Soạn bài Thao tác lập luận bình luận
Soạn bài lớp 11: Thao tác lập luận bình luận
Soạn bài: Thao tác lập luận bình luận thuộc môn Ngữ văn lớp 11 học kỳ 2. Bài soạn dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 11 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.
- Soạn bài lớp 11: Tiểu sử tóm tắt
- Soạn bài lớp 11: Người trong bao
- Giáo án bài Thao tác lập luận bình luận
THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
1. Soạn bài Thao tác lập luận bình luận mẫu 1
1.1 Mục đích yêu cầu của thao tác lập luận bình luận
1. Mục đích:
Đánh giá, bàn luậnà xác định phải trái, dở hay, đúng sai, phải có sự trao đổi ý kiến với người đối thoại.
2. Yêu cầu:
- Bàn luận và đánh giá với những ai biết và quan tâm về điều cần bình luận.
- Chỉ bình luận khi có ý kiến riêng về điều được nêu ra và thật lòng muốn thuyết phục mọi người nghe theo sự đánh giá bàn luận của mình.
1.2. Cách bình luận
1. Bước thứ nhất: Nêu hiện tượng cần bình luận.
Đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan, nhưng chỉ nêu ngắn gọn, rõ ràng những điều cơ bản theo yêu cầu bình luận
2. Bước thứ hai: Đánh giá hiện tượng cần bình luận.
Đề xuất chứng tỏ được ý kiến nhận định đánh giá của mình là xác đáng.
3. Bước thứ 3: Bàn về hiện tượng cần bình luận.
Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.
1.3. Luyện tập
1. Bài tập 1:
- Bình luận không phải là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Vì mục đích của bình luận là giúp người đọc, người nghe đáng giá hiện tượng được chính xác, toàn diệncông bằng và bình luận cùng họ về những ý kiến sâu rộng bằng ý sắc sảo chặt chẽ của riêng mình.
- Bình luận chỉ dành cho những người đã biết đã có những ý kiến của họ khác với ý kiến của người bình luận.
- Yêu cầu bình luận: trôi chày, hấp dẫn, giùa nhiệt tình thuyết phục.
2. Bài tập 2:
* Đây là đọan bình về vấn đề tai nạn giao thông hiện nay vì:
Người viết nêu rõ chủ kiến của mình trước vấn đề tai nạn giao thông hiện nay.
Nội dung bình luận được triển khai:
- Phân tích đúng sai, đánh giá, tìm nguyên nhân (đoạn 1, 2, 3)
- Mở rộng vấn đề (tác hại sâu xa đối với đất nước và hội nhập quốc tế) đoạn 4, 5.
Đề xuất giải pháp (đoạn 6).
1.4. Luyện tập thao tác lập luận bình luận
Bài tập 1:
1. Xác định những vấn đề cần thiết:
- Bài viết nên là một bài bình luận vì tham gia diễn đàn tức là phát biểu ý kiến riêng của mình. Mà ý kiến riêng thì phải có nhận xét, đánh giá đúng sai, đề xuất cách giải quyết...và bàn luận về vấn đặt ra.
- Chọn vấn đề cho bài viết: chọn vấn đề mà mình tâm đắc, am hiểu nhất. Nên chọn chủ đề đang được tranh luận.
- Dàn ý của bài viết nên theo ba phần:
- Nêu vấn đề cần bình luận.
- Đánh giá vấn đề cần bình luận.
- Bàn về vấn đề cần bình luận.
2. Diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài cho dàn ý vừa lập.
- Xây dựng tiến trình lập luận theo gợi ý SGK .
- Tìm cách diễn đạt.
3. Tham gia bài viết có chủ đề tương tự.
4. Trình bày trước lớp.
Bài tập 2:
1. Trình bày một luận điểm trong dàn bài mà các em vừa xây dựng trên lóp.
2. Bàn về một hiện tượng đang được dư luận xã hội quan tâm.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bảo vệ môi trường.
- Phòng chống thiên tai.
2. Soạn bài Thao tác lập luận bình luận mẫu 2
2.1. Mục đích, yêu cầu của thao tác bình luận
1. Bình luận là hiện tượng phổ biến trong đời sống. Đó là bàn bạc, đánh giá về sự đúng sai, tốt xấu, lợi hại, thật giả của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Bình luận về thời tiết, về lớp học, về cuốn sách mới đọc, bộ phim mới xem, về diễn viên điện ảnh, về cầu thủ bóng đá...
