Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức cả năm

Mời các thầy cô tham khảo Giáo án Văn 8 sách Kết nối tri thức cả năm do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Ngữ văn được biên soạn chi tiết, có đầy đủ giáo án của tất cả các bài trong SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống. Thầy cô có thể nhấn vào nút Tải về để tải toàn bộ giáo án hoặc truy cập theo đường link từng bài mà VnDoc cung cấp phía dưới để tham khảo.

Giáo án Văn 8 bài 1: Câu chuyện của Lịch sử

BÀI 1 – CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ

- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản

- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề

- Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.

- Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản.

- Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ

- Năng lực nhận biết đặc điểm và cách sử dụng biệt ngữ xã hội

3. Phẩm chất:

- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tính thần trách nhiệm với đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu cho HS xem video về lịch sử dân tộc Việt Nam:

Link: https://youtu.be/7xUxjPxxTbA

- GV đặt câu hỏi cho HS: Sau khi xem xong video, em có suy nghĩ gì về quá trình hình thành và xây dựng đất nước từ thời Hùng Vương đến nay?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời sau khi xem xong video.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài nhóm HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS.

- Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn: Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hàng nghìn năm dưới ách đô hộ của kẻ thù phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù. Lịch sử đất nước của dân tộc gắn liền với truyền thống giữ nước và bảo vệ đất nước. Và có biết bao vị anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước. Trước khi tìm hiểu về những câu chuyện lịch sử, những vấn đề liên quan tới lịch sử nước nhà, chúng ta sẽ tìm hiểu phần Tri thức Ngữ văn về Truyện lịch sử để hiểu rõ hơn về các văn bản tiếp theo nhé!

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Câu chuyện của lịch sử và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân.

b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi dẫn HS vào bài học bằng tổ chức cho HS thi nhau kể tên những triều đại lịch sử ở Việt Nam ta thời xưa

- GV đặt câu hỏi thêm cho HS: Tại sao chúng ta cần phải học truyện về lịch sử

- GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân về việc tìm hiểu truyện về lịch sử

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhanh về câu hỏi lớn của bài học: Lịch sử có vai trò quan trọng như thế nào với cuộc sống của chúng ta?”

- GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 8) và dẫn HS vào chủ điểm của bài học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời, chia sẻ các câu hỏi gợi mở của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS thi nhau kể về các triều đại vua – chúa ở Việt Nam ta thời xưa

- GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp.

- Đối với câu hỏi lớn, GV không chốt đáp án đúng sai, cũng như không đưa ra kết luận cuối cùng, những ý kiển của HS sẽ được lưu lại và tiếp tục tìm tòi, khám phá suốt các nội dung bài học.

- GV chốt kiển thức về chủ đề bài học è Ghi lên bảng.

I. Giới thiệu bài học.

- Chủ đề 1: Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ của đất nước và nhân loại. Chúng ta có thể trở về quá khứ bằng nhiều con đường khác nhau: qua những bài học môn Lịch sử trong nhà trường, qua những cuốn sử kí viết nên bởi các nhà sử học, qua những bộ phim hoặc cuốn truyện tái hiện các sự kiện, các nhân vật lừng danh thời xa xưa,…Ở các nền văn học, luôn có những câu chuyện lịch sử được kể lại trong các tác phẩm truyện.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn

1. Mục tiêu:Giúp HS hiểu được khái niệm của truyện lịch sử, chủ đề của tác phẩm văn học, biệt ngữ xã hội

2. Nội dung:HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phầnTri thức Ngữ Văn.

3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kiểu văn nghị luận xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về những tri thức về truyện lịch sử

+ Truyện lịch sử là:….

+ Các yếu tố trong truyện lịch sử là…

- GV cho HS đọc to thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 9), sau đó đặt một số câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm bắt thông tin của HS:

+ Cốt truyện của truyện lịch sử thường được diễn ra như thế nào?

+ Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử ….

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn.

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm làm nhóm đôi:

+ Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

+ Các yếu tố cơ bản của văn nghị luận: Ý kiến, lí lẽ, bằng chưng và mối liên hệ giữa các yếu tố này.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu liên kết trong văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 5) về liên kết trong văn bản, sau đó GV yêu cầu HS ghi chép những ý chính về đặc điểm, chức năng của liên kết trong văn bản được trình bày trong mục Tri thức Ngữ Văn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS ghi chép tóm lược nội dung ý chính về liên kết văn bản.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

II. Tri thức Ngữ văn

1. Truyện lịch sử

- Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người;...là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra.

- Cốt truyện của truyện lịch sử thường được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề, tư tưởng nào đó.

- Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như trong đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn. Thông thường truyện lịch sử tập trung khắc họa những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, danh nhân,...những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng, dân tộc.

- Ngôn ngữ trong truyện lịch sử, ngôn ngữ nhân vật phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng.

2. Chủ đề của tác phẩm văn học

Là vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốt lãi hay thông điệp chính của tác phẩm. Thông thường, chủ đề không được thể hiện trực tiếp mà người đọc phải tự rút ra từ nội dung của tác phẩm.

3. Biệt ngữ xã hội

Là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa) hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó. Do vậy chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tham khảo chi tiết tại đây Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức bài 1 Câu chuyện của lịch sử

Giáo án Văn 8 Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển

Tham khảo và tải về chi tiết tại đây: Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển

Giáo án Văn 8 Bài 3: Lời sông núi

Tham khảo và tải về chi tiết tại đây: Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức Bài 3: Lời sông núi

Giáo án Văn 8 Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ

Tham khảo và tải về chi tiết tại đây: Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức bài 4 Tiếng cười trào phúng trong thơ

Giáo án Văn 8 Bài 5: Những câu chuyện hài

Tham khảo và tải về chi tiết tại đây: Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức bài 5 Những câu chuyện hài.

..................................................

Trên đây là Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm