Phân phối chương trình Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo (Bản 1)

Phân phối chương trình Mĩ thuật 8 CTST

VnDoc giới thiệu tới thầy cô Phân phối chương trình môn Mĩ thuật lớp 8 sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu bao gồm phân phối chương trình môn Mĩ thuật 8 cả năm năm học 2023 - 2024 chi tiết cho từng tuần. Sau đây mời thầy cô tham khảo để lên kế hoạch bài dạy phù hợp với chương trình giảng dạy trong nhà trường.

GỢI Ý PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT LỚP 8 THEO SÁCH GIÁO KHOA

Theo yêu cầu của Chương trình Mĩ thuật 2018, thời lượng thực hiện Chương trình môn Mĩ thuật 8 là 35 tiết/năm học, trong đó quy định hai mạch nội dung chính: Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng.

Nội dung Mĩ thuật tạo hình được thiết kế gồm 7 bài (14 tiết).

Nội dung Mĩ thuật ứng dụng được thiết kế gồm 7 bài (14 tiết).

Tổng kết học kì 1: Trưng bày sản phẩm mĩ thuật (2 tiết).

Tổng kết năm học: Trưng bày sản phẩm mĩ thuật (1 tiết).

Nội dung Hướng nghiệp 2 bài (4 tiết)

Kiểm tra đánh giá môn Mĩ thuật ở THCS, cụ thể là lớp 8, quy định gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì bằng nhận xét với ba hình thức: tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng và đánh giá của giáo viên. Kết quả đánh giá định kì cuối học kì I là tổng hợp kết quả từ đầu năm học đến kết thúc học kì I; Kết quả đánh giá định kì cuối học kì II là tổng hợp kết quả đánh giá từ đầu học kì II đến kết thúc học kì II.

Phân phối Chương trình sách giáo khoa môn Mĩ thuật lớp 8 cụ thể như sau:

Tuần

Tên bài học

Số tiết

Mục tiêu bài học

HỌC KÌ I

CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI THẾ GIỚI

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

– Chỉ ra được đặc điểm của Mĩ thuật thời kì Ấn tượng. Kể được tên một vài tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ Paul Gauguin, Van Gogh.

– Phân tích, so sánh được sự tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm cùng trường phái.

– Vận dụng được phong cách, bút pháp của trường phái nghệ thuật Ấn tượng vào thực hành sáng tạo.

– Có ý thức học hỏi phong cách sáng tác của các hoạ sĩ trong học tập và sáng tạo mĩ thuật.

1 - 2

Bài 1.

THIÊN NHIÊN TRONG TRANH CỦA HOẠ SĨ PAUL GAUGUIN

2

– Nêu được khái quát về trường phái Ấn tượng; Tóm tắt được vài nét về cuộc đời hoạ sĩ Paul Gauguin; Phân tích được cách thể hiện màu sắc, ánh sáng và không gian trong tranh của hoạ sĩ và trong bài vẽ.

– Mô phỏng được bức tranh theo phong cách của hoạ sĩ Paul Gauguin với các nhân vật mới.

– Vận dụng cách thể hiện màu sắc, ánh sáng trong tranh của hoạ sĩ để sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật phục vụ cuộc sống.

– Có ý thức tìm hiểu tinh hoa mĩ thuật thế giới để làm giàu nền nghệ thuật dân tộc.

3 - 4

Bài 2:

NGHỆ THUẬT TRANH CẮT DÁN (COLLAGE ART)

2

– Nêu được khái quát tiến trình phát triển, đặc điểm tác phẩm, tác giả tiêu biểu của trường phái Lập thể. Phân tích được sự đa dạng về hình ảnh, màu sắc trong tác phẩm của trường phái Lập thể và sản phẩm mĩ thuật.

– Tạo được bức tranh cắt dán – Collage art, theo trường phái Lập thể từ những hình ảnh, màu sắc có sẵn trên vật liệu.

– Vận dụng được cách tạo bức tranh cắt dán để làm các sản phẩm mĩ thuật khác từ vật liệu tái chế.

– Chia sẻ được ý nghĩa và giá trị của việc sử dụng vật liệu tái chế, góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

5 - 6

Bài 3:

TRANH CHÂN DUNG THEO TRƯỜNG PHÁI BIỂU HIỆN

2

– Nêu được tiến trình phát triển, đặc điểm tác phẩm, tác giả tiêu biểu của trường phái Biểu hiện. Phân tích được nét, màu biểu cảm trong tranh của hoạ sĩ thuộc trường phái Biểu hiện và sản phẩm mĩ thuật.

– Vẽ được tranh chân dung với nét, màu thể hiện trạng thái cảm xúc của nhân vật theo trường phái Biểu hiện.

– Sử dụng được nét, hình, màu trong tranh của trường phái Biểu hiện để vẽ chân dung người thân, bạn bè.

– Tôn trọng sự khác biệt về cách thể hiện đặc điểm riêng bên ngoài và cảm xúc của người khác.

CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

– Chỉ ra được hình thức và đặc điểm của một số thể loại mĩ thuật Việt Nam Hiện đại.

– Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D với các chất liệu, hình thức khác nhau.

– Kể được tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam Hiện đại.

– Chỉ ra được sự khác biệt giữa các hình thức mĩ thuật trong chủ đề. – Nêu được cảm nhận về giá trị thẩm mĩ của tác phẩm mĩ thuật Việt Nam Hiện đại.

7 - 8

Bài 4:
NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM

2

– Nêu được khái quát về nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam. Tóm tắt được cuộc đời, sự nghiệp và đóng góp của hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí cho nghệ thuật tranh sơn mài. Chỉ ra và phân tích được cách sử dụng vỏ trứng để tạo hình, màu và chất cảm trong tranh.

– Tạo được bức tranh có sử dụng vỏ trứng để tạo hình, màu và chất cảm.

– Vận dụng kĩ thuật gắn vỏ trứng để trang trí các sản phẩm mĩ thuật khác trong cuộc sống.

– Xác định được trách nhiệm trong học tập, sáng tạo và phát huy giá trị văn hoá, nghệ thuật của dân tộc trong cuộc sống.

9 - 10

Bài 5:
NÉT ĐẸP TRONG TRANH LỤA CỦA HOẠ SĨ NGUYỄN PHAN CHÁNH

2

– Nêu được khái quát về nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Tóm tắt được cuộc đời, sự nghiệp và nét đặc trưng trong tranh lụa của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh.

– Sử dụng cách vẽ màu nước để mô phỏng được bức tranh theo phong cách của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh.

– Vận dụng được kĩ thuật vẽ màu nước để tạo một bức tranh.

– Trân trọng, giữ gìn bản sắc và phát huy được giá trị, vẻ đẹp văn hoá, nghệ thuật của dân tộc trong học tập và sáng tạo.

11 - 12

Bài 6:
TƯỢNG CHÂN DUNG NHÂN VẬT

2

– Nêu được khái quát về thành tựu, một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của điêu khắc hiện đại Việt Nam. Chỉ ra được cách tạo hình khối, chất cảm cho tượng chân dung nhân vật.

– Tạo được tượng chân dung nhân vật có tỉ lệ hài hoà với hình mẫu bằng đất nặn.

– Sử dụng được cách tạo khối, chất cảm cho tượng chân dung nhân vật em yêu thích.

– Tôn trọng sự khác biệt về cách thể hiện đặc điểm riêng bên ngoài và cảm xúc của mỗi cá nhân trong cuộc sống.

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG PHÁI MĨ THUẬT BIỂU HIỆN VÀ LẬP THỂ

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

– Xác định được ý tưởng và cách tạo sản phẩm phù hợp với hình thức mĩ thuật. – Vận dụng được nét đặc trưng về tạo hình trang trí của các dân tộc thiểu số vào thực hành sáng tạo sản phẩm.

– Chỉ ra được nét đặc trưng của hoạ tiết dân tộc thiểu số và ý tưởng sáng tạo trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

– Phân tích được sự tương đồng và khác biệt giữa các sản phẩm thiết kế.

– Nhận định được đời sống văn hoá, xã hội thông qua hình ảnh trên di sản văn hoá nghệ thuật để có ý thức bảo tồn, phát triển đúng cách và hiệu quả.

13 - 14

Bài 7:
TẠO MẪU NỀN TRANG TRÍ VỚI HOẠ TIẾT DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM

2

– Nhận biết được cách sắp xếp hoạ tiết, màu sắc trong mẫu vẽ vải của dân tộc thiểu số.

– Tạo được khuôn in với hình hoạ tiết dân tộc thiểu số.

– Sử dụng khuôn để in được nền trang trí theo nguyên lí lặp lại.

– Chia sẻ được ý tưởng vận dụng, phát huy các giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống của dân tộc trong học tập và trong cuộc sống.

15 - 16

Bài 8:
THIẾT KẾ TRANG PHỤC VỚI HOẠ TIẾT DÂN TỘC

2

– Nhận biết được vẻ đẹp của hoạ tiết dân tộc, màu sắc hài hoà trong một sản phẩm thời trang. Nêu được cách tạo hình và thiết kế sản phẩm thời trang từ nền trang trí hoạ tiết dân tộc thiểu số.

– Thiết kế được bộ trang phục với hoạ tiết dân tộc thiểu số.

– Có ý tưởng và chia sẻ cách thiết kế thời trang từ những hoạ tiết dân tộc thiểu số.

– Chỉ ra được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo tồn, phát triển di sản văn hoá dân tộc trong cuộc sống và trong học tập, sáng tạo.

17 - 18

TỔNG KẾT HỌC KÌ I: TRƯNG BÀY SẢN PHẨM MĨ THUẬT

2

– Chỉ ra được các yếu tố, nguyên lí tạo hình được vận dụng trong sản phẩm mĩ thuật. Nêu được tên và hình thức mĩ thuật đặc trưng của các bài trong học kì I.

– Tạo và trưng bày được sản phẩm mĩ thuật của bài học yêu thích.

– Đánh giá được kết quả học tập môn Mĩ thuật của bản thân và của bạn.

HỌC KÌ II

CHỦ ĐỀ: NỘI THẤT CĂN PHÒNG

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

– Chỉ ra được đặc điểm, cách tạo hình sản phẩm mĩ thuật và mô hình không gian nội thất.

– Tạo được phom dáng sản phẩm mĩ thuật nội thất và mô hình không gian một căn phòng.

– Phân tích, so sánh được sự tương đồng, khác biệt giữa hình khối và không gian trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được nét đẹp văn hoá trong sản phẩm mĩ thuật. Tôn trọng sự khác biệt trong học tập và sáng tạo.

19 - 20

Bài 9:

THIẾT KẾ SẢN PHẨM NỘI THẤT

2

– Phân tích được vẻ đẹp tạo hình và công năng sử dụng của sản phẩm mĩ thuật. Trình bày được ý tưởng và cách thiết kế tạo dáng sản phẩm nội thất.

– Thiết kế được hình dáng sản phẩm nội thất từ giấy bìa.

– Vận dụng được phương pháp sáng tạo từ bài để thực hiện một mô hình sản phẩm nội thất.

– Chia sẻ được trách nhiệm của cá nhân đối với việc sử dụng vật liệu để tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

 

21 - 22

Bài 10:
THIẾT KẾ MÔ HÌNH CĂN PHÒNG

2

– Phân tích được sự hài hoà về hình khối và không gian trong sản phẩm mĩ thuật. Nêu được cách sắp xếp đồ vật tạo không gian nội thất phù hợp với chức năng của căn phòng.

– Thiết kế được mô hình một không gian nội thất phù hợp với công năng sử dụng.

– Vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thiết kế mô hình không gian nội thất cho căn nhà của mình và người thân trong tương lai.

– Có ý thức bản thân và nhắc nhở người xung quanh về việc giữ gìn, bảo quản đồ nội thất.

 

CHỦ ĐỀ: MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

– Chỉ ra được vai trò, đặc điểm và vẻ đẹp của một số hình thức mĩ thuật trong học tập và cuộc sống.

– Tạo được sản phẩm mĩ thuật đúng phương pháp trong thực hành sáng tạo.

– Phân tích được nét đặc trưng và vai trò của các bài học trong sáng tạo mĩ thuật.

– Có ý thức kế thừa tinh hoa của các tác phẩm mĩ thuật trong học tập và sáng tạo.

23 - 24

Bài 11:

TẠO HOẠ TIẾT TRANG TRÍ BẰNG CÁC CHẤM

2

– Nhận biết được sự tương đồng và khác biệt của hoạ tiết vẽ bằng chấm trong sản phẩm mĩ thuật và trong bài vẽ. Chỉ ra được phương thức chép và cách điệu hoa, lá bằng chấm màu để tạo hoạ tiết trang trí. – Tạo được hoạ tiết trang trí hình hoa, lá từ các chấm màu. – Vận dụng kĩ thuật từ bài học vào những nội dung sáng tạo mĩ thuật khác. – Nêu được trách nhiệm, rèn luyện đức tính chăm chỉ trong học tập và cuộc sống.

25 - 26

Bài 12:

TRANH TĨNH VẬT

2

– Nhận biết được tỉ lệ, độ đậm nhạt, hình khối và không gian phức hợp trong bài vẽ. Nêu được cách vẽ nhóm mẫu vật có dạng khối trụ, khối cầu, khối lập phương bằng quan sát thực tế.

– Vẽ và diễn tả được hình khối của đồ vật có tỉ lệ phù hợp với mẫu vật bằng bút chì.

– Có khả năng vận dụng kĩ năng diễn tả các đồ vật, vật dụng trong các trường hợp khác ở trạng thái tĩnh.

– Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của đồ vật và giá trị thẩm mĩ của tranh tĩnh vật trong cuộc sống.

27 - 28

Bài 13:

TRANH TRANG TRÍ VỚI MÀU TƯƠNG PHẢN

2

– Phân tích được nét, hình, màu tương phản trong tranh và trong bài vẽ. Chỉ ra được cách sử dụng màu tương phản tạo bức tranh trang trí.

– Vẽ được bức tranh trang trí có màu sắc tươi vui, rực rỡ.

– Áp dụng được kiến thức, kĩ năng tạo hiệu quả tranh có sắc thái tương phản.

– Chia sẻ được giá trị thẩm mĩ của bức tranh có hoà sắc màu tương phản.

29 - 30

Bài 14:

TRANH ÁP PHÍCH

2

– Nêu được giá trị của hình ảnh có tính tượng trưng, tính biểu tượng và cách sử dụng chữ, hình, màu trong áp phích.

– Tạo được tranh áp phích về chủ đề văn hoá – xã hội.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để vẽ được tranh áp phích với các chủ đề khác nhau.

– Chia sẻ với người thân, bạn bè về trách nhiệm đối với các vấn đề văn hoá – xã hội được tuyên truyền, cổ động.

CHỦ ĐỀ: HƯỚNG NGHIỆP

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

– Liệt kê, chỉ ra được cách thực hiện và giới thiệu những ngành nghề thuộc Mĩ thuật tạo hình.

– Tạo và thuyết trình được về các ngành nghề thuộc Mĩ thuật tạo hình bằng video clip hoặc hình thức nghệ thuật thị giác khác.

– Phân tích được vai trò, giá trị của Mĩ thuật tạo hình trong đời sống văn hoá, xã hội.

– Chia sẻ được về đặc thù lĩnh vực chuyên ngành yêu thích trong Mĩ thuật tạo hình. Có ý thức tìm hiểu, hỗ trợ bạn trong các lĩnh vực mình hiểu biết.

31 - 32

Bài 15:

KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN MĨ THUẬT TẠO HÌNH

2

– Chỉ ra được vai trò, hình thức thể hiện của một số ngành nghề Mĩ thuật tạo hình và liệt kê được một số ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật tạo hình.

– Biết cách tìm hiểu, nghiên cứu các ngành nghề và các vấn đề liên quan đến Mĩ thuật tạo hình và làm được sản phẩm báo cáo kết quả.

– Sử dụng kiến thức từ bài học để đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai của bản thân.

– Chia sẻ được về ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật tạo hình có tiềm năng phát triển trong tương lai.

33 - 34

Bài 16:

ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT SỐ NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN MĨ THUẬT TẠO HÌNH

2

– Phân tích, so sánh và nêu được các yếu tố đặc trưng của một số nghề liên quan đến Mĩ thuật tạo hình.

– Tạo được sản phẩm giới thiệu về các yếu tố đặc trưng của một số nghề liên quan đến Mĩ thuật tạo hình.

– Chia sẻ được về ngành nghề Mĩ thuật tạo hình có tiềm năng phát triển trong tương lai.

35

TỔNG KẾT NĂM HỌC:
TRƯNG BÀY SẢN PHẨM
MĨ THUẬT

1

– Chỉ ra được nét đặc trưng về ngôn ngữ tạo hình của sản phẩm mĩ thuật và nêu được tên của các hình thức mĩ thuật đã học trong năm ở lớp 8.

– Tạo được không gian trưng bày sản phẩm mĩ thuật phù hợp.

– Đánh giá được kết quả học tập môn Mĩ thuật của bản thân và của bạn.

Trên đây chỉ là gợi ý phân phối chương trình môn Mĩ thuật của nhóm tác giả. Tuỳ vào điều kiện thực tế của địa phương, tuỳ vào đối tượng học sinh mà các cơ sở giáo dục có thể linh hoạt thay đổi cho phù hợp, miễn là đảm bảo các yêu cầu cần đạt của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật năm 2018.

CÁC TÁC GIẢ

...........................

Năm học 2023 - 2024 là năm đầu tiên giảng dạy chương trình SGK lớp 8 mới. Phân phối chương trình Mỹ thuật 8 CTST năm học 2023 - 2024 được VnDoc đăng tải trên đây là phân phối theo chương trình SGK lớp 8 mới. Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho thầy cô trong quá trình giảng dạy chương trình mới. Mời thầy cô tham khảo chỉnh sửa phù hợp với kế hoạch giảng dạy của nhà trường.

Ngoài Phân phối chương trình Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu học tập lớp 8 cũng như các tài liệu dành cho giáo viên được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

Đánh giá bài viết
1 1.439
Sắp xếp theo

Dành cho Giáo Viên

Xem thêm