Giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bài 9
Giáo án Địa lí 8 bài 9 Chân trời sáng tạo
Mời thầy cô tham khảo Giáo án Địa lí 8 sách Chân trời sáng tạo bài 9 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Địa lí 8 được biên soạn chi tiết, theo từng bài, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Địa lí 8 chương trình mới.
BÀI 9. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.
- Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.
+ Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr124-126.
+ Sử dụng bảng số liệu SGK tr124 để nhận xét mức chênh lệch nhiệt độ trung bình của từng giai đoạn ở VN.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: thiết kế tờ rơi thể hiện các hành động phù hợp để thích ứng hoặc giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV).
- Bảng mức chênh lệch nhiệt độ trung bình của từng giai đoạn so với nhiệt độ trung bình 60 năm (1958-2018) ở VN và các hình ảnh liên quan phóng to.
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV cho HS xem video clip về hiện tượng xâm nhập mặn gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV đặt câu hỏi cho HS: Quan sát video clip, hãy cho biết video clip nói đến hiện tượng gì? Hiện tượng này xảy ra ở vùng nào của nước ta?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát video clip và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Xâm nhập mặn gay gắt ở Đ.ồng bằng sông Cửu Long
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Xâm nhập mặn gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những tác động của biến đổi khí hậu ở nước ta. Vậy, tác động cụ thể của biến đổi khí hậu đối với khi hậu và thuỷ văn nước ta như thế nào? Việt Nam đã có những giải pháp gì để ứng phó với biến đổi khí hậu? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)
2.1. Tìm hiểu về Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn. (30 phút)
a. Mục tiêu: HS phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.
b. Nội dung: Dựa vào bảng số liệu SGK tr124 kết hợp kênh chữ SGK tr124, 125 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung ghi bài |
Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo bảng số liệu tr124 lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu, thông tin trong bày và sự hiểu biết của bản thân, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân nào gây ra biến đổi khí hậu? 2. Biến đổi khí hậu tác động đến nhiệt độ nước ta như thế nào? 3. Biến đổi khí hậu tác động đến lượng mưa nước ta như thế nào? 4. Biến đổi khí hậu tác động đến các hiện tượng thời tiết nước ta như thế nào? 5. Quan sát video clip, hãy cho biết rét đậm, rét hại gây ra hậu quả gì cho miền Bắc nước ta? 6. Biến đổi khí hậu tác động đến sông ngòi nước ta như thế nào? 7. Biến đổi khí hậu tác động đến hồ đầm và nước ngầm như thế nào? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát bảng số liệu, đọc kênh chữ trong SGK và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. - Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm. - Chủ yếu do tác động của con người đốt nhiên liệu như than, dầu mỏ, khí đốt tạo ra khí giữ nhiệt. 2. - Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,890C (giai đoạn 1958 – 2018). - Giai đoạn 1991-2000, 2001-2010, 2011-2018 cao hơn trung bình 60 năm lần lượt là 0,10C, 0,20C và 0,40C. - Số ngày nắng nóng tăng từ 3-5 ngày/thập kỉ. 3. Biến đổi khí hậu làm thay đổi về lượng mưa: - Lượng mưa trung bình năm có nhiều biến động. - Thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi. - Các đợt mưa lớn xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ. 4. Biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất: - Số cơn bão có xu hướng tăng, diễn biến bất thường (ví dụ năm 2020). - Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn. - Rét đậm, rét hại xuất hiện thường xuyên hơn. 5. Hậu quả: nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học, thiệt hại về gia súc và hoa màu. 6. - Chế độ nước sông thay đổi thất thường. - Vào mùa lũ, lượng nước tăng nhanh, gây sạt lở lớn hai bên bờ sông và ngập úng trên diện rộng (ví dụ trên sông Hồng). - Vào mùa cạn, lượng nước giảm từ 3 – 10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài (ví dụ tại Đồng bằng sông Cửu Long). 7. Biến đổi khí hậu tác động tới hồ, đầm và nước ngầm: sự gia tăng của số ngày hạn hán đã làm cho: - Mực nước của các hồ đầm xuống thấp (ví dụ hồ Trị An). - Mực nước ngầm cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm (ví dụ ở miền Trung). * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. * GV mở rộng: Trong tháng 10 - 11/2020, 7 cơn bão liên tiếp đổ bộ vào khu vực miền Trung gây ra mưa lớn chưa từng có làm ngập lụt trên diện rộng, làm 249 người chết, mất tích; khoảng 50.000 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; nhiều cơ sở hạ tầng và công trình dân sinh bị hư hỏng. Đặc biệt, lũ dữ, sạt lở kinh hoàng tại Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên - Huế); Nam Trà My và Phước Sơn (Quảng Nam), Hướng Hóa (Quảng Trị) khiến nhiều người chết, mất tích, gây thiệt hại nặng nề cho các địa phương này. | 1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn. a. Đối với khí hậu - Thay đổi về nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,890C (giai đoạn 1958 – 2018). + Số ngày nắng nóng tăng từ 3-5 ngày/thập kỉ. - Thay đổi về lượng mưa: + Lượng mưa trung bình năm có nhiều biến động. + Thời gian mùa mưa và mùa khô có sự thay đổi. - Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, hạn hán, lũ lụt, rét đậm, rét hại,… b. Đối với thủy văn - Tác động đến sông ngòi: tác động đến thủy chế của sông ngòi và làm cho chế độ nước sông thay đổi thất thường. - Tác động tới hồ đầm và nước ngầm: mực nước ở các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm thấp hơn so với trung bình nhiều năm. |
2.2. Tìm hiểu về Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. ( 30 phút)
a. Mục tiêu:HS tìm được ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
b. Nội dung:Dựa vào các hình ảnh và kênh chữ SGK tr125-126 suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm:trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung ghi bài | ||||||||||||||||||||||||
Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1
2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát các hình ảnh và đọc kênh chữ SGK tr125, 126, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1 và 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1
2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2
* HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. | 2. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu - Các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu: + Kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải nhà kính. + Khai thác hợp lí và bảo vệ tự nhiên. + Sử dụng tiết kiệm năng lượng. - Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu như chống nắng cho người và vật nuôi, trồng và bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức của người dân,… |
................................
Trên đây là Giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bài 9. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.