Giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bài 11

Giáo án Địa lí 8 bài 11 Chân trời sáng tạo

Mời thầy cô tham khảo Giáo án Địa lí 8 sách Chân trời sáng tạo bài 11 Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Địa lí 8 được biên soạn chi tiết, theo từng bài, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Địa lí 8 chương trình mới.

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

BÀI 11. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG

Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.

- Trình bày được đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.

+Trình bày được đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr131-133.

+ Sử dụng bản đồ hình 11.2 tr132 để nhận xét đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Địa phương em có nhóm đất nào? Em hãy thu thập thông tin về đặc điểm của nhóm đất đó.

3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ tài nguyên đất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí VN.

- Hình 11.1. Một phẩu diện đất feralit, hình 11.2. Bản đồ các nhóm đất chính ở VN và các hình ảnh liên quan phóng to.

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat Địa lí VN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.

b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật” cho HS.

c. Sản phẩm: HS giải mã được “Chướng ngại vật” GV đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

GV treo bảng phụ trò chơi “Vượt chướng ngại vật” lên bảng:

Địa lí 8 CTST

* GV phổ biến luật chơi:

- “Chướng ngại vật” là tên hình ảnh ẩn sau 4 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với 4 câu hỏi.

- Các em dựa vào kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời.

- Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và mảng ghép sẽ biến mất để hiện ra một góc của hình ảnh tương ứng, trả lời sai mảnh ghép sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng “Chướng ngại vật” thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút).

* Hệ thống câu hỏi:

Câu 1. Kể tên các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.

Câu 2. Kể tên các vùng chuyên canh cây lúa ở nước ta.

Câu 3. Những điều kiện khí hậu nào thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng?

Câu 4. Nêu tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ ở nước ta.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

Câu 1: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, chè.

Câu 2: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ trong lành của không khí.

Câu 4:

- Đảm bảo sử dụng hợp lí nguồn nước, tránh gây ô nhiễm môi trường.

- Đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, gắn kết, hợp tác giữa các địa phương trong lưu vực về việc sử dụng tài nguyên nước.

Địa lí 8 CTST

LỚP ĐẤT (THỔ NHƯỠNG)

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc điểm này tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành thổ nhưỡng. Bên cạnh đó, sự đa dạng của các nhân tố hình thành đất đã khiến cho nước ta có nhiều loại đất khác nhau. Vậy đặc điểm chung và sự phân bố đất ở nước ta được thể hiện như thế nào? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)

2.1. Tìm hiểu về Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng. (20 phút)

a. Mục tiêu: HS chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.

b. Nội dung: Dựa vào hình 11.1, các hình ảnh liên quan kết hợp kênh chữ SGK tr31 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.

Địa lí 8 CTST

c. Sản phẩm:trả lời được các câu hỏi của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.

* GV treo hình 11.1 lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu, thông tin trong bày và sự hiểu biết của bản thân, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Thỗ nhưỡng là gì?

2. Những nhân tố nào đã tác động đất sự hình thành thỗ nhưỡng nước ta?

3. Vì sao thổ nhưỡng nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa?

4. Nêu biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.

5. Kể tên các nhóm đất chính ở nước ta.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát hình 11.1, đọc kênh chữ trong SGK và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1. Thổ nhưỡng là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

2. Các nhân tố hình thành đất ở nước ta: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người.

3. Nguyên nhân:

- Ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.

- Lượng mưa tập trung theo mùa rửa trôi các chất dễ tan đồng thời tích tụ oxit sắt và oxit nhôm.

- Một số nơi mất đi lớp phủ thực vật.

4. Biểu hiện:

- Lớp thổ nhưỡng dày.

- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta, đất có màu đỏ vàng.

- Đất feralit thường bị rửa trôi, xói mòn mạnh.

5. Nước ta có 3 nhóm đất chính: nhóm đất feralit, đất phù sa và đất mùn núi cao.

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

* GV mở rộng:

- Đá mẹ là nguồn gốc cung cấp vật chất vô cơ cho đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.

- Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa, quyết định mức độ rửa trôi, thúc đẩy quá trình hòa tan, tích tụ hữu cơ.

- Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất. Thực vât cung cấp vật chất hữu cơ, vi sinh vật phân giải xác súc vật tạo mùn, động vật làm đất tơi xốp hơn.

1. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.

- Lớp thổ nhưỡng dày.

- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta, đất có màu đỏ vàng.

- Đất feralit thường bị rửa trôi, xói mòn mạnh.

................................

Trên đây là Giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bài 11. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 258
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 8

    Xem thêm