Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án STEM lớp 4 năm 2024-2025

Giáo án STEM lớp 4 file word

Hướng dẫn soạn giáo án STEM lớp 4 bao gồm giáo án chi tiết 16 bài học giúp quý thầy cô tiếp cận nguồn giáo án STEM tiểu học mới nhất theo chương trình GDPT mới của bộ Giáo dục & Đào tạo.

Các bài học STEM bao gồm:

  • Bài 1: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
  • Bài 2: Gió, bão
  • Bài 3: Bộ chữ số bí ẩn
  • Bài 4: Thế kỉ
  • Bài 5: Âm thanh trong cuộc sống
  • Bài 6: Dẫn nhiệt
  • Bài 7: Chậu hoa, cây cảnh mini
  • Bài 8: Tạo bài trình chiếu giới thiệu lịch sử văn hoá truyền thống của địa phương
  • Bài 10: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên
  • Bài 11: Thực hành ước lượng trong tính toán đơn giản
  • Bài 12: Ăn uống cân bằng
  • Bài 13: Làm chong chóng
  • Bài 14: Mô hình chuỗi thức ăn trong tự nhiên
  • Bài 15: Thực hành trải nghiệm cùng bộ lắp ghép hình phẳng
  • Bài 16: Chương trình của em

Bài 1: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI HỌC STEM - LỚP 4
BÀI 1: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC
VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN

Gợi ý thời điểm thực hiện:

  • Bài 2. Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - Sách KNTT
  • Bài 2. Sự chuyển thể của nước - Sách CTST
  • Bài 2. Sự chuyển thể của nước - Sách CD

Mô tả bài học

Quan sát và thực hiện được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước; vẽ được sơ đồ, mô tả được sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên; vận dụng kĩ năng gấp, cắt, ghép, vẽ,... để làm mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học chủ đạo

Khoa học

− Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước.

− Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.

− Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.

Môn học tích hợp

Mĩ thuật

– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm.

– Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở sản phẩm.

Môn học tích hợp

Toán học

– Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT (CỦA BÀI HỌC)

− Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước.

− Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.

− Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.

– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm.

– Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở sản phẩm.

– Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí.

− Thiết kế và sử dụng mô hình vòng tuần hoàn của nước để giải thích hiện tương mưa trong tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Phiếu học tập (mỗi HS 1 phiếu)

– Bìa cứng: 4 tờ khổ A4

2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 nhóm 6 hs)

STT

Thiết bị/Dụng cụ

Số lượng

Hình ảnh minh hoạ

1

Giấy màu

1 tập

2

Đất nặn

2 hộp

3

Kéo

1 chiếc

4

Keo dán

2 lọ

5

Bút màu

1 hộp

6

Bút chì

2 cái

7

Xốp

1 tấm khổ 30 x 20 cm

8

Màu nước

1 hộp

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Khởi động tiết học, ổn định tổ chức

GV: Cô mời các con tham gia trò chơi “Mưa rơi”

Theo dõi lời GV

– GV giới thiệu:

∙ Quy định về động tác: tay cao, vỗ tay to. Tay ngang thắt lưng: vỗ tay vừa, tay xuống thấp: vỗ tay nhỏ (tương ứng với mưa to, mưa vừa, mưa nhỏ) phất tay hô “ầm”.

– HS: theo dõi

– GV giới thiệu về cách chơi:

∙ Quản trò hô các khẩu lệnh: mưa to, mưa vừa, mưa nhỏ kèm theo thực hiện các động tác vỗ tay.

∙ Người chơi thực hiện động tác theo khẩu lệnh của quản trò

∙ Nếu quản trò phất tay thì người chơi sẽ hô “ầm ầm”

– HS theo dõi

– GV cử 1 quản trò điều khiển trò chơi.

Cả lớp cùng chơi trò chơi “mưa rồi”

– HS chơi trò chơi

KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề)

Hoạt động 1: chia sẻ ví dụ về nước trong cuộc sống

a) Quan sát các hình dưới đây và cho biết các dạng của nước trong cuộc sống

– GV mời HS xem video: Vòng tuần hoàn của nước.

HS xem video

- GV yêu cầu hs quan sát các hình ở trang 6 sách STEM lớp 4

- HS quan sát trang 6 sách STEM lớp 4

– GV hỏi HS: cho biết các dạng của nước trong cuộc sống ở trong cách hình trang 6 sách STEM lớp 4

Gợi ý: Nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể: thể khí, thể rắn và thể lỏng.

+ Thể lỏng: là nước lọc uống, nước sông, suối, ao hồ,…

+ Thể khí: là khi nước đun sôi bốc hơi.

+ Thể rắn: là nước đá trong tủ lạnh, tuyết, băng

HS trả lời

b) Nước có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác không?

GV lấy ví dụ các dạng của nước trong tự nhiên và khẳng định: “nước có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác“. Mở rộng thêm: nước có thể tồn tại ở thể rắn (nước đá, băng, tuyết), thể lỏng, thể khí (hơi nước).

- Hs theo dõi

GV dẫn dắt đưa ra nhiệm vụ của bài học và giao nhiệm vụ cho HS làm sản phẩm vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Thể hiện rõ sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.

+ Chú thích đầy đủ rõ ràng sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.

+ Vật liệu dễ kiếm, dễ sử dụng.

– Hs theo dõi

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Xác định các thể của nước

– Em hãy dùng các từ: thể rắn, thể lỏng, thể khí để gọi tên thể của nước trong mỗi hình dưới đây (GV chiếu hình ảnh)

Gợi ý:

+ Hình 1: nước trên sông ở thể lỏng

+ Hình 2: cốc nước nóng bay hơi: nước ở thể khí.

+ Hình 3: đá viên: nước ở thể rắn.

HS trả lời

– GV nhận xét các câu trả lời của học sinh và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự chuyển thể của nước

a) GV yêu cầu HS: em hãy gọi tên thể của nước trong các hình ở trang 7 sách STEM lớp 4

Gợi ý:

Hình 1: dạng đặc

Hình 2: lỏng và rắn

hình 3: lỏng

HS mô tả sự thay đổi của nước.

GV hỏi tiếp HS:

Em hãy chỉ ra sự chuyển thể của nước trong các hình trong trang 7 sách stem lớp 4.

Gợi ý:

Hình 1: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. hình 2: Nước chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng)

hình 3: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí)

– HS trả lời

b) Làm thí nghiệm theo hướng dẫn và ghi chép lại hiện tượng xảy ra với thể của nước ở trong cốc.

– GV mời HS lên bảng làm thí nghiệm

Gợi ý:

+ Bước 1: Đổ nước nóng vào cốc: nước bay hơi.

+ Bước 2: Úp chiếc đĩa lên cốc nước.

+ Bước 3: Sau vài phút nhấc chiếc đĩa ra khỏi cốc nước: nước ngưng tụ dưới đáy đĩa.

– HS lên bảng làm thí nghiệm và ghi chép lại hiện tượng xảy ra với thể của nước trong cốc.

– Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước trong thí nghiệm trên.

Gợi ý:

+ Bước 1: Nước từ thể lỏng sang thể khí.

+ Bước 2, 3: Nước chuyển thể từ khí sang thể lỏng.

– Hs trình bày sự chuyển thể của nước trong thí nghiệm.

c) GV yêu cầu HS: em hãy hoàn thiện sơ đồ mô tả sự chuyển thể của nước.

– Sắp xếp các hiện tượng dưới đây tương ứng với các dấu “…” trong sơ đồ mô tả sự chuyển thể của nước.

Gợi ý:

1. Nóng chảy

2: Bay hơi

3: Ngưng tụ

4: Đông đặc

– HS hoàn thiện sơ đồ

– GV chiếu hình ảnh

– GV phát phiếu học tập số 1 cho HS

Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1

– GV mời HS chia sẻ kết quả phiếu học tập số 1 trước lớp.

– HS chia sẻ kết quả phiếu học tập số 1.

– GV yêu cầu: HS khác nhận xét, góp ý kết quả trình bày của bạn.

– HS khác nhận xét, góp ý: ( các ý trong phiếu: đúng, đủ chưa?

– Trình bày rõ ràng dễ hiểu?

– GV nhận xét và đánh giá tiết học.

– HS theo dõi

Chuẩn bị cho giờ học sau

Các em chuẩn bị nguyên vật liệu cho buổi học sau: giấy màu, đất nặn, kéo, keo dán, bút màu, bút chì, bìa cứng, xốp, màu nước.

Giới thiệu và Khởi động

GV: mời các em cùng xem và tập vũ điệu nước nhé.

– HS xem và tập vũ điệu nước

Hoạt động 4: Tìm hiểu về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

a) Quan sát và đọc thông tin trong hình

– GV yêu cầu HS quan sát và đọc thông tin trong hình ở trang 8 sách STEM 4

HS quan sát và đọc thông tin

b) Trả lời câu hỏi.

- Sau khi quan sát và đọc thông tin trong hình a mục 4 trang 8 sách STEM, giáo viên phát phiếu học tập số 2 để học sinh trả lời câu hỏi trong phần b mục 4 trang 8 sách STEM lớp 4

GV phát phiếu học tập số 2 cho HS và yêu cầu các em hoàn thành phiếu học tập số 2

Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2

GV mời HS lên chia sẻ trước lớp kết quả phiếu học tập số 2 bằng việc trả lời các câu hỏi.

– HS chia sẻ kết quả phiếu học tập số 2

1– Hỏi nước trong không khí có nguồn gốc từ đâu?

Gợi ý: Nước trong không khí là do Mặt Trời làm nước nóng lên và bay hơi vào không khí.

– HS trả lời

2– Mây được hình thành như thế nào?

Gợi ý: Hơi nước ngưng tụ thành giọt nước nhỏ và tạo thành mây.

– HS trả lời

3– Khi nào thì tạo ra mưa?

Gợi ý: Mây đen có những giọt nước.

– HS trả lời

4– Sự chuyển thể nào của nước diễn ra trong tự nhiên?

Gợi ý: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc.

– HS trả lời

5– Vì sao gọi quá trình trên là vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Gợi ý: quá trình này đi theo vòng tròn và lặp lại.

– HS trả lời

– GV mời HS khác nhận xét, góp ý về kết quả trình bày của bạn.

– HS nhận xét, góp ý

– GV nhận xét, tổng kết hoạt động chuyển sang hoạt động mới.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Đề xuất ý tưởng và cách làm mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

a) GV yêu cầu các nhóm thảo luận chia sẻ ý tưởng làm vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên theo các tiêu chí sau:

HS thảo luận nhóm, các thành viên trong nhóm chia sẻ ý tưởng của mình theo tiêu chí.

– Thể hiện rõ sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.

– Chú thích đầy đủ, rõ ràng các quá trình chuyển thể của nước.

– Vật liệu dễ kiếm, dễ sử dụng.

b) Lựa chọn ý tưởng và đề xuất cách làm mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

– GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3.

– Các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3

– GV mời đại diện nhóm làm mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

– Các nhóm khác đặt câu hỏi:

– Đại diện nhóm trả lời

1. Nhóm bạn đã lựa chọn vật liệu gì để làm mô hình?

– Đại diện nhóm trình bày: sự lựa chọn vật liệu của nhóm mình.

2. Nhóm bạn xác định vị trí của phần mô hình (sông, núi, mặt trời, mây, mưa) như thế nào?

– HS trả lời

3. Bạn hãy mô tả cách làm mô hình của nhóm mình.

– HS trả lời

– GV nhận xét, đánh giá về ý tưởng và cách làm mô hình của các nhóm, yêu cầu các nhóm chuyển sang hoạt động tiếp theo.

– HS theo dõi

Hoạt động 6: Làm mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

a) GV giao dụng cụ, đồ dùng vật liệu cho các nhóm làm theo dự kiến

– HS chuẩn bị nguyên vật liệu, đồ dùng làm mô hình.

b) Làm mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên theo cách của nhóm em

– GV mời HS tham khảo gợi ý:

Bước 1: Phác thảo cảnh quan trên mô hình (núi, sông, biển, mặt trời, mây,…)

– Hs theo dõi

Bước 2: Tạo hình ảnh về các thể của nước (cắt, xé , dán, đắp đất nặn) lên phác thảo các thể hiện các thể của nước.

– Hs theo dõi

Bước 3: Tạo các mũi tên chỉ hướng chuyển thể của nước.

– Hs theo dõi

Bước 4: Trang trí và hoàn thiện mô hình.

– Hs theo dõi

– GV tổ chức cho các nhóm làm mô hình (khi hoạt động, GV quan sát và hỗ trợ nếu các nhóm gặp khó khăn trong quá trình làm mô hình).

– Khi các nhóm hoàn thành sản phẩm, GV yêu cầu các nhóm kiểm tra và điều chỉnh sản phẩm theo các tiêu chí (nếu cần).

– Các nhóm kiểm tra và điều chỉnh sản phẩm theo các tiêu chí.

– GV nhận xét, đánh giá hoạt động làm sản phẩm của các nhóm.

BÀI HỌC STEM LỚP 4 – KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 6: DẪN NHIỆT

(2 tiết)

Gợi ý thời điểm thực hiện:

Tuần 13

– Bài 13. Vật dẫn nhiệt tốt, Vật dẫn nhiệt kém – sách KNTT

– Bài 13. Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt – sách CTST

– Bài 12. Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém – sách CD

Mô tả bài học:

Đề xuất phương án và tiến hành được thí nghiệm tìm hiểu tính chất dẫn nhiệt của vật; giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, vấn đề về dẫn nhiệt trong cuộc sống; vận dụng đo độ dài và tạo hình sản phẩm 3D từ vật liệu tái chế để làm bình giữ nhiệt.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học chủ đạo

Khoa học

– Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của vật (dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém).

– Vận dụng được kiến thức về vật dẫn nhiệt tốt hoặc kém để giải thích một số hiện tượng tự nhiên; để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống.

Môn học tích hợp

Mĩ thuật

Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, dán, xếp, gắn, vẽ,… trong thực hành, sáng tạo.

Toán học

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo thể tích dung tích, độ dài.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Bài học này giúp các em:

– Hiểu và sử dụng vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém phù hợp với từng trường hợp

– Biết và thực hành tính dẫn nhiệt vào cuộc sống hàng ngày

– Thực hành làm bình giữ nhiệt từ những vật liệu đơn giản.

– Tự tin khi trình bày ý tưởng, giới thiệu sản phẩm trước lớp

– Hợp tác tốt với bạn khi làm sản phẩm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của GV

– Các phiếu học tập

– Mẫu bình giữ nhiệt

2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm)

STT

Thiết bị/ Học liệu

Số lượng

Hình ảnh minh hoạ

1

Chai thuỷ tinh

1chai

3

Giấy nhôm

1 cuộn

4

Giấy báo (giấy màu)

10 tờ

5

Xốp hơi bọc

1 tấm

6

Băng dính 2 mặt

1 tấm

7

Keo dán

2 cuộn

8

Kéo

1 chiếc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

MỞ ĐẦU

Hoạt động 1: Trò chơi “ai nhanh hơn”

– GV nêu cách chơi: Thành viên các nhóm lần lượt ghi các vật giúp giữ ấm vào mùa đông và các vật giúp giữ mát vào mùa hè lên bảng.

– HS theo dõi

– GV tổ chức cho 2 đội chơi.

– Hai đội chơi

– Kết thúc trò chơi, GV tổng kết số điểm của 2 đội và tuyên dương đội chiến thắng.

– GV dẫn dắt vào bài học bằng câu hỏi: theo em, làm thế nào có được nước ấm hay nước mát để dùng hằng ngày khi đi học?

– Chúng mình cùng làm 1 chiếc bình giữ nước ấm vào mùa đông và giữ nước mát vào mùa hè.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém

a) GV yêu cầu HS quan sát ở trang 32

– HS quan sát

– GV chia lớp thành các nhóm 6 – 8 HS

– GV yêu cầu các nhóm thảo luận đề xuất cách làm thí nghiệm kiểm tra xem loại thìa nào dẫn nhiệt tốt, loại thì nào dẫn nhiệt kém.

– Các nhóm thực hiện thí nghiệm

(thả 4 thìa vào cốc nước đá hoặc đặt 4 viên nước đá vào đầu thìa)

b) GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.

– Đại diện nhóm bảo cáo kết quả

1– Thìa inox: lạnh nhanh

2– Thìa nhựa: lâu lạnh

3– Thìa thuỷ tinh: lạnh chậm

4– Thìa gỗ: không lạnh

– GV mời các nhóm khác nhận xét.

– Các nhóm khác nhận xét

– GV phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS hoàn thành.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 2.

– GV mời đại diện một vài nhóm trình bày phiếu học tập số 2.

– Đại diện nhóm trình bày phiếu học tập số 2.

1. Kể tên các loại sản phẩm dùng để giữ nhiệt cả mùa đông và mùa hè?

Bình giữ nhiệt, giỏ giữ nhiệt ấm trà,…

2. Kể tên các vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt.

Vật dẫn nhiệt: Các kim loại: đồng, nhôm, sắt, inox…

Vật cách nhiệt: Gỗ, nhựa, len, bông…

3. Chọn những từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống

Kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt nhất.

Gỗ có khả năng dẫn nhiệt kém nhất.

Người ta thường sử dụng nhựa, gỗ, cao su,.. làm vật cách nhiệt.

– GV mời HS các nhóm khác nhận xét, góp ý.

– Các nhóm khác nhận xét, góp ý

Hoạt động 3: Ứng dụng dẫn nhiệt

a) GV yêu cầu HS quan sát các vật dụng ở trang 33 sách bài học STEM lớp 4.

– GV mời 1 HS trả lời câu hỏi: Em quan sát chiếc chảo Inox và cho biết.

1. Chảo gồm những bộ phận nào?

2. Bộ phận nào dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém?

3. Vai trò của từng bộ phận là gì?

– HS quan sát và trả lời:

Chảo gồm 2 bộ phận

Tay cầm dẫn nhiệt kém

Lòng chảo dẫn nhiệt tốt

Tay cầm cách nhiệt

Lòng chảo: làm chín thức ăn

– GV mời HS quan sát và trả lời câu hỏi:

1. Găng tay dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém?

2. Vai trò của găng tay là gì?

– HS trả lời: Găng tay: dẫn nhiệt kém, vai trò của gang tay: cách nhiệt, giữ ấm trong mùa đông.

– GV mời HS quan sát và trả lời câu hỏi:

1. Chai thuỷ tinh dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém?

2. Vai trò của chai thuỷ tinh là gì?

– HS trả lời: Chai thuỷ tinh: dẫn nhiệt tốt, dùng để đựng nước.

– GV mời HS quan sát và trả lời câu hỏi:

1. Bàn là gồm những bộ phận nào?

2. Bộ phận nào dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém? 3. Vai trò của từng bộ phận?

– Bàn là gồm 2 bộ phận

– Vỏ dẫn nhiệt kém dùng để cách nhiệt

– Đế dẫn nhiệt tốt: dùng để là phẳng quần áo.

b) Khi tìm hiểu về đới lạnh, bạn An nhận thấy nhiều con vật như gấu, tuần lộc có bộ lông dày hơn những con vật ở đới ôn hoà hay đới nóng. Theo em, bộ lông dày có vai trò gì với các con vật?

Bộ lông dày đóng vai trò quan trọng đối với việc giữ ấm cơ thể giúp chúng chịu được lạnh.

– GV mời HS khác nhận xét bổ sung.

– HS nhận xét bổ sung.

– GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS hoàn thiện

– HS hoàn thiện phiếu học tập số 3

– GV mời HS trình bày phiếu học tập số 3 trước lớp.

– HS trình bày phiếu học tập số 3

1. Nhựa, len, dạ… thường được dùng để làm vật cách nhiệt: Vì chúng có khả năng dẫn nhiệt kém.

2. Em hãy nêu cấu tạo chính của giỏ giữ nhiệt cho ấm trà.

Giỏ ủ thường được làm từ các chất liệu như tre, nứa, lục bình, sứ; bên trong có lớp lót bằng vải và xốp là các vật cách nhiệt giúp giữ nhiệt cho bình trà.

– GV mời HS nhận xét, bổ sung.

– HS nhận xét, bổ sung

– GV nhận xét đánh giá tổng kết hoạt động của giờ học.

NGHỈ GIỮA TIẾT 1 VÀ TIẾT 2

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Đề xuất ý tưởng và cách làm bình giữ nhiệt

a) GV yêu cầu các nhóm thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm bình giữ nhiệt theo tiêu chí trong sách Bài học STEM lớp 4 trang 33.

– GV mời các nhóm thảo luận để lựa chọn ý tưởng làm bình giữ nhiệt.

– HS thảo luận nhóm theo tiêu chí

– GV: Cô mời các nhóm cử đại diện lên chia sẻ ý tưởng với cả lớp.

– Đại diện lên chia sẻ ý tưởng với cả lớp

Nhóm em sử dụng vật liệu gì để làm các lớp bọc bình, trang trí bình như thế nào?

Mô tả phương án thiết kế: vẽ phác thảo bình, viết cách làm bình giữ nhiệt.

– Cô mời các nhóm nhận xét, góp ý cho nhóm bạn.

– Nhóm khác nhận xét, góp ý.

– GV cho HS thảo luận nhóm để lựa chọn ý tưởng và đề xuất giải pháp làm bình giữ nhiệt.

– HS thảo luận nhóm

Sản phẩm bình giữ nhiệt là gì?

Vật liệu dùng để làm các lớp cách nhiệt là gì?

Vẽ, mô tả phương án thiết kế bình giữ nhiệt.

– GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS hoàn thành.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 4.

– GV nhận xét, dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 5: Làm bình giữ nhiệt

a) Lựa chọn dụng cụ và vật liệu

– GV cho các nhóm lựa chọn dụng cụ vật liệu để thực hành làm sản phẩm.

– HS lựa chọn dụng cụ vật liệu

– GV lưu ý HS khi sử dụng dụng cụ, vật liệu cẩn thận đảm bảo an toàn.

– HS thực hiện làm sản phẩm theo nhóm.

HS thực hiện làm sản phẩm theo nhóm

– GV mời HS tham khảo các bước gợi ý như trang 34 sách STEM lớp 4.

– GV quan sát và hỗ trợ các nhóm.

– GV các em làm xong sản phẩm tự đối chiếu, kiểm tra lại theo các tiêu chí.

– Các nhóm kiểm tra và điều chỉnh sản phẩm.

–GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 6: Thử nghiệm, trưng bày và giới thiệu sản phẩm bình giữ nhiệt.

– GV cho các nhóm thử nghiệm sản phẩm của nhóm mình bằng cách: cho nước lạnh vào bình và kiểm tra nước trong bình sau một khoảng thời gian xem bình nào giữ nhiệt tốt hơn. (dùng nhiệt kế kiểm tra nước trước và sau khi cho nước vào bình để có kết luận chính xác).

– HS các nhóm thử nghiệm sản phẩm của nhóm mình bằng cách dùng nhiệt kế kiểm tra nước trước và sau khi cho nước vào bình.

– GV mời các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình

– Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm.

– GV mời các nhóm cử đại diện giới thiệu sản phẩm của nhóm.

– Đại diện nhóm giới thiệu về sản phẩm của nhóm.

(cách làm, cách sử dụng, tác dụng của bình giữ nhiệt. Những khó khăn cách khắc phục trong qus trình làm sản phẩm).

– GV: Các nhóm trao đổi, đặt câu hỏi cho nhóm bạn

–Các nhóm trao đổi

– GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu đánh giá

–HS hoàn thành phiếu đánh giá

– GV mời HS: hãy dùng những bông hoa để lên hình chọn cho nhóm mà mình yêu thích nhất.

–HS bình chọn dựa vào phần giới thiệu của các nhóm kết hợp với so sánh sản phẩm với các tiêu chí.

–G V dựa vào kết quả bình chọn, phiếu đánh giá, GV nhận xét, tuyên dương nhóm nhận được nhiều bông hoa bình chọn nhất, động viên những nhóm làm chưa tốt để cố gắng hơn.

TỔNG KẾT BÀI HỌC

GV đề nghị HS sử bình giữ nhiệt để mang nước đi học.

– GV khen ngợi nhóm HS tích cực tham gia hoạt động, động viên các nhóm làm chưa tốt để lần sau cố gắng.

– GV nhận xét và tổng kết buổi học.

Trên đây là Gợi ý Giáo án STEM lớp 4. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Thư viện File word về môn STEM lớp 4 sẽ giúp quý thầy cô lên kế hoạch giảng dạy hiệu quả.

Tham khảo:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 4 môn khác

    Xem thêm