Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (Cả năm)
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối (Trọn bộ 35 tuần)
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức giúp các thầy cô tham khảo, chuẩn bị hiệu quả các bài giảng trong quá trình dạy học. Mời các thầy cô tham khảo tải về chi tiết mẫu Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt sách mới này nhé.
Giáo án tiếng Việt lớp 4 Kết nối Tuần 1
Tiếng Việt 4
Đọc: ĐIỀU KÌ DIỆU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Kiến thức:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Điều kì diệu
- Nhận biết được các sự việc qua lời kể của nhân vật. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói của nhân vật.
- Hiểu điều tác giả muốn nói có bài thơ: Mỗi người một vẻ, không ai giống ai nhưng khi hòa chung trong một tập thể thì lại rất hòa quyện thống nhất.
- Biết khám phá và trân trọng vẻ riêng của những người xung quanh, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng, bày tỏ tình cảm của mình về vẻ riêng của bạn bè và những người xung quanh trong cuộc sống.
* Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nướ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - GV giới thiệu trò chơi, cách chơi, hướng dẫn HS tổ chức chơi theo nhóm. - Trò chơi: Đoán tên bạn bè qua giọng nói. - Cách chơi: Chơi theo nhóm 6 học sinh. Cả nhóm oắn tù tì hoặc rút thăm để lần lượt chọn ra người chơi. Người chơi sẽ được bịt mắt, sau đó nghe từng thành viên còn lại nói 1 - 2 tiếng để đoán tên người nói. Người chơi giỏi nhất là người đoán nhanh và đúng tên của tất cả các thành viên trong nhóm. - Vì sao các em có thể nhận ra bạn qua giọng nói? (Đó là vì mỗi bạn có một giọng nói khác nhau, không ai giống ai. Giọng nói là một trong những đặc điểm tạo nên vẻ riêng của mỗi người.) - Chiếu tranh minh họa cho học sinh quan sát. - GV hỏi. + Tranh vẽ cảnh gì? (Tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang ngân nga hát. Các bạn không hề giống nhau: bạn cao, bạn thấp, bạn gầy, bạn béo, bạn tóc ngắn, bạn tóc dài,...) - Giới thiệu chủ đề: Mỗi người một vẻ. - Dẫn dắt vào bài thơ Điều kì diệu. | - HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của của nhóm trưởng. - HS trả lời. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS ghi vở. |
2. Khám phá | |
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản - GV đọc mẫu lần 1. - GV yêu cầu HS chia đoạn và chốt đáp án. - Đọc mẫu. - Chia đoạn: 5 đoạn tương ứng với 5 khổ thơ. - GV gọi 5 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. - Đọc nối tiếp đoạn. - GV hướng dẫn HS phát hiện và luyện đọc từ khó. - Luyện đọc từ khó: lạ, liệu, lung linh, vang lừng, nào,… - Luyện ngắt nhịp thơ: Bạn có thấy/ lạ không/ Mỗi đứa mình/ một khác/ Cùng ngân nga/ câu hát/ Chẳng giọng nào/ giống nhau.// - Luyện đọc theo nhóm 5 (mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ và nối tiếp nhau cho đến hết). - GV cho HS luyện đọc theo nhóm 5 (mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ và nối tiếp nhau cho đến hết). - GV theo dõi sửa sai. - GV gọi 2 nhóm đọc trước lớp. - Đọc nhóm trước lớp. - Đọc toàn bài. | - HS lắng nghe. - HS chia đoạn. - 5 HS đọc nối tiếp. - HS phát hiện và luyện đọc từ khó. - HS luyện đọc ngắt nhịp thơ đúng. - HS luyện đọc theo nhóm 5, lắng nghe bạn đọc và sửa lỗi cho nhau. - HS đọc toàn bài. - 2 nhóm đọc, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét. - 1 HS đọc toàn bài. |
2.2 Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. - Câu 1: Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra “mỗi đứa mình một khác”? (Đó là những chi tiết: “Chẳng giọng nào giống nhau, có bạn thích đứng đầu, có bạn hay giận dỗi, có bạn thích thay đổi, có bạn nhiều ước mơ”.) - Câu 2: Bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt đó? (Bạn nhỏ lo lắng: “Nếu khác nhau nhiều như thế liệu các bạn ấy có cách xa nhau”: không thể gắn kết không thể làm các việc cùng nhau.) - Câu 3: Bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ. (Bạn nhỏ nhận ra trong vườn hoa của mẹ mỗi bông hoa có một màu sắc riêng, nhưng bông hoa nào cũng lung linh, cũng đẹp. Giống như các bạn ấy, mỗi bạn nhỏ đều khác nhau, nhưng bạn nào cũng đáng yêu đáng mến.) - Câu 4: Hình ảnh dàn đồng ca ở cuối bài thơ thể hiện điều gì? Tìm câu trả lời đúng. A. Một tập thể thích hát. B. Một tập thể thống nhất. C. Một tập thể đầy sức mạnh. D. Một tập thể rất đông người. - Câu 5: Theo em bài thơ muốn nói đến điều kì diệu gì? Điều kì diệu đó thể hiện như thế nào trong lớp của em? ( + Trong cuộc sống mỗi người có một vẻ riêng nhưng những vẻ riêng đó không khiến chúng ta xa nhau mà bổ sung. Hòa quyện với nhau, với nhau tạo thành một tập thể đa dạng mà thống nhất. + Trong lớp học điều kì diệu thể hiện qua việc mỗi bạn học sinh có một vẻ khác nhau. Nhưng khi hòa vào tập thể các bạn bổ sung hỗ trợ cho nhau. Vì thế cả lớp là một tập thể hài hòa đa dạng nhưng thống nhất.) - GV giải thích thêm ý nghĩa vì sao lại thống nhất? Tập thể thống nhất mang lại lợi ích gì? (Mỗi người một vẻ trong bài đọc Điều kì điệu cho ta thấy vẻ riêng là nét đẹp của mỗi người, góp phần làm cho cuộc sống tập thể đa dạng, phong phủ mà vẫn gắn kết, hoà quyện.) - GV mời HS nêu nội dung bài. - Nội dung bài: Mỗi người một vẻ, không ai giống ai nhưng khi hòa chung trong một tập thể thì lại rất hòa quyện thống nhất. - GV nhận xét và chốt. - GV ghi bảng. | - HS trả lời lần lượt các câu hỏi. - HS bổ sung ý kiến cho nhau. - HS thảo luận nhóm 2 để trả lời câu hỏi 3. - Đại diện 1 nhóm trả lời. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm 2 để trả lời câu hỏi 5. - Đại diện 1 nhóm trả lời. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS nêu nội dung bài theo sự hiểu biết của mình. - HS nhắc lại nội dung bài học. - HS ghi vở. |
3. Luyện tập | |
Hoạt động 3: Học thuộc lòng - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng: + Yêu cầu HS đọc thuộc lòng cá nhân. - Đọc thuộc lòng cá nhân. - Đọc thuộc lòng theo nhóm 2. + Yêu cầu HS đọc thuộc lòng theo nhóm 2. - Đọc nối tiếp, đọc đồng thanh các khổ thơ. (chiếu silde xóa dần chữ) + Tổ chức cho HS đọc nối tiếp, đọc đồng thanh các khổ thơ. - 2, 3 HS đọc thuộc lòng trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương HS.
| - HS làm việc cá nhân: Đọc lại nhiều lần từng khổ thơ. - HS làm việc theo cặp: + Đọc nối tiếp (hoặc đọc đồng thanh) từng câu thơ từng khổ thơ. + Câu thơ, khổ thơ nào chưa thuộc, có thể mở SHS ra để xem lại. - Làm việc chung cả lớp: Một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc. - HS khác lắng nghe, nhận xét bạn đọc bài. - HS lắng nghe. |
4. Vận dụng | |
Hãy chia sẻ những đặc điểm riêng của những người thân trong gia đình (vẻ khác hoặc nổi bật so với các thành viên còn lại trong gia đình), những đặc điểm tích cực. - VD: Bố rất cao, mẹ rất vui tình, anh trai nói rất nhanh,... - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. | - HS thực hiện dưới nhiều hình thức: vẽ tranh, thuyết trình. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.....................................................................................
.....................................................................................
Tiếng Việt
Luyện từ và câu: DANH TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Kiến thức:
- Biết danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,…).
- Tìm được danh từ thông qua việc quan sát các sự vật xung quanh.
- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống.
* Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
1. Khởi động - GV nêu trò chơi, cách chơi và hướng dẫn HS tổ chức chơi. - Trò chơi Truyền điện: + Tìm từ chỉ đồ vật. - Cách chơi: + 1 HS quản trò điều khiển trò chơi. + HS nêu đúng từ theo yêu cầu sẽ được xì điện người tiếp theo nêu. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - GV dẫn dắt vào bài mới. - GV ghi bảng - Dẫn dắt vào bài mới: Danh từ. | - HS lắng nghe yêu cầu và chơi trò chơi dưới sự điều khiển của bạn quản trò. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS ghi vở. | |
2. Khám phá | ||
2.1. Hoạt động 1 Bài 1: Xếp các từ in đậm vào nhóm thích hợp - GV mời HS đọc yêu cầu bài 1. - GV hướng dẫn HS đọc kĩ đoạn văn và các từ ngữ được in đậm, chọn từ ngữ thích hợp với các nhóm đã cho.
- Giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm 2. - GV cho HS chữa bài. - GV nhận xét, chốt đáp án đúng. | - 1 HS đọc yêu cầu bài 1
- HS lắng nghe. - HS làm việc theo nhóm 2. - Đại diện 2 nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - HS chữa bài theo đáp án. | |
2.2. Hoạt động 2 Bài 2. Trò chơi “Đường đua kì thú”. - GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2. - GV yêu cầu HS nêu cách chơi.
- GV cho HS chơi trong nhóm 4. - GV quan sát, trợ giúp các nhóm. - GV tổ chức cho HS chơi trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương HS. - GV chốt kiến thức. - Chốt kiến thức: Các từ ở bài tập 1 và các từ tìm được ở bài tập 2 được gọi là danh từ. - GV nêu câu hỏi. + Thế nào là danh từ? - GV chốt. - GV gọi 1 - 2 HS đọc ghi nhớ trước lớp, cả lớp đọc thầm ghi nhớ. - Ghi nhớ: Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,...). - GV nói thêm. - Ở lớp 2 và lớp 3, các em đã được học từ ngữ chỉ sự vật. Tiết học này, các em bước đầu nhận biết thế nào là danh từ. Các em sẽ còn được tìm hiểu và luyện tập về danh từ ở nhiều tiết học khác. | - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - 1 HS đọc cách chơi trong SGK.
- HS chơi trong nhóm 4. - HS chơi trước lớp. - HS lắng nghe. - HS trả lời theo hiểu biết. - 3HS đọc lại ghi nhớ. - HS lắng nghe. | |
3. Luyện tập | ||
3.1. Hoạt động 3 Bài 3. Tìm danh từ chỉ người, vật trong lớp của em. - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và làm việc nhóm. - Trước tiên, HS làm việc cá nhân trong 2 phút: quan sát lớp học và liệt kê các danh từ chỉ người, vật mà các em nhìn thấy. - Sau đó làm việc theo nhóm 4 trong 2 phút để tổng hợp kết quả của cả nhóm. - GV mời HS trình bày kết quả. - Ví dụ: + Danh từ chỉ người: cô giáo, bạn nam, bạn nữ,... + Danh từ chỉ vật: bàn, ghế, bảng, sách, vở,... - GV yêu cầu HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. - HS làm việc cá nhân và tiến hành thảo luận đưa ra những danh từ chỉ người, vật trong lớp. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, chữa bài theo đáp án đúng. | |
3.2. Hoạt động 4 Bài tập 4: Đặt 3 câu, mỗi câu chứa 1-2 danh từ tìm được ở bài tập 3. - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài vào vở. - Làm việc cá nhân: viết vào vở 3 câu chứa 1-2 danh từ ở bài tập 3. - Lưu ý về cách diễn đạt, dùng từ, viết câu văn cho hay và trình bày đúng chính tả (đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm câu). - Ví dụ: + Lớp em có 13 bạn nữ và 17 bạn nam. + Trong hộp bút của em có đầy đủ bút mực, bút chì, thước kẻ, tẩy. - GV yêu cầu HS đổi vở chữa bài cho nhau. - GV nhận xét, khen ngợi HS. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4. - HS làm bài vào vở. - HS nhận xét, chữa bài cho bạn. - HS đổi vở chữa bài. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. | |
4. Vận dụng | ||
- GV nêu yêu cầu, tổ chức cho HS thi tìm từ, đặt câu. - Thi tìm 1 danh từ và đặt câu với danh từ đó. - GV nhận xét, tuyên dương HS. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. | - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - HS lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.....................................................................................
.....................................................................................
Tiếng Việt
Viết: TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Kiến thức:
- Tìm được ý cho đoạn văn nêu ý kiến
- Bước đầu xây dựng được những chi tiết thể hiện sự sáng tạo.
* Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Mở đầu: GV cho HS đọc 2 đề trong SGK và yêu cầu HS chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình mà em đã học hoặc đã nghe. Đề 2: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về các con vật mà em đã đọc hoặc đã nghe. | - 2-3 HS đọc và lựa chon đề theo sự lựa chọn của mình |
2. Luyện tập, thực hành a. Chuẩn bị - GV mời 1 HS đọc các đề bài. Cả lớp cùng đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS lựa chọn 1 trong 2 đề và xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài. - HS đọc các yêu cầu chuẩn bị trong SHS. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận nhóm chuẩn bị ý kiến để trình bày trong nhóm. - GV gợi ý cho HS để từng HS trình bày các ý kiến của mình trong nhóm. GV lưu ý HS nêu lí do yêu thích một câu chuyện thật rõ ràng, thuyết phục vì đây là trọng tâm của đề bài. b. Tìm ý. - GV hướng dẫn HS đọc kĩ gợi ý trong SHS theo từng phần của đoạn văn (mở đầu, triển khai, kết thúc). - HS dựa vào các câu trả lời đã nêu ở phần Chuẩn bị, tìm ý cho bài làm của mình. - HS viết vào vở hoặc giấy nháp các ý đã tìm được. - GV nhận xét nhanh một số bài của HS, khen ngợi những HS thực hiện tốt yêu cầu và hỗ trợ những HS còn gặp khó khăn trong việc tìm ý. c. Góp ý và chỉnh sửa. - GV hướng dẫn HS đổi vở với bạn trong nhóm, đọc thầm phần tìm ý của bạn, góp ý nhận xét theo hướng dẫn trong SHS. - GV yêu cầu HS nhận xét. - Chỉnh sửa ý theo góp ý. - GV nhận xét | - HS đọc đề bài. - HS lắng nghe - HS đọc - HS thảo luận - HS trình bày ý kiến cá nhân. - HS lắng nghe. - HS thực hiện - HS làm bài vào vở hoặc nháp. - HS lắng nghe. - HS đổi vở hoặc nháp trong nhóm. - HS góp ý. Nhận xét - HS chỉnh sửa. - HS lắng nghe |
3. Vận dụng, trải nghiệm: | |
- GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động Vận dụng: HS viết, vẽ, … lên một tấm bìa cứng để giới thiệu bản thân mình một cách thật sáng tạo (giống như thiết kế một poster). VD: Sử dụng các từ ngữ độc đáo, ấn tượng để mô tả bản thân, trang trí bằng các hình vẽ, biểu tượng,… thật đẹp, sử dụng các khung hình hoặc ô chữ để giúp bài giới thiệu trông hấp dẫn hơn, … - GV lưu ý HS chú ý quy tắc viết hoa khi sử dụng các danh từ riêng trong phần giới thiệu. Sau khi làm xong tấm bìa giới thiệu về bản thân, HS có thể chia sẻ và xin góp ý của người thân. - GV nhắc lại các nội dung HS đã được học: + Đọc và tìm hiểu văn bản Anh em sinh đôi. + Tìm hiểu và luyện tập về danh từ chung, danh từ riêng. + Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến. - GV dặn HS về nhà đọc trước bài 4. | - HS lắng nghe HD - HS lắng nghe và chia sẻ. - HS lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
..............................................................................
..............................................................................
Ngoài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức, các bạn có thể tham khảo thêm toàn bộ bài soạn sách Kết nối như sau: