Giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 2

Giáo án Địa lí 8 Chủ đề chung 2 Chân trời sáng tạo

Mời thầy cô tham khảo Giáo án Địa lí 8 sách Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 2 Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Địa lí 8 được biên soạn chi tiết, theo từng bài, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Địa lí 8 chương trình mới.

CHỦ ĐỀ 2. BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP

CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 3 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo VN (theo luật Biển VN).

- Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt nam ở Biển Đông.

- Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của VN trong lịch sử.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí:

+ Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo VN (theo luật Biển VN).

+ Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt nam ở Biển Đông.

+ Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của VN trong lịch sử.

- Năng lực tìm hiểu lịc sử và địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr162-169.

+ Quan sát lược đồ hình 2.1 SGK tr163 để xác định vị trí, phạm vi vùng biển và hải đảo VN.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: sưu tầm và viết bài giới thiệu (khoảng 150 chữ) về một tuyên bố khẳng định chủ quyền biển đảo của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển – đảo VN.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV).

- Hình 2.1. Vị trí, phạm vi vùng biển và hải đảo VN, bảng 2.1. Các huyện đảo của nước ta, hình 2.2. Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo ở VN, bảng 2.2. Qúa trình nhà nước phong kiến VN xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hình 2.3. Hải đăng trên đảo đá mây, hình 2.4. Tuyên bố của Bộ ngoại giao VN và các hình ảnh minh họa.

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.

b.Nội dung: GV cho HS nghe lời bài hát “Hành trình trên đất phù sa” do nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác.

c. Sản phẩm: HS đoán được tên bài hát “Hành trình trên đất phù sa” và vùng, miền được nói đến do GV đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV cho HS nghe lời bài hát bài hát “Nơi đảo xa” do nhạc sĩ Thế Song sáng tác.

“Nơi anh đến là biển xa

Nơi anh tới ngoài đảo xa

Từ mảnh đất quê ta

Giữa đại dươ­ng

Mang tình thươ­ng quê nhà

Đây Trường Sa kia Hoàng Sa

Ngàn bão tố phong ba

Ta vượt qua vượt qua

Lướt sóng con tàu

Mang tín hiệu trong đất liền

Mắt em nhìn theo con tàu đi xa mãi

Giữa nơi biển khơi

Đang nở rộ ngàn bông hoa san hô

Cánh hoa đỏ thắm

Bao hy vọng anh gửi về tặng em

Ơi ánh mắt em yêu như­ biển xanh

Như­ trời xanh trong nắng mới

Nhớ cả dáng hình em

Mùa gặt nặng đôi vai

Sóng ru mối tình

Đời thủy thủ càng thêm vui

Đây con tàu xa khơi

Đây con tàu xa khơi

Vầng trăng sáng trên biển xa

Vầng trăng sáng ngoài đảo xa

Vẳng nghe tiếng ngân nga

Ru lòng ta bao lời ca quê nhà

Đây Trường Sa kia Hoàng Sa

Quần đảo tím hiên ngang

Thiên hùng ca ngời sáng

Tháng năm con tàu

Quen sóng cả quen gió biển

Nước da màu nắng

Tươi giòn thêm ánh thép

Cánh chim hải âu bốn mùa

Về cùng anh vui ra khơi

Cánh hoa biển trắng

Là kỷ niệm anh gửi về tặng em

Đây súng khoác trên vai

Trăng đầu núi soi hình anh đang đứng đó

Nhắn về đất liền

Cánh buồm chở đầy tin yêu

Sóng ru mối tình

Đời thủy thủ càng thêm yêu

Đây con tàu xa khơi

Đây con tàu xa khơi

Ơi ánh mắt em yêu như­ biển xanh

Như­ trời xanh trong nắng mới

Nhớ cả dáng hình em

Mùa gặt nặng đôi vai

Sóng ru mối tình

Đời thủy thủ càng thêm vui

Đây con tàu xa khơi

Đây con tàu xa khơi

Đây con tàu xa khơi”

Đây con tàu xa khơi

* Sau khi HS nghe bài hát, GV yêu cầu HS cho biết tên bài hát?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS nghe lời bài hát và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: tên bài hát: “Nơi đảo xa”

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lời bài hát “Nơi đảo xa” không chỉ thể hiện chủ quyền thiêng liêng đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc mà còn như một biểu tượng, thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Vậy quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử diễn ra như thế nào? Để biết được điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (105 phút)

2.1. Tìm hiểu về Các vùng biển và hải đảo Việt Nam (20 phút)

a. Mục tiêu: HS xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo VN (theo luật Biển VN).

b. Nội dung: Dựa vào hình 2.1, bảng 2.1 kết hợp kênh chữ SGK tr163, 164 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem trọn bộ

................................

Trên đây là Giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 2. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 213
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 8

    Xem thêm