Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Mĩ thuật lớp 4 Cánh diều (Cả năm)

Giáo án Mĩ thuật lớp 4 sách Cánh Diều

Giáo án Mĩ thuật lớp 4 Cánh Diều cả năm bao gồm giáo án chi tiết 35 tuần môn Mĩ thuật lớp 4 bộ Cánh diều giúp quý thầy cô lên kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật 4 học kì 1 + học kì 2 hiệu quả.

CHỦ ĐỀ 1: SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC (4 tiết)

Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu (2 tiết)

I. Mục tiêu bài học/Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu sau:

– Biết được màu sắc có các độ đậm, nhạt khác nhau và cách tạo độ đậm nhạt của màu, tạo sản phẩm theo ý thích; Thấy được vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có các độ đậm nhạt của màu.

– Tạo được độ đậm nhạt của màu và sản phẩm theo ý thích; trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm (nội dung, độ đậm nhạt của màu…) và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

HS có cơ hội hình thành, phát triển các năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: Ngôn ngữ, khoa học, tính toán… thông qua: Trao đổi, chia sẻ; biết chuẩn bị đồ dùng và sử dụng được công cụ, họa phẩm… phù hợp với hình thức thực hành tạo sản phẩm; biết được độ đậm nhạt của màu có thể bắt gặp trong tự nhiên, đời sống xung quanh…

3. Phẩm chất

Bài học bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm… thông qua một số biểu hiện, như: Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm có độ đậm nhạt của màu; tôn trọng sáng tạo của bạn bè và người khác, giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành,

II. Chuẩn bị(GV và HS):Màu vẽ, bút chì, tẩy chì, vở thực hành mĩ thuật.

III. Các hoạt động chủ yếu

Phân bố nội dung DH ở mỗi tiết:

Tiết 1

– Nhận biết: Đậm, nhạt của màu

– Thực hành tạo sản phẩm cá nhân: Tạo độ đậm nhạt của màu theo ý thích

Tiết 2

– Nhắc lại: Nội dung tiết 1

– Thực hành tạo sản phẩm cá nhân: Sử dụng độ đậm nhạt của màu để vẽ bức tranh về đề tài yêu thích (con cá, con cua, cây, ngôi nhà, đồi, núi, hoa, quả, dòng sông…)

TIẾT 1 - Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu

Mở đầu/Hoạt động khởi động: Trò chơi “Thử bạn” (khoảng 3 phút)

1. Quan sát, nhận biết (khoảng 7 phút)

* Tổ chức HS quan sát, nhận biết độ đậm nhạt của màu:

Trang 5, câu hỏi:

+ Em hãy đọc tên các màu cơ bản, màu thứ cấp (đã học ở lớp 2, lớp 3)

+ Em hãy nêu sự khác nhau về độ đậm, nhạt của các màu: xanh lam, tím, đỏ, da cam, vàng, xanh lá

Trang 6, câu hỏi:

+ Em nêu các ra độ đậm nhạt của màu vàng ở hình ảnh cái tủ; các độ đậm nhạt của màu xanh lam, màu đỏ, màu vàng ở sản phẩm con công

+ Em hãy chỉ ra độ đậm nhạt của màu xanh lam, màu đỏ, màu vàng ở sản phẩm con công

* Đánh giá nội dung trả lời, chia sẻ, nhận xét, bổ sung của HS và giới thiệu các độ đậm nhạt của mỗi màu ở hình ảnh; liên hệ xung quanh...

2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 19 phút):

2.1. Một số cách tạo độ đậm nhạt của màu (tr.6, 7-sgk)

– Hướng dẫn HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách tạo độ đậm nhạt:

+ Em hãy nêu cách tạo độ đậm nhạt của màu đỏ kết hợp thêm màu trắng

+ Em hãy nêu cách tạo độ đậm nhạt của màu vàng kết hợp thêm màu đen

+ Em hãy nêu cách tạo độ đậm nhạt của màu vàng và màu xanh lá cây.

– Đánh giá nội dung chia sẻ, nhận xét của HS; hướng dẫn HS các cách tạo độ đậm nhạt của màu.

2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận

– Bố trí HS theo nhóm và hướng dẫn, giao nhiệm vụ cá nhân:

+ Thực hành: Tạo độ đậm nhạt của màu (một màu, một số màu).

+ Quan sát bạn trong nhóm/bên cạnh, chia sẻ ý tưởng của mình với bạn (VD: Sử dụng chất liệu màu); đặt câu hỏi cho bạn (VD: Bạn thích cách tạo độ đậm nhạt nào?).

– Quan sát, đánh giá mức độ thực hiện niệm vụ của HS; kết hợp hướng dẫn, gợi mở, hỗ trợ…

3. Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 5 phút)

– Tổ chức HS trưng bày kết quả thực hành và quan sát; yêu cầu HS giới thiệu, nhận xét:

+ Giới thiệu loại màu đã dùng để tạo các độ đậm nhạt (màu sáp, màu guache, màu bút chỉ,…)

+ Sản phẩm của bạn nào thể hiện rõ/chưa thể hiện rõ các độ đậm nhạt của màu?

– GV tổng kết, nhận xét kết quả thực hành.

4. Vận dụng (khoảng 1 phút)

– Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn Hs chuẩn bị.

TIẾT 2 – Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu

1. Quan sát, nhận biết (khoảng 5 phút)

– Tổ chức HS quan sát sản phẩm thực hành ở tiết 1, hình sản phẩm mĩ thuật trong vở Thực hành và hình ảnh sưu tầm. Yêu cầu HS trao đổi, trả lời câu hỏi:

+ Sản phẩm nào thể hiện độ đậm nhạt của một màu, đó là màu nào?

+ Sản phẩm nào thể hiện độ đậm nhạt của một số màu, đó là những màu nào?

– Vận dụng đánh giá và giới thiệu nội dung, độ đậm nhạt của màu ở sản phẩm và hình ảnh sưu tầm.

2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 22 phút):

2.1. Cách sáng tạo sản phẩm có độ đậm, nhạt của màu (Tr.7, 8-sgk)

– Yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách thực hành:

+ Bức tranh nhà cao tầng có độ đậm nhạt của màu nào? Em hãy nêu cách vẽ bức tranh này?

+ Bức tranh cá vàng có độ đậm nhạt của những màu nào? Em hãy nêu cách vẽ bức tranh này?

– Đánh giá nội dung trả lời, nhận xét, bổ sung của HS; hướng dẫn HS thực hành, sáng tạo sản phẩm.

2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận

- Bố trí HS theo nhóm và giao nhiệm vụ cá nhân:

+ Thực hành: Tạo sản phẩm có các độ đậm nhạt của màu theo ý thích (một màu hoặc một số màu).

+ Quan sát bạn trong nhóm/bên cạnh, chia sẻ ý tưởng của mình với bạn (VD: Chọn chủ đề/hình ảnh để vẽ, chọn màu để vẽ độ đậm nhạt ở hình ảnh,…); đặt câu hỏi cho bạn (VD: Bạn vẽ hình ảnh gì và chọn màu nào để vẽ hình ảnh đó?…).

– Gợi mở HS có thể vẽ hình ảnh: Con cá, con cua, con tôm, ngọn núi, cây, ngôi nhà, bông hoa… và chọn màu theo ý thích để vẽ các độ đậm nhạt trên sản phẩm.

– Quan sát, đánh giá mức độ thực hiện niệm vụ của HS; kết hợp hướng dẫn, gợi mở, hỗ trợ…

3. Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 5 phút)

– Tổ chức HS trưng bày sản phẩm, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Tên sản phẩm của em là gì?

+ Trên sản phẩm của em có các độ đậm nhạt của một màu hay nhiều màu, là màu nào?

+ Em thích hình ảnh hoặc sản phẩm của bạn nào nhất? Vì sao?

– Đánh giá nội dung trao đổi, chia sẻ, nhận xét và kết quả thực hành của HS.

4. Vận dụng (khoảng 3 phút)

– Hướng dẫn hs quan sát và trả lời câu hỏi: Em hãy giới thiệu hình ảnh ở mỗi sản phẩm? Trên mỗi sản phẩm có độ đậm nhạt của màu nào? Em chỉ ra độ đậm nhất, đậm vừa và nhạt nhất ở hình minh họa độ đậm nhạt bằng bút chì?…

– GV tóm tắt nội dung chia sẻ của HS; tổng kết bài học; Hướng dẫn HS chuẩn bị học bài 2.

CHỦ ĐỀ 1: SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC (4 tiết)

Bài 2: Màu nóng, màu lạnh (2 tiết)

I. Mục tiêu bài học/Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu sau:

– Biết được các màu nóng, màu lạnh và một số cách thực hành tạo sản phẩm đề tài phong cảnh quê hương; bước đầu tìm hiểu vẻ đẹp của một số phong cảnh thiên nhiên ở một số vùng miền và tác giả, tác phẩm mĩ thuật có màu nóng, màu lạnh.

– Tạo được sản phẩm tranh đề tài phong cảnh quê hương bằng màu nóng, màu lạnh theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm (nội dung, màu nóng, màu lạnh…) và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

HS có cơ hội hình thành, phat triển các năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: Ngôn ngữ, khoa học… thông qua: Trao đổi, chia sẻ; chuẩn bị đồ dùng và sử dụng được công cụ, họa phẩm… phù hợp với hình thức thực hành, tạo sản phẩm; biết được các màu nóng, màu lạnh có thể bắt gặp trong tự nhiên, trong đời sống …

3. Phẩm chất

Bài học bồi dưỡng ở lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm… thông qua một số biểu hiện, như: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ và tìm hiểu vẻ đẹp, giá trị của phong cảnh thiên nhiên trong đời sống; tôn trọng sáng tạo của bạn bè và người khác; giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành…

II. Chuẩn bị (GV và HS):Màu vẽ, bìa giấy, bút chì, tẩy chì, vở thực hành

III. Các hoạt động chủ yếu

Phân bố nội dung DH ở mỗi tiết:

Tiết 1

– Nhận biết: Màu nóng, màu lạnh

– Thực hành tạo sản phẩm cá nhân: Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương bằng màu nóng hoặc màu lạnh.

Tiết 2

Nhắc lại: Nội dung tiết 1

– Thực hành tạo sản phẩm nhóm: Tạo sản phẩm đề tài phong cảnh quê hương bằng màu nóng/màu lạnh (hoặc kết hợp màu nóng và màu lạnh).

Nếu có màu goát và điều kiện cho phép, Gv nên tổ chức Hs sử dụng màu này để thực hành, tạo sản phẩm cá nhân/ nhóm

TIẾT 1 – Bài 3: Những vật liệu khác nhau

Mở đầu/Hoạt động khởi động: Trò chơi “Nhà thám hiểm” (khoảng 3 phút)

1. Quan sát, nhận biết (tr.15-Sgk) (khoảng 6 phút)

– Yêu cầu Hs quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy chỉ ra chi tiết/vị trí nào trên tác phẩm Chiều ngoại ô (Hình 1), sản phẩm gốc cây tre (Hình 3) có bề mặt trơn nhẵn, xù xì?

+ Em hãy kể một số màu sắc trên tấm vải len ở hình 2?

– Tóm tắt nội dung chia sẻ, nhận xét của HS; giới thiệu sản phẩm thủ công và tác giả, tác phẩm điêu khắc. Tóm tắt nội dung quan sát.

2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 20 phút):

2.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu cách tạo màu, tạo bề mặt khác nhau ở hình minh họa tr.16-sgk

– Tổ chức HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Tạo bề mặt thô ráp từ vỏ trứng bằng cách nào?

+ Tạo bề mặt xù xì từ giấy bằng cách nào?

+ Tạo bề mặt khác nhau từ giấy vụn bằng cách nào?

+ Kết hợp các sơi len để tạo màu bằng cách nào?

– Tóm tắt nội dung chia sẻ, nhận xét, bổ sung của HS; hướng dẫn thực hành một số thao tác chính.

2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận

– Bố trí HS theo vị trí nhóm và hướng dẫn, giao nhiệm vụ cá nhân:

+ Thực hành: Sử dụng vật liệu để tạo màu hoặc tạo bề mặt khác nhau theo ý thích (Yêu cầu HS chọn 2 cách theo ý thích để thực hành).

+ Quan sát bạn trong nhóm/bên cạnh và chia sẻ ý tưởng của mình (chọn cách thực hành yêu thích làm trước, chọn màu của sợi len/sợi vải/ sợi nylon… để tạo màu); đặt câu hỏi cho bạn (Bạn thích cách thực hành nào? Bạn chọn những màu giấy nào để cắt,…).

– Quan sát, đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của HS; kết hợp hướng dẫn, gợi mở hoặc hỗ trợ.

3. Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 5 phút)

– Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm và quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Em đã sử dụng vật liệu nào để tạo màu/tạo bề mặt khác nhau?

+ Em chỉ ra chi tiết có bề mặt nhẵn/trơn, xù xì/ghồ, ghề… trên sản phẩm của mình, của bạn?...

– Gv nhận xét, đánh giá: Kết quả thực hành, hoạt động trao đổi, chia sẻ… của HS

4. Vận dụng (khoảng 1 phút)

– Gợi mở Hs chia sẻ mong muốn thực hành thêm các cách khác và chia sẻ cách thực hành yêu thích

– Hướng dẫn HS chuẩn bị học tiết 2 của bài học

Ngoài Giáo án Mĩ thuật lớp 4 Cánh Diều, các bạn có thể tham khảo thêm toàn bộ soạn Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều, Bài tập cuối tuần - Tiếng Việt 4 Cánh diều, Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Cánh diều.

Xem thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Mỹ Thuật 4

    Xem thêm