Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục thể chất 8 Kết nối tri thức

Đáp án tập huấn SGK Giáo dục thể chất 8 Kết nối tri thức với cuộc sống

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Giáo dục thể chất lớp 8 Kết nối tri thức bao gồm 10 câu hỏi đi kèm đáp án, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 8 mới. Sau đây mời thầy cô tham khảo chi tiết.

Đáp án tập huấn SGK Giáo dục thể chất 8 Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1. Nội dung Giáo dục thể chất 8 được cấu trúc theo trật tự nào dưới đây?

A. Phần, chủ đề, số tiết.
B. Chủ đề, bài, nội dung, phần.
C. Phần, chủ đề, bài học.Dấu tích
D. Chủ đề, bài, tiết.

Câu 2. Mục đích cấu trúc chủ đề của SGK là gì?

A. Tạo ra tính riêng biệt, tính trọn vẹn của từng nội dung môn học trong quá trình thực hiện; tạo điều kiện thuận lợi để các nhà trường chủ động lựa chọn, sắp xếp thứ tự thực hiện nội dung chương trình phù hợp với điều kiện của địa phương.
B. Đảm bảo tính hệ thống, tính thống nhất về nội dung, phương pháp trong mỗi giai đoạn dạy học; đảm bảo tính hiệu quả tác động của các bài tập dẫn dắt, bài tập bổ trợ được lựa chọn để giải quyết nhiệm vụ của các tiết học.
C. Phát huy có hiệu quả mức độ “lưu dấu vết” của quá trình rèn luyện kĩ năng vận động; đảm bảo tính hợp lí giữa nội dung với thời lượng học tập được quy định trong từng tuần.
D. Cả ba mục đích trên.Dấu tích

Câu 3. Cần phải làm gì để hình thành và phát triển nhu cầu học tập cho HS trong quá trình GDTC?

A. Tạo cơ hội để HS nhận biết, khám phá năng lực vận động, trình độ thể lực của bản thân và có thể vận dụng, phát huy kiến thức, kinh nghiệm vận động đã tích luỹ khi giải quyết nhiệm vụ mới; gắn nội dung học tập với tình huống, bối cảnh có ý nghĩa của thực tiễn sinh hoạt hằng ngày.Dấu tích
B. Tạo cơ hội để HS nhận biết, khám phá năng lực vận động, trình độ thể lực của bản thân và có thể vận dụng, phát huy kiến thức, kinh nghiệm vận động đã tích luỹ khi giải quyết nhiệm vụ mới.
C. Tạo điều kiện để HS có thể vận dụng, phát huy kiến thức, kinh nghiệm vận động đã tích luỹ khi giải quyết nhiệm vụ mới; gắn nội dung học tập với tình huống, bối cảnh có ý nghĩa của thực tiễn sinh hoạt hằng ngày.
D. Gắn nội dung học tập với tình huống, bối cảnh có ý nghĩa của thực tiễn sinh hoạt hằng ngày; tạo cơ hội để HS nhận biết, khám phá năng lực vận động, trình độ thể lực của bản thân

Câu 4. Phân chia nhóm học tập cho HS cần lưu ý tiêu chí nào?

A. Mọi HS đều được quan tâm và đối xử công bằng; hoán đổi HS giữa các nhóm, đảm bảo cho HS vừa có thể hỗ trợ lẫn nhau, vừa được quan tâm có tính chuyên biệt.
B. Hoán đổi HS giữa các nhóm, đảm bảo cho HS vừa có thể hỗ trợ lẫn nhau, vừa được quan tâm có tính chuyên biệt và được đối xử công bằng. Tạo điều kiện để HS có khả năng tiếp thu nhanh được luyện tập với yêu cầu cao hơn, HS tiếp thu chậm được luyện tập với hệ thống bài tập và phương pháp phù hợp.Dấu tích
C. Tạo điều kiện để những HS có khả năng tiếp thu nhanh được luyện tập với yêu cầu cao hơn, HS tiếp thu chậm được luyện tập với hệ thống bài tập và phương pháp phù hợp.
D. Hoán đổi HS giữa các nhóm, đảm bảo cho HS vừa có thể hỗ trợ lẫn nhau, vừa được quan tâm có tính chuyên biệt. Đảm bảo tất cả HS đều được quan tâm và đối xử công bằng.

Câu 5. Hoạt động luyện tập được thiết kế gồm những hình thức nào?

A. Luyện tập cá nhân
B. Luyện tập cá nhân; Luyện tập cặp đôi
C. Luyện tập cá nhân; Luyện tập cặp đôi; Luyện tập nhóm
D. Luyện tập cá nhân; Luyện tập cặp đôi; Luyện tập nhóm; Luyện tập cả lớpDấu tích

Câu 6. Mục đích của hoạt động vận dụng trong tiết học GDTC là gì?

A. Củng cố kiến thức và kĩ năng mới; giảm mức độ sai sót, tăng cường tính nhịp điệu và sự hợp lí về khả năng dùng sức.
B. Phát triển khả năng thực hiện bài tập vận động trong các điều hiện khó khăn, phức tạp hơn (tăng tốc độ, cự li, mức độ dùng sức, mức độ chính xác, độ khó của điều kiện thực hiện).
C. Hình thành và phát triển khả năng tự học, tự luyện tập; vận dụng bài tập, kĩ năng để đáp ứng nhu cầu của bản thân và giải quyết yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.
D. Cả 3 mục đích trên.Dấu tích

Câu 7. Trong thực tiễn GDTC trường học, hoạt động vận dụng của tiết học được tổ chức như thế nào?

A. Là một hoạt động riêng biệt của tiết học.
B. Là nội dung căn dặn, hướng dẫn HS cách tự học, tự rèn luyện ở cuối tiết học.
C. Chủ yếu được lồng ghép thực hiện trong quá trình tổ chức hoạt động luyện tập.Dấu tích
D. Được lồng ghép thực hiện trong hoạt động kết thúc tiết học.

Câu 8. Tổ chức hoạt động tìm tòi, mở rộng kiến thức cho HS trong quá trình GDTC nhằm mục đích gì?

A. Hình thành nhu cầu học hỏi, trao đổi lẫn nhau trong tập thể lớp và bạn bè; phát triển khả năng tự học, tìm kiếm thông tin và bổ sung kiến thức, kĩ năng; khuyến khích HS bước đầu biết liên hệ với những hoạt động gần gũi trong đời sống.Dấu tích
B. Hình thành nhu cầu học hỏi, trao đổi lẫn nhau trong tập thể lớp và bạn bè; phát triển khả năng tự học, tìm kiếm thông tin và bổ sung kiến thức, kĩ năng
C. Hình thành, phát triển khả năng tự học, tìm kiếm thông tin và bổ sung kiến thức, kĩ năng; khuyến khích HS bước đầu biết liên hệ với những hoạt động gần gũi trong đời sống.
D. Khuyến khích HS bước đầu biết liên hệ với những hoạt động gần gũi trong đời sống; hình thành nhu cầu học hỏi, trao đổi lẫn nhau trong tập thể lớp và bạn bè.

Câu 9. Sản phẩm của hoạt động luyện tập trong quá trình GDTC nói chung và trong tiết học GDTC nói riêng là gì?

A. Mức độ hình thành và phát triển về nhận thức đối với nhiệm vụ học tập, về kiến thức đối với hoạt động luyện tập; mức độ ổn định, chính xác về kĩ năng thực hiện bài tập; khả năng thực hiện bài tập trong điều kiện có độ khó tăng dần.
B. Mức độ ổn định, chính xác về kĩ năng thực hiện bài tập; khả năng thực hiện bài tập trong điều kiện có độ khó tăng dần; sự tăng trưởng về thể lực (đặc biệt là năng lực phối hợp vận động) và khả năng phối hợp nhóm, tổ trong luyện tập.
C. Mức độ hình thành và phát triển về nhận thức đối với nhiệm vụ học tập, về kiến thức đối với hoạt động luyện tập; mức độ ổn định, chính xác về kĩ năng thực hiện bài tập và khả năng thực hiện bài tập trong điều kiện có độ khó tăng dần; sự tăng trưởng về thể lực và khả năng phối hợp nhóm, tổ trong luyện tập.Dấu tích
D. Sự tăng trưởng về thể lực (đặc biệt là năng lực phối hợp vận động) và khả năng phối hợp nhóm, tổ trong luyện tập; mức độ hình thành và phát triển về nhận thức đối với nhiệm vụ học tập, về kiến thức đối với hoạt động luyện tập.

Câu 10. Sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học động cần lưu ý vấn đề gì?

A. Có tiến trình thực hiện nội dung và yêu cầu của trò chơi để đảm bảo kĩ năng thực hành các động tác không bị phá vỡ trong quá trình chơi.
B. Yêu cầu và nội dung đánh giá (để xếp thứ hạng thắng cuộc) của trò chơi được tăng dần theo khả năng và điều kiện luyện tập của HS; kết quả đạt được của mỗi loại trò chơi phải tương ứng với định hướng phát triển từng loại tố chất và năng lực.
C. Địa điểm và dụng cụ tổ chức trò chơi phải đảm bảo cho trò chơi được diễn ra an toàn, hiệu quả.
D. Cả ba nội dung trên.

.........................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Giáo dục thể chất lớp 8 Kết nối tri thức. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp thầy cô dễ dàng trả lời câu hỏi tập huấn SGK lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời thầy cô tham khảo các tài liệu dành cho giáo viên trên VnDoc và các tài liệu học tập lớp 8 được biên soạn và cập nhật liên tục trên VnDoc.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau đây:

Nhóm Tài liệu học tập lớp 8

Nhóm Sách Kết nối tri thức THCS

Đánh giá bài viết
1 147
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm