Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Đáp án tập huấn SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức bao gồm 10 câu hỏi đi kèm đáp án, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 8 mới. Sau đây mời thầy cô tham khảo chi tiết.

Câu 1. Các bài học trong SGK Ngữ văn 8 được thiết kế như thế nào?

A. Có 10 bài học, tất cả các bài có cấu trúc giống nhau; có 2 bài tập trung vào văn bản nghị luận
B. Có 10 bài học, trong đó 9 bài có cấu trúc giống nhau; có 2 bài tập trung vào văn bản nghị luận.Dấu tích
C. Có 10 bài học, trong đó mỗi tập có 1 bài thiết kế theo cấu trúc khác biệt; có 2 bài tập trung vào văn bản nghị luận.
D. Có 10 bài học, tuỳ ngữ liệu chính thuộc loại, thể loại VB nào mà cấu trúc bài thay đổi; có một bài tập trung vào văn bản nghị luận.

Câu 2. Nhận định nào sau đây thể hiện đúng nhất cách lựa chọn ngữ liệu để đưa vào mỗi bài học trong SGK Ngữ văn 8?

A. Tập trung chủ yếu vào loại, thể loại VB; còn nội dung VB thì linh hoạt.
B. Tập trung vào chủ đề, nội dung các VB đều hướng đến chủ đề chung của bài học.Dấu tích
C. Tập trung vào loại, thể loại VB, đồng thời có chú ý đến sự kết nối về chủ đề giữa các VB
D. Tập trung chủ yếu vào chủ đề, đồng thời có chú ý đến đặc điểm của VB xét về mặt thể loại.

Câu 3. Ý nào sau đây KHÔNG phù hợp với định hướng đổi mới dạy đọc VB trong SGK Ngữ văn 8?

A. Tuân thủ quy trình dạy đọc gồm 3 bước: trước khi đọc, đọc VB và sau khi đọc.
B. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế bám sát yêu cầu cần đạt của bài học.
C. Cần dành nhiều thời gian cho HS tìm hiểu và ghi nhớ tri thức ngữ văn trước khi chuyển sang hướng dẫn HS đọc VB.Dấu tích
D. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế theo nhóm, phân biệt theo thang nhận thức: nhận biết; phân tích, suy luận; đánh giá, vận dụng.

Câu 4. Văn bản thuộc những loại, thể loại cơ bản nào được dạy học trong SGK Ngữ văn 8?

A. Truyện (truyện lịch sử, truyện cười, truyện hiện đại), thơ (thơ Đường luật, thơ tự do), hài kịch, văn bản nghị luận xã hội, văn bản nghị luận văn học, văn bản thông tin.Dấu tích
B. Văn bản nghị luận xã hội, văn bản nghị luận văn học, văn bản thông tin, truyện (truyện lịch sử, truyện cười, truyện ngụ ngôn), thơ (thơ Đường luật, thơ tự do), hài kịch.
C. Văn bản nghị luận xã hội, văn bản nghị luận văn học, văn bản thông tin, truyện (truyện lịch sử, truyện cười, truyện hiện đại), thơ (thơ Đường luật, thơ tự do), bi kịch.
D. Truyện (truyện lịch sử, truyện cười, truyện có cốt truyện đa tuyến), thơ (thơ Đường luật, thơ tự do), bi kịch, văn bản nghị luận xã hội, văn bản nghị luận văn học, văn bản thông tin.

Câu 5. Nhận định nào sau đây là đúng đối với hoạt động thực hành viết trong SGK Ngữ văn 8?

A. Bài viết có thể triển khai theo cách linh hoạt và sáng tạo, không nhất thiết phải tuân theo yêu cầu của từng kiểu bài.
B. Với những kiểu bài viết quen thuộc, sách không thiết kế bài viết tham khảo.
C. HS có thể sử dụng một số ý tưởng và cách diễn đạt trong bài viết tham khảo để bài viết của mình được hấp dẫn.
D. Các bước thực hành viết được lặp đi lặp lại qua các bài.Dấu tích

Câu 6. Trong SGK Ngữ văn 8, học sinh cần thực hành viết những kiểu bài nào?

A. Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội; tập làm một bài thơ tự do; thể hiện cảm nghĩ về một bài thơ tự do; nghị luận về một vấn đề đời sống; phân tích một tác phẩm văn học; giải thích một hiện tượng tự nhiên; giới thiệu một cuốn sách; trình bày kiến nghị.Dấu tích
B. Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội; tập làm một bài thơ; thể hiện cảm nghĩ về một bài thơ tự do; nghị luận về một vấn đề đời sống; phân tích một nhân vật văn học; giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách; trình bày kiến nghị.
C. Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội; tập làm một bài thơ; thể hiện cảm nghĩ về một bài thơ tự do; nghị luận về một vấn đề đời sống; phân tích một tác phẩm văn học; giải thích một hiện tượng tự nhiên; thuyết minh giới thiệu một cuốn sách; thuyết minh một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.
D. Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội; tập làm một bài thơ tự do; thể hiện cảm nghĩ về một bài thơ tự do; nghị luận về một vấn đề đời sống; biểu cảm về con người hoặc sự việc; giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách; trình bày kiến nghị.

Câu 7. GV cho học sinh tìm hiểu kiến thức tiếng Việt trong mỗi bài học vào lúc nào là hiệu quả nhất?

A. Trước khi đến lớp và ngay trước khi thực hiện các bài tập tiếng ViệtDấu tích
B. Trước khi đến lớp và ngay khi tìm hiểu phần Tri thức ngữ văn ở đầu bài học
C. Thực hiện đồng thời với việc tìm hiểu kiến thức văn học
D. Trước khi đọc văn bản trong đó xuất hiện các đơn vị, hiện tượng ngôn ngữ có liên quan đến kiến thức tiếng Việt cần tìm hiểu

Câu 8. Việc đưa kiến thức văn học và tiếng Việt vào mỗi bài học căn cứ trên cơ sở nào?

A. Tầm quan trọng của những kiến thức đó đối với học vấn phổ thông của học sinh
B. Tính hiệu quả của những kiến thức đó trong việc giúp học sinh vận dụng để tìm hiểu, nghiên cứu văn học và tiếng Việt
C. Những kiến thức đó có khả năng giúp học sinh vận dụng để thực hành nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt của bài học.Dấu tích
D. Những kiến thức đó giúp học sinh cập nhật những thành tựu mới trong lĩnh vực nghiên cứu văn học và Việt ngữ học.

Câu 9. Hoạt động nói và nghe ở Ngữ văn 8 KHÔNG có hình thức nào?

A. Giới thiệu về một cuốn sách
B. Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
C. Thảo luận về một vấn đề trong đời sống
D. Trình bày ý kiến về một tác phẩm truyệnDấu tích

Câu 10. SGK Ngữ văn 8 chủ trương đổi mới hình thức đánh giá kết quả học tập theo hướng nào?

A. Chú trọng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
B. Chú trọng câu hỏi tự luận, còn việc có dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan hay không tuỳ thuộc vào địa phương và nhà trườngDấu tích
C. Trao cho địa phương và nhà trường quyền linh hoạt: ưu tiên sử dụng câu hỏi tự luận hoặc ưu tiên câu hỏi trắc nghiệm khách quan
D. Ưu tiên câu hỏi tự luận khi đánh giá kĩ năng đọc hiểu VB văn học và ưu tiên câu hỏi trắc nghiệm khách quan khi đánh giá kĩ năng đọc hiểu VB nghị luận, VB thông tin

.........................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp thầy cô dễ dàng trả lời câu hỏi tập huấn SGK lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời thầy cô tham khảo các tài liệu dành cho giáo viên trên VnDoc và các tài liệu học tập lớp 8 được biên soạn và cập nhật liên tục trên VnDoc.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau đây:

Nhóm Tài liệu học tập lớp 8

Nhóm Sách Kết nối tri thức THCS

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm