Giáo án GDCD 8 Kết nối tri thức (cả năm)

Giáo án Giáo dục công dân 8 KNTT

Mời thầy cô tham khảo Giáo án Giáo dục công dân 8 sách Kết nối tri thức do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn GDCD được biên soạn chi tiết, theo từng bài, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Giáo dục công dân 8 chương trình mới.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

· Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.

· Nhận biết được giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam.

· Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

· Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

· Thực hiện được những làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc.

2. Năng lực

Năng lực chung:

· Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

· Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

· Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vị, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

· Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam, các giá trị của truyền thống dân tộc và kể tên được những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

3. Phẩm chất

· Có phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, thể hiện qua niềm tự hào về truyền thống và những giá trị quý báu của truyền thống dân tộc Việt Nam, sống có trách nhiệm, phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

· Giáo án, SHS, SGV, SBT Giáo dục công dân 8.

· Tranh, ảnh, truyện, thơ ca, thành ngữ, tục ngữ, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề bài học.

· Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

· SHS Giáo dục công dân 8.

· Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú của HS đối với bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về nội dung bài học.

2. Nội dung:

- GV giới thiệu bài học, đưa ra định nghĩa về truyền thống dân tộc.

- GV cho HS đọc lời bài hát “Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sĩ Hoàng Hà và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

3. Sản phẩm:

- HS lắng nghe và hiểu định nghĩa về truyền thống dân tộc.

- Câu trả lời của HS về truyền thống dân tộc Việt Nam qua bài hát “Đất nước trọn niềm vui” và chuẩn kiến thức của GV.

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu bài học, đưa ra định nghĩa về truyền thống dân tộc: Truyền thống dân tộc là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc tự hào, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó là nền tảng và động lực phát triển cho mỗi người.

- GV cho HS nghe bài hát “Đất nước trọn niềm vui” (nhạc sĩ Hoàng Hà), kết hợp đọc lời bài hát (SHS tr.5) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết lời bài hát thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

https://www.youtube.com/watch?v=6KXKVhqQ2l4.

“…Hội toàn thắng náo nức đất nước

Ta muốn bay lên, say ngắm sông núi hiên ngang

Ta muốn reo vang, hát ca muôn đời Việt Nam

Tổ quốc anh hùng!

Ôi quê hương dẫu bao lần giặc phá điêu tàn mà vẫn ngoan cường

Dành một ngày toàn thắng

Đẹp quá...”

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV nêu định nghĩa về truyền thống dân tộc.

- HS lắng nghe bài hát “Đất nước trọn niềm vui” và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời: Bài hát thể hiện truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và mời 1 – 2 HS chia sẻ thêm hiểu biết của mình về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc qua những bài hát, tấm gương anh hùng chống giặc ngoại xâm.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về một số truyền thống dân tộc và giá trị của truyền thống dân tộc Việt Nam.

I. MỤC TIÊU: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số truyền thống của dân tộc và hiểu biết được giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam.

1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, đọc các thông tin SHS tr.5, 6 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS kể về những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam và nêu giá trị của những truyền thống đó.

- GV cùng HS rút ra kết luận về truyền thống dân tộc.

3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về truyền thống dân tộc Việt Nam, giá trị của truyền thống dân tộc Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.

3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 3 HS đọc lần lượt thông tin 1, 2, 3 SHS tr.5, 6.

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

● Nhóm 1, 2: Đọc thông tin 1.

● Nhóm 3, 4: Đọc thông tin 2.

● Nhóm 5, 6: Đọc thông tin 3.

+ Các thông tin trên nói về những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Chia sẻ hiểu biết của em về các truyền thống đó.

+ Qua các thông tin trên, giá trị của truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện như thế nào?

- GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: Em hãy kể về những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam và nêu giá trị của những truyền thống đó.

+ GV tổng hợp các ý kiến trên bảng lớp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin SHS, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân, thông tin tìm hiểu trên sách, báo, internet,...kể thêm những truyền thống dân tộc và trị của những truyền thống đó.

- HS rút ra kết luận về truyền thống dân tộc theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi về 3 thông tin:

+ Thông tin 1: Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giá trị của truyền thống:

Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Truyền thống yêu nước đã tiếp thêm sức mạnh, hun đúc lòng can đảm, sự kiên cường, chịu khó của cả dân tộc, đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Nhờ đó mà chúng ta có được độc lập, tự do, được sống trong đất nước hoà bình và phát triển như ngày nay.

+ Thông tin 2: Truyền thống hiếu học. Giá trị của truyền thống:

Bùi Xương Trạch đã kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.

Truyền thống ấy đã mang lại cho cá nhân ông sự đỗ đạt, khoa bảng và làm quan, làm rạng danh cho dòng họ. Dân tộc ta có một vị quan vừa tài giỏi vừa tiết kiệm, liêm khiết.

+ Thông tin 3: Truyền thống nhân ái, yêu thương con người, “1á lành đùm lá rách”. Giá trị của truyền thống:

Người Việt Nam luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ, đùm bọc đồng bào mình trong lúc khó khăn, hoạn nạn.

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, bà con lại cùng chung tay, hỗ trợ nhau để mọi người cùng có một cái Tết đầm ấm.

Những người thương binh, gia đình liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng cũng luôn được Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn; “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS kể về những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam và nêu giá trị của những truyền thống đó: truyền thống cần cù lao động, đoàn kết, bao dung, hiếu thảo,...

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về truyền thống dân tộc.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về một số truyền thống dân tộc và giá trị của truyền thống dân tộc Việt Nam.

- Một số truyền thống của dân tộc: yêu nước, hiếu học, đoàn kết, nhân nghĩa, cần lù lao động, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn,....

- Giá trị của các truyền thống:

+ Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của mỗi cá nhân.

+ Là nền tảng cho lòng tự hào, tự tôn, cho sự phát triển lành mạnh, hạnh phúc của mỗi người.

+ Là nền tảng để xây dựng đất nước phát triển vững mạnh.

+ Là sức mạnh và bản sắc riêng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Tài liệu vẫn còn dài, mời thầy cô tải về tham khảo trọn bộ

Trên đây là Giáo án Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 1.295
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 8

    Xem thêm