Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Chí phèo - Phần 1: Tác giả Nam Cao

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Soạn bài Chí phèo - Phần 1: Tác giả Nam Cao. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn nắm chắc nội dung bài học một cách đơn giản hơn. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

1. Soạn bài Chí phèo - Phần 1: Tác giả Nam Cao mẫu 1

1.1. Câu 1 (trang 142 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Nam Cao tên thật: Trần Hữu Tri

- Quê quán Lý Nhân, Hà Nam trong một gia đình trung nông, nghèo, đông con, gia đình tri thức nghèo.

- Ông tham gia hoạt động cách mạng tích cực, với tư cách phóng viên, ông có mặt khắp các chiến trường.

- Ông là người có tấm lòng đôn hậu, giàu nội tâm phong phú, ông va chạm với hiện thực tàn nhẫn, sống lay lắt, dẫn tới nhiều chuyển biến về nhận thức.

- Tâm trạng bất hòa với xã hội, nên tác phẩm của ông tố cáo những bất công, tàn bạo trong xã hội, bênh vực, thấu hiểu cho kẻ yếu thế.

- Tinh thần vượt lên khắc phục tâm lý, lối sống tiểu tư sản nhằm hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống ý nghĩa.

1.2. Câu 2 (trang 142 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Nam Cao là nhà văn tự giác về quan điểm có tính nguyên tắc của văn học hiện thực tiến bộ:

+ Ông không tập trung miêu tả cái đẹp, cái thơ mộng mà bám vào hiện thực và phản ánh chân thực hiện thực xã hội.

+ Ông quan niệm văn chương phải viết về cuộc sống, văn chương vì con người, nhà văn chân chính là nhà văn có nhân cách, lòng nhân đạo.

+ Văn chương chân chính thấm đượm tinh thần nhân đạo, mang nỗi đau nhân thế, tiếp sức mạnh cho con người vươn lên trong cuộc sống.

- Bản chất của văn chương là sáng tạo, không chấp nhận cái rập khuôn và sự dễ dãi.

+ Người viết phải có lương tâm vì “sự cẩu thả trong văn chương là một sự đê tiện”.

1.3. Câu 3 (trang 142 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Các sáng tác trước CM tháng Tám của Nam Cao tập trung vào cuộc sống của người trí thức tiểu tư sản, cuộc sống của người nông dân.

⇒ Nỗi day dứt, đau đớn của tác giả trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, hủy hoại nhân cách trong xã hội.

1.4. Câu 4 (Trang 142 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Phong cách nghệ thuật của Nam Cao:

- Nam Cao đặc biệt quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, có hứng thú khám phá con người trong con người.

- Khuynh hướng tìm hiểu, đi sâu khai thác nội tam nhân vật, phân tích, diễn tả tâm lý nhân vật.

- Cách tạo dựng đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm chân thật, sinh động.

  • Giọng văn: buồn thương, chua chát, đau xót nhưng đầy thương cảm, thương yêu thân phận con người yếu đuối trong xã hội.

2. Soạn bài Chí phèo - Phần 1: Tác giả Nam Cao mẫu 2

2.1. Câu 1

- Nam Cao (1917 - 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

- Bút danh Nam Cao được ghép từ hai chữ đầu của tên huyện và tổng.

- Trong kháng chiến ông tham gia hoạt động cách mạng tích cực với nhiều vai trò khác nhau như: làm phóng viên, công tác tuyên truyền phục vụ kháng chiến.

- Ông là một người trí thức “trung thực vô ngần” (lời Tô Hoài)

- Ông có tấm lòng nhân hậu, luôn yêu thương con người, xót thương trước số phận bất hạnh của người nông dân

2.2. Câu 2

Những nội dung chính trong quan niệm nghệ thuật của Nam Cao

* Nam Cao là nhà văn tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác trong văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945

Khi mới viết văn ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học lãng mạn. Nưng sau đó ông nhận ra thứ văn đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân chính vì thế mà ông đã từ bỏ con đường lãng mạn để đến với con đường hiện thực

Ông yêu cầu văn chương phải gắn với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn cả nhân dân, vì họ mà lên tiếng.

Ông luôn đề cao tư tưởng nhân đạo trong các sáng tác của mình. Ông cho rằng nhân đạo là một yêu cầu tất yếu đối với “một tác phẩm hay”

* Nam cao ý thức sâu sắc và đòi hỏi rất cao sự sáng tạo trong văn chương

Ông cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là “bất lương” mà còn là “đê tiện”

2.3. Câu 3

Viết về người trí thức nghèo ông luôn trăn trở về vấn đề nhân phẩm của con người. Ông đau đớn trước tình trạng xã hội thối nát, tàn bạo đã đày đọa con người trong đời sống đói nghèo, làm chết mòn đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của họ.

2.4. Câu 4

Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo

Luôn quan tâm đến đời sống của con người, khám phá “ con người trong con người”

Đi sâu vào thế giới tinh thần của con người thông qua nghệ thuật xây dựng hình tượng và phân tích tâm lí nhân vật

Giọng văn buồn thương, lạnh lùng, đầy ưu tư trăn trở

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết soạn bài Ngữ văn 11 dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Chí phèo - Phần 1: Tác giả Nam Cao. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Soạn bài lớp 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn bài lớp 11

    Xem thêm