Giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bài 15

Giáo án Địa lí 8 bài 15 Chân trời sáng tạo

Mời thầy cô tham khảo Giáo án Địa lí 8 sách Chân trời sáng tạo bài 15 Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Địa lí 8 được biên soạn chi tiết, theo từng bài, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Địa lí 8 chương trình mới.

BÀI 15. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 5 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển – đảo Việt Nam.

- Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.

- Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển – đảo Việt Nam.

+ Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.

+ Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr148-155.

+ Quan sát bản đồ hình 15.1 SGK tr149, biểu đồ hình 15.2 SGK tr150 để nêu đặc điểm khí hậu của vùng biển nước ta, nhận xét nhiệt độ và lượng mưa ở một số trạm khí tượng trên các đảo nước ta.

+ Quan sát bản đồ hình 15.3 SGK tr151 để xác định hướng chảy của dòng biển trong vùng biển nước ta.

+ Quan sát bản đồ hình 15.4 SGK tr153 để xác định một số tài nguyên biển Việt Nam.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) để tuyên truyền bảo vệ môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam.

3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần yêu nước, yêu biển – đảo Việt Nam, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo VN.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV).

- Hình 15.1. Bản đồ tự nhiên vùng biển đảo VN, hình 15.2. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại các trạm khí tượng, hình 1.3. Lược đồ dòng biển theo mùa trên Biển Đông, hình 15.4. Bản đồ một số tài nguyên biển VN, hình 15.5. Cánh đồng muối Sa Huỳnh, hình 15.6. Du lịch vịnh Hạ Long và các hình ảnh tương tự.

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.

b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Xem hình đoán tên bãi biển” cho HS.

c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Xem hình đoán tên bãi biển” GV đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

GV treo bảng phụ trò chơi “Xem hình đón tên bãi biển” lên bảng:

Địa lí 8 CTST

* GV lần lượt cho HS quan sát các quốc kì trên theo thứ tự từ 1 đến 6, yêu cầu HS cho biết tên quốc gia tương ứng với mỗi quốc kì trên. GV khen thưởng cho HS trả lời đúng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát các quốc kì kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1. Nha Trang

2. Vũng Tàu

3. Vịnh Hạ Long

4. Phú Quốc

5. Đà Nẵng

6. Phan Thiết

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Thiên nhiên vùng biển đảo Việt Nam có sự phân hoá đa dạng và giàu tiềm năng, nổi bật với hàng trăm bãi tắm đẹp thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, có thể giúp nước ta thực hiện được mục tiêu “trở thành quốc gia mạnh về biển”. Tuy nhiên, môi trường biến đảo rất nhạy cảm trước những tác động của con người, cần được quan tâm bảo vệ nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế biền một cách bền vững. Hãy nêu những điểm nồi bật về tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo nước ta. Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (190 phút)

2.1. Tìm hiểu về Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo (75 phút)

a. Mục tiêu:HS trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo VN.

b. Nội dung:Quan sát hình 15.1, 15.2, 15.3, kết hợp kênh chữ SGK tr148-151 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm:trả lời được các câu hỏi của GV.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.

* GV treo hình 15.1, 15.2, 15.3 lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát hình 15.1, 15.2, 15.3 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Địa hình ven biển nước ta gồm những dạng địa hình gì?

2. Thềm lục địa nước ta có đặc điểm gì?

3. Xác định một số đảo và quần đảo của nước ta. Các đảo và quần đảo nước ta đóng vai trò gì?

4. Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của một số trạm khí tượng trên các đảo ở nước ta.

5. Xác định các hướng gió thổi trên biển ở nước ta.

6. Trung bình mỗi năm trước ta có bao nhiêu cơn bão? Tần suất bão lớn nhất là vào tháng nào? Đổ bộ vào vùng nào của nước ta.

7. Xác định hướng chảy của dòng biển trong vùng biển nước ta. Nguyên nhân nào tạo nên hướng chảy của các dòng biển.

8. Nhiệt độ và độ muối của nước biển là bao nhiêu? Nhiệt độ và độ muối của nước biển thay đổi như thế nào?

9. Nêu đặc điểm chế độ triều của nước ta.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát quan sát hình 1.51, 15.2, 15.3 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1. Địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: các dạng bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn, vịnh cửa sông, bãi cát phẳng, đầm, phá, đảo ven bờ,...

2. Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền. Vùng thềm lục địa rộng, bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

3.

- Tên một số đảo: đảo Cát Bà (Hải Phòng), đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quốc (Kiên Giang), đảo Phú Quý (Bình Thuận ),…

- Tên một số quần đảo: Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa),…

- Các đảo và quần đảo đóng vai trò rất quan trọng về kinh tế - chính trị và an ninh quốc phòng.

4.

- Về nhiệt độ: cả 3 trạm khí tượng đều có nhiệt độ khá cao trên 200C: Cô Tô: 22,70C, Hoàng Sa: 26,90C, Phú Quốc: 27,20C.

- Về lượng mưa: cả 3 trạm khí tượng đều có lượng mưa khá lớn trên 1200mm: Cô Tô: 1746mm, Hoàng Sa: 1266mm, Phú Quốc: 3098mm.

5.

- Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió mùa đông thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế.

- Các tháng còn lại: ưu thế thuộc về gió mùa hạ thổi theo hướng tây nam (riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam).

6.

- Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.

- Tần suất bão lớn nhất là vào tháng 9. Đổ bộ vào vùng Bắc Trung Bộ.

7.

- Hướng chảy của dòng biển ven bờ ở nước ta thay đổi theo mùa:

+ Mùa đông, dòng biển có hướng: đông bắc - tây nam.

+ Mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng tây nam - đông bắc.

- Nguyên nhân: do hoạt động của gió mùa.

8.

- Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23°C, có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam và từ ven bờ ra ngoài khơi.

- Độ muối bình quân của Biển Đông là 30 - 33%0; thay đổi theo khu vực, theo mùa và theo độ sâu.

9. Chế độ thủy triều: Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau:

- Ở khu vực phía bắc, chế độ nhật triều được coi là điển hình nhất.

- Ở khu vực phía nam, chế độ bán nhật triều xen kẽ với chế độ nhật triều.

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

* GV mở rộng: Thuỷ triều Việt Nam diễn biến khá đa dạng: với chiều dài 3260km bờ biển có đủ các chế độ thuỷ triều của thế giới như nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau. Đặc biệt, nhật triều ở đảo Hòn Dấu (Đồ Sơn) là điển hình trên thế giới.

1. Vùng bờ biển Bắc Bộ và Thanh Hoá: nhật triều. Hòn Gai, Hải Phòng thuộc nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng. Độ lớn triều khoảng 3,6 - 2,6 m. Ở phía nam Thanh Hoá có 18 - 22 ngày nhật triều.

2. Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: nhật triều không đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng. Độ lớn triều khoảng 2,5 - 1,2 m.

3. Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: bán nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 1,0 - 0,6 m.

4. Vùng biển Thuận An và lân cận: bán nhật triều.

5. Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: bán nhật triều không đều, độ lớn triều khoảng 1,2 - 0,8 m.

6. Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 2,0 - 1,2 m.

7. Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: bán nhật triều không đều. Độ lớn khoảng 3,5 - 2,0 m.

8. Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng trên duới 1 m.

1. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo

a. Địa hình

- Địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: các dạng bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn, vịnh cửa sông, bãi cát phẳng, đầm, phá, đảo ven bờ,...

- Vùng thềm lục địa rộng, bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

- Có nhiểu đảo và quần đảo, trong đó có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

b. Khí hậu

- Nhiệt độ: khá cao, khoảng 26°C.

- Lượng mưa: trung bình trên biển từ 1100 đến 1300 mm/năm.

- Gió trên Biển: mạnh hơn trên đất liền. Tốc độ trung bình đạt 5 - 6 m/s.

- Bão: Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông.

c. Đặc điểm hải văn

- Dòng biển: dòng biển lạnh theo gió mùa đông và dòng biển nóng theo gió mùa hạ.

- Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23°C.

- Độ muối bình quân là 30 - 33%0.

- Chế độ thủy triều: nhật triểu và bán nhật triều.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem trọn bộ

................................

Trên đây là Giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bài 15. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 226
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 8

    Xem thêm