Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Kế hoạch bài dạy môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

VnDoc giới thiệu tới thầy cô Kê hoạch giáo dục của giáo viên môn Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức. Sau đây mời thầy cô tham khảo để lên giáo án phù hợp với chương trình giảng dạy mới trong nhà trường.

Xem thêm: Phân phối chương trình lớp 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (11 môn)

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - KHỐI 8

BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

1. Đặc điểm tình hình

Số lớp: ; Số học sinh:

Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: ; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: ; Đại học: ; Trên đại học:

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên : Tốt: ; Khá:................; Đạt:...............; Chưa đạt:........

Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

Phòng thực hành KHTN

I. Kế hoạch dạy học

1. Thời lượng

Học kì

Số tuần

Số tiết/tuần

Số điểm

Đánh giá thường xuyên

Đánh giá giữa kỳ

Đánh giá cuối kỳ

I

18

18 tuần x 4 tiết = 72 tiết

4

1

1

II

17

17 tuần x 4 tiết = 68 tiết

4

1

1

2. Khung chương trình môn Khoa học tự nhiên

Học kỳ

MỞ ĐẦU

CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

VẬT SỐNG

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

TỔNG

Học kỳ I

3

41

21

0

7

72

Học kỳ II

18

43

7

68

Tổng

3

41

39

43

14

140

3. Phân phối chương trình

HỌC KỲ I

Tuần

Tiết

Chủ đề/bài học

Yêu cầu cần đạt

1

Mở đầu 2% = 3 tiết

1

Bài 1: Sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm (Tiết 1)

– Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.

– Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu những hoá chất trong môn Khoa học tự nhiên 8).

– Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.

2

Bài 1: Sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm (Tiết 2)

3

Bài 1: Sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm (Tiết 3)

Chương I - PHẢN ỨNG HOÁ HỌC 12% + 3 % = 21 tiết

4

Bài 2. Phản ứng hoá học (Tiết 1)

– Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.

– Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học.

– Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

– Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm.

– Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm

– Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.

– Nêu được khái niệm và đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt.

– Trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu).

2

5

Bài 2. Phản ứng hoá học (Tiết 2)

6

Bài 2. Phản ứng hoá học (Tiết 3)

7

Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí (Tiết 1)

– Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử).

– Tính được khối lượng mol (M); Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m)

– Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.

– So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.

– Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 0C.

– Sử dụng được công thức để chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 0C.

8

Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí (Tiết 2)

3

9

Bài 4. Dung dịch và nồng độ dung dịch (Tiết 1)

– Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau.

– Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.

– Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức.

– Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước.

10

Bài 4. Dung dịch và nồng độ dung dịch (Tiết 2)

11

Bài 4. Dung dịch và nồng độ dung dịch (Tiết 3)

12

Bài 4. Dung dịch và nồng độ dung dịch (Tiết 4)

4

13

Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học (Tiết 1)

– Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hoá học, khối lượng được bảo toàn.

– Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.

– Nêu được khái niệm phương trình hoá học và các bước lập phương trình hoá học.

– Trình bày được ý nghĩa của phương trình hoá học.

– Lập được sơ đồ phản ứng hoá học dạng chữ và phương trình hoá học (dùng công thức hoá học) của một số phản ứng hoá học cụ thể.

14

Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học (Tiết 2)

15

Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học (Tiết 3)

16

Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học (Tiết 4)

5

17

Bài 6. Tính theo phương trình hoá học (Tiết 1)

– Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C.

– Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng và tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.

18

Bài 6. Tính theo phương trình hoá học (Tiết 2)

19

Bài 6. Tính theo phương trình hoá học (Tiết 3)

20

Bài 6. Tính theo phương trình hoá học (Tiết 4)

6

21

Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác (Tiết 1)

– Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hoá học).

– Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng thực tế.

– Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn:

+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học;

+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng;

+ Nêu được khái niệm về chất xúc tác.

22

Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác (Tiết 2)

23

Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác (Tiết 3)

24

Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác (Tiết 4)

7

Chương II - MỘT SỐ CHẤT THÔNG DỤNG 4% = 20 tiết

25

Bài 8. Acid (Tiết 1)

– Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+).

– Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.

– Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH).

26

Bài 8. Acid (Tiết 2)

27

Bài 8. Acid (Tiết 3)

28

Bài 9. Base. Thang pH (Tiết 1)

– Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH).

– Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước.

– Tiến hành được thí nghiệm base là làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với acid tạo muối, nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của base.

– Tra được bảng tính tan để biết một hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base không tan.

– Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch.

– Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...).

– Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất.

8

29

Bài 9. Base. Thang pH (Tiết 2)

30

Bài 9. Base. Thang pH (Tiết 3)

31

Bài 9. Base. Thang pH (Tiết 4)

32

Bài 9. Base. Thang pH (Tiết 5)

9

33

Ôn tập giữa học kì 1

- Đảm bảo các yêu cầu cần đạt theo chương trình GDPT 2018 thực hiện từ tuần 1 đến hết tuần 8

34

Ôn tập giữa học kì 1

35

Kiểm tra giữa học kì 1

36

Bài 10. Oxide (Tiết 1)

– Nêu được khái niệm oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.

– Viết được phương trình hoá học tạo oxide từ kim loại/phi kim với oxygen.

– Phân loại được các oxide theo khả năng phản ứng với acid/base (oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính, oxide trung tính).

– Tiến hành được thí nghiệm oxide kim loại phản ứng với acid; oxide phi kim phản ứng với base; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxide.

