Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bài 4

Giáo án Địa lí 8 bài 4 Chân trời sáng tạo

Mời thầy cô tham khảo Giáo án Địa lí 8 sách Chân trời sáng tạo bài 4 Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Địa lí 8 được biên soạn chi tiết, theo từng bài, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Địa lí 8 chương trình mới.

BÀI 4. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN,

SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản VN.

- Phân tích được vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản VN.

+ Phân tích được vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr109-112.

+ Sử dụng bản đồ hình 4.1 SGK để xác định tên các mỏ khoáng sản ở nước ta.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: sưu tầm thông tin để viết báo cáo ngắn về một loại khoáng sản của nước ta.

3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản tránh cạn kiệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN)

- Hình 4.1. Bản đồ phân bố một số khoáng sản VN, hình 4.2. Khai thác ở mỏ than Cọc Sáu và các hình ảnh tương tự phóng to.

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.

b. Nội dung: GV cho HS xem video clip về khai thác bô-xít ở Tây Nguyên.

c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi GV đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV đặt câu hỏi cho HS: hãy cho biết video clip nói đến việc khai thác loại khoáng sản nào? Loại khoáng sản này phân bố ở vùng nào của nước ta?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát video clip và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: khai thác bô-xít ở Tây Nguyên.

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bô-xít là một loại tài nguyên khoáng sản quan trọng không chỉ ở Tây Nguyên mà còn cả nước ta đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Vậy nước ta có những mỏ bô-xít nào? Phân bố ở đâu? Bên cạnh bô-xít thì nước ta còn có những loại khoáng sản nào khác? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)

2.1. Tìm hiểu về Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản (35 phút)

a. Mục tiêu: HS trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản VN.

b. Nội dung: Quan sát hình 4.1 hoặc Atlat ĐLVN, các hình ảnh minh họa kết hợp kênh chữ SGK tr 109-111 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm:trả lời được các câu hỏi của GV.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.

* GV treo hình 4.1 SGK lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 4.1 SGK hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Khoáng sản nước ta có mấy đặc điểm chung? Kể tên.

2. Chứng minh khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng.

3. Khoáng sản nước ta chia làm mấy nhóm? Tên các khoáng sản của từng nhóm.

4. Phần lớn khoáng sản nước ta có trữ lượng như thế nào? Kể tên các khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta.

5. Khoáng sản nước ta phân bố như thế nào? Xác định sự phân bố của một số khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta.

6. Giải thích vì sao khoáng sản nước ta lại phong phú, đa dạng và phân bố tương đối rộng?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát quan sát bản đồ hình 4.1 SGK hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1. Có 3 đặc điểm chung:

- Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng.

- Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ.

- Khoáng sản phân bố tương đối rộng.

2.

- Có trên 5000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.

- Một số loại khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, than bùn, sắt, mangan, titan, vàng, đồng, thiếc, bô-xit, apatit, đá quý, đá vôi, sét, cao lanh, nước khoáng.

3. Khoáng sản nước ta chia làm 3 nhóm:

- Khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…).

- Khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit, man-gan, đất hiếm,..).

- Khoáng sản phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi,...).

4.

- Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ.

- Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: dầu mỏ, bô-xit, đất hiếm, titan,…

5.

- Khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước.

- Các khoáng sản có trữ lượng lớn phân bố tập trung ở một số khu vực.

HS xác định:

- Dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa.

- Than đá ở vùng Đông Bắc.

- Than nâu ở đồng bằng sông Hồng.

- Titan ở vùng Duyên hải miền Trung.

- Bô-xit ở Tây Nguyên.

6.

- Lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp qua 3 giai đoạn: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.

- Vị trí địa lí nước ta nằm ở nơi giao nhau giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

1. Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản

a. Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng

- Nước ta đã xác định được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.

- Có đủ các nhóm khoáng sản, như: khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại và phi kim loại.

b. Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ

- Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ.

- Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: dầu mỏ, bô-xit, đất hiếm, titan,…

c. Khoáng sản phân bố tương đối rộng

- Khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước.

- Các khoáng sản có trữ lượng lớn phân bố tập trung ở một số khu vực.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung

Trên đây là Giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bài 4. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 8

    Xem thêm