Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh diều

Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 sách Cánh Diều

Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh Diều là mẫu giáo án bài giảng theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 sách Cánh Diều xây dựng chi tiết cho từng bài học đảm bảo nội dung và theo khung chương trình năm học mới của các trường, các địa phương. Chi tiết, mời các thầy cô cùng theo dõi sau đây.

Lưu ý: Hiện tại VnDoc.com đã cập nhật Giáo án Lịch sử - Địa lí 4 Cánh diều đến bài 6/21, và tài liệu Giáo án được chúng tôi cập nhật liên tục. Quý thầy cô vui lòng bấm chọn "Lưu bài viết" để có thể cập nhật tài liệu Giáo án một cách nhanh nhất.

Giáo án Lịch sử - Địa lí 4 Cánh diều Bài 1

BÀI 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

Kểđược tên một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và Địa lí: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật,…

Sử dụng được một số phương tiện hỗ trợ vào học tập môn Lịch sử, Địa lí.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

Nănglực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

Nănglực tự chủ và tự học: sưu tầm tư liệu, giới thiệu về một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và Địa lí.

Giảiquyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

2.2. Năng lực đặc thù:

Kể được tên một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và Địa lí.

Biết sử dụng những phương tiện hỗ trợ vào việc học tập môn Lịch sử và Địa lí.

3. Phẩm chất

Chăm chỉ:thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Yêu nước:giữ gìn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia của dân tộc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.

Lược đồ trận Chi Lăng – Xương Giang (năm 1427), Bản đồ hành chính Việt Nam, Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi vùng cao Việt Bắc (năm 1960), hình ảnh một số hiện vật trưng bày tại Bào tàng Lịch sử Quốc gia.

Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.

Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Kết nối được kiến thức đã biết với nội dung kiến thức mới trong bài để tạo hứng thú.

- Kể được tên một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và Địa lí: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật,...

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin ở phần Khởi động trong SHS tr.5 và nêu nhiệm vụ: Kể tên các phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và Địa lí mà em đã biết theo kĩ thuật công não.

- GV mời lần lượt mỗi HS nêu ít nhất một phương tiện hỗ trợ học tập môn học mà HS đã biết.

- GV khuyến khích HS đưa ra các câu trả lời khác nhau để tạo không khí sôi nổi, hứng thú.

- GV gợi ý cho HS đọc nhanh tên các tiêu đề trong bài và kể tên các phương tiện như: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật.... (nếu HS chưa biết)

- GV nhận xét và đưa ra đáp án: Một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và Địa lí như: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật,....

- GV dẫn dắt vào bài học: Bài 1 – Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Bản đồ, lược đồ

Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản đồ, lược đồ và cách sử dụng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết sử dụng bản đồ, lược đồ trong học tập môn Lịch sử và Địa lí.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 – 6 HS/nhóm), quan sát các hình 1, 2 (SHS tr.5, 6 ), đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ:

+ Quan sát lược đồ hình 1:

· Cho biết nội dung thể hiện trên lược đồ.

· Đọc bảng chú giải và nêu một số kí hiệu được sử dụng trong lược đồ.

Kể tên các địa điểm nghĩa quân Lam Sơn tấn công quân Minh.

+ Quan sát bản đồ hình 2:

· Cho biết nội dung thể hiện trên bản đồ hình 2.

· Đọc bảng chú giải và nêu một số kí hiệu được sử dụng trong bản đồ. ·

Kể tên thủ đô và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung theo gợi ý.

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra câu trả lời

+ Lược đồ hình 1:

· Lược đồ nghĩa quân Lam Sơn tấn công quân Minh trong trận Chi Lăng – Xương Giang (năm 1427).

· Kí hiệu mũi tên màu đỏ: nghĩa quân Lam Sơn tấn công.

· Kí hiệu màu cam: nghĩa quân Lam Sơn mai phục.

· Kí hiệu màu đỏ có ba mũi tên hướng lên trên: nghĩa quân Lam Sơn phòng ngự.

· Kí hiệu màu đỏ úp vào nhau: nghĩa quân Lam Sơn bao vây.

· Kí hiệu dấu X màu đen: nơi quân Minh bị tiêu diệt.

· Kí hiệu mũi tên màu đen: quân Minh hành quân,...

+ Biều đồ hình 2:

· Thể hiện các đơn vị hành chính (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) của Việt Nam.

· Một số kí hiệu trên bản đồ gồm: kí hiệu hình ngôi sao màu đỏ là thủ đô; kí hiệu hai vòng tròn lồng vào nhau là thành phố trực thuộc Trung ương.....

· Thủ đô của Việt Nam là Hà Nội; các thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

- GV tổng kết và hướng dẫn HS các bước cơ bản để sử dụng

hiệu quả lược đồ, bản đồ:

+ Đọc tên lược đồ, bản đồ để biết nội dung chính được thể hiện.

+ Đọc bảng chú giải để biết đối tượng được thể hiện trên lược đồ, bản đồ.

+ Dựa vào kí hiệu, màu sắc để tìm đối tượng lịch sử, địa lí trên lược đồ, bản đồ.

* Biểu đồ

Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu đồ và cách sử dụng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sử dụng được biểu đồ trong học tập môn Lịch sử và Địa lí.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, quan sát hình 3 và đọc thông tin, hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Kể tên các loại biểu đồ thường được sử dụng.

+ Cho biết biểu đồ hình 3 thể hiện nội dung gì. Nêu tên trục dọc, trục ngang của biểu đồ và đơn vị của mỗi trục.

+ So sánh độ cao của các cột và nhận xét sự thay đổi số dân Việt Nam qua các năm.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung theo gợi ý.

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Các loại biểu đồ thường được sử dụng là biểu đồ cột, tròn, đường,....

+ Hình 3 là biểu đồ cột, thể hiện số dân Việt Nam qua các năm. Trục dọc thể hiện số dân, đơn vị là triệu người; trục ngang thể hiện thời gian, đơn vị là năm.

+ Độ cao của các cột tăng dần từ trái qua phải, thể hiện dân số Việt Nam liên tục tăng từ năm 1979 đến năm 2019.

- GV tổng kết và hướng dẫn HS các bước cơ bản để sử dụng hiệu quả biểu đồ:

+ Đọc tên biểu đồ để biết nội dung thể hiện.

+ Quan sát biểu đồ để xác định các đối tượng cụ thể trên biểu đồ.

* Tranh ảnh và hiện vật

Hoạt động 3: Sử dụng tranh ảnh, hiện vật trong học tập môn Lịch sử và Địa lí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sử dụng được tranh ảnh, hiện vật trong học tập môn Lịch sử, Địa lí

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành 4 nhóm.

- GV hướng dẫn HS đọc mục 3 và mục 4 trong SHS tr.8, 9 và thực hiện các nhiệm vụ dưới đây theo nhóm.

+ Nhiệm vụ 1 (dành cho nhóm chẵn): Quan sát hình 4 và thực hiện các bước: đọc tên ảnh để xác định nội dung khái quát, đặt các câu hỏi để tìm hiểu ảnh, nhận xét nội dung được phản ánh trong ảnh.

+ Nhiệm vụ 2 (dành cho nhóm lẻ): Quan sát hình 6 và thực hiện các bước: đọc tên của hiện vật, đặt các câu hỏi để tìm hiểu hiện vật, nêu nhận xét về nhóm cư dân đã tạo ra hiện vật.

- GV mời các nhóm đại diện trình bày sản phẩm. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung theo gợi ý.

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án

+ Nhiệm vụ 1:

· Tên bức ảnh là “Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi vùng cao Việt Bắc (năm 1960)”.

· Một số câu hỏi gợi ý: (Những) Ai có mặt trong bức ảnh? Bức ảnh được chụp ở đâu? Vào thời gian nào? (Những) Người có mặt trong ảnh thể hiện cảm xúc/thái độ như thế nào?... Nhận xét về nội dung được thể hiện trong bức ảnh: sự vui vẻ, cởi mở giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi.

+ Nhiệm vụ 2:

· Tên hiện vật là “Trống đồng Ngọc Lũ”.

· Một số câu hỏi gợi ý: Trống đồng Ngọc Lũ được tạo ra nhằm mục đích gì? Nhóm cư dân nào đã tạo ra trống đồng Ngọc Lũ? Trống đồng Ngọc Lũ được tạo ra vào khoảng thời gian nào? Ở đâu? Tại sao? Nhận xét về nhóm dân cư đã tạo ra trống đồng: cư dân Đông Sơn đã đạt đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng.

- GV nhận xét, tổng kết: tranh ảnh, hiện vật là những phương tiện học tập quan trọng để tìm hiểu về sự kiện, nhân vật lịch sử, sự vật, hiện tượng địa lí cụ thể.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết nhìn bản đồ và tìm hiểu về đặc điểm của hiện vật.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Trò chơi Ai nhanh hơn?

- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi.

- GV lần lượt đọc các hỏi trắc nghiệm, các đội xung phong giành quyền trả lời. Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất, đó là đội chiến thắng.

- GV đọc câu hỏi:

Câu 1: Phương tiện nào được sử dụng để học môn lịch sử và địa lí?

A. Bản đồ

B. Máy tính

C. Ti vi

D. Đài phát thanh

Câu 2: Bản đồ là gì?

A. Danh sách các từ vựng liên quan đến địa lí

B. Bảng biểu hiện thông tin về các sự kiện lịch sử

C. Hình vẽ thu nhỏ của toàn bộ bề mặt Trái Đất hay một khu vực theo một tỉ lệ nhất định

D. Quyển sách giới thiệu về địa lí

Câu 3: Bước đầu tiên khi sử dụng bản đồ, lược đồ là gì?

A. Đọc tên bản đồ, lược đồ để biết được những thông tin chính và khu vực được thực hiện

B. Đọc chú giải để biết được các kí hiệu trong bản đồ, lược đồ

C. Đọc các thông tin trên bản đồ, lược đồ để trả lời cho các câu hỏi

D. Đọc các thông tin lịch sử trên bản đồ, lược đồ

Câu 4: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành

A. 59

B. 63

C. 66

D. 70

Câu 5: Diện tích của thành phố Hà Nội

A. 1 359 km2

B. 2 359 km2

C. 3 359 km2

D. 4 359 km2

- GV mời các đội xung phong trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV chốt đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

A

B

C

Nhiệm vụ 2: Trả lời các câu hỏi bài tập phần Luyện tập SHS tr.9

- GV chia HS thành các nhóm đôi.

- GV hướng dẫn HS đọc SHS tr.9 phần Luyện tập và nêu nhiệm vụ.

+ Dựa vào hình 2, em hãy xác định vị trí địa lí của Việt Nam:

· Chỉ trên bản đồ đường biên giới quốc gia của Việt Nam trên đất liền.

Phần đất liền của Việt Nam tiếp giáp với những quốc gia và biển nào.

+ Tại sao hiện vật được coi là bằng chứng quan trọng để tìm hiểu về quá khứ?

- GV mời đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận. Các cặp khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá:

+ GV hướng dẫn HS chỉ theo đường ranh giới trên đất liền của Việt Nam và vùng giáp biển. Phía bắc Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc; phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia; phía đông, phía nam và tây nam giáp Biển Đông.

+ Hiện vật được coi là bằng chứng quan trọng để tìm hiểu quá khứ vì hiện vật liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử; ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, phản ánh sự kiện lịch sử đó.

- GV nhận xét, tổng kết và tuyên dương những nhóm có câu trả lời chính xác.

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học để sưu tầm và giới thiệu về phương tiện học tập môn Lịch sử như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh,...

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc phần Vận dụng trong SHS tr.9 và lựa chọn hoàn thành một trong hai nhiệm vụ.

+ Sưu tầm và giới thiệu về một lược đồ, bản đồ hoặc tranh ảnh, hiện vật cụ thể phục vụ học tập môn Lịch sử và Địa lí.

+ Lựa chọn một đồ vật có nhiều kỉ niệm đối với em (đồ chơi, bức ảnh, cuốn sách,…) để viết đoạn văn ngắn khoảng 3 – 5 câu giới thiệu về đồ vật đó.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoặc nhóm.

- GV gợi ý cho HS:

+ Về nhà sưu tầm về lược đồ hoặc bản đồ, tranh ảnh, hiện vật,... phục vụ học tập môn Lịch sử và Địa lí, buổi học sau mang đến giới thiệu cùng các bạn.

+ Viết các câu giới thiệu thông qua việc trả lời các câu hỏi: Đồ vật đó là gì? Em có được đồ vật đó nhân dịp nào? Đồ vật đó có hình dáng, màu sắc, kích thước.... như thế nào? Tại sao em yêu thích đồ vật đó...

- GV có thể cho HS nộp sản phẩm trực tiếp hoặc trực tuyến. - GV nhận xét vào vở hoặc sản phẩm của HS (nếu cần).

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.

+ Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.

+ Đọc trước Bài 2 – Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) (SHS tr.10).

- HS đọc thông tin và lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.

- HS trả lời nhiệm vụ.

- HS lắng nghe GV gợi ý.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận nhóm, thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận; các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hành theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các đội chơi.

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe.

- HS chia thành nhóm đôi.

- HS đọc thông tin và lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.

- Đại diện các cặp trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc thông tin và lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.

- HS thực hành theo cá nhân hoặc nhóm.

- HS làm việc nhóm ở nhà, tiết sau trình bày sản phẩm trước lớp.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe và thực hiện.

Mời các bạn tải về!

Trên đây là Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh Diều. Ngoài ra, VnDoc.com đã đăng tải nhiều tài liệu hướng dẫn dạy và học môn Lịch sử - Địa lí 4 khác nhau, các bạn có thể tham khảo thêm toàn bộ soạn Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều.

Xem thêm:

Đánh giá bài viết
1 2.491
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 4

    Xem thêm