10

37

Bài 10. Oxide (Tiết 2)

38

Bài 10. Oxide (Tiết 3)

39

Bài 11. Muối (Tiết 1)

– Nêu được khái niệm về muối (các muối thông thường là hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion

– Chỉ ra được một số muối tan và muối không tan từ bảng tính tan.

– Trình bày được một số phương pháp điều chế muối.

– Đọc được tên một số loại muối thông dụng.

– Tiến hành được thí nghiệm muối phản ứng với kim loại, với acid, với base, với muối; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.

– Trình bày được mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối; rút ra được kết luận về tính chất hoá học của acid, base, oxide.

40

Bài 11. Muối (Tiết 2)

11

41

Bài 11. Muối (Tiết 3)

42

Bài 11. Muối (Tiết 4)

43

Bài 11. Muối (Tiết 5)

44

Bài 11. Muối (Tiết 6)

12

45

Bài 12. Phân bón hoá học (Tiết 1)

– Trình bày được vai trò của phân bón (một trong những nguồn bổ sung một số nguyên tố: đa lượng, trung lượng, vi lượng dưới dạng vô cơ và hữu cơ) cho đất, cây trồng.

– Nêu được thành phần và tác dụng cơ bản của một số loại phân bón hoá học đối với cây trồng (phân đạm, phân lân, phân kali, phân N–P–K).

– Trình bày được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hoá học (không đúng cách, không đúng liều lượng) đến môi trường của đất, nước và sức khoẻ của con người.

– Đề xuất được biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón.

46

Bài 12. Phân bón hoá học (Tiết 2)

47

Bài 12. Phân bón hoá học (Tiết 3)

Chương III - KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT 8% = 11 tiết

48

Bài 13. Khối lượng riêng (Tiết 1)

– Nêu được định nghĩa khối lượng riêng, xác định được khối lượng riêng qua khối lượng và thể tích tương ứng, khối lượng riêng = khối lượng/thể tích.

– Liệt kê được một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng.

13

49

Bài 13. Khối lượng riêng (Tiết 2)

50

Bài 14. Thực hành xác định khối lượng riêng (Tiết 1)

– Thực hiện thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của một khối hộp chữ nhật, của một vật có hình dạng bất kì, của một lượng chất lỏng.

51

Bài 14. Thực hành xác định khối lượng riêng (Tiết 2)

52

Bài 15. Áp suất trên một bề mặt (Tiết 1)

– Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được: áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt, áp suất = áp lực/diện tích bề mặt.

– Liệt kê được một số đơn vị đo áp suất thông dụng.

– Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.

14

53

Bài 15. Áp suất trên một bề mặt (Tiết 2)

54

Bài 16. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển (Tiết 1)

– Thực hiện thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng, rút ra được: Điều kiện định tính về vật nổi, vật chìm; định luật Archimedes (Acsimet).

– Nêu được: Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng; lấy được ví dụ minh hoạ.

– Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.

– Mô tả được sự tạo thành tiếng động trong tai khi tai chịu sự thay đổi áp suất đột ngột.

– Giải thích được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống (ví dụ như: giác mút, bình xịt, tàu đệm khí).

55

Bài 16. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển (Tiết 2)

56

Bài 16. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển (Tiết 3)

15

57

Bài 17. Lực đẩy Archimedes (Tiết 1)

– Thực hiện thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng, rút ra được: Điều kiện định tính về vật nổi, vật chìm; định luật Archimedes (Acsimet).

58

Bài 17. Lực đẩy Archimedes (Tiết 2)

59

Bài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực (Tiết 1)

– Thực hiện thí nghiệm để mô tả được tác dụng làm quay của lực.

– Nêu được: tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực.

60

Bài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực (Tiết 2)

16

61

Bài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực (Tiết 3)

62

Bài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực (Tiết 4)

Chương IV - TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC 6%= 8,5 tiết

63

Bài 19. Đòn bẩy và ứng dụng (Tiết 1)

– Dùng dụng cụ đơn giản, minh họa được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.

– Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.

– Sử dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.

64

Bài 19. Đòn bẩy và ứng dụng (Tiết 2)

17

65

Bài 19. Đòn bẩy và ứng dụng (Tiết 3)

66

Bài 19. Đòn bẩy và ứng dụng (Tiết 4)

67

Ôn tập cuối học kì I

- Đảm bảo các yêu cầu cần đạt theo chương trình GDPT 2018 thực hiện từ tuần 1 đến tuần 17

68

Ôn tập cuối học kì I

18

69

Ôn tập cuối học kì I

70

Kiểm tra cuối học kì I

Chương V - ĐIỆN 8%= 11 tiết

71

Bài 20. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát (Tiết 1)

– Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát.

– Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

72

Bài 20. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát (Tiết 2)

HỌC KÌ II

Tuần

Tiết

Chủ đề/bài học

Yêu cầu cần đạt

19

73

Bài 21. Dòng điện, nguồn điện (Tiết 1)

– Định nghĩa được dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

– Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống.

– Phân loại được vật dẫn điện, vật không dẫn điện.

74

Bài 21. Dòng điện, nguồn điện (Tiết 2)

75

Bài 22. Mạch điện đơn giản (Tiết 1)

– Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: điện trở, biến trở, chuông, ampe kế (ammeter), vôn kế (voltmeter), đi ốt (diode) và đi ốt phát quang.

– Mắc được mạch điện đơn giản với: pin, công tắc, dây nối, bóng đèn.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem trọn bộ.

.............................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho thầy cô. Mời thầy cô tham khảo chỉnh sửa phù hợp với kế hoạch giảng dạy của nhà trường.

Ngoài Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm