Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Vi hành là truyện ngắn xuất sắc của Hồ Chí Minh, được viết bằng tiếng Pháp. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu văn mẫu lớp 11 "Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc" để hiểu hơn về tác phẩm này. Chúc các bạn học tốt môn văn lớp 11.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có dàn ý bài phân tích, bản audio và video bài phân tích, tổng hợp 10 bài mẫu phân tích. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Dàn ý Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

A. Mở bài

  • Vị trí của nghệ thuật trào phúng trong sáng tác văn học của Nguyễn ái Quốc.
  • Vi hành - một sáng tạo mới trong nghệ thuật trào phúng của Nguyễn ái Quốc.

B. Thân bài

- Vi hành - một đòi hỏi sáng tạo mới sau những “Lời than vãn của bà Trưng Trắc” và “Con rồng tre”.

- Một tình huống truyện mới mở ra hai hướng dẫn đàm tiếu về Khải định.

  • Chế giễu Khải Định mà vắng mặt Khải Định.
  • Một chuyện nhận lầm để hóa không thành có.

- Đàm tiếu của kẻ nhận lầm:

  • Đôi nam nữ người Pháp và sự nhận lầm ngộ nghĩnh.
  • Khải định trở thành một trò mua vui rẻ tiền.
  • Những so sánh với các cuộc “vi hành” của các vĩ nhân nhằm vạch mặt Khải định.
  • Những nghi vấn giả định nhằm mỉa mai Khải Định và quan thầy.
  • Tiếp tục biện pháp “quá mù ra mưa” để chế giễu sự mẫn cán của mật thám Pháp.

- Kết luận về tình huống truyện độc đáo.

- Bút pháp mỉa mai, châm biếm của tác giả:

  • Những ví von ngộ nghĩnh;
  • Những nghi vấn giả định;
  • Tính chất chính luận sắc bén.

C. Kết luận

Truyện ngắn Vi Hành là:

- Một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, một bút pháp mỉa mai, châm biếm bậc thầy.

- Một thành tựu sắc sảo của văn học cách mạng.

2. Audio Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

3. Video Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

4. Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc mẫu 1

Vi hành được sáng tác vào dịp vua bù nhìn Khải Định của triều đình nhà Nguyễn xin thực dân Pháp cho sang Pháp để dự cuộc triển lãm thuộc địa tổ chức ở Mác-xây (Marseille). Trong thời gian này, dư luận cho rằng Khải Định có một số việc làm ám muội. Bất bình trước thái độ và hành động làm tổn thương tới quốc thể ấy, Nguyễn Ái Quốc viết truyện này nhằm mục đích lột trần chân tướng của một tên vua bán nước.

Cái độc đáo của truyện thể hiện ngay ở cách đặt tên với hàm ý giễu cợt, đả kích nhẹ nhàng mà thâm thuý, sâu cay. Vi hành vốn dĩ là cách gọi những cuộc đi kín đáo của các bậc vua chúa ngày xưa, mục đích là được tai nghe mắt thấy hiện thực đời sống dân chúng, từ đó có chính sách cai trị đúng đắn hơn, hợp lí hơn. Nhưng ở đây tác giả đã lồng cho Vi hành một ý nghĩa hoàn toàn ngược lại: để ám chi những cuộc đi lén lút, bất chính, cốt thỏa mãn những lạc thú cá nhân của Khải Định.

Tác giả khôn khéo trình bày truyện dưới hình thức một bức thư gửi cho cô em gái. Thực ra đây là truyện hư cấu một trăm phần trăm. Nhưng cái tài của tác giả là bịa mà như thật, còn hơn cả sự thật. Toàn bộ câu chuyện là một xâu chuỗi những sự hiểu lầm ngày càng tăng. Đôi trai gái người Pháp lầm người thanh niên da vàng ngồi cạnh là Khải Định. Dân chúng Pháp lầm tất cả những người da vàng, mũi tẹt, mắt xếch trên đất Pháp là vua xứ An Nam. Đến ngay chính quyền Pháp cũng lẫn lộn không phân biệt đâu là Khải Định, đâu là kẻ đang bị theo dõi (Nguyễn Ái Quốc) nên lầm tưởng mà đối xử như với vua xứ An Nam. (Nguyễn Ái Quốc đi đâu chúng cũng cho tay sai đi theo đến đó).

Sự thật thì không bao giờ có chuyện nhầm lẫn buồn cười như vậy. Tác giả đã khéo bịa ra các tình huống như thật dưới hình thức như đùa. Nguyên nhân của xâu chuỗi nhầm lẫn tai hại trên là do các cuộc vi hành của Khải Định.

Qua lời trò chuyện của đôi trai gái người Pháp, người đọc có thể hình dung ra Khải Định với những nét lố bịch: mặt mũi ngây ngô, điệu bộ lúng ta lúng túng, quần áo, mũ mãng lố lăng… Thái độ của dân chúng Pháp là khinh bỉ, coi thường hắn.

Để cho câu chuyện đạt được hiệu quả châm biếm, đả kích cao nhất, tác giả đã xen kẽ những đoạn đối thoại của đôi thanh niên Pháp với những đoạn kể chuyện cho cô em họ nghe. Nhân vật cô em họ cũng là sản phẩm của hư cấu, là phương tiện để Nguyễn Ái Quốc trực tiếp tố cáo tội lỗi của tên vua bù nhìn Khải Định đã thừa lệnh thực dân Pháp đầu độc nhân dân ta bằng rượu và thuốc phiện, đẩy họ vào tình trạng sống khốn cùng, bế tắc.

Sự độc đáo còn thể hiện ở cách dẫn chuyện dí dỏm của tác giả. Ngòi bút biến hóa linh hoạt, hấp dẫn, văn ngắn gọn và súc tích, hàm chứa nhiều ý nghĩa. Chất hài hước trong truyện vừa mang tính sôi nổi của phương Tây vừa mang tính thâm trầm, sâu sắc của phương Đông.

Truyện ngắn Vi hành chứng minh cho sức tung hoành của ngòi bút đầy sáng tạo Nguyễn Ái Quốc. Truyện được viết nhằm mục đích chính trị rõ ràng nhưng vẫn là một tác phẩm văn chương đích thực. Nó xứng đáng tiêu biểu cho phong cách văn xuôi Nguyễn Ái Quốc.

Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

5. Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc mẫu 2

Trong sáng tạo văn học của Nguyễn Ái Quốc nghệ thuật trào phúng chiếm một vị trí đặc biệt. Với nghệ thuật trào phúng Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bản chất tàn bạo, giả dối của chế độ thực dân Pháp. Cũng với nghệ thuật ấy, Người bày tỏ thái độ khinh bỉ đối với bọn vua quan bù nhìn bán nước cầu vinh, chỉ riêng đối với sự kiện Khải Định sang Pháp dự cuộc Đấu xảo thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc và vở kịch Con rồng tre lên án và chế giễu sâu cay ông vua bù nhìn. Nhân kỉ niệm một năm chuyến đi ô nhục ấy, Nguyễn Ái Quốc lại viết truyện ngắn Vi Hành, biến Khải Định thành đối tượng của những cuộc đàm tiếu khinh bỉ…

Vấn đề đặt ra cho tác giả là phải sáng tạo một hình thức nghệ thuật mới để không lập lại chính mình. Sự thành công của tác phẩm Vi hành đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật dồi dào, sắc bén của nhà văn Nguyễn Ái Quốc.

Thật vậy, nếu trong hai tác phẩm Lời than vãn của bà Trưng Trắc và Con rồng tre, Khải Định trực tiếp xuất hiện, thì ở đây, trong tác phẩm Vi hành, vua Khải Định vắng mặt. Vậy làm thế nào để cho Khải Định xuất hiện, đặng nhận lấy lời đàm tiếu nhục nhã và lời tố cáo sắc bén? Nguyễn Ái Quốc đã dùng biện pháp hóa không thành có- biện pháp hiểu lầm, nhận lầm một người An Nam là nhà vua đi “vi hành”, để tố cáo, chế giễu một cách cay độc. Ai là người có thể nhận lầm như vậy?

Đó không thể là người An Nam, thần dân của ngài. Đó chỉ có thể là người dân Pháp hiếu kì và từ lâu đã không xem vua chúa như một đấng bề trên. Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo nên một đôi nam nữ người Pháp nhận lầm vua An Nam trên xe điện, và truyện ngắn mở đầu bằng cuộc tranh luận của họ. Chàng trai quả quyết đó chính là nhà vua, còn cô gái, người đã thấy nhà vua ở trường đua thì quả quyết là không phải, vì thấy thiếu mũ măng, nhẫn vàng, hạt cườm. Từ hai cách hiểu ấy mở ra hai hướng đàm tiếu: đàm tiếu về trang phục nhà vua và đàm tiếu về việc “vi hành” của ông.

Việc đàm tiếu về trang phục nhà vua do đôi thanh niên nam nữ người Pháp thực hiện. Lợi dụng cách cảm nhận ngộ nghĩnh của họ đối với cách ăn mặc xa lạ. Nguyễn Ái Quốc đã biến ông vua thành một trò cười rẻ tiền: đầu đội chụp đèn, quấn khăn, tay đeo đầy nhẫn, mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng như quả chanh, không một chút uy nghi, đường bệ. Hơn thế, người bạn gái đã trông thấy nhà vua, hình dung vua là người “đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm“, y như một mụ đàn bà.

Còn người thanh niên thì xem vua như một trò vui mắt không phải mất tiền như xem “vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên”, hoặc “trò leo trèo, nhào lộn của sư thánh xứ Công Gô”. Thậm chí còn tung tin Nhà hát Múa rối định ký hợp đồng thuê nhà vua biểu diễn! Thật không còn lời báng bổ, khinh miệt nào hơn đối với một đức Hoàng Thượng! Nhưng đó là sự thật: Khải Định chỉ đóng được một vai hề rẻ tiền trong lịch sử!

Việc đàm tiếu về truyện “vi hành” do kẻ bị nhận lầm - tác giả bức thư gửi cho cô em họ - thực hiện qua lời tâm sự trong thư. Đây là lời của một người An Nam, am hiểu nội tình nước Nam. Ở đây Nguyễn Ái Quốc dùng biện pháp “quá mù ra mưa” - nhân có người nói nhà vua “vi hành”, thế là người anh họ trong thư liền liên hệ với các cuộc “vi hành” của các vị vua vĩ đại như vua Thuấn, vua Pie, và bình luận nhạo báng về cuộc “vi hành” tưởng tượng của vua Nam. Đây là một đoạn văn nữa mỉa mai sắc bén, từ nào cũng nhằm phơi trần thân phận và nhân cách hèn hạ của tên vua.

Biện pháp “quá mù ra mưa” lại được sử dụng thêm một lần: nhân việc người Pháp nhận lầm vua Nam, tác giả đẩy xa hơn: phổ quát hóa sự nhận lầm để châm biếm việc cảnh sát Pháp theo dõi người yêu nước Việt Nam trên đất Pháp: “… tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành Hoàng đế ở Pháp”. Trở thành Hoàng đế thì được sự chăm sóc, theo dõi của cảnh sát và đó là nỗi phiền hà cho những ai da vàng.

Đến đây ta thấy “Vi hành” rõ ràng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo lạ lùng. Ai cũng thấy là tác giả bịa, nhưng là một sự bịa đặt khéo léo, tài tình, hợp lí, có khả năng tố cáo sâu sắc và do đó mà gây thú vị cho người đọc. Có thể nói là tác giả đã dùng phép “đà đao”, nhân sự hiểu lầm của mấy người Pháp mà đưa ngòi bút sắc bén đánh trúng vào chỗ trí mạng của tên vua. Ở đây người ta thấy sức mạnh nghệ thuật được sử dụng một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, đắc địa.

Ngoài việc xây dựng cốt truyện khéo léo, việc không có mà như có thật, bút pháp mỉa mai, châm biếm của tác giả thể hiện ở các pháp ví von dí dỏm rất “Tây“: mũ miện của vua thì ví với chụp đèn, ngọc quý thì ví với hạt cườm, nhìn vua thành con rối, so hắn với hề Saclô, đặc biệt, ngòi bút mỉa mai của tác giả chỉa thẳng một lúc vào hai đối tượng: thực dân và phong kiến.

Ta hãy xem tác giả viết trong thư: “Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alêchxăng đệ Nhất, (…) có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không? (…). Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé?”. Những nghi vấn thật là mỉa mai! Và đây là lời mỉa mai cảnh sát Pháp: “Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ bọn tôi, và giá có được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi. Có thể nói là các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng…”

Biết bao chua chát, cay đắng trong nụ cười ở đây! Đó là nghệ thuật mỉa mai, châm biếm có tính chất chính luận hết sức già dặn. Tất cả các chữ dùng đều được sử dụng rất đắt và phát huy tác dụng châm biếm tối đa. Chẳng hạn gọi vua Pháp là “bạn” của vua Nam hoặc nói cảnh sát Pháp theo dõi như ”mẹ hiền rình con thơ” v.v… và v.v…

Tóm lại, nghệ thuật độc đáo và bút pháp mỉa mai châm biếm bậc thầy của thiên truyện đã chứng tỏ tài nghệ siêu việt, phong phú của Nguyễn Ái Quốc, chứng tỏ một thành tựu sắc sảo của nghệ thuật cách mạng giàu tính chiến đấu.

6. Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc mẫu 3

Đối với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thì sáng tạo nghệ thuật là hành vi cách mạng. Ngay những tác phẩm đầu tay viết trên đất Pháp đã mang tính chiến đấu quyết liệt vào thực dân Pháp và bọng phong kiến tay sai.

Năm 1922, Khải Định được bọn thực dân đưa sang “mẫu quốc” dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Macxây. Chuyến đi ô nhục này nhằm mục đích lừa dối thực dân Pháp, khẳng định bọn thực dân xâm lược là những “bậc” khai hóa. Mục đích chính của chúng là kêu gọi các nhà đầu tư Pháp đổ tiêng vào Đông Dương. Những người yêu nước Việt Nam đã phản đối, lên án chuyến Tây nhục ngã của vương quốc An Nam. Và hàng loại các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc đã ra đời như: “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc”, “Sở thích đặc biệt”, “Con rồng tre”…

Năm 1923, Khải Định đã về nước nhưng bóng ma của hắn vẫn gây bất lợi cho các nhà hoạt động cách mạng ở Pháp. Bác viết “Vi hành” là một đòn chí tử, hạ gục tên vua bù nhìn bán nước cũng như bọn thực dân pháp đang đeo mặt nạ “khai hóa” kia.

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu tên của tác phẩm này. Trong tiếng Pháp thì tên tác phẩm này có nghĩa là không ai biết, dùng tên giả. Nguyễn Ái Quốc muốn ngụ ý châm biếm rằng Khải Định cứ tưởng người Pháp kính trọng y lắm, nhưng thật sự thì chẳng ai biết mặt, biết tên y cả.

Dịch giả Phạm Huy Thông đã chọn một cái tên dịch ra tiếng Việt rất thích hợp với dụng ý của Bác, đó là “Vi hành”. Nghĩa của cái tên này có ba vấn đề cần phải chú ý. Thứ nhất, người vi hành phải là vua chúa, những người có quyên uy trong xã hội. Điều thứ hai là những bậc vua chúa ấy phải cải trang, cải danh, phải đi vào trong sinh hoạt của quần chúng. Còn nét nghĩa thứ bac ho ta hiểu vi hàn gắn với những mục đích cao đẹp. Sau khi tìm hiểu những điều mắt thấy tai nghe, những bậc vua chúa ấy thường đưa ra những chính sách phù hợp với quyền lợi của nhân dân.

Còn quốc vương An Nam thì sao? Ngay trong phần bình luận của nhân vật “tôi” thì ta đã thấy sự đối lập giữa những người vi hành thật và giả. Nhân vật “tôi” đã dẫn ra hai bằng chứng về những đấng minh quân, một người ở Phương Đông, một người ở Phương Tây, một người ở trong truyền thuyết, một người bằng xương bằng thịt rất nổi tiếng thời hiện đại. Đó là vua Thuấn người đã từng mặc áo tơi đi cày với nông dân; đó là vua Pie, người đã từng làm công nhân ở các công xưởng nước Anh. Khải Định là vị hoàng đế của chúng ta – cùng vi hành đấy, ngài đã sang Pháp. Có phải chăng ngài đang theo bước vua Thuấn và vua Pie để làm một vị minh quân sáng suốt? Không! Mục đích vi hành của ông vua này là để thỏa mãn những thú vui bản thân, để thực hiện những hành vi ám muội. Nhân vật “tôi” đã gọi chuyến đi của Khải Định là “nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé”. Đó là một kẻ đang tập tành thói ăn chơi bừa bãi bằng chính những đồng tiền xương máu của người dân An Nam.

Như vậy, tên truyện “Vi hành” cho người đọc một tư duy ngược, một vi hành trong ngoặc kép. Cách thức tạo liên tưởng là một thủ pháp châm biếm rất sắc sảo vốn được người phương Tây ưa dùng trong văn chương trào phúng.

Điều đặc sắc thứ hai của “Vi hành” chính là Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo ra một loại những chuối tình huống nhầm lẫn.

Quả thật, Bác chưa bao giờ tự nhận mình là nghệ sĩ. Nhưng những sáng tác của Bác đã bộc lộ cho ta thấy tư cách của một người nghệ sĩ vĩ đại. Tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã tạo ra cho mình một phong cách rất độc đáo, đó chính là yếu tố “kí” ở trong một thiên truyện. Trong tác phẩm “Vi hành” này thì nửa đầu là một truyện ngắn đích thực nhưng đến phần sau, khi chất “kỉ” quen thuộc của Người lại xuất hiện và cuốn hút người đọc.

Bác đã vẽ ra cho chúng ta thấy ở trong một toa tàu điện ngầm vắng khách để nói về tình huống nhầm lẫn thứ nhất. Đôi tình nhân trẻ người Pháp ấy ngồi canh bên nhân vật “tôi” mũi tẹt, da vàng, để phiếm đàm về quốc vương An Nam. Và “tôi” đã ghi lại cho cô em trong một bức thư dường như toàn bộ sự thật mà không hề thêm bớt. Câu chuyện về Khải Định, sự kiện Khải Định sang nước Pháp đã được bọn quan thầy tô son trát phấn, làm rùm beng ở Việt Nam. Thì khi đến nước Pháp, thảm hại thay nó chỉ là một câu chuyện phiếm. Cặp tình nhân đang nói chuyện về vua mà lại sử dụng cách xưng hô hết sức phạm thượng. Chàng trai khẳng định “Hắn đấy!” mà không một chút sợ sệt. Pháp là một đất nước dân chủ cộng hòa, vua chúa đối với thanh niên chỉ là những đồ vật cũ lỗi thời. Nó kích thích sư tò mò hơn là sự sùng bái.

Cuộc nói chuyện đã diễn ra rất tự nhiên, chi tiết gây ấn tượng đầu tiên chính là “cái chụp đèn” ngài đã “chụp lén đầu quấn khăn”. Thực ra đây là cái nón chóp, một biểu hiện quyền uy tuyệt đối của vua chúa phương Đông. Nhìn thấy cái nói chóp ấy là nhìn thấy Thiên tử. Nhưng khổ thay, thanh niên người Pháp lại không hề biết tới cái nón chóp biểu hiện quyền uy này. Họ không hiểu cái vật Khải Định đội trên đầu là gì. Ở một thủ đô văn minh, tráng lệ như Pari thì cũng không kiếm đâu ra cái nón nào đặc biệt đến như vậy. Vì thế, đôi tình nhân ấy đã nghi Khải Định đang đội cái chóp đèn ở trên đầu. Đức hoàng thượng này quả thật rất biết cách gây tò mò, gây cho người ta những cảm nhận thú vị. Nhưng hình tượng cái chụp đèn còn mang ý nghĩa châm biếm thâm độc hơn nữa! Dưới cái chọp đèn bình thường là cái bóng đèn thủy tinh, đến thời hạn thì phải thay. Cái chụp đèn này rất đặc biệt vì phía dưới nó là… cái đầu của Khải Định. Đặt ra một sự so sánh thật hài hước mà thấm thía này, phải chăng Bác cũng ngụ ý nói rằng quốc vương An Nam cũng như cái bóng đèn thủy tinh không hơn không kém. Không sử dụng được nữa thì sẽ bị bọn thực dân Pháp hạ xuống rồi vứt đi không thương tiếc! Chỉ qua có một chi tiết cái chụp đèn mà bộ mặt bán nước bù nhìn của Khải Định đã bị vạch trần thật đích đáng!

Lâu nay, nhiều ý kiến phân tích cho rằng cách nhìn của đôi tình nhân trẻ người Pháp về gương mặt Khải Định chứa đựng sự phân biệt chủng tộc. Nhưng chúng ta hãy thử tìm hiểu đôi chút về khoảng thời gian sau chuyến du Tây của ông vua này. Sau khi về nước (vào năm 1923) thì đến năm 1924, Khải Định đã tổ chức sự kiện mừng thỏ. Và đến năm 1925 – từ là chi một năm sau – hắn đã qua đời. Như vậy, đôi mắt tò mò tinh quái của đôi tình nhân kia (thực chất là đôi mắt của Nguyễn Ái Quốc) đã cho ta thấy được hiện tình bệnh hoạn của ông vua sắp chết non này.

Quả thật, qua chi tiết cái chụp đèn, ta thấy Khải Định là người đã lấy cái uy quyền của mình để làm trò lạ mắt cho người Pháp. Còn những nét trên gương mặt Khải Định với “cái mũi tẹt”, “đôi mắt xếch”, “cái mặt bủng như vỏ chanh” đã miêu tả quá rõ thể chất yếu ớt, bạc nhược của hắn. Hắn lo cái thân mình chưa xong mà đòi chèo lái con thuyền dân tộc. Mà thật ra Khải Định cũng đâu có ý định chèo lái cho vận mệnh nước nhà. Hắn giữ ngôi báu ấy chỉ vì mục đích ăn chơi, hưởng lạc của chính bản thân hắn.

Phần chân dung còn lại của tên vua bạc nhược ấy được nhìn qua cặp mắt hết sức rành ròi thời trang cua cô gái Pari. Hắn đã đeo lên người “đủ cả bộ lụa là”, “đủ cả bộ hạt cườm”. Bộ dạng kì lạ của hắn khiến cho người Pháp phải bật cười. Quá quắt hơn nữa cả mười ngón tay của hắn “đeo đầy những nhẫn”. Than ôi! Khải Định thật sự không còn nhận dạng của một ông vua. Cô gái Pari đã coi hắn như mọt hình nhân biểu diễn thời trang, cái gì cũng được tính toán chăm chút, đủ bộ. Nhờ tất cả các bộ trang sức ấy đều gây nên sự tò mò đặc biệt, sự phản cảm đặc biệt. Càng không hiểu được thì đôi tình nhân Pháp, thì người Pháp càng có khuynh hướng nhìn Khải Định như một trò chơi.

Cuối cùng, tính cách của nhân vật trào phúng Khải Định được lột tả qua việc làm, hành động của y. Cô gái đã nhìn thấy y ở trường đua ngựa với điệu bộ “nhút nhát”, “lúng ta lúng túng như một kẻ dân quê lần đầu tiên được nhìn thấy chốn thị thành. Hắn đang tập tành ăn chơi ở Pari, và thảm hại hơn nữa, hắn chỉ là một tên “công tử bé” phải tập theo thói ăn chơi trác tang của những bậc đàn anh. Khải Định không là vua không được là một người dân bình thường, mà ngay cả trong lĩnh vực cờ gian bạc lận hắn cũng không có đủ tự tin để làm một tay ăn chơi thực thụ.

Còn chàng trai thì thuyết phục người bạn gái của mình, rằng Khải Định đang ngồi trước mặt hắn, hắn đang đi vi hành, còn các ông quan bà kiếc đi theo đã bị “gửi tuốt ở kho hành lí” để ông vua này “đi chơi vi hành”. Lại một chi tiết châm biếm thật hài hước, sâu sắc. Khải Định đi vi hành mà chàng trại lại nói là “đi chơi vi hành” vậy tức là hắn đang đi chơi lén. Quan lại triều đình phong kiến đi theo chỉ là những đồ vật, những “hành lí” mang theo của Khải Định. Còn “vị” vua An Nam này thực ra cũng chỉ là một đồ vật được vặn dây cót sẵn mà thôi.

Mà thâm sâu hơn nữa, tác giả đã thông qua cuộc nói chuyện phiếm của đôi thanh niên này mà phác họa lên sự đánh giá của dư luận Pháp đối với ông vua dị hơm này. Thông qua câu nói của chàng trai “nghe nói ông bầu Nhà hát Múa rối có định kí giao kèo thuê đấy…” cũng đủ để ta hiểu Khải Định trước mắt người Pháp chỉ là một trò cười để mua vui. Hắn sẵn sàng thay thế những con rối lòe loẹt, ngộ nghĩnh để làm cho con rối “sống” cho người khác giật dây. Khải Định – một ông vua uy quyền – trước mặt người dân An Nam thì khi sang Pháp hắn lại là một kẻ có thân phận thấp hèn nhất, phải bán mình đê mua vui cho thiên hạ. Mà tệ hại hơn, hắn không phải là một nghệ sĩ hài như Saclô, mà chỉ là một con rối cho người khác giật dây. Như vậy, giá trị của Khải Định dưới ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc có cứ hạ thấp xuống dần. Từ một ông vua thích khoe khoang, chưng diện đến lố lăng, từ một ke bạc nhược yếu ớt bệnh hoạn, từ một tên “công tử bé” giờ trở thành một con rối mua vui không chút tự do. Nhưng thực sự, trên phương diện chính trị thì Khải Định đã là một con rối. Một con rối trong vai vua bù nhìn không nhất thiết là phải bán mình làm rối. Vậy phải chăng động cơ khiến hắn phải làm như vậy là vì cần có tiền để vào trường đua ngựa, vào những “hộp đen”…. Thật là hèn kém, nhục nhã…!

Xã hội Pháp nhìn Khải Định như một món đồ chơi. Họ cho rằng hắn rất có ích cho họ. Vì sao vậy? Bởi vì khi Khải Định chưa tới thì người Pari đang “đói” những tin “thời sự” giật gân. “Cái lò ở Giăngbe đã bán chặt ra từng khúc thì không thu hút được công chúng lắm…”. Và thật may mắn cho họ, “đúng lúc đó thì có một anh vua” đã đến với đất Pháp để mua vui cho họ. Họ tìm hiểu Khải Định bởi tính hiếu kì, quan tâm tới Khải Định cũng như quan tâm những chuyện hình sự vậy. Khải Định thật là một món đồ chơi thú vị cua người Pháp.

Thế còn giá trị tiền bạc của món đồ chơi ấy thì sao? Đôi thanh niên người Pháp đã có một bảng giá trị so sánh rất đặc biệt. Họ phải trả tới nghìn rưỡi Phrăng để xem vợ lẽ nàng hầu của Cao Miên, xem trò leo trèo nhào lộn của bọn sư thánh xứ Cônggô. Còn hôm nay thì họ “có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh”. Như vậy Khải Định là một món đồ chơi miễn phí cho người Pháp.

Hai tình huống nhầm lẫn liên tiếp theo đã được nhân vật “tôi” kể thoáng qua cho cô họ ở chốn quê nhà. Sự “thật thà, khờ khạo” của “tôi” đã cho chúng ta cái logic ngược. Chính người trong cuộc đã kể về sự đón tiếp nồng nhiệt của người Pháp khi thấy một người “mũi tẹt”, “da vàng”, Những tiếng “hắn đấy!” hay “xem hắn kìa!” là những lời chào mừng kín đáo và kính trọng mà chúng ta thường gặp dọc đường”. Dĩ nhiên là mọi người đã nhầm lẫn nhân vật “tôi” mà cũng như bất cứ người dân Việt Nam nào mà họ thấy là Khải Định. Và chính ông vua An Nam ấy, với người Pháp chỉ là một kẻ tầm thường, cần bài xích.

Trường hợp nhầm lẫn thứ ba là chính quyền quyền thực dân nhầm lẫn “tôi” là Khải Định”. Vì thế “các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất (…) các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng”. Thông qua chi tiết nhầm lẫn này, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt thật của bọn thực dân cướp nước. Chúng đã cho mật thám theo dõi những người yêu nước Việt Nam trên đất Pháp như hình với bóng. Chúng đã lừa dối nhân dân Pháp. Ngay trên chính quốc mà chúng cũng không ngần ngại thực hiện những hành vi ám muội. Chúng đã vi phạm hiến pháp, tước đoạt quyền tự do của con người ngay tại thủ đô Pari dân chủ, văn minh nhất châu Âu thời bấy giờ.

Sở dĩ tình huống của truyện độc đáo như vậy là vì Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên một giọng điệu rất độc đáo thông qua hình thức một bức thư. Thực ra dùng thư để sáng tạo văn chương không phải là trường hợp hiếm hoi trong văn chương phương Tây. Nhưng với tư cách là một tác phẩm của dòng văn học cách mạng Việt Nam. “Vi hành” đã đóng góp vào văn chương hiện đại một hình thức mới được du nhập từ phương Tây.

Thư từ vốn thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày trong giao tiếp. Đặc điểm chính cua nó là rất tự nhiên, rất nhiều giọng điệu, nhiều đề tài. Nguyễn Ái Quốc đã biết lợi dụng vào đặc điểm này của thư từ để tạo ra một cảm giác thật cho một chuyện rất bịa của mình. Mâu thuẫn này đã làm cho hình tượng Khải Định trở nên đặc sắc và nhiều ý nghĩa.

Ta bắt gặp ở đây, những lằn roi châm biếm mỉa mai, quất thẳng vào mặt Khải Định theo phong cách châm biếm phương Tây. Ta bắt gặp cái giọng điệu có vẻ ngờ nghệch, cả tin của nhân vật “tôi” nhưng thực ra đó là sự cả tin giả vờ của một người hiểu đến chân tơ kẽ tóc đối tượng mình châm biếm. Ngôn ngữ trong văn bản đã tạo nên một hiệu ứng ngược cho độc giả… Cũng chính nhờ giọng điệu thư từ, ta nghe được tiếng nói của trái tim người viết bồi hồi xao xuyến với quê nhà, với những kỉ niệm thời ấu thơ.

“Vi hành” là một tác phẩm văn chương đích thực, mặc dù người viết chỉ coi đó là một hành vi cách mạng. Nếu không có một trái tim yêu nước, không có lòng căm thù bọn phong kiến tay sai, bọn thực dân xâm lược, không có sự phẫn uất nhục nhã khi chứng kiến cảnh ô nhục của Khải Định thì sẽ không có tác phẩm “Vi hành” ra đời. Tuy nhiên cũng cần khẳng định, để làm nên thành công rực rỡ của tác phẩm “Vi hành” một phần là do sự hiểu biết sâu sắc về văn học phương Tây và một năng khiếu trời phú cho Nguyễn Ái Quốc. Tác giả đã sáng tạo được những phần nữa là tình huống nhẫm lẫn, vẽ nên bức chân dung trào phúng độc đáo về Khải Định. Tác phẩm được viết năm 1923, nhưng chúng ta thấy hoàn toàn có lí khi xếp nó vào dòng văn học cách mạng Việt Nam 1930 - 1945.

7. Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc mẫu 4

Đề bài: Trong truyện ngắn Vi hành, nhân vật chính không có mặt nhưng lại hiện lên sinh động và đầy ấn tượng, đạt hiệu quả nghệ thuật cao, mang sức tố cáo mạnh mẽ. Đó là nhờ sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc. Hãy phân tích và chứng minh.

"Ngày xửa ngày xưa có một ông vua hiền vì muốn đích thân tai nghe mắt thấy dân có bằng lòng mình không, nên đã vi hành bằng cách cải trang làm dân cày đi dò la khắp xứ".

Từ ngày còn thơ bé, tôi đã nâng niu trong lòng mình hình ảnh một vị vua anh minh cùng những chuyên vi hành từ lời kể êm êm của bà. Lớn lên đi học, đọc tên truyện ngắn "Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc, cô bé hồn nhiên -trong sáng ngày nào thức dậy trong tôi với niềm hào hứng gặp lại vị vua quen thuộc. Nhưng không ngờ, đó là một chuyện nhầm lẫn mà qua đó chân dung một tên vua bù nhìn cuối thời phong kiến Việt Nam mục ruỗng, ươn hèn hiện lên "sinh động và đầy ấn tượng" từ nhiều điểm nhìn, "đạt ’ hiệu quả nghệ thuật cao nhờ sự sáng tạo độc đáo của tác giả. Chứng kiến chân dung ấy, có một chút gì vỡ ra trong tôi. Hóa ra, truyền thuyết cổ tích dành cho thế giới trẻ thơ là một chuyện hiện thực lịch sử sau này là một chuyện hoàn toàn khác. Vứt Khải Định, tên vua bịp bợm, hai chữ "Vi hành" thiêng liêng đã được "Âu hóa", "hiện đại hóa"! Và tác giả của truyện ngắn này không nhằm kể cho trẻ thơ mà kể cho một cô em hộ phiếm định nhằm nhiều đối tượng, "với một dụng ý chính trị rõ rệt". (Nguyễn Đình Chú).

Năm 1922, vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xáo thuộc địa. Nhân dịp này, năm 1923, Hồ Chí Minh với bút đanh Nguyễn Ái Quốc đã viết một loạt tác phẩm đăng trên báo chí công khai nhằm châm biếm Khải Định. Với "Vi hành", tác giả đã lật tẩy chân tướng tên vua này từ mẽ ngoài đến bản chất xấu xa, hèn hạ của hắn bằng một nghệ thuật hết sức độc đáo.

Nếu Nguyễn Đăng Mạnh từng cho rằng "tình huống truyện như một tứ thơ… Nó giống như một thứ nước rửa ảnh sẽ làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm bật nổi vấn đề tư tưởng tác giả, thì ở Vi hành, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo ra tình huống oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn đơn giản mà rất hợp lí, lung linh nhiều ánh sáng bất ngờ, tác động mạnh vào ấn tượng người đọc. Từ sự nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp đến sự nhầm lẫn của cả quần chúng nhân dân, chính phủ Pháp tưởng người da vàng nào cũng là Khải Định, chân tướng Khải Định càng lúc càng hiện lên rõ nét…

Trước hết là khoảnh khắc ngắn ngủi trên mọt toa xe điện. Người hiểu tiếng Pháp thì bị cho là chẳng biết gì. Người không phải là vua lại bị nhận lầm là Hoàng thượng đi "Vi hành". Tác giả – người bị nhận lầm ấy đành lẳng lặng chịu đựng cặp mắt ma mãnh, tò mò, nhưng lại ra bộ không nhìn gì cả của họ để lắng nghe và nghĩ ngợi. Cũng chỉ tại cái mũi tẹt, cái nước da vàng bủng như vỏ chanh – đặc điểm chung của người Việt Nam! Thái độ kì thị chủng tộc phân biệt màu da dã khiến đôi trai gái người Pháp cũng như bao người khác trong xã hội Pháp lúc ấy coi Khải Định như một "hiện tượng lạ". Thêm cái mác "Hoàng thượng", thêm trang phục lố lăng, Khải Định trở thành trung tâm chú ý! Một "anh vua" mũi tẹt, mắt xếch, nước da vàng bủng như vỏ chanh, đeo lên người đủ cả bộ lụa là, hạt cườm, các ngón tay đeo đầy nhẫn nhút nhát, lúng ta lúng túng đi giữa Pari hoạ lệ. Cái nón quí giá đính đầy vàng ngọc của ngài lại được những người Tây văn minh ngỡ là cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn. Với cách nhìn đó, hỏi rằng vị quốc vương An Nam kia có khác gì một "đồ cổ, một vật lạ"? (chữ dùng của Nguyễn Đăng Mạnh). Vậy mà "đồ cổ" ấy đã tới những đâu? Điểm qua những nơi "mặt rồng" xuất hiện, có lẽ không ít người sững sờ! Nào ở trường đua, nào tất cả những tụ điểm ăn chơi của các "công tử bé"! Có thể lắm, bộ dạng của ngài sẽ lặc lõng giữa nơi tụ họp của những kẻ phóng túng nhất Pari! Mà quả có thế thật! Hãy xem cái vẻ nhút nhát, lúng túng của ngài. Thảm hại thay cho cái dáng điệu vị quốc vương An Nam! Đã thế, sao ngài cứ dấn "bước rồng" vào! Phải chăng "ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alếch xăng đệ nhất có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài hay không?… Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé?" Thật chẳng còn ra thể thống gì! Ngài "Vi hành" hay để lén lút thực hiện những hành vi ám muội? Mâu thuẫn giữa danh vị và hành động, đồng nhất giữa trang phục lố lăng, vô văn hóa và những sở thích, lối sông quái dị, Khải Định tự lột mặt nạ của mình trơ khấc lại nguyên hình, hóa ra chỉ là kẻ chơi bời vô độ! Tưởng không còn gì độc đáo, ấn tượng bằng chân dung này! ấy vậy mà chưa hết. Tròng mắt người Pháp, hắn không chỉ là một kẻ ăn chơi lố bịch, không chỉ giống một mụ đàn bà "đeo lên người đủ bộ lụa là, hạt cườm’’ châu báu, ngài còn như một trò vui mắt không mất tiền, một thằng hề! Chẳng hề thậm xưng, chẳng hề nói dối nhằm gây ấn tượng. Sự thực đấy chứ! Rành rành câu chuyện đôi trai gái Pháp trên chuyến xe: "Thê em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ đấy chứ? Phải trả những nghìn rưỡi phơ răng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò nhào lộn của sư thánh xứ Công gô; hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh? Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối có định kí giao kèo thuê đấy"… Thật không còn lời báng bổ nào hơn đối với vị Hoàng đế đáng kính! Thê ma tác gia, người đang bi tưởng lầm là Hoàng đê đã phải chịu đựng tất cả sự mỉa mai khinh bỉ qua cái nhìn của đôi trai gái Pháp.

Nhưng đâu chỉ trên một chuyến xe và đâu chỉ tác giả được đón nhận "hân hạnh" đó, đâu chỉ hai người tưởng lầm mà cả quần chúng, cả Chính phủ Pháp tưởng lấm "tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành Hoàng đế ở Pháp”! Để rồi, mỉa mai thay "quần chúng cứ là tự phát mà biểu lộ nhiệt tình khi vừa thoáng thấy đồng bào ta". Nhiệt tình ư, kính trọng ư, những lời chào mừng kín đáo: "Hắn đấy! Xem hắn kìa!” Vua được gọi là "hắn", được nhìn với những cái nhìn ngấu nghiến, tò mò như vật lạ, như một trò hề đến giữa lúc kho giải trí trên đất Pari đã cạn. Phải chăng vì vua "Vi hành" nện đã được "quần chúng hóa"? Thái độ này gợi liên tưởng kia, tình huống lầm lẫn càng lúc càng được mở rộng. Chân tướng Khải Định hiển hiện nổi hình nổi sắc qua nhận xét của từng đối tượng. Ý nghĩa phê phán càng lúc càng thêm mạnh mẽ. Khải Định có gặp lại mình trong câu chuyện đó không, thực dân Pháp có gặp lại chính sách cai trị thuộc địa tàn ác, gặp lại hành động bỉ ổi cử mật thám theo dõi Việt kiều trên đất Pháp hay không, có phản ứng gì không - điều đó chẳng cổ nghĩa lí gì. Vì tác giả chỉ kể lại chuyện nhầm lẫn mà mình tình cờ bắt gặp. Và kể qua một bức thư gửi cô em họ! Chân dung độc đáo, đầy ấn tượng mang sức tố cáo mạnh mẽ, được thể hiện qua hình thức tâm tình riêng tư đó quả là một sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc. Với hình thức này, tác giả có thể liên hệ, so sánh tạt ngang, chuyển giọng, chuyển cảnh một cách linh hoạt. Bên lời mỉa mai khinh bỉ tên hề Khải Định là lời tâm tình tha thiết khi nhắc về kỉ niệm ấu thơ. Lòng ta lắng lại sau những chuỗi cười giòn giã. Đó là những "khoảng trông" cần thiết cho trí tuệ của người đọc tự vận động, tự liên tưởng để suy ngẫm và tìm ra ẩn ý để giải những hàm ngôn (Đỗ Kim Hồi). Chuyện "những bậc cải trang vĩ dại" trong truyền thuyết cổ tích bên chuyện "những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng bằng, cũng "Vi hành” vế sau nhấn xuống thật sâu để bất ngờ bật lên một tiếng nói tố cáo sắc bén. Đáng ngờ thay những chuyến "Vi hành" của ông hoàng Khải Định! Sự thật đáng mỉa mai mà cũng thật chua chát. Cùng với sự biến đổi của tình huống là sự luân chuyển của giọng văn - là nhận xét, đánh giá của nhiều đối tượng khiến chân tướng Khải Định - kẻ vắng mặt hiện lên sinh động nnư trong ông kính vạn hoa. Một chân dung đầy ấn tượng được khắc họa trong một sự sáng tạo độc đáo - "ấn tượng" về nhân vật được nhân lên nhiều lần và thái độ phê phán cũng được nhân lên gấp bội! Đó chính là sự tài tình, của Nguyền Ái Quốc.

Sự sáng tạo tài tình ấy đã được kết tinh trong một nghệ thuật châm biếm bậc thầy. Đây là một nghệ thuật quen thuộc để đả kích những đối tượng đáng phê phán. Nhưng với "Vi hành", Nguyễn Ái Quốc đã mang đến một tiếng cười mới mẻ mang chiều sâu trí tuệ. Tiếng cười thâm thúy được bật ra từ cách sử dụng câu chữ, xây dựng tình huống, xây dựng chân dung nhân vật. sắc sảo, tỉnh táo, tác giả phát hiện ra sự trái ngược, mâu thuẫn nằm trong bản chất đối tượng, Không nói đến sự phê phán chính sách bảo hộ của thực dân Pháp, ta hãy bàn đến nhân vật chính Khải Định. Như trên đã phân tích, sự mâu thuẫn ấy thể hiện giữa nghĩa thực và nghĩa mờ ám của từ "Vi hành", giữa danh vị và hành động Khải Định. Trắng đen soi chiếu nhau cùng ánh lên hình sắc, bản chất nhân vệt, đồng thời là cái nhìn sắc nhọn của tác giả. Trên cơ sở thực, tác giả cường điệu, phóng dại một cách rất nghệ thuật với những liên tưởng bất ngờ, hợp lí khiến chân dung nhân vật càng thêm sinh động. "Chụp cái chụp đèn lên đầu Khải Định, Bác dã biến Khải Định thành một đồ vật đứng ngơ ngác giữa Pari hoa lệ…" (Trần Đình Sử). Khải Định "ngơ ngác" cồn người đọc thì bật cười. Cười để rồi nhận ra rõ nét hơn sự lố bịch đến đáng ngờ của hắn! Với nghệ thuật cường điệu, lố bịch hóa nhân vật, Nguyền Ái Quốc đã hạ bệ Khải Định một cách không thương tiếc! Thêm vào đó là nghệ thuật tạo tình huống. Bản thân sự nhầm lẫn đã gây cười. Ở đây, tình huống nhầm lẫn được nhân lên với nhiều đối tượng, tiếng cười càng lúc càng thêm giòn giã. Chân tướng nhân vật hiện lên "sinh động, đầy ấn tượng, mang sức tố cáo mạnh mẽ".. Khải Định – tên hề trong lịch sử Việt Nam thêm một lần được thể hiện mình, được ngụp lặn trong chuỗi cười sâu cay, trong nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc! Nghệ thuật ấy cũng rất phù hợp với tính thích hài hước của người Pháp. Chắc chắn, những độc giả này sẽ gặp lại mình trong đó. Với những liên tưởng độc đáo mà "Vi hành" gợi ra, trí tưởng tượng của họ sẽ còn dựng lên sống động hơn nữa chân dung Khải Định.

Tóm lại, khác với sự xuất hiện trực tiếp trong Con rồng tre, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, trong truyện ngắn Vi hành "nhân vật chính không có mặt nhưng lại hiện lên sinh động và đầy. ấn tượng, đạt hiệu quả nghệ thuật cao, mang sức tố cáo mạnh mẽ. Đó chính là nhờ sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc". Chân dung biếm họa Khải Định được hiện lên thật sinh động qua những chi tiết cụ thể mà khái quát. Tôi có cảm giác tác giả đã mạnh dạn nhấn từng mảng màu đậm nét, đầy ấn tượng như vẽ bức sơn dầu khắc họa chân dung lố bịch Khải Định. Ngắn gọn cô đúc, gián tiếp, khách quan mà sinh động đầy ấn tượng, bản chất xấu xa ươn hèn của Khải Định được lột tẩy. Phải chăng đó là kết quả của sự kết hợp phong cách Châu Âu hiện đại với lối vui đùa hóm hỉnh thâm trầm Á Đông? Bộ mặt phản động của hoàng đế An Nam bị vạch trần qua tiếng cười bật ra từ những tình huống nhậm lẫn bất ngờ, hợp lí. Nhìn chân dung vua hề Khải Định, những người biết suy nghĩ sẽ tự đặt ra câu hỏi liệu có đáng tồn tại không một tên vua. bù nhìn xấu xa như thế? Sự tàn tạ của vương triều Nguyễn đã hiển hiện trước khi nó vĩnh viễn không còn tồn tại qua thiên truyện "Vi hành". Chức năng dự báo ấy chỉ có thể có được ở cái nhìn biện chứng của người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Thêm một lần, ta cảm nhận được mối quan hệ chặt chẽ, qua lại giữa chính trị và nghệ thuật. Với “Vi hành" nói riêng, với thơ văn hói chung, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện hùng hồn quan điểm nghệ thuật của mình: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Và ngay từ thời trẻ, Người dã là một chiến sĩ dũng cảm trên con đường chiến đấu, trước hết là chiến đấu bằng ngòi bút.

8. Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc mẫu 5

Nguyễn Aí Quốc là một tên khác của Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Người đã khai sáng nền cách mạng của dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngoài sự nghiệp cách mạng vĩ đại của mình thì Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với số lượng tác phẩm lớn có giá trị. Vi hành là một truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại và nghệ thuật châm biếm của Nguyễn Aí Quốc vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi Người còn hoạt động ở Pháp.

Vi hành là truyện ngắn đả kích chuyến "vi hành"nhục nhã của vị vua bù nhìn Khải Định khi y sang Pháp xem đấu xảo, dưới sự dẫn dắt của "mẫu quốc", mà Khải Định thì lấy làm thích chí và huênh hoang, cứ tưởng đâu là chuyến đi vẻ vang và vinh dự lắm trong khi người Pháp còn chẳng một ai nhớ nổi khuôn mặt của ông ta. Nhan đề Vi hành được đặt khi xuất bản ở Việt Nam, còn nguyên mẫu nhan đề được Nguyễn Aí Quốc đặt trong tiếng Pháp có nghĩa là "bí mật, không ai biết" chính là sự châm biếm đầy sâu cay của Người dành cho tên vua bù nhìn, lố bịch.

Năm 1923, khi mà chuyến "vi hành" của Khải Định trở thành nỗi uy hiếp cho các nhà hoạt động ở Pháp, Bác đã nhanh chóng hoàn thành tác phẩm Vi hành để dằn mặt tên bán nước cầu vinh Khải Định và lũ người man rợ tự xem là những bậc "khai hóa", tác phẩm có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, như một đòn chí mạngđối với bè lũ Khải Định và bọn thực dân đang lăm le tìm cách biến nước ta thành thuộc địa của chúng hoàn toàn.

Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc buôn chuyện đầy tinh quái của hai vị khách Pháp trong tàu điện ngầm, chẳng biết có phải khuôn mặt của vua Khải Định quá phổ biến hay sao mà hai vi khách này lại toan nhầm lẫm thành một người khác (nhân vật "tôi"). Có lẽ trong mắt người da trắng người da vàng nào cũng giống như nhau chăng và họ chẳng thể phân biệt nổi đâu là vua đâu là dân. Mặc dù thầm đoán đây là vị vua của xứ An Nam nhưng hai vị khách này chẳng kiêng dè gì mà dùng tiếng Anh để đưa ra những phán xét một cách tự nhiên mà không thèm nể mặt nhân vật chính, chắc mẩm họ khinh thường Khải Định chẳng hiểu nổi lấy một câu tiếng Anh. Qủa thực nếu là Khải Định có lẽ ông ta cũng chẳng biết mình đang bị đem ra bàn tán như một con khỉ trong sở thú, nhưng thật không may vị khách "tôi" lại biết rất rõ tiếng anh, anh ngồi và cứ thế nghe nhừng gì họ nhận xét về Khải Định, đồng thời anh cũng hiểu ra được rất nhiều điều. Trong cái nhìn "ngấu nghiến" của hai cặp mắt ma mãnh tò mò ấy, Khải Định hiện lên với một vẻ ngoài chẳng ra làm sao: Da vàng bủng như chanh, mũi tẹt, mắt xếch, đầu như đội cái đèn chụp, tay đeo đầy những nhẫn trông chẳng khác kiểu nhà giàu mới nổi đang cố khoe của, đã thế lại còn nhút nhát, lén la lén lút cứ như phường trộm cướp. Và thật sự nếu cứ như những gì cặp đôi này nhận xét thì Khải Định nào có ra dáng một ông vua đang vi hành, trông chỉ thấy hình ảnh một kẻ yếu đuối bạc nhược lại thích ăn chơi, phè phỡn chẳng ra làm sao. Từ những lời phán xét có vẻ xấu tính nhưng đầy khách quan của cặp đôi người Pháp, bản chất của một vị vua như Khải Định hiện lên thật chân thực đó là sự lố lăng, lòe loẹt, và hài hước, trên thực tế ông ta chỉ là thứ bù nhìn mua vui cho thực dân Pháp, là một con rối không có giá trị gì mấy, thân là vua nhưng chẳng có lấy một chút tôn nghiêm, thậm chí còn bị coi rẻ, nhưng dĩ nhiên Khải Định chẳng đủ tỉnh táo để nhận ra điều ấy. Thử hỏi làm sao vị vua này có thể quản lý cả một đất nước với cái khí chất yếu hèn này đây.

Từ cảnh "vi hành" đầy lố bịch của vua Khải Định, tác giả đã có sự so sánh rất hay về sự vi hành của một số vị vua nổi tiếng trong lịch sử nước ngoài. Đó là vua Thuấn của Trung Quốc cải trang làm dân cày đi dò la ý kiến của dân, vua Pi-e nước Nga đi làm thợ ở công trường nước Anh để hiểu thêm về cuộc sống của nhân dân mình. Thế nhưng ở Khải Định thì sao, ta thấy điều gì đây? Một ông vua lấy cái cớ "vi hành" để thỏa mãn thú vui chơi, đã vi hành thì buộc phải kín đáo và bình thường nhất có thể, nhưng không Khải Định đã hoàn toàn làm ngược lại, phô trương và hợm hĩnh. Đặc biệt cái sự "vi hành" của Khải Định chẳng đem lại một lợi ích cao cả nào cho nhân dân xứ An Nam mà cốt chỉ là để thỏa mãn cái lòng ham chơi của mình. Vậy thử hỏi Khải Định có xứng với vai trò của bậc cửu ngũ chí tôn hay không?

Thậm chí hài hước nhất là cảnh người dân nước Pháp đón tiếp Khải Định (thực ra là nhân vật "tôi" vốn bị nhận nhầm), ông ta chẳng nhận được một tí tôn trọng nào từ nơi mà ông ta xem là "mẫu quốc", cái ông nhận được chỉ là những câu nói đầy xăm soi và sự chỉ trỏ "Hắn đấy", "Xem hắn kìa". Có thể tưởng tượng ra hàng ngàn cặp mắt đang nhìn Khải Định như nhìn một con khỉ hoặc một thằng hề đang làm trò trên đất Pháp. Và càng vui hơn ( theo lời nhân vật "tôi"), khi ngay cả chính phủ Pháp cũng chẳng thể nhận ra nổi đâu là khách "quý" của họ, nhân vật "tôi" lại tiếp tục được làm vua Khải Định thêm ít lâu nữa. Họ phái một đoàn tùy tùng đi phía sau phục vụ, mà theo lời nhân vật "tôi" thì chẳng khác nào bà mẹ hiền đang trông giữ đứa con thơ dại của mình. Nhưng chẳng phải thế đâu, thực tế thực dân Pháp đang coi Khải Định như một tên tù nhân giam lỏng mà thôi, cứ ngỡ mình vẻ vang oai hùng và được xem trọng lắm, nhưng thật ra hắn chỉ như một trò cười lố bịch, bị "mẫu quốc" xoay như chong chóng mà không hề ý thức được.

Bằng giọng văn châm biếm đầy sâu cay, nhưng cũng không kém phần hóm hỉnh, Nguyễn Aí Quốc đã khơi gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ thú vị về vị vua bù nhìn Khải Định. Cách sáng tạo tình huống hư cấu đầy dễ thương và bất ngờ, cùng với lối ngôn ngữ tự nhiên đôi khi ngờ nghệch của nhân vật "tôi" đã đem đến cho tác phẩm những nét đặc sắc riêng. Tác phẩm là sự đả kích nặng nề đối với vua Khải Định, đồng thời cũng vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bè lũ thực dân Pháp và âm mưu xâm lược đầy bỉ ổi của chúng.

9. Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc mẫu 6

Tác giả Nguyễn Ái Quốc là một nhà cách mạng, một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Du đồng thời cũng là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà văn nhà thơ yêu nước. Những tác phẩm mà tác giả Nguyễn Ái Quốc để lại đã gây được tiếng vang lớn trong nền văn học nước nhà.

Truyện ngắn “Vi hành” của tác giả Nguyễn Ái Quốc viết khi vua Khải Định sang thăm nước Pháp. Tác phẩm này là tiếng cười châm biếm của tác giả dành cho vị vua cuối cùng của nước ta. Một vị vua ham sống sợ chết đã để cho thực dân Pháp cai trị dân tộc mình dưới ách nô lệ của chúng. Qua tác phẩm này thể hiện nhân sinh quan của tác giả với những hành vi lén lút của vua Khải Định, và thể hiện sự bất đồng của tác giả với chế độ phong kiến thối nát, mục rữa.

Ngay từ nhan đề của tác phẩm hai chữ “Vi hành” thường chỉ dành cho những vị vua tối cao thời xưa, những vị vua thanh liêm, yêu dân muốn che giấu thân phận thật sự của mình để đi thị sát tình hình cuộc sống của dân chúng. Để mong tìm ra những điều khuất tất, những điều dân còn chưa hài lòng để khắc phục sửa chữa sai lầm của mình. Nhưng vua Khải Định đi “vi hành” không phải vì thị sát tình hình của dân chúng mà chỉ lén lút đi để giải quyết việc cá nhân của mình.

Với giọng văn sâu cay, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện sự châm biếm, trong những hành vi không trong sáng, khuất tất của vua Khải Định trong chuyến sang thăm nước mẹ của mình.

Trong nghệ thuật của mình tác giả đã thể hiện nội dung của truyện ngắn dưới một bức thư gửi cho cô em gái. Một bức thư vạch trần những giả dối, lố lăng, ngây ngô của vị vua Khải Định trên mảnh đất nước Pháp xa xôi đang là kẻ thù của nhân dân ta.

Xuyên suốt câu chuyện được lô-gic với nhau bằng những sự việc, những hành động xảy ra trong chuyến đi của vua Khải Định. Tác giả đã thể hiện sự tinh tế của mình khi lồng ghép câu chuyện của cặp trai gái trò chuyện với nhau về vị vua của nước An Nam khiến cho tác giả vỡ ra nhiều điều thú vị.

Trong mắt của những người dân nước Pháp thì họ cho rằng những ai da vàng, mắt xếch, mũi tẹt, thì đó là vua của nước An Nam. Và bọn thực dân Pháp đã ngu ngốc lầm tưởng tác giả Nguyễn Ái Quốc là vua Khải Định nên đã tiếp ông một cách rất nồng nhiệt, tử tế.

Trong bức thư của mình tác giả đã khôn khéo đặt ra tình huống chuyện vô cùng độc đáo, thú vị, khiến cho người nghe cảm thấy vô cùng thu hút, hấp dẫn bị lôi kéo vào trong câu chuyện của tác giả. Qua những lời tâm sự của đôi trai gái người Pháp thì vua Khải Định trong mắt họ “Mặt mũi ngây ngô, điệu bộ lúng ta lúng túng, mũ mão lố lăng“. Trong mắt những người đó vua Khải Định chẳng khác nào một con rối một trò hề cho người ta xem, cảm thấy thích thú, mua vui được những phút giây thư giãn.

Trong lối viết của mình tác giả Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện sự tự nhiên, tinh tế, những tình huống truyện ngắn độc đáo, ly kỳ hấp dẫn làm tăng tính châm biếm, chân thật cho câu chuyện.

Thông qua truyện ngắn “Vi hành” tác giả muốn tố cáo tội ác của Khải Định với người dân của chúng ta, bởi chính hắn là kẻ hèn kém, ham sống sợ chết “Cõng rắn cắn gà nhà” khiến cho người dân của ta phải chịu ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Phải sống cảnh một cổ hai tròng vừa bị chế độ phong kiến đè đầu cưỡi cổ vừa bị thực dân Pháp bóc lột tới tận xương tủy. Cuộc sống của những người nông dân thật vô cùng khốn khổ.

Với giọng viết đầy châm biếm, mỉa mai tác giả đã khiến cho những người dân hiểu được nguyên nhân do đâu mà chúng ta bị Pháp bắt làm nô lệ từ đó hình thành sự căm thù chế độ phong kiến và vua Khải Định. Tác giả đã giúp người dân nhận rõ bộ mặt thật của việc khai hóa mà thực dân Pháp đang làm với nước ta.

Qua tác phẩm này ta thấy được sự nhạy bén trong tư duy, trong cách viết của tác giả Nguyễn Ái Quốc. Thông qua tác phẩm tác giả muốn tố cáo tội ác của giặc, thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của mình với những tội ác mà vua Khải Định và thực dân Pháp đã gây ra.

10. Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc mẫu 7

Sinh thời Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh (1890-1969) không có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn học. Nhưng căn cứ vào di sản mà Người để lại cho dân tộc đủ để ta khẳng định: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một nhà thơ, nhà văn lớn. Thơ của Người có thể sánh với Lí Bạch, Đỗ Phủ (Trung Quốc); văn của Người có thể so sánh với Huy Gô, BanGiắc (Pháp). Tiêu biểu nhất trong các sáng tác văn xuôi của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh phải kể đến Vi Hành, một truyện ngắn vừa có nội dung sâu xa vừa có nghệ thuật độc đáo.

Năm 1922, nhằm phô trương thanh thế, bòn rút chính quốc và tăng cường khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã tổ chức đưa vua Khải Định sang "nước mẹ" dự cuộc đấu xảo thuộc địa, tổ chức tại cảng Véc-xay. Vua Khải Định, đây là cơ hội để ăn chơi xa xỉ và vận động cho ngôi vua của con cháu sau này được chắc chắn. Lúc đó nhiều người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp đã vô cùng phẫn nộ.

Phan Châu Trinh lập tức cho công bố một bức thư nổi tiếng lên án Khải Định, trong đó ông đã khẳng định Khải Định có bảy tội đáng chết chém (thư thất điều). Nguyễn Ái Quốc "chào đón" Khải Định bằng một loạt sáng tác: Lời than vãn của bà Trưng Trắc; Sở thích đặc biệt; kịch Con rồng tre và nổi bật nhất là truyện ngắn Vi hành. Vi hành là một truyện ngắn độc đáo được viết dưới dạng hình thức một bức thư gửi cô em họ, được chính tác giả dịch ra tiếng Pháp và cho đăng trên tờ báo Nhân đạo năm 1923.

Nằm trong hệ thống tác phẩm được sáng tác theo một dụng ý chính trị rõ rệt, Vi hành đả kích, tố cáo chế độ đế quốc và phong kiến mà trực tiếp là thực dân Pháp và vua bù nhìn Khải Định. Vậy vua Khải Định dưới mắt nhìn của người dân Pháp đã hiện ra như thế nào? Có thể nói, Khải Định được tác giả khắc họa rất chân thực mặc dù nhân vật không hiện diện trong tác phẩm. Từ hình dáng đến phục sĩ: của Khải Định đều rất kệch cỡm, nhố nhăng, lố bịch và kì quặc.

Hãy nghe một cô gái Pháp tả Khải Định: Hắn có cả cái chụp đèn đè chụp lên đầu, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn, vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng vỏ chanh. Hắn đeo lên người đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm... Với phương Tây, vào những năm 20 của thế kỉ XX đã là thời kì của xã hội tư bản phát triển.

Giữa một thủ đô tráng lệ như Pa ri, nổi tiếng thế giới với các mốt ăn chơi trang điểm, thì cách phục sức của Khải Định là quá cổ lỗ sĩ, đặc biệt là dưới mắt nhìn cua những thanh niên Pháp, vẫn là nhân vật cô gái nhận xét Khải Định: Em thì em đã thấy hắn ở trường đua, trông hắn có vẻ nhút nhát hơn, lúng ta lúng túng hơn cơ... có khi hắn đã gửi tuốt ở kho hành lí nhà ga để đi vi hành đấy...

Hay là chán cảnh ông vua to, bây giờ lại nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé. Một ông vua như thế thì thật là xấu xa. Cứ như lời cô gái Pháp thì Khải Định đã lén lút vi hành để tìm đến các nhà thổ, các trường đua ngựa, để lao vào các cuộc cá cược đỏ đen như con bạc khát nước rồi cuối cùng phải vào hiệu cầm đồ. Ăn chơi xấu xa, sa đọa, thô bỉ, Khải Định không có tư cách của một ông vua. Trong con mắt người Pháp, Khải Định chỉ là một thằng hề, một con rối dưới bàn tay điều khiển của bọn thực dân Pháp. Em thì em thích Sác- Lô hơn ...

Phải trả những ngàn rưỡi phờ răng để xem vợ lẽ, nàng hầu vua Cao Miên, tụi làm trò nhào lộn của sứ thánh Công Gô; hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua ngay bên cạnh? Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối có ý định kí giao kèo thuê đấy. Lời bộc lộ tâm tình tự nhiên là của đôi trai gái người Pháp. Đó có thể xem là một lời đánh giá khách quan nhất về Khải Định.

Cứ đó mà suy, ta thấy Khải Định được so sánh theo giá trị giảm dần: với anh hề Sác Lô; với nàng hầu (con sen) của vua Cao Miên; rồi đến thay cho con rối trong nhà hát... thật Khải Định không còn là một con người nữa. Không dừng lại ở việc phê phán vua bù nhìn Khải Định, Vi Hành còn nhằm tố cáo những chính sách thuộc địa dã man, nham hiểm và bịp bợm của thực dân Pháp. Qua lời bộc lộ suy nghĩ của nhân vật trữ tình, khi tính cách của Khải Định được bộc lộ, thì tội ác của thực dân Pháp cũng bị bóc trần.

Tác giả Nguyễn Ái Quốc. Với tầm nhìn lãnh tụ mặc dù lúc đó Nguyễn Ái Quốc chưa phải là lãnh tụ) Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt xâm lược của thực dân qua ba chính sách tiêu biểu của chúng. Thứ nhất,: Thực dân Pháp đã thực hiện một chính sách ngu dân ở Việt Nam bằng cách đầu độc người dân bản xứ bằng thuốc phiện, rượu cồn. Đây có thể xem là kế sách thâm độc nhất của bọn thực dân.

"Dân ngu dễ trị" được bọn chúng xem như là một học thuyết cai trị. Chỉ cần qua một câu nói của nhân vật trữ tình, cái bộ mặt "chăm dân" của bọn thực dân đã bị lật tẩy: Phải chăng ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-Lếch-Xăng đệ nhất, có được sung sướng, có được quyền uống nhiều rượu cồn và đi được hút nhiều thuốc phiện bằng dân An Nam dưới quyền ngự trị của ngài hay không?

Thứ hai, tác giả vạch trần chính sách tuyên truyền dối trá, bịp bợm của bọn thực dân. Đem quân đi ăn cướp nước người mà lại gọi là "bảo hộ", là "khai hoá văn minh". Tác giả đã bóc trần sự thật này chỉ bằng một câu chứa đựng mâu thuẫn, phi lôgíc : Đến nay tất cả ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc "khai hóa", thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp...

Thứ ba, tác giả Vi hành còn lên tiếng tố cáo chế độ nhà tù, chính sách mật thám truy nã, bủa vây những người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp. Qua câu chuyện bịa 100% tác giả lại nói về một sự thật 100%. Bịa là, bức thư gửi cô em họ; ngay cả chính phủ Pháp cũng không biết ai là Khải Định ... thật là Khải Định sang Pháp, thực dân Pháp lấy lí bảo vệ Khải Định để theo dõi, bủa vây những người Việt Nam hoạt động trên nước Pháp, đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc.

Tác giả viết: "Cái.vui nhất là ngay cả đến chính phủ cũng không ai nhận ra được khách thật của mình nữa, và để chắc chắn khỏi thất thố trong nhiệm vụ tiếp tân chính phủ bèn phải đối đãi tốt với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt!... và giá có được thấy các vị ấy ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được vì nỗi âu yếm của các vị đối với tôi.

Có thể nói các vị bám lấy đế giầy tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng". Rõ ràng đây không phải là một sự chăm sóc ân tình mà lại một sự bủa vây kìm kẹp.vẫn biết Vi hành được sáng tác theo một dụng ý chính trị, nhưng không vì thế mà tác giả xem nhẹ nghệ thuật; trái lại, truyện ngắn Vi hành là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của một nhà văn bậc thầy: Nguyễn Ái Quốc.

Sự sáng tạo trong Vi Hành được thể hiện trong từng tế bào của tác phẩm Nhan đề tác phẩm đã là một sáng tạo. Từ "vi hành" có xuất xứ từ Trung Quốc nghĩa gốc là chỉ hành động của các hoàng đế anh minh cải trang làm dân thường đi sâu vào nhân dân để tìm hiểu thực tế, từ đó có đường lối cai trị đúng đắn nhằm đem lại hạnh phúc thực sự cho nhân dân, phồn vinh cho dân tộc. Nhưng "vi hành" còn có nghĩa là lối mòn ; lối đi hẹp, chỉ hành động lén lút, việc làm khuất tất.

Thực tế Khải Định cải trang đi vi hành là để làm những việc xấu xa, bỉ ổi, nhằm thoả mãn những dục vọng thấp hèn. Chính vì thế từ "vi hành" mà tác giả Nguyễn Ái Quốc dùng đặt tên cho tác phẩm này được hiểu ở nét nghĩa thứ hai (trong bản tiếng Pháp, tác phẩm có tên là: Incognito, nghĩa là đội một cái tên không phải là tên thật). Khải Định cải trang đi vi hành nên mới tạo nên một tình huống nhầm lẫn.

Chính từ tình huống nhầm lần này đã khơi gợi nhiều trí tưởng tượng cho người đọc. Nội dung Vi hành đề cập đến một vấn đề nghiêm túc và có thật nhưng hình thức nghệ thuật lại như là "bịa". Trong văn học người ta gọi là "bịa nghệ thuật”. Tác giả đã bịa ra hàng loạt cuộc nhầm lẫn do Khải Định gây nên. Đầu tiên là đôi tình nhân người Pháp nhầm Nguyễn Ái Quốc là Khải Định. Thế rồi sự nhầm lẫn ấy như một vết dầu, cứ loang ra mãi.

Đôi tình nhân người Pháp (cũng có nghĩa là nhân Pháp) nhầm và đến cả chính phủ Pháp - cơ quan đích thân mời Khải Định sang làm thượng khách, cùng nhầm. Và, phải có sự nhầm lẫn này nhân vật trữ tình của chúng ta mơi có cơ hội để lắng nghe một cách khách quan cuộc đối thoại của đôi trai gái người Pháp, để qua đó biết được dư luận của nhân dân Pháp đối với Khải Định.

Như vậy là người Pháp nhận xét về Khải Định chứ không phải là người Việt Nam; nhờ đó mà giá trị hiện thực của tác phẩm được nâng lên và bộ dạng, tính cách của Khải Định vốn đã lố bịch lại càng trở nên hài hước, lố bịch hơn. Nghệ thuật của truyện ngắn là nghệ thuật của khoảnh khắc và tình huống. Lựa chọn được những khoảnh khắc có ý nghĩa nhất trong cuộc đời nhân vật kiến tạo được những tình huống độc đáo làm nổi bật chủ đề tác phẩm và tính cách nhân vật là cơ sở quyết định sự thành công.

Cốt truyện trong Vi hành chẳng có gì độc đáo nhưng câu chuyện trở nên trớ trêu, éo le, có kịch tính và hết sức hấp dẫn là do tác giả đã tạo được một tình huống độc đáo: nhầm lẫn. Chính sự nhầm lẫn này là cơ sở cho cốt truyện phát triển, là điều kiện tạo nên sức hấp dẫn của truyện.Cũng cần phải nói thêm một điều nữa là, sức hẫp dẫn của Vi hành còn do hình thức tổ chức kết cấu của truyện tạo nên.

Dưới hình thức một bức thư gửi cô em họ, tác giả dễ dàng liên hệ tạt ngang: đang từ sự việc này có thể chuyển sang sự việc khác; từ hiện tại nghĩ về quá khứ; từ Pa ri nghĩ về Việt Nam; từ "Vi Hành" (một chuyện nghiêm túc) lại dẫn đến chuyện cò bạc, đĩ điếm (chuyện xấu xa, bỉ ổi)...

Chính vì thế mà nội dung của truyện hết sức phong phú, nhưng chủ đề lại không bị phân tán. Một truyện ngắn cuời ra nước mắt" và hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối. Nằm trong hệ thống các tác phẩm được sáng tác theo một ý đồ chính trị rõ rệt, nội dung của Vi hành là phản đế, phản phong. Nhưng Vi hành thực sự là một truyện ngắn xuất sắc, một sáng tạo nghệ thuật độc đáo xứng đáng là một kiệt tác của nền văn học nước nhà.

Trong sáng tạo văn học của Nguyễn Ái Quốc nghệ thuật trào phúng chiếm một vị trí đặc biệt. Với nghệ thuật trào phúng Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bản chất tàn bạo, giả dối của chế độ thực dân Pháp. Cũng với nghệ thuật ấy, Người bày tỏ thái độ khinh bỉ đối với bọn vua quan bù nhìn bán nước cầu vinh, chỉ riêng đối với sự kiện Khải Định sang Pháp dự cuộc Đấu xảo thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc và vở kịch Con rồng tre lên án và chế giễu sâu cay ông vua bù nhìn. Nhân kỉ niệm một năm chuyến đi ô nhục ấy, Nguyễn Ái Quốc lại viết truyện ngắn Vi Hành, biến Khải Định thành đối tượng của những cuộc đàm tiếu khinh bỉ…Vấn đề đặt ra cho tác giả là phải sáng tạo một hình thức nghệ thuật mới để không lập lại chính mình. Sự thành công của tác phẩm Vi hành đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật dồi dào, sắc bén của nhà văn Nguyễn Ái Quốc.

Thật vậy, nếu trong hai tác phẩm Lời than vãn của bà Trưng Trắc và Con rồng tre, Khải Định trực tiếp xuất hiện, thì ở đây, trong tác phẩm Vi hành, vua Khải Định vắng mặt. Vậy làm thế nào để cho Khải Định xuất hiện, đặng nhận lấy lời đàm tiếu nhục nhã và lời tố cáo sắc bén? Nguyễn Ái Quốc đã dùng biện pháp hóa không thành có- biện pháp hiểu lầm, nhận lầm một người An Nam là nhà vua đi “vi hành”, để tố cáo, chế giễu một cách cay độc. Ai là người có thể nhận lầm như vậy?

Đó không thể là người An Nam, thần dân của ngài. Đó chỉ có thể là người dân Pháp hiếu kì và từ lâu đã không xem vua chúa như một đấng bề trên. Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo nên một đôi nam nữ người Pháp nhận lầm vua An Nam trên xe điện, và truyện ngắn mở đầu bằng cuộc tranh luận của họ. Chàng trai quả quyết đó chính là nhà vua, còn cô gái, người đã thấy nhà vua ở trường đua thì quả quyết là không phải, vì thấy thiếu mũ măng, nhẫn vàng, hạt cườm. Từ hai cách hiểu ấy mở ra hai hướng đàm tiếu: đàm tiếu về trang phục nhà vua và đàm tiếu về việc “vi hành” của ông.

Việc đàm tiếu về trang phục nhà vua do đôi thanh niên nam nữ người Pháp thực hiện. Lợi dụng cách cảm nhận ngộ nghĩnh của họ đối với cách ăn mặc xa lạ. Nguyễn Ái Quốc đã biến ông vua thành một trò cười rẻ tiền: đầu đội chụp đèn, quấn khăn, tay đeo đầy nhẫn, mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng như quả chanh, không một chút uy nghi, đường bệ. Hơn thế, người bạn gái đã trông thấy nhà vua, hình dung vua là người “đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm“, y như một mụ đàn bà.

Còn người thanh niên thì xem vua như một trò vui mắt không phải mất tiền như xem “vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên”, hoặc “trò leo trèo, nhào lộn của sư thánh xứ Công Gô”. Thậm chí còn tung tin Nhà hát Múa rối định ký hợp đồng thuê nhà vua biểu diễn! Thật không còn lời báng bổ, khinh miệt nào hơn đối với một đức Hoàng Thượng! Nhưng đó là sự thật: Khải Định chỉ đóng được một vai hề rẻ tiền trong lịch sử!

Việc đàm tiếu về truyện “vi hành” do kẻ bị nhận lầm - tác giả bức thư gửi cho cô em họ - thực hiện qua lời tâm sự trong thư. Đây là lời của một người An Nam, am hiểu nội tình nước Nam. Ở đây Nguyễn Ái Quốc dùng biện pháp “quá mù ra mưa” - nhân có người nói nhà vua “vi hành”, thế là người anh họ trong thư liền liên hệ với các cuộc “vi hành” của các vị vua vĩ đại như vua Thuấn, vua Pie, và bình luận nhạo báng về cuộc “vi hành” tưởng tượng của vua Nam. Đây là một đoạn văn nữa mỉa mai sắc bén, từ nào cũng nhằm phơi trần thân phận và nhân cách hèn hạ của tên vua.

Biện pháp “quá mù ra mưa” lại được sử dụng thêm một lần: nhân việc người Pháp nhận lầm vua Nam, tác giả đẩy xa hơn: phổ quát hóa sự nhận lầm để châm biếm việc cảnh sát Pháp theo dõi người yêu nước Việt Nam trên đất Pháp: “… tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành Hoàng đế ở Pháp”. Trở thành Hoàng đế thì được sự chăm sóc, theo dõi của cảnh sát và đó là nỗi phiền hà cho những ai da vàng.

Đến đây ta thấy “Vi hành” rõ ràng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo lạ lùng. Ai cũng thấy là tác giả bịa, nhưng là một sự bịa đặt khéo léo, tài tình, hợp lí, có khả năng tố cáo sâu sắc và do đó mà gây thú vị cho người đọc. Có thể nói là tác giả đã dùng phép “đà đao”, nhân sự hiểu lầm của mấy người Pháp mà đưa ngòi bút sắc bén đánh trúng vào chỗ trí mạng của tên vua. Ở đây người ta thấy sức mạnh nghệ thuật được sử dụng một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, đắc địa.

Ngoài việc xây dựng cốt truyện khéo léo, việc không có mà như có thật, bút pháp mỉa mai, châm biếm của tác giả thể hiện ở các pháp ví von dí dỏm rất “Tây“: mũ miện của vua thì ví với chụp đèn, ngọc quý thì ví với hạt cườm, nhìn vua thành con rối, so hắn với hề Saclô, đặc biệt, ngòi bút mỉa mai của tác giả chỉa thẳng một lúc vào hai đối tượng: thực dân và phong kiến.

Ta hãy xem tác giả viết trong thư: “Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alêchxăng đệ Nhất, (…) có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không? (…). Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé?”. Những nghi vấn thật là mỉa mai!

Và đây là lời mỉa mai cảnh sát Pháp: “Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ bọn tôi, và giá có được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi. Có thể nói là các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng…”

Biết bao chua chát, cay đắng trong nụ cười ở đây! Đó là nghệ thuật mỉa mai, châm biếm có tính chất chính luận hết sức già dặn. Tất cả các chữ dùng đều được sử dụng rất đắt và phát huy tác dụng châm biếm tối đa. Chẳng hạn gọi vua Pháp là “bạn” của vua Nam hoặc nói cảnh sát Pháp theo dõi như ”mẹ hiền rình con thơ” v.v… và v.v…

Tóm lại, nghệ thuật độc đáo và bút pháp mỉa mai châm biếm bậc thầy của thiên truyện đã chứng tỏ tài nghệ siêu việt, phong phú của Nguyễn Ái Quốc, chứng tỏ một thành tựu sắc sảo của nghệ thuật cách mạng giàu tính chiến đấu.

11. Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc mẫu 8

Hồ Chí Minh không những là một vị lãnh tụ của nhân loại mà còn là một nhà thơ đầy bản lĩnh và lòng nhân ái. Chúng ta không thể không khâm phục Người khi đã để lại một khối lượng thơ văn khá đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Vi Hành là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Ái Quốc được trích trong tập truyện và kí viết bằng tiếng Pháp. Truyện được viết vào đầu năm 1923 nằm trong loạt tác phẩm châm biếm đả kích chuyến thăm Pháp của Khải Định vào tháng 6 năm 1922.

Truyện kể về chuyến xe điện ngầm đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi là người kể chuyện là một người An Nam nên tưởng đó là vua Khải Định và coi hắn như một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, với câu chuyện của các ông vua rồi liên hệ về cuộc vi hành mờ ám vì mục đích riêng của vua Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp của chính quyền thực dân.

Tác phẩm đã châm biếm và đả kích sâu sắc chuyến vi hành này của tác giả. Đó chính là nội dung chủ yếu của cốt truyện Vi hành Nghệ thuật châm biếm đả kích được thể hiện ngay từ đầu tác phẩm khi tác giả tạo tình huống gây nhầm lẫn. Đó là một đôi nam nữ Pháp trên tàu điện ngầm ở Pari tưởng tác giả hay chính là nhân vật tôi trong truyện là vua Khải Định.

Đôi trai gái nhầm bác là vua Khải Định, tất cả người Pháp tưởng tất cả những người da vàng trên đất nước Pháp đều là vua Khải Định và một điều nực cười hơn nữa đó chính là mời vua Khải Định sang nhưng cũng không biết đâu là vua Khải Định nữa. Cái sự nhầm lẫn mà tác giả nói đến trong truyện cũng không thể nói là không có cơ sở của nó được khi mà họ khó mà phân biệt được những khuôn mặt khác nhau của chúng ta.

Vẫn cái nước da vàng, vẫn cái mũi tẹt, vẫn cái mắt sếch, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh ấy thì để nhận diện một người nước Nam thật khó cho họ. Nhưng có điều cái sự nhầm lẫn của đôi trai gái ấy khiến cho Bác thấy thú vị khi được nghe câu chuyện của đôi trai gái ấy và câu chuyện nói đến vua Khải Định khiến cho hình tượng nhân vật Khải Định không trực tiếp xuất hiện nhưng cũng khiến cho người đọc thấy được chân dung con người hắn.

Tình huống nhầm lẫn ở đây như muốn nói lên rằng: đấy là người Pháp họ nói và nghĩ về Khải Định đấy chứ! Nhưng hình thức viết thư cũng lại muốn khẳng định rằng họ đã nói đúng và “tôi” còn thấy tên vua kia tồi tệ hơn, đáng khinh hơn thế nữa. Ở đây ta thấy được tạo tình huống gây nhầm lẫn đó chính là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất của truyện.

Tình huống tuyện như vật thật độc đáo đẩy câu chuyện lên mức hài hước giàu kịch tính và tạo được hiệu quả châm biếm đả kích sâu sắc. Không cần cho nhân vật Khải Định xuất hiện, tác giả chỉ ghi lại cuộc trò truyện của đôi nam nữ Pháp nhưng chân dung Khải Định hiện lên rất rõ nét: một ông vua bù nhìn, một kẻ lố bịch , một con rối, một kẻ rẻ tiền. Bên cạnh đó, tác giả cũng châm biếm một cách nhẹ nhàng và hóm hỉnh thói tò mò, hiếu kì của thị dân Pari.

Nhìn bề ngoài, câu chữ có vẻ cười cợt nhẹ nhàng nhưng ẩn đằng sau nó là những đòn đả kích sâu cay mãnh liệt, là thái độ xem thường, khinh bỉ đối với kẻ thù “đúng lúc đó thì có một anh vua đến với chúng ta” hoặc “ thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ đấy chứ? Phải trả gần rưỡi phrăng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên…”, “hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh.

Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối đang định kí gieo kèo thuê đấy…”. Những câu văn nói về sự lố bịch, nực cười của Khải Định, không chỉ nhằm mục đích vạch trần sự ngu dốt mông muội của hắn mà còn thể hiện sức khái quát sắc sảo trong nghệ thuật châm biếm của Nguyễn Ái Quốc.

Nghệ thuật châm biếm đả kích sâu sắc cũng được thể hiện rất rõ nét khi tác giả sử dụng hình thức thư tín. Vi hành được Người viết dưới hình thức một bức thư gửi cô em họ ở quê nhà. Viết truyện ngắn dưới hình thức một bức thư không có gì độc đáo, mới mẻ nhưng đặt trong hoàn cảnh cụ thể này thì bức thư vi hành đạt được hiệu quả nghệ thuật đặc biệt. Thư là một lối văn tự do phóng túng có thể chuyển cảnh, chuyển đổi giọng điệu một cách linh hoạt. Trong thư người ta có thể trao đổi thông tin, cũng có thể bộc lộ tư tưởng tình cảm, tâm tư suy nghĩ của người viết.

Đó là một hình thức tương đối tự do khi viết thư có thể liên hệ tạt ngang một cách phóng túng có điều kiện để phát huy sự phán đoán trí tưởng tượng. Thấy được đặc điểm tích cực của thư từ cho nên cùng một lúc tác giả đã phán đoán suy luận về thực chất chuyến vi hành của Khải Định, thái độ của chính quyền thực dân để đả kích chính phủ Pháp và ông vua bù nhìn Khải Định.

Dưới hình thức viết thư thì một lần nữa tính cách của Khải Định lại được khắc họa tô nét đó là một ông vua ăn chơi chác tán. Nhà văn mỉa mai châm biếm bản chất tính cách này của vị hoàng đế An Nam: ngoài vi hành phải chăng vì đã chán cuộc đời ông vua muốn nếm thử cuộc đời công tử bé, ngài để hết hành lí ở hiệu cầm đồ không mang theo tùy tùng để xuất hiện những nơi không laays gì làm cao thượng. Bản chất làm tay sai bán nước của ông bù nhìn này được gợi qua những câu hỏi phán đoán suy luận: ngài vi hành phải chăng ngài muốn được xem người dân Pháp có uống nhiều rượu cồn và thuốc phiện như người dân An Nam dưới quyền cai trị của ngài.

Ngôn ngữ của tác phẩm mang ý nghĩa châm biếm sắc sảo, giọng mỉa mai châm biếm bất ngờ. Vi hành có đủ lợi điểm nhằm chế giễu phê phán tính chất bù nhìn của vua Khải Định. Mặt khác qua hình thức một bức thư riêng gửi cô em họ, tác giả đả kích tố cáo chính sách thuộc địa giả dối của Pháp chế độ ngu dân nặng nề, chế độ thuế khóa nặng nề và ngay cả kế mật thám ở ngay trên chính quốc

Nghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi hành là sự kết hợp hài hòa hình thức trào phúng của văn học Châu Âu hiện đại với lối đùa vui thâm trầm hóm hỉnh kiểu Á Đông. Vi hành là truyện ngắn tiêu biểu cho hình thức viết truyện kí nhiều sáng tác của Bác nhiều sáng tạo lời ít ý nhiều giàu chất trí tuệ và nghệ thuật châm biếm sâu sắc.

12. Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc mẫu 9

"Vi hành" là một truyện ngắn trào phúng phản phong, phản đế thuộc loại sớm nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn được sáng tác vì mục đích tố cáo chân tướng tên vua bù nhìn Khải Định khi y sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác xây năm 1922 đồng thời nhằm phơi bày bộ mặt xấu xa của thực dân Pháp. "Vi hành" là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật châm biếm, đả kích của Nguyễn Ái Quốc.

"Vi hành" được sáng tác vì mục đích Cách mạng, vì tinh thần chiến đấu. Nó nằm trong hệ thống những bài văn, bài báo mà Nguyễn Ái Quốc viết để tố cáo chân tướng của tên vua bù nhìn Khải Định. Tên vua ấy không khác gì một tên hề lố lăng, vi hành lén lút mà mờ ám. Qua truyện, Nguyễn Ái Quốc cũng muốn tố cáo bọn thực dân Pháp đê hèn, lừa bịp, đồng thời bộc lộ một cách kín đáo nỗi tủi nhục của người dân bản xứ. Tên vua bù nhìn Khải Định và bọn thực dân Pháp hiện lên dưới ngòi bút châm biếm, đả kích của Nguyễn Ái Quốc vừa nực cười, vừa xấu xa.

Nghệ thuật châm biếm cũng đã có trong văn học Việt Nam, như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương... thế nhưng, tiếng cười mỉa mai ở Nguyễn Ái Quốc lại có sắc điệu riêng với niềm tin, niềm lạc quan của một người chiến sĩ cộng sản. "Vi hành" là biểu hiện của một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn và hóm hỉnh.

Nếu Nguyễn Đăng Mạnh từng cho rằng "tình huống truyện như một tứ thơ. Nó giống như một thứ nước rửa sạch sẽ làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm nổi bật vấn đề, tư tưởng tác giả" thì ở Vi hành, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo ra những tình huống oái oăm, vui nhưng lại tạo được nhưng hiệu quả châm biếm sâu cay.

Đó là tình huống nhầm lẫn đơn giản mà vô cùng hợp lý, lung linh nhiều ánh sáng bất ngờ, tác động mạnh vào ấn tượng người đọc. Từ sự nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp đến sự nhầm lẫn của cả quần chúng nhân dân, chính phủ Pháp tưởng người da vàng nào cùng là Khải Định. Tên vua bù nhìn Khải Định tuy không xuất hiện trực tiếp trong truyện nhưng chân tướng vẫn hiện lên rất rõ ràng thông qua câu chuyện và cái nhìn của đôi trai gái người Pháp.

Trong con mắt người Pháp, Khải Định có một trang phục nực cười như một thằng hề, "cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn" với những thứ trang sức màu mè vô cùng lố bịch "Đeo lên người đủ bộ hạt cườm" và có giá trị rẻ tiền hơn cả những trò giải trí rẻ tiền nhất. Khải Định bị coi như một hiện tượng lạ.

Một "anh vua" mũi tẹt, mắt xếch, nước da vàng bưng như vỏ chanh, đeo lên người những bộ lụa là, hạt cườm, các ngón tay đeo đầy những nhẫn lúng ta lúng túng đi giữa Pa-ri hoa lệ. Vậy mà hắn đã đi đến những đâu? Nào trường đua, các tụ điểm ăn chơi phóng túng nhất Pa-ri. Cái dáng vẽ nhút nhát, lúng túng của Khải Định trông thật thảm hại.

Phải chăng "ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alếchxang đệ nhất có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc phiện bằng dân nước Nam, dưới quyền ngự trị của ngày hay không?... Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé?". Ngài vi hành lén lút hay để thực hiện một hành vi ám muội? Khải Định đã tự lột mặt nạ của mình, hoá ra hắn chỉ là một kẻ chơi bời vô độ, hắn không có phong thái đàng hoàng, sang trọng của một bậc quân vương.

Phụ hoạ thêm những lời lẽ mỉa mai khinh miệt ấy là thái độ đả phá trực tiếp của tác giả trong những lời nghi vấn giả thiết, so sánh, liên hệ Khải Định khi hiện lên trong sự đối lập, tương phản với vua Thuấn, vua Pie càng trở nên đáng khinh, càng tầm thường và hèn mạt. Tác phẩm liên tục xuất hiện những câu hỏi đặt ra những giả thiết về mục đích vi hành "không cao thượng" của Khải Định. Các từ ngữ "phải chăng", "hay là", "hay không"... luyến láy, nối tiếp nhau như thể Nguyễn Ái Quốc đang đảo trộn, soi xét, lật đủ mặt này mặt kia để phơi bày trần trụi mọi cái xấu của Khải Định.

Không chỉ có vậy, trong mắt người Pháp, hắn không chi là một kẻ ăn chơi lố bịch, không chỉ giống một mụ đàn bà "đeo lên người đủ thứ lụa là, hạt cườm" mà còn như một trò vui không mất tiên, một thằng hề. Qua câu chuyện của đôi trai gái trên chuyến xe: "Thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ đấy chứ?

Phải trả nhũng nghìn rưỡi phrăng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò nhào lộn của sứ thánh Công-gô. Hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh. Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối có định kí giao kèo thuê đấy". Thật không còn lời lẽ nào hơn dành cho tên vua bù nhìn ấy. Thế mà tác giả, người đang bị tưởng lầm là Hoàng đế đã phải chịu đựng tất cả sự mỉa mai, khinh bỉ qua cái nhìn cua đôi trai gái Pháp.

Nhưng đâu chỉ đôi trai gái ấy lầm tưởng "tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành Hoàng Đế ở Pháp" mà đến chính phủ Pháp, quần chúng Pháp đều lầm. Để rồi mỉa mai thay, "quần chúng cứ là tự phát biểu nhiệt tình khi vừa thoáng thấy đồng bào ta" với những lời chào mừng kín đáo "Hắn đấy! Xem hắn kìa". Ông vua nước Nam được gọi là "hắn", được nhìn với những cái nhìn ngấu nghiến, tò mò như vật lạ, một trò hề.

Ý nghĩa phê phán của tác phẩm càng lúc càng mạnh mẽ. Qua câu chuyện được tác giả kể lại trong bức thư viết cho cô em họ chân dung độc đáo, đầy ấn tượng mang sức tố cáo mạnh mẽ được thể hiện qua hình thức tâm tình riêng tư - một sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc. Tác giả đã liên hệ, so sánh tạt ngang, chuyển giọng, chuyển cảnh một cách linh hoạt.

Sự mỉa mai nhưng thực ra lại thật chua chát, Khải Định ăn chơi xa xỉ trên mồ hôi nước mắt của nhân dân. Bằng sự tài tình của mình, Nguyễn Ái Quốc đã khắc họa chân dung tên vua bù nhìn thật sự sinh động, ấn tượng với vẻ ngoài lố bịch và những hành động lúng túng. Bên ngoài câu chuyện có vẻ bông đùa nhưng bên trong tác giả lại ngầm thể hiện thái độ khinh bỉ, đau xót - đau xót cho đất nước khi có một ông vua như Khải Định.

Sự sắc sảo của nghệ thuật châm biếm không chỉ được thể hiện ở cách miêu tả chân dung và hành động của tên vua bù nhìn - Khải Định mà còn được bộc lộ ở cách miêu tả bọn thực dân Pháp, đặc biệt là bọn mật thám và chính phủ Pháp. Ngay đến chính phủ Pháp còn không thể nhận ra được khách thật của mình thế nên "bèn đối đãi tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt".

Cái cười của Nguyễn Ái Quốc ở đây chính là cái cười mỉa mai, bóng gió, là lối nói cứ thấp thoáng ý xa, ý gần, nghĩa đen nghĩa bóng với hệ thống ngôn ngữ vô cùng phong phú: "Đón tiếp tốt đẹp", "dành cho", "nhiệt tình", "tận tuỵ", "âu yếm",:"tự hào"... bên cạnh những câu văn đậm vẻ mỉa mai và cả lối ví von so sánh sắc nét: "Các vị chẳng nề hà chút công sức nào bảo vệ bọn tôi, và giá cô được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác nào bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được vì nỗi âu yếm của các vị đối với tôi".

Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo sự xảo trá, bịp bợm của bọn thực dân Pháp đối với Đông Dương đồng thời đả kích chế độ mật thám Pháp xâm hại quyền tự do cá nhân của người dân thuộc địa. Bên cạnh đó, Người còn sử dụng biện pháp song hành "tất cả những ai có màu da vàng đều là Hoàng đế - tất cả những ai ở Đông Dương đều là bậc khai hoá" và biện pháp liên hệ nhằm phê phán chính sách ngu dân, đầu độc dân thuộc địa của bọn thực dân Pháp.

Tiếng cười của Bác là một tiếng cười trí tuệ, đó không phải là một tiếng cười giòn giả ngay trên bề mặt, mà là tiếng cười thâm trầm ở bề sâu. Cái cười chỉ hiện ra chua chát, mỉa mai như kết quả cuối cùng của một quá trình suy nghĩ để nhận ra cái trái tự nhiên của bản thân sự vật, sự việc.

Ông vua - một danh nghĩa sang trọng nhưng thực ra lại đáng khinh, chính sách bảo hộ - cái tên thì nhân nghĩa nhưng thực ra lại là sự bóc lột vô cùng tàn ác, ngòi bút châm biếm sâu sắc của tác giả đã chú ý khai thác những điều trái ngược trong một sự thống nhất bên cạnh việc phát hiện sự thống nhất trong những hiện tượng trái ngược nhau. Tiếng cười với nhiều sắc điệu, có cả sự khinh bỉ của một người cách mạng lẫn nỗi đau của một người dân mất nước, có cả chất thâm thuý của người thông thuộc lịch sử lẫn vẻ tinh nghịch, trẻ trung của tuổi thanh niên.

Đi vào thế giới nghệ thuật của "Vi hành" ta bắt gặp sự phong phú của nhiều yếu tố giọng điệu, hình ảnh... Tác phẩm còn lôi cuốn người đọc bởi lối dẫn chuyện vô cùng độc đáo lạ thường. "Vi hành" là sự luân chuyển, đan xen của nhiều giọng nói, nhiều giọng kể.

Mở đầu câu chuyện là giọng bông đùa bỡn cợt, của người ngoài cuộc, tiếp theo là giọng tâm tình thân mật giữa tác giả và cô em họ, tiếp theo nữa là giọng hồi tưởng của các vị vua vĩ đại để mỉa mai Khải Định vi hành với những lí do không cao thượng. Và đặc biệt, khi tác giả cất tiếng hỏi "Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp dưới quyền ngự trị của bạn ngài liệu có được sung sướng?"... thì giọng điệu lại càng châm chọc trực diện tên vua bán nước.

Truyện ngắn "Vi hành" không chỉ là tiếng cười châm biếm mà còn là tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Tâm trạng ấy không chỉ xuôi chiều trong sự đùa vui, mỉa mai, giễu cợt mà còn có cả lòng căm ghét kẻ thù và nỗi đau mất nước. Lòng yêu nước đôi khi còn được bộc lộ một cách chua chát trong giọng văn như là một nghịch lý" Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không hiểu sao che dấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế".

Sự sáng tạo tài tình của Nguyễn Ái Quốc đã được kết tinh trong một nghệ thuật châm biếm bậc thầy - nghệ thuật quen thuộc để đả kích những đối tượng đáng phê phán. Nhưng với "Vi hành" Nguyễn Ái Quốc đã mang đến một tiếng cười mới mẻ mang chiều sâu trí tuệ. Tiếng cười thâm thuý được bật ra từ cách sử dụng câu chữ, xây dựng tình huống, xây dựng chân dung nhân vật. Tiếng cười đó là tiếng cười trí tuệ - càng nghĩ càng thấm, càng thấm càng đau.

13. Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc mẫu 10

“Vi hành” không chỉ là tác phẩm có nội dung phản đế, phản phong sâu sắc mà còn là một sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời thể hiện một bút pháp văn xuôi hiện đại giàu tính châm biếm, đả kích sâu sắc của nhà văn bậc thầy Nguyễn Ái Quốc.

Sáng tạo trước hết ở cách đặt nhan đề của tác phẩm: "Vi hành". Nhan đề này đã vạch ra được mâu thuẫn trào phúng giữa địa vị tôn nghiêm của ông vua trong chuyến Tây du 1922 với bộ dạng của một tên hề, con rối của vua bù nhìn Khải Định. "Vi hành" vốn có nghĩa gốc tốt đẹp, nhằm chỉ hành động của các bậc hoàng đế vĩ đại cải trang làm người dân thường đi sâu vào nhân dân tìm hiểu xem họ sống ra sao, suy nghĩ như thế nào, để từ đó có đường lối cai trị đúng đắn, nhằm đem lại hạnh phúc thực sự cho dân.

Còn nay Khải Định cũng cải trang đi "Vi hành", nhưng là để làm những điều xấu xa, nhằm thoả mãn những dục vọng thấp hèn. Như thế là Bác đã biến đổi nghĩa gốc sang nghĩa mới có tính chất châm biếm sâu cay. Nguyễn Ái Quốc đã dùng chữ của Hoàng Đế để đánh vào đầu Hoàng Đế. Trong nghệ thuật đánh địch, người ta gọi đó là thủ pháp: lấy gậy ông để đập lưng ông. Ngòi bút của Bác quả là hóm hỉnh và rất giàu trí tuệ.

Sáng tạo nghệ thuật độc đáo của truyện ngắn “Vi hành”còn thể hiện ở chỗ bịa ra tình huống “nhầm lẫn”để khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc. Nội dung truyện "Vi hành" đề cập đến một vấn đề hoàn toàn nghiêm túc và có thật. Đó là sự thực về tội lỗi xấu xa, nhân cách hèn hạ của tên vua bù nhìn bán nước Khải Định và về tội ác tày trời của thực dân Pháp. Ấy thế mà hình thức nghệ thuật lại như là chuyện "bịa".

Trong văn học, người ta gọi đó là "bịa nghệ thuật". Tác giả "bịa" ra hàng loạt cuộc nhầm lẫn do Khải Định "vi hành gây nên". Ớ đây tác giả đã sử dụng thủ pháp cường điệu trong nghệ thuật trào phúng. Trước hết là đôi nhân tình người Pháp nhầm Nguyễn Ái Quốc là Khải Định, và. sự nhầm lẫn ấy cứ "loang" ra mãi: Nhân dân Pháp "nhầm" và ngay đến Chính phủ Pháp đích thân mời Khải Định sang làm thượng khách lắm lúc cũng nhầm nốt.

Phải có sự nhầm lẫn này mới có cơ hội để lắng nghe một cách khách quan cuộc đối thoại của đôi trai gái để qua đó biết được dư luận của người Pháp đối với Khải Định. Và như thế là không phải tác giả quan sát Khải Định bằng con mắt châm biếm, căm ghét nó, mà bằng con mắt của người dân Pháp, đặc biệt là những thanh niên Pari đang háo hức những trò giải trí mới lạ.

Bộ dạng của tên vua bù nhìn vốn đã lố bịch, càng trở nên hài hước, lố bịch hơn (chẳng hạn người Việt Nam nhìn cái nón thì chẳng có gì lạ, nhưng người Pháp nhìn cái nón trên đầu Khải Định thì tưởng đó là chụp đèn; da thì bủng như vỏ chanh; thái độ thì nhút nha nhút nhát - đúng là một anh chàng Hoàng Đế nhưng đi lén lút; trang phục ăn mặc thì rất "lò'" có gì phô ra hết, đủ cả lụa là, gấm vóc, hạt cườm như một thằng người, như một cái giá áo không hơn (Ớ Pháp, đàn ông mà ăn mặc như vậy là rất "ngố" và vô văn hoá). Vả chăng, cách bình luận của người Pháp đổì với Khải Định cũng tự do, thoải mái hơn. Vì họ là dân của một nước dân chủ, vua chúa đối với họ chỉ là một thứ đồ cổ.

Qua cách nhìn và lời bình luận của người Pháp thì Khải Định chỉ đáng làm trò giả trí cho họ. Nhưng là trò giải trí không đáng giá nửa xu. Lời bình luận ấy nếu đặt vào miệng người Việt Nam yêu nước thì e sẽ biến thành lời thoá mạ, hằn học thiếu tự nhiên.

Trong nghệ thuật, người ta gọi đó là thủ pháp "gợi" chứ không phải "tả". Tả thì cần nhiều chi tiết và thường trực tiếp hơn. Gợi thì chỉ cần một số chi tiết ít ỏi. Nhưng thông qua trí tưởng tượng và sự suy đoán của người đọc vẫn có thể hình dung được một Khải Định như nó vốn có trong thực tế chuyến "Tây du" năm 1922. Bằng cách này, tác giả đã mô tả được chân dung Khải Định một cách đầy đủ trong mọi trường hợp khác nhau (ở trường đua, hiệu cầm đồ, và lén lút ăn chơi bừa bãi) mà không cần phải cho hắn xuất hiện.

Xét về nghệ thuật viết truyện ngắn, tạo ra được những tình huống đặc sắc để làm nổi bật chủ đề và tính cách nhân vật là cực kỳ quan trọng. Tác giả tạo ra được tình huống "nhầm lẫn" nói trên là một thủ pháp nghệ thuật cơ bản nhất của truyện "Vi hành". Nó góp phần quan trong làm cho câu chuyên trở nên trớ trêu, éo le, có kịch tính và do đó cũng hẫp dẫn hơn.

Dùng hình thức viết thư cũng là một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc đưa lại cho "vi hành" những hiệu quả thẩm mỹ độc đáo. Dùng cách viết thư, một thể văn hết sức tự do phóng túng và rất chủ quan, cứ phóng bút theo dòng cảm nghĩ chủ quan độc đoán của mình, Nguyễn Ái Quốc có thể đổi giọng, chuyển cảnh, liên hệ, so sánh một cách thoải mái tự nhiên.

(Chẳng hạn từ giọng trần thuật chuyện khách quan mắt thấy tai nghe trên tàu điện ngầm, đến giọng trữ tình khi nói về kỷ niệm thuở thiếu thời thân thiết với cô em họ; từ cảnh Pari chuyển thẳng đến cảnh ở quê nhà; rồi liên hệ từ chuyện nọ sang chuyện kia; đối tượng này sang đối tượng khác như chuyện vua Thuấn bên Tàu đến chuyện vua Pie ở bên Tây; từ chỗ châm biếm Khải Định đến chỗ châm biếm bọn thực dân và mật thám Pháp đối với những người Việt Nam yêu nước).

Ngoài những thủ pháp trào phúng quen thuộc mà ta thường gặp như khai thác mâu thuẫn trào phúng, phóng đại, dùng hình ảnh, từ ngữ châm biếm ("ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi nhà thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh có được một vị Hoàng Đế"), ba thủ pháp độc đáo nói trên làm cho ngòi bút của Bác trở nên sinh động, biến hoá, hấp dẫn: khi thân tình, khi dí dỏm; nói một điều mà toả ra bao nhiêu chuyên.

Qua đó, tác giả không chỉ dựng lên được chân tướng xấu xa lố bịch của Khải Định mà còn phơi bày được trước dư luận công chúng tất cả trò hề bịp bợm, những thủ đoạn nham hiểm, độc ác của thực dân Pháp (nào là chính sách "khai hoá" lừa bịp, sự đầu độc người bản xứ bằng thuốc phiện, rượu cồn, nào là chuyện quan thầy o bế tên bù nhìn - Khải Định ra sao; nào là chuyện các nhà "khai hoá" truy nã bủa vây người Việt Nam yêu nước nhất là Nguyễn Ái Quốc, trong dịp hắn sang ngao du ở Pari).

Quả là ngòi bút của Bác rất hàm súc, giàu trí tuệ và rất hiện đại, tạo ra được một thứ ngôn ngữ đa nghĩa một lời mà nhiều nghĩa, đa thanh - một lời mà nhiều giọng. Bắn một mũi tên mà nhằm trúng 2 kẻ thù: phong kiến tay sai và thực dân xâm lược với biết bao điều xấu xa và tội ác tày trời của chúng.

Cùng với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Ái Quốc, nghệ thuật châm biếm đã góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn 'Vi hành". Đây xứng đáng là một kiệt tác của nền văn học nước nhà.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Soạn bài lớp 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11, Ôn thi khối C để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm