Giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức cả năm

Giáo án Địa 8 Kết nối tri thức

VnDoc giới thiệu tới thầy cô Giáo án môn Địa lí 8 sách Kết nối tri thức. Sau đây mời thầy cô tham khảo để lên giáo án phù hợp với chương trình giảng dạy mới trong nhà trường.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY (KHBD) 12 BÀI PHẦN ĐỊA LÍ VÀ

2 CHỦ ĐỀ CHUNG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 - BỘ KNTT

CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM

Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam (VN).

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của VN.

+ Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa (SGK) từ trang (tr) 93-96.

+ Quan sát bản đồ hình 1.1 SGK tr94 để xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu về những thuận lợi của vị trí địa lí nước ta trong việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ liêng liêng của Tổ quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN).

- Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lí VN trong khu vực Đông Nam Á, hình 1.2. Rừng nhiệt đới ở vườn quốc gia Cúc Phương phóng to.

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.

b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” cho HS.

c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” GV đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV treo bảng phụ trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” lên bảng:

1 2 3

4 5 6

* GV lần lượt cho HS quan sát các quốc kì trên theo thứ tự từ 1 đến 6, yêu cầu HS cho biết tên quốc gia tương ứng với mỗi quốc kì trên. GV khen thưởng cho HS trả lời đúng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát các quốc kì và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1. Việt Nam

2. Trung Quốc

3. Lào

4. Cam-pu-chia

5. Ấn Độ

6. Thổ Nhĩ Kì

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việt Nam, quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quốc kì là lá Cờ đỏ sao vàng – biểu tượng thiêng liêng đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Vậy đất nước của chúng ta nằm ở đâu trên bản đồ thế giới và tiếp giáp với các quốc gia nào trong số các quốc gia kể trên? Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên nước ta? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)

2.1. Tìm hiểu về Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (20 phút)

a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.

b. Nội dung: Quan sát hình 1.1 kết hợp kênh chữ SGK tr 93-94 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.

* GV treo hình 1.1 lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Việt Nam nằm ở đâu?

2. Xác định vị trí tiếp giáp của nước ta.

3. Xác định hệ tọa độ địa lí trên đất liền và trên biển ở nước ta.

4. Việt Nam nằm liền kề với 2 vành đai sinh khoáng nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát quan sát hình 1.1 hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1.

- Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và hải đảo.

- Nằm ở vị trí nội chí tuyến trong khu vực châu Á gió mùa.

- Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.

2. Tiếp giáp:

- Phía bắc giáp: Trung Quốc.

- Phía tây giáp Lào và Campuchia.

- Phía đông và nam giáp Biển Đông.

3.

- Hệ tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ.

- Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50'B (ở phía nam) và từ kinh độ 101°Đ (ở phía tây) đến trên 117°20’Đ (ở phía đông).

4. Việt Nam nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

1. Vị trí địa lí

- Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp: Trung Quốc.

+ Phía tây giáp Lào và Campuchia.

+ Phía đông và nam giáp Biển Đông.

.............................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức. Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho thầy cô. Mời thầy cô tham khảo chỉnh sửa phù hợp với kế hoạch giảng dạy của nhà trường.

Ngoài Kế hoạch bài dạy Địa lí 8 Kết nối tri thức, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

Đánh giá bài viết
1 1.014
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 8

    Xem thêm