sống của ba người trên năm người trong một gia đình: "dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng". Nước mắt như nghẹn lại, tác giả không khỏi thương xót thay cho dì Bảy trước sự hi sinh của chồng. Dì bảy luôn mong ngóng sự trở về của dượng, "mỏi mắt nhìn ra đường cái" nhưng mãi vẫn không có tin tức của chồng mình, "mãi đến năm 1975 mới nhận giấy báo tử". Chiến tranh thì ắt hẳn sẽ có những giọt máu rơi xuống nền đất, sẽ có những xác người bạt ngàn nẻo đường. Với dì Bảy, đó là một nhát dao cứa thẳng vào trái tim khi mất đi người mà mình đã yêu thương chờ đợi.

Không còn chồng ở bên cạnh, mất đi bóng hình thân thuộc ấy nhưng lòng chung thủy của dì vẫn không bao giờ mất đi: “Dì Bảy ở lại chăm sóc bà, trông coi nhà thờ giữa khu vườn ít bàn tay vun xới.”, “Khi bà ngoại mất, dì về quê sống một mình trong ngôi nhà cũ. Dì sống cô đơn một mình, cứ vào chiều muộn dì lại ra ngồi trước hiên nhà nhìn con đường kéo dài như nỗi chờ mong trong vô vọng.” Nhân vật người cháu đã xót thương và cảm phục trước lòng chung thủy, kiên cường của dì.

Bằng sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và biểu cảm, ngôn ngữ giàu chất thơ, lắng đọng cảm xúc, Huỳnh Như Phương đã thành công trong việc khắc họa chân dung dì Bảy và dượng Bảy trong hoàn cảnh bấy giờ một cách chân thực nhất. Hình ảnh dì Bảy hiện lên cũng chính là biểu tượng cao đẹp cho người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất đức tính cao đẹp, luôn âm thầm chịu đựng, hy sinh tình cảm cá nhân để góp vào sự hòa bình Tổ quốc. Qua đó, tác giả đã phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh đẩy những gia đình vào cảnh chia ly, tan tác, đồng thời ca ngợi những người phụ nữ tần tảo, thủy chung, son sắt họ chính là những người hi sinh âm thầm lặng lẽ, góp công lớn cho công cuộc giải phóng đất nước.

Phân tích Người ngồi đợi trước hiện nhà mẫu 2

Đầu tiên, hãy đi sâu vào khung cảnh đau buồn của sự chia lìa trong cuộc sống của đôi vợ chồng dì dượng Bảy. Đến năm 1954, việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ đã buộc những người con ở Quảng Nam phải rời Bắc để bắt đầu cuộc sống mới. Mới một tháng sau hôn nhân, người chồng của dì Bảy đã phải tập trung vào nhiệm vụ quân sự, làm tan vỡ hạnh phúc mới nở. Đây chỉ là một trong những số phận bi thảm, khi chiến tranh làm cho hàng loạt gia đình phải chia lìa, vợ phải tiễn chồng, con phải rời xa gia đình.

Không chỉ dì dượng Bảy mà còn nhiều người khác, cuộc chiến đã đặt họ vào tình thế ly tán, tách biệt. Đất nước bị chia cắt, và chiến tranh đã đẩy họ vào sự cô đơn và chia rẽ. Dượng Bảy và những người con khác từ Quảng Nam đã phải chấp nhận trách nhiệm lớn với đất nước, mang trên vai gánh nặng của một kháng chiến đòi hỏi tất cả tinh thần và thể chất. Cuộc sống của họ bị đặt vào tình trạng cô đơn và phải đối mặt với sự chia cắt.

Dù đau lòng vì sự chia lìa, dì Bảy và dượng Bảy vẫn giữ vững tinh thần hướng về nhau. Dì Bảy ở nhà luôn hướng về Bắc, trong khi dượng Bảy ở Bắc luôn nhớ về quê nhà và gia đình. Dượng Bảy cố gắng liên lạc với gia đình, dù chỉ là qua những lá thư gửi trong bọc ni lông, nhưng những đợt tin tức về dượng trở về nhà trở nên thường xuyên hơn gần cuối chiến tranh. Mặc dù xa cách về thể xác, nhưng tình cảm của họ vẫn không thể chia cắt. Dì Bảy kiên trì chờ đợi suốt hai mươi năm, tin rằng chồng sẽ trở về, dù có người đến gần.

Ngay cả sau cái chết của dượng Bảy trong một trận đánh ở Xuân Lộc, nỗi đau vẫn tiếp tục cho dì Bảy. Dì vẫn giữ nguyên lòng trung thành và yêu thương chồng mình. Được thể hiện qua việc dì Bảy ngồi trước nhà nhìn con đường dài như biểu tượng cho sự chờ đợi vô vọng. Mặc dù dượng đã ra đi, nhưng lòng chung thủy của dì Bảy vẫn không bao giờ giảm sút. Dì tiếp tục sống một mình, chăm sóc gia đình và nhìn nhìn con đường kéo dài như một biểu tượng của sự hy sinh và đau khổ.

Câu chuyện kể về sự cô đơn và đau buồn của dì Bảy, đồng thời là biểu tượng cho hàng triệu người phụ nữ Việt Nam đã hy sinh và chịu đựng trong những thời kỳ chiến tranh. Tác giả, thông qua việc lựa chọn ngôn từ và cách diễn đạt, truyền tải được tâm trạng xót thương và lòng chung thủy không đổi của nhân vật chính. Những hình ảnh về cuộc sống cô đơn và những kí ức đau buồn làm cho độc giả cảm nhận được tình cảm và tâm trạng sâu sắc của nhân vật.

Phân tích Người ngồi đợi trước hiện nhà mẫu 3

Đầu tiên chúng ta hãy đi vào hoàn cảnh chia ly của vợ chồng dì dượng Bảy. Năm 1954, Công ước Geneva được ký kết, người dân Quảng Nam phải ra Bắc sống và làm việc. Dì Bảy và dượng Bảy mới cưới nhau được một tháng thì dượng phải tập quân ra Bắc. Mọi chuyện vui vẻ chưa được bao lâu mà đã phải nói lời chia tay. Đối với dượng và dì Bảy, mọi người khác cũng như vậy, chiến tranh đã dẫn đến sự ly tán của nhiều gia đình, những người phụ nữ phải từ biệt chồng và con “đôi người đôi ngả”. Do cuộc kháng chiến chống Mỹ lúc bấy giờ đang diễn ra ở nước ta, dượng Bảy và nhiều người dân đất Quảng khác đã gánh vác trọng trách to lớn đối với đất nước. Chiến tranh thật tàn khốc, đã chia cắt hạnh phúc lứa đôi, gia đình, đẩy cuộc sống của người dân vào chia ly.

Dù sắp chia tay nhau nhưng dì Bảy và dượng Bảy vẫn quan tâm, chăm sóc nhau suốt thời gian sau đó. Dì Bảy ở nhà luôn quay mặt về hướng Bắc vì dượng Bảy ở phía Bắc và luôn hướng về quê hương dõi theo gia đình và vợ. Dượng Bảy luôn tìm cách liên lạc với gia đình để mọi người yên tâm: “Có khi là một lá thư gói trong bọc nilon…”, “Càng về cuối chiến tranh, tin tức về nhà của dượng càng thường xuyên hơn”,“… dượng nhờ người báo tin cho gia đình và gửi tặng dì tôi một chiếc nón bài thơ mua được trên đường hành quân.” Dù chiến tranh đã chia cắt nhưng họ vẫn hướng về nhau. Chiến tranh có thể chia tách về mặt thể xác, nhưng không không thể chia tách về mặt tình cảm. Dì Bảy đã luôn chờ đợi dượng Bảy suốt hai mươi năm với niềm tin mãnh liệt rằng chồng mình sẽ trở về dù có ai dạm ý hỏi. Dì Bảy hết sức Yêu thương chồng “mỗi ngày, sau khi làm đồng trở về, dù tôi thường ngồi trên bộ phản gỗ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân”, “cầu nguyện cho dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường”. Thế rồi, chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của ba trong số năm thành viên trong gia đình. “dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng”. Như thế này, tác giả đã bày tỏ sự xót thương cho nhân vật dì Bảy trước sự hy sinh của dượng Bảy. Dì bảy luôn mong chờ sự trở lại của dượng nhưng mãi vẫn không có tin tức gì về chồng, và “mãi đến năm 1975 mới nhận được giấy báo tử”. Bom đạn chiến tranh không chỉ chia cắt con người mà còn cướp đi sinh mạng của những người thân yêu, gây ra đau khổ cùng cực cho những người ở lại, như dì Bảy cũng như người dân Việt Nam ta lúc bấy giờ.

Dù dượng Bảy đã mất nhưng dì Bảy vẫn giữ tấm lòng chung thủy, “Ngày hòa bình, dì tôi đã qua bốn mươi tuổi. Vẫn có người đàn ông để ý đến gì nhưng lòng dì đã không còn rung động”, “Dì Bảy ở lại chăm sóc bà, trông coi nhà thờ giữa khu vườn ít bàn tay vin xới”, “Khi bà ngoại mất, dì về quê sống một mình trong ngôi nhà cũ. Dì sống cô đơn một mình, cứ vào chiều muộn dì lại ra ngồi trước hiên nhà nhìn con đường kéo dài như nỗi chờ mong trong vô vọng.” Qua lời nói của tác giả, có thể thấy rõ tấm lòng tác giả mang đầy nỗi buồn và sự thương cảm, cảm thấy thương tiếc cho người dì cô đơn của mình, nhưng đồng thời cũng ngưỡng mộ lòng trung chủy và kiên cường của người dì. Tác giả hiểu được số phận của dì mình, rất yêu thương chồng nhưng do hoàn cảnh chiến tranh nên chồng ra đi và đành phải sống cuộc đời chia ly. Một cuộc sống cô đơn không biết nương tựa vào ai trong những ngày khó khăn. Mặc dù vậy, dì Bảy vẫn chung thủy với người chồng quá cố của mình. Nhân vật Dì Bảy là hình tượng tượng trưng của người phụ nữ Việt Nam với tấm lòng cao thượng, hy sinh thầm lặng tình cảm cá nhân để cống hiến cho sứ mệnh lớn lao của Tổ quốc. Tác phẩm được kể dưới góc nhìn ngôi thứ nhất. Qua đón ác giả đã chứng kiến ​​toàn bộ câu chuyện và đóng vai người cháu kể lại, khiến câu chuyện trở nên chân thực và khách quan hơn. Từ đó, tác giả muốn lên án cuộc chiến tranh tàn khốc đã chia cắt biết bao con người, cướp đi sinh mạng của bao người và khiến những người ở lại phải chịu nỗi đau buồn không thể bù đắp.

Tác giả Huỳnh Như Hương đã kể câu chuyện về dượng và dì Bảy một cách chân thực nhất bằng cách kết hợp lời kể với giọng văn biểu cảm, giàu cảm xúc. Đồng thời, tác giả muốn lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa đã chia ly bao gia đình, cướp đi sinh mạng của nhiều người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng thời tiếc thương cho những người lính đã phải hy sinh trên chiến trường, ca ngợi sự hy sinh cao cả và thầm lặng của những người phụ nữ Việt Nam.

Phân tích Người ngồi đợi trước hiện nhà mẫu 4

Đầu tiên ta đi vào hoàn cảnh chia ly của đôi vợ chồng dì dượng Bảy. Năm 1954 hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết khiến cho những người con ở Quảng Nam phải ra Bắc sống và làm việc. Dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau mới được một tháng trời thì người chồng phải tập quân ra Bắc, hoàn cảnh chưa được hạnh phúc bao lâu mà đã phải nói lời từ biệt. Không chỉ riêng gì dì dượng Bảy mà tất cả mọi người đều vậy, chiến tranh đã khiến cho các gia đình lâm vào cảnh ly tán, vợ tiễn chồng, tiễn con lên đường “đôi người đôi ngả”. Cuộc kháng chiến chống Mỹ lúc bấy giờ của đất nước ta đã khiến dượng Bảy và nhiều người con đất Quảng khác phải lên đường gánh vác trên vai trách nhiệm to lớn với đất nước, tất cả cho thấy chiến tranh thật tàn nhẫn, nó đã chia cắt hạnh phúc gia đình lứa đôi đẩy cuộc sống của người dân vào hoàn cảnh cô đơn chia cắt.

Đau lòng vì phải chia ly là vậy nhưng dì Bảy và dượng Bảy vẫn luôn hướng về nhau trong suốt khoảng thời gian sau đó. Dì Bảy ở nhà vẫn luôn hướng ra Bắc vì người chồng cong dượng Bảy ở ngoài Bắc vẫn luôn hướng về quê nhà với gia đình và vợ. Dượng Bảy vẫn luôn tìm cách để liên lạc về với gia đình cho mọi người yên tâm: “Thỉnh thoảng là một lá thư gói trong bọc ni lông…”, “gần cuối cuộc chiến tranh tin tức của dượng về nhà thường xuyên hơn”, “… dượng nhờ người báo tin cho gia đình và gửi tặng dì tôi một chiếc nón bài thơ mua được trên đường hành quân." Mặc dù chiến tranh đã chia cắt nhau là vậy nhưng họ vẫn luôn hướng về nhau, nó có thể chia cắt được thể xác chứ tình cảm thì không. Dì Bảy vẫn luôn chờ đợi dượng Bảy suốt hai mươi năm trời với niềm tin nung nấu rằng chồng mình sẽ quay trở về dù có người ngỏ ý dạn hỏi. Dì Bảy hết sức yêu thương chồng: “Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gỗ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân”, “cầu nguyện cho dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường”. Thế rồi chuyện gì đến cũng vẫn sẽ đến, chiến tranh đã cướp đi mạng sống của ba người trên năm người trong một gia đình: "dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng". Đến đây tác giả đã bộc lộ cảm xúc xót thương cho nhân vật dì Bảy trước sự hi sinh của dượng Bảy. Dì bảy luôn mong ngóng sự trở về của dượng, "mỏi mắt nhìn ra đường cái" nhưng mãi vẫn không có tin tức của chồng mình, "mãi đến năm 1975 mới nhận giấy báo tử",. Bom đạn trong chiến tranh không những chia cắt con người mà còn cướp đi mạng sống của những người thân yêu, đẩy họ vào đau khổ tột cùng, để lại nỗi khổ đau, nhớ nhung cho những người ở lại như dì Bảy cũng như người dân Việt Nam ta lúc bấy giờ.

Dù dượng Bảy đã mất nhưng lòng chung thủy của dì vẫn không bao giờ mất đi: “Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi bốn mươi. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì nhưng lòng dì đã không còn rung động.”, “Dì Bảy ở lại chăm sóc bà, trông coi nhà thờ giữa khu vườn ít bàn tay vun xới.”, “Khi bà ngoại mất, dì về quê sống một mình trong ngôi nhà cũ. Dì sống cô đơn một mình, cứ vào chiều muộn dì lại ra ngồi trước hiên nhà nhìn con đường kéo dài như nỗi chờ mong trong vô vọng.” Qua lời kể của tác giả cho thấy tác giả đầy xót xa thương cảm. Đứa cháu thương cho người dì cô quạnh, đồng thời cũng cảm phục lòng chung thủy, kiên cường của người phụ nữ ấy. Tác giả thương cảm cho số phận của người dì, dì rất mực yêu thương chồng nhưng hoàn cảnh chiến tranh đã đẩy dì và thế chia ly và mất đi người chồng đầu gối tay kề với mình. Cuộc sống cô đơn lẻ loi trong những ngày bão lụt, không biết nương tựa vào ai. Dù vậy nhưng dì Bảy vẫn một lòng chung thủy với người chồng đã khuất của mình. Hình ảnh dì Bảy hiện lên cũng chính là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam ta với những phẩm chất đức tính cao đẹp, luôn âm thầm chịu đựng, hi sinh tình cảm cá nhân để góp phần vào nhiệm vụ lớn lao đối với Tổ quốc. Tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất, xưng là tôi. Đó chính là tác giả trong vai người cháu chứng kiến toàn bộ câu chuyện và kể lại khiến cho câu chuyện trở nên chân thật, khách quan hơn. Từ đó tác giả muốn lên án chiến tranh tàn khốc đã chia lìa và cướp đi sinh mạng của bao người dân ta, đồng thời để lại cho người ở lại nỗi đau buồn không gì có thể bù đắp được.

Với sự kết hợp của tự sự và biểu cảm, giọng kể đầy xúc cảm, tác giả Huỳnh Như Phương đã thành công trong việc kể lại câu chuyện của dì dượng Bảy một cách chân thật nhất. Đồng thời tác giả muốn lên án chiến tranh phi nghĩa đã làm chia cắt bao gia đình và nó đã cướp đi sinh mạng của bao con dân Việt Nam ta trong thời kỳ chống Mỹ, xót thương cho những người lính phải bỏ mạng nơi chiến trường, ca ngợi đức tính hy sinh cao cả mà thầm lặng của những người phụ nữ anh hùng dân tộc Việt Nam ta.

Phân tích Người ngồi đợi trước hiện nhà mẫu 5

Những lời chia tay, những cái nắm tay, những lời từ biệt trong chiến tranh đã đi vào văn học một cách giản dị nhưng sâu sắc. “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Hương cũng là câu chuyện về tình yêu và sự chờ đợi vượt qua ranh giới thời gian của con người trong và sau chiến tranh.

Tản văn là câu chuyện về cuộc đời của một nhân vật tên là Dì Bảy dưới góc nhìn của người cháu. Dì Bảy và chồng vừa lấy nhau được một tháng trước khi chồng dì phải tập kết ra Bắc. Lúc này dì Bảy mới 20 tuổi. Dì đã chung thủy chờ đợi chồng suốt 20 năm. Ngay cả sau khi nhận được giấy báo tử, dì cũng không đi bước nữa. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất tự xưng là “tôi” làm cho các chi tiết, sự việc trong câu chuyện có vẻ chân thực và khách quan hơn.

Bối cảnh mở đầu câu chuyện là những năm đất nước còn trong chiến tranh. Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết vào cuối năm 1954, đầu năm 1955, nhiều người dân đã phải rời bỏ quê hương để chiến đấu cho Tổ quốc. Ở phía sau có thể nhìn thấy hình bóng của những người mẹ, người phụ vợ và những đứa con. Gia đình của dì Bảy và dượng Bảy là một phần trong đó. Họ mới cưới nhau được một tháng thì dượng Bảy phải tập kết ra Bắc. Với cặp vợ chồng mới cưới, việc ở bên nhau cũng là cách để gìn giữ hạnh phúc gia đình, chăm sóc và hỗ trợ nhau trong những ngày khó khăn. Tuy nhiên, dì Bảy và dượng Bảy đã phải chia ly mỗi người một phương.

Chiến tranh đã để lại vô số nỗi buồn trong lòng những người ở lại. Dù đã xa nhau nhưng dì Bảy và dượng Bảy vẫn luôn hướng về nhau. Dì Bảy luôn quay mặt về hướng bắc vì người chồng dì còn dượng Bảy sống ở phía bắc vẫn luôn hướng về với gia đình và vợ. Dượng Bảy luôn tìm cách liên lạc với gia đình để họ cảm thấy an toàn. “Thỉnh thoảng một lá thư gói trong bọc ni lông bé tí chuyển đến nhà tôi giữa đêm khuya mang theo tin tức của dượng như một niềm hy vọng đáp lại nỗi trông chờ mòn mỏi của dì”.. Đáp lại sự chờ đợi lâu dài của dì tôi, tôi đã làm theo. Tình yêu vượt qua khoảng cách địa lý và luôn tồn tại trong trái tim mỗi người.

Dì Bảy mới 20 tuổi khi dượng ra đi. Trong 20 năm sau đó, có nhiều người ngỏ ý dạm hỏi nhưng dì vẫn tin tưởng rằng một ngày nào đó chồng mình sẽ quay trở lại. Điều này cho thấy tình yêu của dì Bảy dành cho chồng mình lớn lao và cao cả đến nhường nào.

Tưởng rằng sự chờ đợi ấy sẽ được đền đáp xứng đáng, nhưng chiến tranh tàn khốc đã cướp đi sinh mạng của 3 trong số 5 người trong gia đình.”dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng”. Tác giả như kìm nước mắt, không khỏi thương xót cho dì Bảy trước sự hy sinh của chồng. Dì Bảy luôn mong chờ sự trở lại của dượng nhưng dù “mỏi mắt nhìn ra đường cái” vẫn không có tin tức gì về chồng, và “mãi đến năm 1975 mới nhận được giấy báo tử”. Đối với dì Bảy, điều đó giống như việc bị một nhát dao cứa vào tim.

Dù chồng không còn ở bên cạnh, dù mất đi bóng người thân thuộc ấy nhưng lòng chung thủy của dì vẫn nguyên vẹn. Dì Bảy ở lại chăm sóc bà, trông coi nhà thờ. Khi bà ngoại mất, dì về quê sống một mình trong ngôi nhà cũ. Dì sống cô đơn một mình. Nhân vật người cháu đồng cảm và khâm phục trước lòng chung thủy, kiên cường của người dì.

Với sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và biểu cảm, ngôn ngữ giàu chất thơ mộng và cảm xúc, Huỳnh Như Hương đã thành công trong việc khắc họa dì Bảy và dượng Bảy một cách chân thực. Nhân vật Dì Bảy là biểu tượng đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam với những đức tính cao đẹp, hy sinh thầm lặng tình cảm cá nhân để góp phần cho hòa bình của quê hương, đất nước. Qua đó, tác giả cho thấy hiện thực tàn khốc của chiến tranh đã làm chia cắt, tan nát gia đình, đồng thời tôn vinh những người phụ nữ cần cù, chung thủy đã âm thầm hy sinh mạng sống và đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp giải phóng của đất nước.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm