Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bài 5

Giáo án Địa lí 8 bài 5 Chân trời sáng tạo

Mời thầy cô tham khảo Giáo án Địa lí 8 sách Chân trời sáng tạo bài 5 Thực hành phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Địa lí 8 được biên soạn chi tiết, theo từng bài, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Địa lí 8 chương trình mới.

BÀI 5. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ

CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN CHỦ YẾU

Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 1 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh chữ trong SGK tr113.

+ Sử dụng bản đồ khoáng sản VN hình 4.1 để xác định sự phân bố của các loại khoáng sản chủ yếu.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: xác định sự phân bố của các loại khoáng sản chủ yếu trên bản đồ và giải thích sự phân bố của các loại khoáng sản chủ yếu.

3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản tránh cạn kiệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN)

- Bản đồ khoáng sản VN (hình 4.1 SGK tr110)

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.

b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Xem hình đoán tên khoáng sản” cho HS.

c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Xem hình đoán tên khoáng sản” GV đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

GV treo bảng phụ trò chơi “Xem hình đoán tên khoáng sản” lên bảng:

Địa lí 8 CTST

* GV lần lượt cho HS quan sát các hình trên theo thứ tự từ 1 đến 8, yêu cầu HS cho biết tên khoáng sản tương ứng với mỗi hình trên. GV khen thưởng cho HS trả lời đúng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát các hình và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1. Than đá

2. Dầu mỏ

3. Khí tự nhiên

4. Bô-xit

5. Sắt

6. A-pa-tit

7. Đá vôi xi măng

8. Titan

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, bô-xit, sắt, a-pa-tit, đá vôi xi măng, titan là những khoáng sản chủ yếu của nước ta. Vậy các khoáng sản này phân bố ở đâu trên bản đồ VN và vì sao lại phân bố như vậy? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Đọc bản đồ (25 phút)

a. Mục tiêu: HS đọc được bản đồ phân bố các loại khoáng sản chủ yếu.

b. Nội dung: Quan sát bản đồ khoáng sản VN hình 4.1 kết hợp thác kênh chữ SGK tr127, suy nghĩ để trả lời câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

- GV treo bản đồ khoáng sản VN lên bảng.

- GV yêu cầu HS đọc mục 1.

GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS Dựa vào hình 4.1 và kiến thức đã học, em hãy xác định sự phân bố của các loại khoáng sản chủ yếu trên bản đồ và hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Loại

khoáng sản

Tên một số mỏ

khoáng sản chính

Nơi phân bố

Than đá

Dầu mỏ

Khí tự nhiên

Bô-xit

Sắt

A-pa-tit

Đá vôi xi măng

Titan

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc yêu cầu mục 1 bài thực hành.

- HS dựa vào bản đồ hình 4.1, Atlat ĐLVN và kênh chữ SGK tr113, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

- Sau khi HS có sản phẩm, GV cho HS trình bày sản phẩm của mình:

Loại

khoáng sản

Tên một số mỏ

khoáng sản chính

Nơi phân bố

Than đá

- Cẩm Phả

- Quỳnh Nhai

- Nông Sơn

- Quảng Ninh

- Sơn La

- Quảng Nam

Dầu mỏ

Rồng; Bạch Hổ; Rạng Đông; Hồng Ngọc,…

Thềm lục địa phía Nam

Khí tự nhiên

Tiền Hải

Thái Bình

Bô-xit

Krông Búk, Đăk Nông, Di Linh

Tây Nguyên

Sắt

- Tùng Bá

- Trấn Yên

- Thạch Khê

- Hà Giang

- Yên Bái

- Hà Tĩnh

A-pa-tit

Cam Đường

Lào Cai

Đá vôi xi măng

Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

Titan

- Kỳ Anh

- Phú Vang

- Hàm Tân

- Hà Tĩnh

- Thừa thiên - Huế

- Bình Thuận

* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của mình.

Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và kiểm tra việc chuẩn bị tài liệu tham quan của các em.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhận xét đặc điểm phân bố (15 phút)

Mục tiêu: HS giải thích được sự phân bố các loại khoáng sản chủ yếu.

Nội dung:Dựa vào kết quả thảo luận ở mục 1 và kiến thức đã học, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm:trả lời được các câu hỏi của GV.

Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt CH cho HS: Dựa vào kết quả của mục 1 và kiến thức đã học, em hãy giải thích sự phân bố của các loại khoáng sản trên.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS dựa vào kết quả thảo luận ở mục 1 và kiến thức đã học, suy nghĩ để trả lời.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

- Sau khi các nhóm có sản phẩm, GV lần lượt gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày sản phẩm của mình:

+ Sự phân bố khoáng sản ở nước ta có liên quan chặt chẽ với sự phân hoá phức tạp, đa dạng của các hoạt động địa chất nội sinh và ngoại sinh.

+ Các mỏ khoáng sản nội sinh thường tập trung tại các đứt gãy sâu với hoạt động uốn nếp và mac-ma diễn ra mạnh mẽ.

+ Các khoáng sản ngoại sinh thường tập trung ở vùng biển nông, thềm lục địa hoặc vùng trũng trong nội địa.- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm của bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của các em.

.................................

Trên đây là Giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bài 5. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 8

    Xem thêm