2. Tìm hiểu một lần nữa đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập một).
a. Trong đoạn trích đó, tác giả bàn bạc về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội. Ông có nhận định, đánh giá đúng sai hay dở và bàn bạc sâu rộng vấn đề được nói đến với đích cuối cùng của các lời, nhận định, đánh giá bàn bạc đó là thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.
b. Nếu lúc bấy giờ, ai nấy đều đã thống nhất rằng muốn trị nước thì phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu và lễ nghĩa, rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức thì Nguyễn Trường Tộ không có lí do gì để viết Xin mở khoa luật.
c. Như vậy, Xin mở khoa luật là một đoạn trích có tính bình luận vì tác giả đã bàn bạc, đánh giá dở hay, lợi hại của vấn đề nhằm làm cho xã hội ngày càng tiến bộ.
3. Muốn làm cho ý kiến bình luận có sức thuyết phục người đọc, người nghe thì phải nắm vững kĩ năng bình luận. Vì có nắm vững kĩ năng bình luận thì người bình luận mới nắm vững cách tổ chức luận cứ, luận điểm nhằm đạt tới mục đích mà mình đã đặt ra.
Nói rằng con người hôm nay rất cần thiết bình luận, dám bình luận và do đó phải nắm vững kĩ năng bình luận bởi vì chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh dân chủ. Ở đây mọi người đều có quyền và có trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề xã hội; các quan điểm, ý kiến có tinh thần xây dựng đều được trân trọng, khuyến khích.
2.2. Cách bình luận
1. Bước thứ nhất: nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
a. Bình luận: Yêu cầu phải nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra bình luận, nhưng không nên nêu thái độ và sự đánh giá đó khi chưa trình bày rõ về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. Vì người đọc, người nghe không thế tiếp nhận và càng không thể tiếp nhận một cách hứng thú những lời bình luận về một hiện tượng (vấn đề) một khi họ còn mơ hồ chưa rõ về chính cái hiện tượng (vấn đề) được đưa ra bình luận đó.
b. Nên trình bày hiện tượng (vấn đề) cần bình luận rõ ràng, trung thực.
2. Bước thứ hai: đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
Đối với người bình luận, điều quan trọng hơn cả là đề xuất và bảo vệ được nhận xét, đánh giá của bản thân mình.
Người bình luận sẽ nêu ra và bảo vệ quan điểm của riêng mình theo một trong các cách: (1) đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía mà mình chắc chắn là sai; (2) kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía, để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự công bằng, hợp lí; (3) đưa ra một cách đánh giá của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.
Việc lựa chọn cách làm nào trong ba cách kể trên phải xuất phát từ một, và chỉ một cơ sở duy nhất: cơ sở chân lí. Sau khi đã lựa chọn được một cách thức phù hợp với chân lí rồi thì nhiệm vụ của người bình luận là tìm cách thuyết phục người đọc (người nghe) đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình.
3. Bước thứ ba: bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
Không chỉ nhận xét, đánh giá, người bình luận còn cần bàn bạc. Khi tiếp tục luận bàn sâu rộng hơn, người bình luận có thể đề cập tới thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá; cũng có thể bày tỏ những cảm nhận, nghĩ suy mà mình đã rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của người đang lắng nghe mình bình luận. Nhưng sự bàn luận còn có tầm vóc lớn hơn, có giá trị cao hơn nữa nếu người bình luận có thể bàn thêm về những ý nghĩa xa rộng, sâu sắc, và bất ngờ nữa, mà hiện tượng đời sống được bình luận có thể gợi ra (như lời bàn được nêu trong mục II.3-SGK).
2.3. Luyện tập
Bài tập 1
Có người cho rằng bình luận chẳng qua là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Nhận xét ấy không đúng. Bình luận không phải là giải thích mà cũng không phải là chứng minh. Bởi vì mục đích của giải thích là giúp người nghe, người đọc hiểu được nhận định đã nêu còn chứng minh là nhằm giúp họ tin rằng nhận định ấy có căn cứ trong sự thật (hay lẽ phải). Như thế giải thích là hướng về người chưa biết, chưa hiểu. Còn chứng minh hướng về người chưa rõ, chưa tin. Trong khi mục đích của bình luận giúp người đọc, người nghe đánh giá hiện tượng (vấn đề) được chính xác, đầy đủ khách quan và bàn luận cùng họ về ý nghĩa sâu xa rút ra được từ hiện tượng (vấn đề) đó bằng những ý kiến mới mẻ, sắc sảo của riêng mình. Như thế xét về bản chất, bình luận là dành cho người đã thông hiểu, đã có ý kiến về hiện tượng vấn đề đó, có điều ý kiến của họ không giông với ý kiến người bình luận. Cũng có thế nói, yêu cầu cao nhất của giải thích là dễ hiểu, của chứng minh là đáng tin cậy thì yêu cầu của bình luận là giàu tính đấu tranh cho quan điểm, ý kiến đúng đắn, xác đáng, giàu sức thuyết phục đối với người đọc, người nghe.
Bài tập 2, 3
Đọc kĩ bài tập 1, học sinh tự làm bài tập 2 và 3 còn lại.
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Soạn bài Thao tác lập luận bình luận, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé