Giáo án lớp 4 bộ Chân trời sáng tạo - Đầy đủ các môn

Giáo án lớp 4 bộ Chân trời sáng tạo - Đầy đủ các môn: Toán, Tiếng Việt, Tin học, Lịch sử - Địa Lí, Công nghệ, Đạo Đức, Khoa học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể Dục, Hoạt động trải nghiệm là mẫu giáo án bài giảng soạn theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án năm học 2023 - 2024. Mời thầy cô cùng tham khảo và tải về mẫu Giáo án lớp 4 Sách mới này.

Chi tiết:

1. Giáo án Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo

TUẦN 1

1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 100 000.

- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có năm chữ số, viết số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị.

- Nhận biết được các số tự nhiên có bốn hoặc năm chữ số liên tiếp.

- So sánh hai số có năm chữ số, sắp xếp các số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Làm tròn số.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

GV tổ chức trò chơi “Đố bạn”

Đếm từ 1 đến 10

Đếm theo chục từ 0 đến 100

Đếm theo trăm từ 100 đến 1000

Đếm theo nghìn từ 1000 đến 10000

Đếm theo chục nghìn từ 10000 đến 100000

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số đến 100 000.

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có năm chữ số, viết số có năm chữ số thành các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị (và ngược lại).

+ Làm tròn số.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Viết số, đọc số, viết số thành tổng của các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.

- GV hướng dẫn cho HS viết số, đọc số, viết số thành tổng theo mẫu.

- Các ý còn lại học sinh làm vào vở.

- Gv gọi HS trả lời.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và phân tích đề bài.

- GV hướng dẫn HS phân tích quy luật của từng dãy số.

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Đề bài: Số?

a) 4 760; 4 770; 4 780; .?.; .?.; .?.; 4 820.

b) 6 600; 6 700; 6 800; .?.; .?.; .?.; 7 200.

c) 50 000; 60 000; 70 000; .?.; .?.; .?. .

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Chọn số thích hợp với mỗi tổng

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. (Làm việc nhóm 2) So sánh số.

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai số tự nhiên đã được học ở các lớp trước.

- GV hướng dẫn HS so sánh số ở ví dụ.

- Từ ví dụ GV yêu cầu HS phân tích đề bài.

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, giải thích kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV giải thích lại cách làm.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 5 (Làm việc cá nhân) Làm tròn số rồi nói theo mẫu.

Mẫu: Làm tròn số 81 425 đến hàng chục thì được số 81 430.

a) Làm tròn các số sau đến hàng chục: 356; 28 473.

b) Làm tròn các số sau đến hàng trăm: 2 021; 76 892

c) Làm tròn các số sau đến hàng nghìn: 7 428; 16 534

- HS hướng dẫn mẫu, yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập.

- GV mời HS nêu kết quả

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét tuyên dương.

Bài 1:

- HS theo dõi GV làm mẫu.

- HS lần lượt làm bảng con hoặc phiếu học tập

- HS nêu kết quả:

a) Số gồm 6 chục nghìn, 8 nghìn, 1 trăm, 4 chục và 5 đơn vị

Viết số: 68 145

Đọc số: Sáu mươi tám nghìn một trăm bốn mươi lăm.

Viết số thành tổng: 68 145 = 60 000 + 8 000 + 100 + 40 + 5

b) Số gồm 1 chục nghìn, 2 nghìn và 2 trăm.

Viết số: 12 200

Đọc số: Mười hai nghìn hai trăm

Viết số thành tổng: 12 200 = 10 000 + 2 000 + 200

c) Số gồm 4 nghìn và 1 đơn vị.

Viết số: 4 001

Đọc số: Bốn nghìn không trăm linh một

Viết số thành tổng: 4 001 = 4 000 + 1

- HS lắng nghe.

Bài 2:

- HS đọc đề bài, lắng nghe giáo viên hướng dẫn.

- HS làm việc theo nhóm.

- HS nêu kết quả

Ta đếm như sau:

a) 4 760; 4 770; 4 780; 4 790; 4 800; 4 810; 4 820.

b) 6 600; 6 700; 6 800; 6 900; 7 000; 7 100; 7 200.

c) 50 000; 60 000; 70 000; 80 000; 90 000; 100 000.

- HS lắng nghe.

Bài 3:

- HS làm vào vở.

- HS nêu kết quả

A – N B – Q C – P D – M

Ta có:

30 000 + 6 000 + 200 + 40 = 36 240

60 000 + 3 000 + 20 + 4 = 63 024

60 000 + 3 000 + 200 + 40 = 63 240

30 000 + 6 000 + 20 + 4 = 36 024

- HS lắng nghe.

Bài 4.

- HS nêu cách so sánh hai số tự nhiên.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS đọc đề bài và phân tích đề bài.

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu kết quả:

a) Sắp xếp các số 10 748; 11 750; 9 747; 11 251 theo thứ tự từ bé đến lớn ta được:

9 747; 10 748; 11 251; 11 750.

* Giải thích

Số 9 747 là số có 4 chữ số; Các số 10 748; 11 750; 11 251 là số có 5 chữ số và có chữ số hàng chục nghìn là 1.

Số 10 748 có chữ số hàng nghìn là 0; Các số 11 750 và 11 251 có chữ số hàng nghìn là 1. Số 11 750 có chữ số hàng trăm là 7, số 11 251 có chữ số hàng trăm là 2

Do 2 < 7 nên 11 251 < 11 750.

Do 0 < 1 nên 10 748 < 11 251 < 11 750.

Vậy: 9 747 < 10 748 < 11 251 < 11 750.

b) Ta có:

9 000 < 9 747 < 10 000 nên ta điền số 9 747 vào vị trí A

10 000 < 10 748 < 11 000 nên ta điền số 10 748 vào vị trí B

11 000 < 11 251 < 11 750 < 12 000 nên ta cần điền số 11 251 vào vị trí C và số 11 750 vào vị trí D

Ta điền như sau:

- HS lắng nghe.

Bài 5

- HS lắng nghe GV hướng dẫn mẫu.

- HS làm bài vào vở.

- HS xung phong nêu kết quả

a) Làm tròn số 356 đến hàng chục thì được số 360.

Làm tròn số 28 473 đến hàng chục thì được số 28 470

b) Làm tròn số 2 021 đến hàng trăm thì được số 2 000

Làm tròn số 76 892 đến hàng trăm thì được số 72 900

c) Làm tròn số 7 428 đến hàng nghìn thì được số 7 000

Làm tròn số 16 534 đến hàng nghìn thì được số 17 000

- Hai bạn học sinh trong cùng một bàn đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

- Một bạn học sinh đứng dậy nhận xét bài bạn.

- Cả lớp quan sát, lắng nghe, sửa bài vào vở nếu sai.

3. Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Phân tích số”

+ Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ có nội dung ghi giống nhau. Một số mảnh giấy ghi kết quả tương ứng.

…....... = 6 000 + 300 + 60 + 5

…......... = 70 000 + 500 + 30 + 1

…......... = 20 000 + 1 000 + 400 + 5

….......... = 20 000 + 700 + 40

99 999 = … + … + … +

21 212 = 20 000 + … + … + ..... + .....

19 225 = … + 9 000 + ... + ...... + 5

7 001 = 7 000 + …

+ Học sinh chuẩn bị phấn.

+ Thời gian 3 – 5 phút.

+ Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn các thành viên tham gia chơi (5 – 10 em), các em còn lại cổ vũ cho đội của mình. Hai đội xếp thành 02 hàng dọc. Đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội của mình một mảnh giấy ghi kết quả tương ứng với nội dung ghi trên bảng. Các thành viên trong đội đọc, quan sát so sánh tìm vị trí của mình cần điền.

+ Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu các bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên lớp (phần bài của đội mình). Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền, … Cứ như thế tiếp tục cho đến hết.

+ Các bạn học sinh dưới lớp và giáo viên thống kê, đánh giá điểm. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Trong trường hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn, trình bày đẹp hơn sẽ thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Kết quả đúng của hai bảng:

6 365 = 6 000 + 300 + 60 + 5

70 531 = 70 000 + 500 + 30 + 1

21 405 = 20 000 + 1 000 + 400 + 5

20 740 = 20 000 + 700 + 40

99 999 = 90 000 + 9 000 + 900 + 90 + 9

21 212 = 20 000 + 1 000 + 200 + 10 + 2

19 225 = 10 000 + 9 000 + 200 + 20 + 5

7 001 = 7 000 + 1

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố đọc số, viết số, so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp và phát triển năng lực.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- Cách tiến hành: GV tổ chức trò chơi “truyền điện” để khởi động bài học.

+ Bạn đầu tiên được giáo viên chỉ định sẽ đọc một số có 5 chữ số bất kì.

+ Bạn đó sẽ được quyền chỉ định bạn tiếp theo đứng lên đọc số tự nhiên liền sau số đó.

+ Bạn nào đọc xong sẽ được chỉ định bạn tiếp theo. Cứ thế cho đến khi giáo viên hô dừng lại.

+ Mỗi bạn có 3 giây để suy nghĩ và nói. Bạn bất kì được chỉ định nếu nói sai hoặc chậm thời gian sẽ bị phạt nhảy lò cò một vòng quanh lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp.

- Cách tiến hành:

Bài 6. (Làm việc cá nhân)

a) Hãy cho biết trong hình dưới đây có bao nhiêu tiền.

- GV hướng dẫn cho HS nhận biết mệnh giá các loại tiền.

- GV yêu cầu HS thực hiện tính tổng số tiền ra vở nháp.

- GV yêu cầu HS nêu đáp án.

- GV nhận xét, đánh giá và yêu cầu HS làm bài vào vở.

b) Với số tiền trên có thể mua được hộp bút chì màu nào dưới đây?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoạt động cá nhân.

- GV yêu cầu HS nêu kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS làm bài vào vở.

Bài 7: (Làm việc nhóm 2) Câu nào đúng, câu nào sai?

a) Số hai mươi bốn nghìn năm trăm linh ba viết là 24 503

b) Số 81 160 đọc là tám một một sáu không

c) Số gồm 5 chục nghìn và 2 trăm viết là 5 200

d) 77 108 = 70 000 + 7 000 + 100 + 8

- GV chia nhóm 2.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 8: (Làm việc nhóm 2)

- GV chia nhóm 2.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Chọn ý trả lời đúng.

a) Số liền sau của số 99 999 là:

A. 100 000 B. 99 998

C. 10 000 D. 9 998

b) Số 40 050 là:

A. số tròn chục nghìn B. số tròn nghìn

C. số tròn trăm D. số tròn chục

c) Làm tròn số 84 572 đến hàng nghìn thì được số:

A. 80 000 B. 85 000

C. 84 000 D. 84 600

d) Số bé nhất có bốn chữ số là:

A. 1 000 B. 1 111

C. 1 234 D. 10 000

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 9. (Làm việc nhóm 4)

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài, phân tích đề bài.

- GV hướng dẫn: So sánh độ dài các quãng đường để tìm là quãng đường nào dài nhất, quãng đường nào ngắn nhất.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV yêu cầu các nhóm giải thích chi tiết các kết quả.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 6:

- HS quan sát và nhận biết các loại tiền.

- HS tính tổng số tiền và nêu kết quả:

a) Hình trên có tất cả số tiền là:

20 000 + 10 000 + 5 000 × 2 + 2 000 × 3 + 1 000 = 47 000 (đồng)

Đáp số: 47 000 đồng

- HS làm bài vào vở.

b) – HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS nêu kết quả:

Với số tiền 47 000 đồng, ta có thể mua được hộp bút chì màu với giá là 46 000 đồng.

Bài 7:

- HS hoạt động nhóm 2.

- HS nêu kết quả:

Câu đúng là: a, d

Câu sai là: b, c

Sửa lại: b) Số 81 160 đọc là tám mươi mốt nghìn một trăm sáu mươi

c) Số gồm 5 chục nghìn và 2 trăm viết là 50 200

Bài 8

- HS làm việc nhóm 2.

- HS nêu kết quả:

a) Đáp án đúng là: A

Số liền sau của số 99 999 là số đứng sau số 99 999 và hơn số 99 999 một đơn vị.

Vậy số đó là 100 000.

b) Đáp án đúng là: D

Số 40 050 là số tròn chục

c) Đáp án đúng là: B

Số 84 572 có chữ số hàng trăm là 5. Do 5 = 5 nên khi làm tròn đến chữ số hàng nghìn, ta làm tròn lên thành số 85 000

d) Đáp án đúng là: A

Số bé nhất có bốn chữ số là: 1 000

Bài 9:

a) Trong bốn quãng đường trên, quãng đường dài nhất là quãng đường từ Hà Nội đến Đất Mũi (dài 2 107 km); quãng đường ngắn nhất là quãng đường từ Hà Nội đến cột cờ Lũng Cú (dài 439 km).

b) Sắp xếp các số đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé: 2 107 km; 1 186 km; 681 km; 439 km

Vậy số bé nhất trong các số trên là 15 999

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

+ GV tổ chức cho cả lớp tham gia chuyên mục “Thử thách”.

Mỗi con vật che số nào?

+ HS thực hiện nhóm đôi và tìm ra kết quả. Nhóm nào đưa ra đáp án nhanh và chính xác nhất sẽ được khen thưởng.

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS tham gia.

- Dự kiến sản phẩm:

a) Số đứng sau hơn số đứng trước 10 đơn vị. Ta chỉ cần đếm thêm 10 để điền số thích hợp vào chỗ trống

34 512; 34 522; 34 532; 34 542; 34 552

b) Số đứng sau hơn số đứng trước 100 đơn vị. Ta chỉ cần đếm thêm 100 để điền số thích hợp vào chỗ chấm

67 825; 67 925; 68 025; 68 125; 68 225

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

2. Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

BÀI 1: NHỮNG NGÀY HÈ TƯƠI ĐẸP

(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chia sẻ được về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân; nếu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Kỉ niệm đẹp của bạn nhỏ với với người thân, bạn bè,... ở quê trong ngày chia tay để trở lại thành phố. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm cho thấy các bạn đã lớn, đã biết thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
  • Nhận diện và biết cách sử dụng danh từ.
  • Nhận diện được bài văn kể chuyện; xác định được cấu tạo của một bài văn kể chuyện đã đọc.
  • Ghi lại được một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

2.2. Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

- Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
  • Tranh hoặc ảnh chụp một số món quà để thực hiện hoạt động khởi động.
  • Vật thật hoặc tranh ảnh: cuốn từ điển Tiếng Việt, cây cỏ chọi gà, hòn bi ve,…
  • Bảng phụ ghi đoạn từ Vừa lúc hội bạn ở làng đến ở đình làng.
  • Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Đối với học sinh

  • SHS, SBT Tiếng Việt 4.
  • Món quà em được tặng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1-2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu tên chủ điểm

- GV giới thiệu tên chủ điểm: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ.

- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Ý nghĩa tên chủ điểm – Tuổi nhỏ làm việc nhỏ:

+ Khuyên thiếu nhi biết làm những việc vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

+ Biết đoàn kết, yêu thương, quan tâm, chia sẻ, chú ý đến cảm xúc của bạn bè, người thân.

+ Ý thức hơn về trách nhiệm của HS với trường, lớp.

* Giới thiệu bài học

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân theo gợi ý sau:

+ GV khuyến khích HS sử dụng vật thật hoặc ảnh chụp (đã chuẩn bị từ trước) để trao đổi nhóm.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.10 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 1 – Những ngày hè tươi đẹp.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc phân biệt giọng nhân vật: + Giọng người dẫn chuyện thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của nhân vật, từ ngữ gọi tên các món quà.

+ Giọng Điệp thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Từ khó: lớn tướng, bịn rịn.

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

Sau cùng là Tuyết,/ nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng,/ dặn lên phố nướng ăn/ để nhớ/ mà về chơi với nhau.//

Tớ chào các bạn/ và hứa sẽ nhớ việc tập hợp sách/ để gửi về/ làm tủ sách ở đình làng.//

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm), luyện đọc theo 4 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến “trôi nhanh quá”.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến “ra đầu ngõ”.

+ Đoạn 3: tiếp theo đến “ở đình làng”.

+ Đoạn 4: đoạn còn lại.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Bịn rịn: lưu luyến không muốn rời xa khi phải chia tay.

+ Cỏ chọi gà (còn gọi là cỏ gà, cỏ chỉ, cỏ ống): loại cỏ có thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng). Thân cỏ thường có nốt sần do những bẹ lá tạo thành. Trẻ em thường chơi chọi cỏ gà bằng cách “chọi” nốt sần vào nhau, nốt sần nào bị đứt rời ra thì coi như “gà” thua.

+ Đường thơm: đường thơm hương lúa chín, hương hoa cỏ ở làng quê.

+ Tưởng tượng: tạo ra trong tâm trí hình ảnh những cái không có hoặc chưa có ở trước mắt.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 6 SHS tr.11.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, bạn nhỏ tiếc điều gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, bạn nhỏ tiếc những ngày hè trôi qua nhanh quá.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Cảm xúc của bạn nhỏ khi mùa hè khép lại.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Những chi tiết nào cho thấy ông bà và cô Lâm rất yêu quý con cháu?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Những chi tiết cho thấy ông bà và cô Lâm rất yêu quý con cháu: ông bà ôm bạn nhỏ hẹn mùa hè sau lại về, cô Lâm hẹn về dự đám cưới cô; ông bà và cô Lâm bịn rịn tiễn ra đầu ngõ.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Tình cảm của ông bà và cô Lâm dành cho con cháu.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Mỗi người bạn tặng cho bạn nhỏ món quà gì? Những món quà ấy thể hiện điều gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mỗi người bạn tặng cho bạn nhỏ: Điệp tặng cây cỏ chọi gà, Văn tặng hòn bi ve, Lê tặng hòn đá hình siêu nhân, Tuyết tặng chồng bánh đa chưa nướng.

Những món quà ấy thể hiện tình cảm yêu quý, sự lưu luyến, mong gặp lại của các bạn đối với bạn nhỏ.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ tập hợp sách gửi về làm tủ sách ở đình làng.

Việc làm đó giúp các bạn ở làng có thêm một nơi đọc sách, giao lưu, sinh hoạt.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 3: Tình cảm của bạn nhỏ đối với những người bạn quê.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Theo em bạn nhỏ tưởng tượng những điều gì vào mùa hè năm sau?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ: Bạn nhỏ tưởng tưởng mùa hè năm sau được gặp các bạn nhỏ ở quê, được chơi cỏ chọi gà, được ăn bánh nướng,....tủ sách ở quê sẽ có nhiều sách hơn,...

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 4: Cảm xúc của bạn nhỏ trên đường trở lại thành phố.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 6: Em mong ước điều gì cho kì nghỉ hè sắp tới của mình? Vì sao?

+ GV hướng dẫn HS: Mong ước được về quê thăm ông bà, đi du lịch, bố mẹ mua quà,...

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Nội dung bài đọc: Kỉ niệm đẹp của bạn nhỏ với với người thân, bạn bè,... ở quê trong ngày chia tay để trở lại thành phố.

+ Ý nghĩa bài đọc: Những lời nói, việc làm cho thấy các bạn đã lớn, đã biết thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Những ngày hè tươi đẹp.

- GV đọc đoạn 3 của bài đọc và hướng dẫn HS xác định giọng của đoạn này:

+ Giọng thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, từ ngữ gọi tên và chỉ đặc điểm của các món quà.

+ Giọng Điệp thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa.

Vừa lúc hội bạn ở làng ùa đến/.// Đứa nào cũng cằm trên tay/ một thứ gì đó.//

- Cậu tặng chúng tớ/ cuốn “Từ điển tiếng Việt” rồi, đây là quà,/ để cậu nhớ về chúng tớ.// - Điệp nói thế,/ sau khi chìa cho tớ cây cỏ chọi gà/ lớn chưa từng thấy.//

Văn cho tớ/ hòn bi ve đẹp nhất,/ quý nhất của nó.// Lê cho tớ/ hòn đá hình siêu nhân/ nhặt ở bờ suối,/ trước giờ vẫn được nó giữ như báu vật.// Sau cùng là Tuyết,/ nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng,/ dặn lên phố nướng ăn/ để nhớ mà vẻ chơi với nhau.//

Tớ chào các bạn/ và hứa sẽ nhớ việc tập hợp sách/ để gửi về/ làm tủ sách ở đình làng.//

- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu nói của Điệp: giọng đọc thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa.

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS luyện đọc đoạn 3.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc trước lớp đoạn 3. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Những ngày hè tươi đẹp, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 3: Luyện từ và câu SHS tr.11.

- HS lắng nghe.

- HS suy nghĩ tên chủ điểm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS quan sát tranh minh họa bài đọc.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

- HS đọc thầm.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS đọc câu hỏi 1.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 2.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 3.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 4.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 5.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 6.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe GV đọc bài và hướng dẫn.

- HS lắng nghe GV luyện đọc.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

-

3. Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo 

BÀI 1: HOA VÀ CÂY CẢNH QUANH EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được một số loại hoa và cây cảnh phổ biến
  • Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.
  • Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Chọn một loại hoa, cây cảnh để trang trí ở phòng khách, góc học tập,… trong nhà.

2.2. Năng lực riêng:

  • Nhận biết được một số loài hoa, cây cảnh phổ biến và lợi ích của chúng đối với đời sống.

3. Phẩm chất

  • Yêu thích hoa, cây cảnh.
  • Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc bảo vệ hoa, cây cảnh.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

- Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
  • Hình ảnh, video giới thiệu về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Đối với học sinh

  • Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống. Đồng thời, tạo cho HS tâm thế sẵn sàng, hứng thú tìm hiểu nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về các loại hoa, cây cảnh ngày Tết và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết tên của loại hoa/cây cảnh trong hình.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Hoa và cây cảnh có rất nhiều lợi ích mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Hoa và cây cảnh quanh em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số loại hoa và cây cảnh phổ biến

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số loại hoa và cây cảnh phổ biến.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các hình Khám phá 1, 2 mục 1 SHS tr.7 và trả lời câu hỏi:

1. Em hãy quan sát và cho biết tên các loại hoa có trong hình dưới đây.

2. Em hãy quan sát và cho biết tên các loại cây cảnh có trong hình dưới đây

- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến khác (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1.

a. Hoa sen

b. Hoa hồng

c. Hoa mai

d. Hoa cúc

e. Hoa hồng

g. Hoa lan

2.

a. Cây trầu bà

b. Cây bon sai

c. Cây bao thanh thiên

d. Cây lưỡi hổ

e. Cây cau tiểu trâm

g. Cây chuối cảnh

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc điểm chính của hoa và cây cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS nêu được một số đặc điểm chính của hoa và cây cảnh.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá 1

- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm quan sát hình ảnh Khám phá 1 mục 2 SHS tr.8 và trả lời câu hỏi:

Em hãy quan sát và mô tả đặc điểm của các loại hoa, cây cảnh có trong hình dưới đây. Theo em, các loại hoa này thường nở vào mùa nào trong năm?

- GV gợi ý HS mô tả đặc điểm của hoa dựa vào màu sắc hoa, lá, thân cây,...

- GV mời đại diện 2 – 3 HS mô tả đặc điểm của các loại hoa, cây cảnh có trong hình rồi xác định mùa hoa nở trong năm. Các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV đánh giá, chốt lại đáp án:

Hoa đào

+ Cánh hoa nhỏ, màu hồng

+ Thân gỗ nhỏ, nhị vàng

+ Nở vào mùa xuân

Cây xương rồng

+ Thân mọng nước

+ Mọc thành bụi, lá có gai

+ Sống quanh năm

Hoa cẩm tú cầu

+ Cánh hoa mỏng, xếp thành chùm

+ Thâm màu xanh lục, nhỏ

+ Nở quanh năm

Hoa cúc

+ Cánh xếp thành nhiều lớp bao quanh nhụy.

+ Nở vào mùa thu

Cây phát tài

+ Thân bụi, nhiều nhánh

+ Lá cây mọc dài, vươn hướng trời

Hoa phượng

+ Hoa màu đỏ tươi, đỏ cam, nở thành chùm, thân gỗ

+ Nở vào mùa hè

Hoạt động khám phá 2

- GV chiếu các hình ảnh Khám phá 2 mục 2 SHS tr.8 – 9, chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 1 bộ thẻ mô tả đặc điểm và ý nghĩa của loại hoa , cây cảnh tương ứng. GV tổ chức cho HS chơi trò tiếp xúc theo nhóm:

Em hãy gắn thẻ mô tả đặc điểm, ý nghĩa của loại hoa, cây cảnh tương ứng với hình ảnh minh họa dưới đây.

- GV làm trọng tài, trong vòng 2p thành viên các nhóm lần lượt lên gắn thẻ tương ứng với hình ảnh. Đội nào được nhiều đáp án chính xác và nhanh nhất sẽ chiến thắng.

- Kết thúc trò chơi, GV công bố đội chiến thắng, chốt lại đáp án:

Hoa quỳnh anh vàng

Thẻ 6

Cây trầu bà

Thẻ 3

Hoa sữa

Thẻ 1

Hoa mười giờ

Thẻ 5

Hoa sứ (hoa đại)

Thẻ 2

Cây lưỡi hổ

Thẻ 4

3. Hoạt động 3: Tìm hiểu lợi ích của hoa và cây cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh

b. Cách thực hiện

Hoạt động khám phá 1

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bốn trả lời Khám phá 1 mục 3 SHS tr.9:

Dựa vào các hình ảnh gợi ý dưới đây, em hãy nêu lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án:

Hoa và cây cảnh có thể được dùng để làm đẹp không gian sống, làm quà tặng, thực phẩm, hương liệu, giúp thanh lọc không khí,...

Hoạt động khám phá 2

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện Khám phá 2 SHS tr.10: Em hãy gắn thẻ mô tả lợi ích loại hoa, cây cảnh tương ứng với hình ảnh minh họa dưới đây.

[Thẻ 1] Lợi ích: Cây được trồng để làm cảnh, thanh lọc không khí trong nhà, văn phòng,...

[Thẻ 2] Lợi ích: Hoa có thể được sử dụng để chế biến thành những món ăn có lợi cho sức khỏe

[Thẻ 3] Lợi ích: Lá cây thường được dùng để chữa bỏng, cầm máu, giúp làm lành vết sẹo,...

[Thẻ 4] Lợi ích: Khi đã phơi khô, hoa được dùng để pha trà, giúp giải nhiệt cho cơ thể, làm đẹp da,...

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại đáp án:

Hoa lục bình

Thẻ 2

Cây dương xỉ

Thẻ 3

Hoa cúc họa mi

Thẻ 4

Cây sống đời

Thẻ 1

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS luyện tập kể tên, nêu đặc điểm và lợi ích của các loại hoa, cây cảnh.

b. Cách thực hiện

Luyện tập 1: Ngoài những loại hoa và cây cảnh đã được học trong bài, em hãy kể tên những loại hoa và cây cảnh khác mà em biết.

- GV yêu cầu HS tạo nhóm bốn, kể cho nhau nghe tên những loại hoa và cây cảnh mà mình biết.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm liệt kê tên các loại hoa, cây cảnh mà thành viên của nhóm mình nêu. Các nhóm khác chú ý lắng nghe, bổ sung tên các loại hoa và cây cảnh mà nhóm bạn chưa liệt kê.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án của các nhóm.

- GV giới thiệu thêm một số loại hoa và cây cảnh:

Hoa lan

Hoa thược dược

Cây ngũ gia bì

Cây lan ý

Cây hồng môn

Câu trầu bà

Luyện tập 2: Em hãy nêu đặc điểm và lợi ích của các loại hoa, cây cảnh có trong hình dưới đây

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn, trình bày bài tập theo bảng dưới đây:

Loại cây

Đặc điểm

Lợi ích

……

- GV chữa bài, mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại đáp án:

Loại cây

Đặc điểm

Lợi ích

Cây sen đá

+ Lá cây mọng nước, xếp thành hình bông hoa

+ Sống ở những nơi khô cằn

Thanh lọc không khí

Hoa dâm bụt

+ Kích thước lớn, mọc ở từng nách lá

+ Màu sắc: vàng, đỏ, cam,…

Làm thức uống hỗ trợ điều trị bệnh

Cây dừa cảnh

+ Lá mảnh, nhỏ và ngắn

+ Mọc thành từng cụm và tỏa hương thơm dịu nhẹ.

Trang trí nhà ở, sân vườn,…

Hoa sao nhái

+ Mọc từng cụm với vài hoa.

+ Thân cây mọc đứng, mảnh mai.

Trang trí phòng, bàn làm việc,…

Cây lan ý

+ Lá màu xanh thẫm và bóng

+ Mọc thành từng cụm

Thanh lọc không khí

Hoa giấy

+ Thân gỗ, cánh hoa mỏng giống tờ giấy

+ Màu sắc: hồng, tím, đỏ, vàng, trắng, cam,…

Trang trí, chữa bệnh,…

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS vận dụng các kiến thức trong bài để giải quyết bài tập vận dụng.

b. Cách thực hiện

Vận dụng 1: Em hãy chọn một loại hoa hoặc cây cảnh để trang trí ở phòng khách, góc học tập,… trong nhà.

- GV yêu cầu HS tự lên kế hoạch trang trí trong nhà, góc học tập bằng một loại hoa và cây cảnh.

- GV hướng dẫn HS:

Bước 1: Chọn hoa hoặc cây cảnh

GV gợi ý HS các loại hoa, cây cảnh thông dụng:

+ Cây cảnh có hoa: hoa hồng, hoa đào, hoa ly,…

+ Cây thường chỉ có lá: cây xương rồng, thường xuân, vạn niên thanh,…

+ Cây leo, cho bóng mát: hoa tử đằng, hoa hồng leo,…

Bước 2: Chọn vị trí trang trí hoa hoặc cây cảnh

GV gợi ý HS những vị trí có thể để hoa, cây cảnh:

+ Ngoài nhà: vườn, trước cửa ra vào, sân, trước cổng, ban công,…

+ Trong nhà: Góc phòng, góc bếp, trên bàn, tủ, kệ, sàn nhà,…

- GV đặt câu hỏi: Khi trang trí hoa, cây cảnh cần lưu ý gì?

(Chậu phù hợp với cây, vị trí trang trí; Đặt cây ở chỗ thích hợp vừa đẹp căn phòng lại đủ ảnh sáng; Tưới nước; Bón phân,…)

- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hiện vận dụng 1 vào tiết học kế tiếp.

Vận dụng 2: Hãy giới thiệu cho các bạn những sản phẩm làm từ hoa mà em biết

- GV yêu cầu HS tạo nhóm bốn, chia sẻ cho nhau nghe những sản phẩm làm từ hoa mà mình biết.

- GV lấy ví dụ:

Hoa hồng: Tinh dầu hoa hồng sử dụng để tắm; Trà chế biến từ cánh hoa hồng chống cảm lạnh, viêm họng,…

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết lại đáp án từ các nhóm.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học:

+ Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến ở nước ta như hoa đào, hoa mai, hoa sen, hoa cúc, cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ, cây nha đam,…

+ Mỗi loại hoa và cây cảnh có đặc điểm, ý nghĩa khác nhau. Hoa và cây cảnh có thể được dùng để làm đẹp cho không gian sống, làm quà tặng, thực phẩm, hương liệu, giúp thanh lọc không khí,…

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Hoa và cây cảnh quanh em

+ Trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh tại nhà, địa phương nơi em ở.

+ Đọc trước Bài 2 – Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (SHS tr.12).

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu, chữa bài.

- HS thảo luận nhóm.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS tạo nhóm, tích cực tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS tạo nhóm, thực hiện bài tập 1.

- HS lắng nghe, bổ sung

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận nhóm.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, ghi nhớ những lưu ý rồi lên kế hoạch và thực hiện.

- HS tạo nhóm bốn, thực hiện nhiệm vụ.

- HS chú ý lắng nghe.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

4. Giáo án Đạo Đức lớp 4 Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN

BÀI 10: EM QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được vai trò của tiền.
  • Biết vì sao phải quý trọng đồng tiền.
  • Biết bảo quản và tiết kiệm tiền; mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,….phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
  • Nhắc nhở bạn bè chi tiêu tiết kiệm.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự giác tuân thủ quy tắc sử dụng tiền một cách hiệu quả.
  • Giao tiếp và hợp tác: Nhắc nhở bạn thân, bạn bè bảo quản và tiết kiệm tiền.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được vai trò của tiền; biết vì sao phải quý trọng đồng tiền.
  • Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhắc nhở bạn bè chi tiêu tiết kiệm.
  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết bảo quản và tiết kiệm tiền; mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,…đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

- Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: có ý thức sử dụng tiền một cách hợp lí.
  • Chăm chỉ: bảo quản và tiết kiệm tiền, nhắc nhở bạn bè chi tiêu một cách hợp lí.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

- Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
  • Bộ tranh về biết ơn người lao động theo Thông tư 37/2021-TT/BGDDT.
  • Giấy A4, sơ đồ tư duy vẽ sẵn trên giấy khổ A1 hoặc A0.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Đối với học sinh

  • SHS, Vở bài tập Đạo đức 4.
  • Bút viết, bảng con, phấn/bút viết bảng.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo cảm hứng học tập cho HS.

- Kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối với bài học “Em quý trọng đồng tiền”.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đi chợ : Em hãy bốc thăm chọn số tiền cụ thể trong hộp và nêu tên một món đồ em muốn mua.

+ GV chuẩn bị một số đồ vật: bút, sách vở, bình nước, bánh kẹo,...ghi sẵn giá tiền trên đồ vật và dán một lớp giấy che tiền lại; một chiếc hộp để các lá thăm ghi các mệnh giá tiền khác nhau, tương ứng với các giá tiền của đồ vật đã chuẩn bị.

+ GV mời 1 HS đóng vai người bán hàng và 1 HS đóng vai người đi mua hàng.

● HS đóng vai người đi mua hàng: lần lượt bốc thăm giá tiền trong hộp.

● HS đóng vai người bán hàng: mở giá tiền trên đồ vật, nếu trùng hợp thì sẽ nói “Chúc mừng quý khách”, nếu không đúng sẽ nói “Rất tiếc”.

- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua trò chơi trên, theo em, tiền được dùng để làm gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tiền giúp em mua được những đồ dùng, vật dụng mà em muốn.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiền giúp em mua được những đồ dùng, vật dụng mà em muốn. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể bảo quản và tiết kiệm được tiền? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay – Bài 1: Em quý trọng đồng tiền.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tranh và cho biết vai trò của tiền.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của tiền.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành 6 nhóm.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhìn hình – đoán ý.

- GV phổ biến luật chơi cho các nhóm:

Trong thời gian 4 phút, các nhóm quan sát hình 1 – 4 SGK tr.50 và trả lời câu hỏi: Cho biết vai trò của tiền.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV mở rộng kiến thức: Theo em, tiền còn có những vai trò nào khác nữa?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận chung:

Vai trò của tiền:

● Mua sắm vật dụng cần thiết.

● Du lịch, giải trí.

● Chăm sóc sức khỏe.

● Giúp đỡ bạn gặp khó khăn

● ....

Hoạt động 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được tầm quan trọng của đồng tiền.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc câu chuyện Quý trọng đồng tiền SHS tr.50, 51.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trao đổi và trả lời câu hỏi:

+ Người con đã làm gì trong hai lần người cha gạt đồng tiền xuống đất?

+ Theo em, vì sao phải quý trọng đồng tiền?

- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận, đánh giá và chốt đáp án: Hành động của người con trong hai lần người cha gạt đồng tiền xuống đất:

+ Lần thứ 1: bình thản, không nói gì, lẳng lặng đi ra.

+ Lần thứ 2: lo lắng, vội vàng đi tìm và nhặt đồng tiền lên một cách trân trọng.

- GV nêu kết luận: Đồng tiền làm ra nhờ sự lao động chăm chỉ, vất vả nên chúng ta cần phải quý trọng đồng tiền.

Hoạt động 3: Quan sát tranh, cho biết cách bảo quản và tiết kiệm tiền

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cách bảo quản và tiết kiệm tiền.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS cả lớp thành 2 đội lớn.

- GV giao nhiệm vụ cho 2 đội:

+ Đội 1: Quan sát tranh 1, 2 SHS tr.51, cho biết đâu là hành động tiết kiệm và bảo quản tiền?

+ Đội 2: Quan sát tranh 3, 4, SHS tr.52, cho biết đâu là hành động tiết kiệm và bảo quản tiền?

- GV mời đại diện 2 đội trả lời. Các đội lắng nghe, nhận xét câu trả lời của đội bạn.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Một số hành động tiết kiệm vào bảo quản là: nhờ người lớn giữ giúp, nuôi heo đất, tận dụng những đồ dùng đã cũ, tặng lại đồ dùng còn tốt cho bạn bè,...

- GV tiếp tục yêu cầu HS các đội liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Kể thêm các cách bảo quản và tiết kiệm tiền.

+ GV hướng dẫn mỗi đội thi đua nhau nêu ý kiến và ghi ý kiến vào giấy A4. Thời gian thực hiện từ 5 – 7 phút.

- GV mời đại diện các đội chia sẻ trước lớp một số cách bảo quản và tiết kiệm tiền. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, khen thưởng kết quả thi đua của mỗi đội và nêu một số cách bảo quản và tiết kiệm tiền: liệt kê những đồ dùng cần mua theo đúng danh sách, xem giá trước các đồ dùng trước khi mua,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Nhận xét các ý kiến

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của bảo quản và tiết kiệm tiền.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc các ý kiến từ 1 – 6 SHS tr.52 và thực hiện nhiệm vụ: Nhận xét các ý kiến sau:

- GV mời đại diện 3 – 4 cặp HS trình bày kết qủa thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi sự tích cực của HS và chốt đáp án:

+ Ý kiến 1: Không đồng tình. Tiết kiệm tiền giúp em không phải xoay sở những điều khó khăn bất ngờ ập đến; không bị phụ thuộc tuyệt đối vào người thân; thực hiện được những mục tiêu, kế hoạch đặt ra.

+ Ý kiến 2: Không đồng tình. Dù là người nghèo hay người giàu cũng cần bảo quản và tiết kiệm tiền. Đó là của cải, thời gian, công sức lao động của mỗi người. Bảo quản và tiết kiệm tiện giúp mỗi người thực hiện được những kế hoạch cho gia đình và bản thân.

+ Ý kiến 3: Không đồng tình. Cần bảo quản và tiết kiệm tiền không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình, người thân, bạn bè. Điều đó thể hiện trách nhiệm, sự trân trọng công sức lao động của em đối với mọi người.

+ Ý kiến 4: Không đồng tình. Cần phải bảo quản đồ dùng được cho, tặng. Điều đó thể hiện sự trân trọng công sức lao động, tình cảm với người tặng quà cho em.

+ Ý kiến 5: Đồng tình. Chúng ta có thể sử dụng tiền để giúp đỡ, mua những đồ dùng cần thiết cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

+ Ý kiến 6: Đồng tình. Bảo quản tiền là quý trọng thành quả lao động. Thể hiện sự trân trọng công sức lao động của bản thân.

- GV mở rộng kiến thức cho HS:

+ Bảo quản và tiết kiệm tiền hiệu quả để thực hiện được mong muốn của mình.

+ Tạo thói quen tiết kiệm để chi tiêu một cách hợp lí.

Hoạt động 2: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao?

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đồng tình với những hành vi bảo quản và tiết kiệm tiền; không đồng tình với những hành vi tiêu tiền một cách lãng phí.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm ( 4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát tranh 1 – 5 SGK tr.52, 53 và thực hiện nhiệm vụ: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây?

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng tình hoặc vì sao em không đồng tình?

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tranh 1: Vẽ trên tiền (không đồng tình).

+ Tranh 2: Đòi mua món đồ quá khả năng của bố mẹ (không đồng tình).

+ Tranh 3: Tận dụng giấy trắng để làm vở nháp (đồng tình).

+ Tranh 4: Lãng phí thức ăn (không đồng tình).

+ Tranh 5: Tiết kiệm tiền (đồng tình).

+ Tranh 6: Tiết kiệm nước (đồng tình).

- GV kết luận: Các em cần nhắc nhở bản thân, người thân, bạn bè chi tiêu một cách hợp lí.

Hoạt động 3: Đưa ra lời khuyên trong các tình huống

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện việc bảo quản và tiết kiệm tiền hợp lí.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: Đưa ra lời khuyên trong các tình huống

+ Nhóm 1: Tình huống 1 SHS tr.53.

+ Nhóm 2: Tình huống 2 SHS tr.53.

+ Nhóm 3: Tình huống 3 SHS tr.53.

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Tình huống 1: Cần tiết kiệm thức ăn.

+ Tình huống 2: Cần tiết kiệm giấy.

+ Tình huống 3: Trân trọng và bảo quản đồ dùng.

Hoạt động 4: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện việc bảo quản và tiết kiệm tiền hợp lí.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Đọc tình huống 1 SHS tr.54, phân công vai diễn, diễn lại tình huống trước lớp và xử lí tình huống 1.

+ Nhóm 2: Đọc tình huống 2 SHS tr.54, phân công vai diễn, diễn lại tình huống trước lớp và xử lí tình huống 2.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

- GV mời các nhóm nêu tình huống trước lớp, diễn lại tình huống và xử lí tình huống của nhóm mình. Nhóm còn lại quan sát, nhận xét nhóm bạn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS và nêu cách xử lí tình huống:

+ Tình huống 1: Để dành một hộp bút màu hoặc tặng cho một bạn khác đang cần bút màu.

+ Tình huống 2: Trân trọng và biết hài lòng với những món đồ chơi mình đang có.

- GV nhấn mạnh lại nguyên tắc bảo quản và tiết kiệm tiền, nhắc nhở HS tuân thủ thường xuyên để trở thành thói quen.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Chia sẻ với các bạn về những việc em đã và sẽ làm để bảo quản, tiết kiệm tiền.

a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, thái độ và luyện tập việc thực hiện bảo quản và tiết kiệm tiền phù hợp với lứa tuổi.

b. Cách tiến hành

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Rèn luyện việc thực hiện và nhắc nhở các bạn cùng bảo quản, tiết kiệm tiền, tiết kiệm thức ăn; mua quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,... đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ về việc thực hiện việc bảo quản và tiết kiệm tiền sau một vài tuần.

- GV thường xuyên nhắc nhở HS thực hiện bảo quản và tiết kiệm tiền.

- GV nhận xét và khen ngợi tinh thần quý trọng đồng tiền của HS.

Hoạt động 2: Lập và thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, điều chỉnh được hành vi để bảo quản và tiết kiệm tiền một cách thường xuyên, liên tục.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho HS lập kế hoạch tiết kiệm tiền và thực hiện theo mẫu:

KẾ HOẠCH TIẾT KIỆM TIỀN

Thời gian

thực hiện

Cách tiết

kiệm tiền

Kết quả

......................

......................

......................

......................

......................

......................

......................

......................

......................

......................

......................

......................

- Sau một vài tuần thực hiện, GV tổ chức để HS chia sẻ về việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền phù hợp với điều kiện của mình.

- GV thường xuyên nhắc nhở HS tiết kiệm tiền.

- GV nhận xét và khen ngợi hành động tiết kiệm tiền của HS.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV giao cho HS nhiệm vụ nhắc nhở các bạn cùng thực hiện việc bảo quản và tiết kiệm tiền.

- GV tổ chức cho HS trao đổi và chia sẻ cảm xúc của mình.

- GV nhận xét và khen ngợi tinh thần tiết kiệm tiền, đồ dùng của HS.

- HS chơi trò chơi Đi chợ .

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS chơi trò chơi.

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS đọc thầm câu chuyện.

- HS làm việc cặp đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS chia thành 2 đội.

- 2 đội thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.

- 2 đội trình bày kết quả thảo luận.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.

- HS trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS chia thành các nhóm.

- HS làm việc nhóm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS chia thành các nhóm.

- HS làm việc nhóm.

- HS trình bày kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS làm việc nhóm.

- HS diễn lại tình huống và xử lí tình huống của nhóm mình.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.

- HS chia sẻ ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chia sẻ trước lớp.

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP

Tiêu chí

Mức độ

Không hoàn thành

Hoàn thành

Hoàn thành tốt

1. Nêu được vai trò của tiền

Không nêu được hoặc chỉ nêu được một vai trò.

Nêu được từ 2 đến 3 vai trò.

Nêu được 2 đến 3 vai trò.

2. Biết vì sao phải quý trọng đồng tiền

Không nêu được ý nghĩa nào.

Nêu được từ 1 đến 2 ý nghĩa.

Nêu được trên 2 ý nghĩa.

3. Biết bảo quản và tiết kiệm tiền; mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,…đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

Không biết bảo quản và tiết kiệm tiền.

Thỉnh thoảng biết bảo quản và tiết kiệm tiền.

Biết bảo quản và tiết kiệm tiền một cách thường xuyên, liên tục.

4. Nhắc nhở bạn bè chi tiêu tiết kiệm.

Không chủ động; thỉnh thoảng tiết kiệm tiền; còn vi phạm.

Chủ động thực hiện và thường xuyên tiết kiệm tiền, nhưng chưa nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

Chủ động thực hiện và thường xuyên tiết kiệm tiền; nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

5. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Chân trời sáng tạo - Bản 1

CHỦ ĐỀ 1. EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau chủ đề này, học sinh:

  • Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân.
  • Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
  • Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

  • Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân, thực hiện được những việc làm đáng tự hào; tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.
  • Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè; yêu quý, khích lệ bạn bè phát huy những việc làm đáng tự hào.
  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết và điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản; Tự lực thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tự hào về bản thân.
  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch đơn giản và thực hiện phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân; Tham gia vào các hoạt động chung của trường, lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

TUẦN 1: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

II. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

  • Xác định được đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
  • Giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân.

Góp phần hình thành và phát triển: Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tự lực thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự tự hào về bản thân.

III. CHUẨN BỊ

  • GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; 4- 6 bảng chữ cái có chứa các từ các từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân: sáng tạo, năng động, chăm chỉ, cẩn thận, hài hước, tự tin, kiên nhẫn, vui tính.
  • HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy A4 hoặc bảng nhóm

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn tôi là ai?”

- GV tổ chức cho HS nêu mô tả về đặc điểm đáng tự hào của một số nhân vật trong truyền thuyết, cổ tích Việt Nam nổi tiếng để HS đoán. Gợi ý: Thánh Gióng, Thạch Sanh, Mai An Tiêm…

- Đoán nhân vật dựa theo gợi ý.

- Trao đổi sau trò chơi: Tại sao các em có thể đoán được các nhân vật trên?

- GV giới thiệu: Mỗi người đều có những đặc điểm và những việc làm đáng tự hào. Hôm nay, chúng ta cùng trải nghiệm về những đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân.

- HS trả lời theo suy nghĩ.

2. Khám phá chủ đề

Hoạt động 1. Xác định những đặc điểm đáng tự hào của bản thân

1. Tìm từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 và tham gia trò chơi “ Ai nhanh mắt”.

- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to với các ô chữ được gợi ý theo nhiệm vụ 1, hoạt động 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 6.

- GV giao nhiệm vụ: mỗi HS trong nhóm sử dụng một loại bút màu khác nhau để tìm và khoanh tròn vào các từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân trong bảng chữ đã cho.

- HS ngồi theo nhóm và kiểm tra đồ dùng học tập cần chuẩn bị.

- HS thực hiện tìm từ trong bảng chữ. Gợi ý các từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân xuất hiện trong bảng chữ cái: sáng tạo, năng động, chăm chỉ, cẩn thận, hài hước, tự tin, kiên nhẫn, vui tính .

- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả.

- HS đọc các từ mà nhóm tìm được và cử một bạn khoanh/tô màu lên bảng chữ cái mẫu trên bảng.

2. Chia sẻ với bạn về một đặc điểm em thấy tự hào về bản thân

- GV yêu cầu: GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi và thảo luận theo các gợi ý:

+ Trong các đặc điểm em đã khoanh trong hoạt động 1, đặc điểm nào của bản thân mà em tự hào nhất?

+ Em đã có những lời nói và việc làm nào thể hiện đặc điểm đó?

+ Vì sao em cảm thấy tự hào về đặc điểm đó?

- HS làm việc cặp đôi và chia sẻ với nhau.

Ví dụ:

+ Em tự hào vì mình chạy rất nhanh.

+ Em đã giành giải nhì trong cuộc thi Hội khoẻ của trường;

+ Em tự hào về đặc điểm đó vì chạy nhanh giúp em rèn luyện sức khoẻ, khẳng định bản thân mình và được các bạn yêu quý, khen ngợi….

- GV tổ chức cho một số cặp HS chia sẻ trước lớp.

- 2- 3 cặp HS chia sẻ theo hình thức hỏi- đáp trước lớp theo các câu hỏi đã thảo luận.

- GV tổng kết hoạt động: Ai cũng có những điểm đáng tự hào. Việc phát hiện ra những điểm đáng tự hào giúp chúng ta có thể lập kế hoạch những việc làm cụ thể để phát huy và khẳng định bản thân.

Hoạt động 2. Tìm hiểu những việc làm đáng tự hào của bản thân

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 7.

- GV yêu cầu mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy A4, bút màu.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, lập sơ đồ tư duy về những việc đã làm mà bản thân thấy tự hào theo 4 nhánh như trong gợi ý ở trang 7 SGK. Mỗi nhánh sử dụng một màu bút để viết, vẽ minh họa:

+ Trong học tập

+ Trong rèn luyện

+ Trong sinh hoạt

+ Trong vui chơi

- GV yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh theo các gợi ý:

+ Mô tả sơ đồ tư duy mà mình vừa hoàn thành;

+ Chọn một việc em đã làm (em đã viết trong sơ đồ tư duy) khiến em cảm thấy tự hào về bản thân và nói với bạn: Em làm việc đó khi nào? Ở đâu? Tại sao em lại tự hào về việc làm đó?

- HS đọc nhiệm vụ 1 trong SGK.

- HS kiểm tra và chuẩn bị giấy A4, bút màu.

- HS vẽ sơ đồ tư duy về những việc đã làm mà bản thân thấy tự hào theo 4 nhánh.

- Trao đổi cặp đôi nói về sơ đồ tư duy vừa vẽ và chia sẻ về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, lí do mình cảm thấy tự hào về một việc làm cụ thể.

- GV mời một số HS lên mô tả sơ đồ tư duy của mình trước lớp và chọn một việc làm được đề cập trong sơ đồ tư duy để chia sẻ với các bạn trong lớp.

- 2- 3 HS chia sẻ trước lớp.

- Các HS khác quan sát, nhận xét.

- GV tổng kết hoạt động: Hằng ngày, chúng ta tham gia nhiều hoạt động học tập, rèn luyện, sinh hoạt, vui chơi, giải trí khác nhau cùng người thân, bạn bè, thầy cô…. Khi tham gia các hoạt động đó, chúng ta đều có thể làm được nhiều việc đáng tự hào, khẳng định và phát huy những đặc điểm riêng của bản thân.

4. Tổng kết

- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.

- GV nhấn mạnh: Mỗi người đều có những đặc điểm đáng tự hào, các em hãy làm nhiều việc để phát huy những điểm đáng tự hào của bản thân trong cuộc sống.

- Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về các đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân.

SINH HOẠT LỚP
Tuần 1. Chủ đề Em Lớn lên cùng mái trường mến yêu
(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

Qua tiết hoạt động, HS:

  • Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
  • Bầu được ban cán sự lớp.

Góp phần hình thành và phát triển: Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xác định mục tiêu và tham gia hoạt động ứng cử, đề cử ban cán sự lớp.

II. CHUẨN BỊ

  • GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử
  • HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ..

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 1 và phương hướng hoạt động tuần 2

a. Sơ kết tuần 1:

- Từng tổ báo cáo

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 1.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

- Thành viên được phân công báo cáo.

- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

- Lắng nghe cô giáo nhận xét

b. Phương hướng tuần 2

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công

- Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau

Hoạt động 2. Bầu chọn ban cán sự lớp và trao đổi về một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ

1. Bầu chọn ban cán sự lớp

- GV phổ biến cho cả lớp về quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của ban cán sự lớp: lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng.

- GV tổ chức cho HS tự ứng cử và đề cử lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng từ các bạn trong lớp.

- Tổ chức cho HS bỏ phiếu kín và công bố kết quả.

- GV tổ chức cho Ban cán sự lớp ra mắt trước cả lớp: mời từng HS nêu nhiệm vụ mà mình vừa được bầu chọn và nhắc lại để HS ghi nhớ.

- GV nhắn nhủ các thành viên trong Ban cán sự lớp cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Lắng nghe GV phổ biến.

- Tham gia ứng cử, đề cử các bạn có đủ khả năng để làm lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng.

- Tham gia bỏ phiếu kín để bầu cử.

- Ban cán sự lớp ra mắt và nêu lời hứa, nhiệm vụ mà bản thân sẽ thực hiện; Các HS khác lắng nghe.

2. Trao đổi về một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS và hướng dẫn HS trao đổi về một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ, ghi lại các quy định mà HS trao đổi được ra giấy A4.

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.

- Tham gia thảo luận nhóm 4 và ghi ra các quy định khi tham gia giao thông đường bộ trên giấy A4.

- 2 – 3 HS báo cáo trước lớp.Dự kiến câu trả lời của HS:

+ Đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định;

+ Tuân theo tín hiệu đèn giao thông;

+ Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

+ Không đi dàn hàng ngang dưới lòng đường;

+ Đội mũ bảo hiểm đúng quy định ….

3. Tổng kết /cam kết hành động

− GV cho HS khái quát lại nhiệm vụ của ban cán sự lớp; nhắc nhở HS tuân theo quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

TUẦN 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

  • Lập được kế hoạch phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân.
  • Thực hiện và tự đánh giá được những việc làm đáng tự hào của bản thân.

Góp phần hình thành và phát triển: Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xác định được mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện những việc làm đáng tự hào của bản thân; thực hiện theo kế hoạch đã lập và nêu được ý nghĩa, sự tiến bộ của bản thân sau khi thực hiện.

II. CHUẨN BỊ

  • GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử;
  • HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy A4 hoặc bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Đố bạn, tôi là ai?”

- GV chuẩn bị một số thẻ chữ ghi thông tin nổi bật, đáng tự hào của một số bạn trong lớp đặt vào trong giỏ hoặc hộp. HS tham gia trò chơi sẽ lên bốc thăm, đọc đặc điểm, việc làm và đoán tên bạn được mô tả trong thẻ.

- HS tham gia trò chơi.

- Trao đổi sau trò chơi: Những đặc điểm, việc làm đáng tự hào của các bạn có giống nhau không? Làm thế nào để chúng ta tiếp tục phát huy những việc làm đáng tự hào?

- GV giới thiệu: Để tiếp tục phát huy những việc làm đáng tự hào, chúng ta cần lập kế hoạch những việc làm cụ thể và cố gắng nỗ lực để thực hiện.

- HS trả lời theo suy nghĩ.

2. Khám phá chủ đề

Hoạt động 3. Lập kế hoạch phát huy những đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân

- GV yêu cầu một HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 3 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 8 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự lập kế hoạch phát huy những đặc điểm, việc làm đáng tự hào của bản thân theo 4 bước được đề cập trong SGK trang 8. GV cung cấp cho mỗi học sinh 1 bảng kế hoạch theo mẫu gợi ý dưới đây:

STT

Việc làm đáng tự hào của em

Cách thực hiện

Thời gian và địa điểm

1

Trong học tập

2

Trong rèn luyện

3

Trong vui chơi

4

Trong sinh hoạt

- GV hướng dẫn HS viết theo từng bước để lập bảng kế hoạch:

+ Bước 1: GV yêu cầu HS xác định và liệt kê những đặc điểm, việc làm đáng tự hào em sẽ phát huy trong học tập, trong rèn luyện, trong sinh hoạt và trong vui chơi, ghi vào cột Việc làm đáng tự hào của em ứng với mỗi lĩnh vực học tập, sinh hoạt, rèn luyện và vui chơi.

+ Bước 2: GV yêu cầu HS xác định cách thực hiện những việc làm đáng tự hào của em bằng cách ghi vào cột Cách thực hiện.

+ Bước 3: GV yêu cầu HS xác định thời gian và địa điểm thực hiện những việc làm đó, ghi vào cột Thời gian và Địa điểm.

+ Bước 4: Ghi lại những lưu ý (nếu có) ở cuối bảng kế hoạch để thực hiện những việc đó tốt hơn.

- HS đọc nhiệm vụ trong SGK.

- HS làm việc cá nhân (có thể vẽ sơ đồ tư duy hoặc lập bảng). Dự kiến tự lập kế hoạch phát huy những đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân như:

+ Trong học tập: Đạt điểm cao trong bài kiểm tra học kì môn Toán; Em sẽ chú ý nghe cô giảng ở trên lớp; cùng mẹ tìm hiểu thêm những bài toán hay trên mạng Internet vào buổi tối thứ 7.

+ Trong rèn luyện: Chăm sóc bồn hoa của lớp. Em sẽ tưới nước cho cây vào các buổi sáng.

+ Trong vui chơi: Thân thiện, đoàn kết với bạn. Em sẽ cùng các bạn đọc sách, vui chơi trong các giờ nghỉ ở trường….

+ Trong sinh hoạt: Gọn gàng, ngăn nắp. Em sẽ ắp xếp góc học tập gọn gàng mỗi lần học bài xong; Em sẽ dọn dẹp phòng ngủ của mình vào cuối tuần.

- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi về bản kế hoạch mỗi bạn vừa lập.

- GV gọi HS chia sẻ trước lớp về bản kế hoạch của mình.

- GV nhận xét, chỉnh sửa kế hoạch của HS cho hoàn thiện và tổng kết hoạt động.

- HS trao đổi nhóm đôi.

- 3-4 HS chia sẻ trước lớp về kế hoạch của mình.

- HS khác nhận xét về kế hoạch của bạn và so sánh với kế hoạch của bản thân.

GV tổng kết hoạt động: Khi chúng ta viết ra cụ thể về những việc cần làm, thời gian, địa điểm thì chúng ta sẽ thực hiện và phát huy được những điểm mạnh và những việc làm đáng tự hào của bản thân. Việc lập kế hoạch sẽ giúp em sống có định hướng và đạt được những điều tốt đẹp mà bản thân mong muốn.

HS lắng nghe và theo dõi.

Hoạt động 4. Lập bảng theo dõi những việc làm đáng tự hào của bản thân

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 4 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 9 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy A4, bút viết.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, dựa trên kế hoạch đã lập ở hoạt động 3, điền các nội dung để hoàn thiện lập bảng theo dõi việc thực hiện theo các ngày trong tuần.

+ Trong học tập

+ Trong rèn luyện

+ Trong vui chơi

+ Trong sinh hoạt

- GV yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh theo các gợi ý:

+ Nói về bảng theo dõi của em.

+ Nói về cách thực hiện và cách viết vào bảng theo dõi.

- HS đọc nhiệm vụ 1 trong SGK.

- HS kiểm tra và chuẩn bị giấy A4, bút màu.

- HS hoàn thiện lập bảng theo dõi dựa trên những việc làm đã viết ra ở hoạt động 3.

- HS trao đổi cặp đôi nói về bảng theo dõi những việc làm đã lập và chia sẻ về cách thực hiện và viết vào bảng theo dõi.

- GV mời một số HS lên chia sẻ về bảng theo dõi của mình trước lớp.

- 2- 3 HS chia sẻ trước lớp.

- Các HS khác quan sát, nhận xét.

- GV tổng kết hoạt động: Bên cạnh việc lập kế hoạch, chúng ta cần thực hiện theo dõi kết quả thực hiện để có thể hoàn thành và đánh giá được kế hoạch lập ra.

- HS lắng nghe và theo dõi.

4. Hoạt động nối tiếp

- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.

- GV nhấn mạnh: Các em hãy thực hiện những việc làm đáng tự hào của bản thân và theo dõi bằng cách đánh dấu vào những việc em làm được.

- Lập kế hoạch và lập bảng theo dõi những việc làm đáng tự hào của bản thân.

- Dự kiến: chỉ cần ghi đơn giản như: thực hiện tốt, đã thực hiện nhưng chưa tốt, chưa thực hiện…

6. Giáo án Mĩ thuật lớp 4 Chân Trời Sáng Tạo

Bản 1

Chủ đề: GIA ĐÌNH VUI VẺ

Bài 1: TRANH XÉ DÁN GIẤY MÀU

(Thời lượng 2 tiết – Học tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được cách tạo bức tranh về hoạt động đáng nhớ của gia đình.

- Tạo được sản phẩm mĩ thuật về đề tài gia đình bằng cách vẽ và xé, dán giấy.

- Chỉ ra được màu nóng, màu lạnh, chất cảm trên sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được tình yêu thương, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình.

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.

- Nêu được cách vẽ, dán giấy màu tạo sản phẩm mĩ thuật.

- Tạo được bức tranh về hoạt động của gia đình bằng hình thức xé dán giấy màu.

- Chỉ ra được màu gợi cảm giác nóng, lạnh và chất cảm có trong sản phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của những hoạt động trong gia đình.

2. Năng lực.

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

* Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực chuyên biệt: Bước đầu hình thành một số tư duy về tranh xé, dán bằng giấy màu trong mĩ thuật.

- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các thể loại tranh xé, dán giấy màu có trang trí hoa văn và hình tượng con người theo nhiều hình thức khác nhau.

3. Phẩm chất.

- Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các bức tranh có trang trí bằng cách xé, dán giấy màu.

- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên.

- Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, SGV.

- Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

2. Đối với học sinh.

- SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ. ĐDHT cá nhân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- GV dẫn dắt vấn đề:

A. KHÁM PHÁ.

- Bài học có thể được bắt đầu bằng cách: quan sát thực tế, tranh, ảnh, sản phẩm mĩ thuật hay trải nghiệm.

* HOẠT ĐỘNG 1: Tạo hình nhân vật bằng cách xé, dáng giấy màu.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Hoạt động khởi động.

- GV cho HS sinh hoạt đầu giờ.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

* Mục tiêu.

- Nêu được cách xé, dán giấy màu tạo sản phẩm mĩ thuật.

- Tạo được bức tranh về hoạt động của gia đình bằng hình thức xé, dán giấy màu.

* Nhiệm vụ của GV.

- Gợi ý cho HS nhớ lại đặc điểm, hình dáng hoạt động trong công việc thường ngày của người thân ở gia đình để tạo hình nhân vật bằng giấy màu.

* Gợi ý cách tổ chức.

- Tổ chức cho HS quan sát hình ảnh một số dáng người xé dán từ giấy màu ở trang 6 trong SGK Mĩ thuật 4, và cho GV chuẩn bị.

- Nêu câu hỏi gợi ý để HS nhớ lại những động tác, tư thế của người thân đang làm công việc thường ngày ở gia đình.

- Yêu cầu HS tạo hình nhân vật đang làm việc bằng hình thức xé dán giấy màu đã học.

* Câu hỏi gợi mở.

+ Em đã tham gia những công việc thường ngày nào cùng người thân trong gia đình?

+ Hình dáng của mỗi người khi làm các công việc đó như thế nào?

+Em sử dụng màu giấy nào để tạo hình các nhân vật?

+ Cách xé dán giấy màu để tạo hình nhân vật thể hiện như thế nào?

* Tóm tắt để HS ghi nhớ.

- Kết hợp các hình xé, dán từ giấy màu có thể tạo được không gian xa, gần và chất cảm trên bề mặt sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã quan sát được cách xé, dán giấy màu tạo sản phẩm mĩ thuật và tạo được bức tranh về hoạt động của gia đình bằng hình thức xé, dán giấy màu ở hoạt động 1.

- HS sinh hoạt.

- HS cảm nhận. ghi nhớ.

- HS nhớ lại đặc điểm, hình dáng hoạt động trong công việc thường ngày.

- HS quan sát hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 4.

- HS tạo hình nhân vật đang làm việc bằng hình thức xé dán giấy màu.

+ HS trả lời câu hỏi.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS ghi nhớ.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

B. KIẾN TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

- Quan sát, trải nghiệm và tìm hiểu cách thực hiện để rút ra kiến thức, kĩ năng.

* HOẠT ĐỘNG 2: Các bước tạo tranh xé dán về đề tài gia đình.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Nhiệm vụ của GV.

- Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 4, tìm hiểu nhận biết các bước tạo tranh xé dán về đề tài gia đình.

* Gợi ý cách tổ chức.

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 4.

- Nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận và chỉ ra các bước tạo tranh xé dán giấy màu về đề tài gia đình theo cảm nhận của bản thân thông qua hình minh họa.

- Gợi mở để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước tạo tranh xé dán từ giấy màu.

* Câu hỏi gợi mở:

+ Nêu các bước tạo bức tranh xé dán về đề tài gia đình.

+ Hình minh họa thể hiện hoạt động gì?

+ Có thể tạo không gian trong bức tranh bằng cách nào để thể hiện được khung cảnh diễn ra hoạt động của các nhân vật?

+ Để hoàn thiện và tạo sự sinh động cho bức tranh, bước xé dán thêm chi tiết cần thực hiện trước hay sau khi tạo không gian tranh…?

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã quan sát và tìm hiểu nhận biết các bước tạo tranh xé dán về đề tài gia đình ở hoạt động 2.

* Củng cố, dặn dò.

- HS chuẩn bị tiết sau.

- HS tìm hiểu và ghi nhớ.

- HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 4.

- HS thảo luận và chỉ ra các bước tạo tranh xé dán giấy màu.

- HS nhắc lại và ghi nhớ các bước tạo tranh.

+ HS nêu các bước và trả lời câu hỏi?

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời?

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS ghi nhớ.

Bổ sung: ……………………………………………………………………………………

Chủ đề: GIA ĐÌNH VUI VẺ

Bài 1: TRANH XÉ DÁN GIẤY MÀU

(Thời lượng 2 tiết – Học tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được cách tạo bức tranh về hoạt động đáng nhớ của gia đình.

- Tạo được sản phẩm mĩ thuật về đề tài gia đình bằng cách vẽ và xé, dán giấy.

- Chỉ ra được màu nóng, màu lạnh, chất cảm trên sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được tình yêu thương, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình.

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.

- Nêu được cách vẽ, dán giấy màu tạo sản phẩm mĩ thuật.

- Tạo được bức tranh về hoạt động của gia đình bằng hình thức xé dán giấy màu.

- Chỉ ra được màu gợi cảm giác nóng, lạnh và chất cảm có trong sản phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của những hoạt động trong gia đình.

2. Năng lực.

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

* Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực chuyên biệt: Bước đầu hình thành một số tư duy về tranh xé, dán bằng giấy màu trong mĩ thuật.

- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các thể loại tranh xé, dán giấy màu có trang trí hoa văn và hình tượng con người theo nhiều hình thức khác nhau.

3. Phẩm chất.

- Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các bức tranh có trang trí bằng cách xé, dán giấy màu.

- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

Đối với giáo viên.

- Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, SGV.

- Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

Đối với học sinh.

- SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ. ĐDHT.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- GV dẫn dắt vấn đề:

C. LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành, sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật cá nhân hoặc nhóm.

* HOẠT ĐỘNG 3: Tạo tranh xé dán về hoạt động trong gia đình.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Hoạt động khởi động.

- GV cho HS sinh hoạt đầu giờ.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

* Mục tiêu.

- Chỉ ra được màu gợi cảm giác nóng, lạnh và chất cảm có trong sản phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của những hoạt động trong gia đình.

* Nhiệm vụ của GV.

- Tổ chức cho HS xây dựng ý tưởng cho bức tranh và thực hành tạo tranh xé dán về các hoạt động trong gia đình từ hình nhân vật đã tạo ở hoạt động 1.

* Gợi ý cách tổ chức.

- Yêu cầu HS tham khảo các sản phẩm tranh xé dán ở trang 8 trong SGK Mĩ thuật 4 và do GV chuẩn bị.

- Nêu câu hỏi gợi ý để HS:

+ Hình dung về cảnh vật, không gian và hình dáng hoạt động của các nhân vật.

+ Thực hiện bài vẽ theo các bước đã gợi ý.

- Khuyến khích HS tạo thêm điểm nhấn cho nhân vật, cảnh vật trong tranh.

* Câu hỏi gợi mở.

+ Em sẽ tạo bức tranh thể hiện hoạt động gì của gia đình?

+ Em sẽ tạo cảnh vật gì để thể hiện rõ hoạt động của nhân vật trong tranh?

+Em sẽ tạo cảnh vật, không gian của tranh với màu sắc như thế nào để phù hợp với nhân vật…?

* Lưu ý:

- Dán cảnh vật của bức tranh ở xa trước, ở gần sau.

- Có thể tạo thêm nhân vật cho bài xé dán thêm sinh động.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã biết cách chỉ ra được màu gợi cảm giác nóng, lạnh và chất cảm có trong sản phẩm mĩ thuật ở hoạt động 3.

- HS sinh hoạt.

- HS cảm nhận. ghi nhớ.

- HS xây dựng ý tưởng cho bức tranh.

- HS tham khảo các sản phẩm tranh xé dán ở trang 8 trong SGK Mĩ thuật 4.

- HS hình dung và phát huy lĩnh hội.

+ HS trả lời câu hỏi.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS ghi nhớ.

D. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ.

- Tham gia trưng bày, chia sẻ cảm nhận và đánh giá về sản phẩm của mình, của bạn.

* HOẠT ĐỘNG 4: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Nhiệm vụ của GV.

- Tổ chức cho HS trưng bày và chia sẻ các sản phẩm yêu thích, về cảnh vật, không gian, màu sắc thể hiện trong sản phẩm.

* Gợi ý cách tổ chức.

- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

- Yêu cầu HS giới thiệu, trình bày về sản phẩm của mình, của bạn, nêu cảm nhận về cảnh vật và không gian trong tranh.

- Nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận, chia sẻ cách xé dán, phối hợp màu sắc để tạo không gian cảnh vật trong tranh.

- Chỉ ra cho HS thấy những sản phẩm có hình ảnh, màu sắc, cách phối hợp nhân vật và không gian trong tranh hợp lí, hài hòa.

- Gợi ý cho HS cách điều chỉnh, bổ sung để sản phẩm hoàn thiện hơn.

* Câu hỏi gợi mở.

+ Em thích sản phẩm xé dán nào? Vì sao?

+ Các nhân vật trong tranh đang làm gì?

+ Cảnh vật trong tranh thể hiện không gian ở đâu?

+ Theo em nên điều chỉnh hoặc bổ sung gì để sản phẩm sinh động và hoàn thiện hơn?

* GV chốt: Vậy là chúng ta biết cách tổ chức trưng bày và chia sẻ các sản phẩm yêu thích, về cảnh vật, không gian, màu sắc thể hiện trong sản phẩm ở hoạt động 4.

- HS trưng bày và chia sẻ các sản phẩm yêu thích.

- HS trưng bày sản phẩm.

- HS thảo luận, chia sẻ cách xé dán.

+ HS trả lời câu hỏi.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

E. VẬN DỤNG - PHÁT TRIỂN.

- Củng cố và kết nối kiến thức mĩ thuật với cuộc sống.

* HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu một số hình thức tranh cắt dán.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Nhiệm vụ của GV.

- Tổ chức cho HS quan sát tranh trong SGK Mĩ thuật 4, để các em nhận biết thêm một số hình thức và chất liệu tạo tranh bằng cách cắt hoặc xé dán.

* Gợi ý cách tổ chức.

- Yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 9 trong SGK Mĩ thuật 4, và một số bức tranh cắt dán với chất liệu khác của họa sĩ gắn với nội dung bài do GV chuẩn bị.

- Nêu câu hỏi gợi ý để HS suy nghỉ về màu sắc, cách tạo hình, cảnh vật trong tranh, chất liệu tạo bưc tranh của họa sĩ và cảm xúc của em khi xem bức tranh đó.

* Câu hỏi gợi mở:

+ Em thích bức tranh nào? Vì sao?

+ Chất liệu và hình thức thể hiện của bức tranh đó có gì khác với bài vẽ của em?

+ Màu sắc của bức tranh gợi cho em cảm giác gì?

+ Em học tập được gì về kĩ thuật thể hiện, cách sắp xếp không gian, hình, màu trong tranh của họa sĩ…?

* Tóm tắt HS ghi nhớ.

- Bức tranh được tạo bỡi màu sắc của hình cắt dán từ các chất liệu khác nhau có thể biểu đạt được tình cảm của con người với gia đình và cuộc sống.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã nhận biết thêm được một số hình thức và chất liệu tạo tranh bằng cách cắt hoặc xé dán ở hoạt động 5.

* Củng cố, dặn dò.

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS quan sát.

- HS quan sát tranh ở trang 9 trong SGK Mĩ thuật 4, và nêu câu hỏi.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe ghi nhớ.

- HS ghi nhớ.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ.

Hình thức đánh giá.

Phương pháp đánh giá.

Công cụ đánh giá.

Ghi chú.

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

Vấn đáp, kiểm tra miệng.

Phiếu quan sát trong giờ học.

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học.

Kiểm tra viết.

Thang đo, bảng kiểm.

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành.

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp.

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Bổ sung: ………………………………………………………………………………………

Giáo án Mĩ thuật lớp 4 sách Chân Trời Sáng Tạo bản 2

Chủ đề 4: CHỮ VÀ HÌNH

Bài 7: CHỮ TRANG TRÍ

(Thời lượng 2 tiết – Học tiết 1)

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

- Nhận biết được vẻ đẹp tại hình và hiểu được vai trò của chữ trang trí trong đời sống.

- Vận dụng được sự biến thể của chữ để sáng tạo chữ trang trí.

- Biết sắp xếp các khoảng cách, vị trí, tỉ lệ, bố cục và yếu tố trang trí cho chữ.

- Biết phân tích, đánh giá sản phẩm của mình và bạn.

1. Phẩm chất.

- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái ở HS.

- Phân tích được vẻ đẹp của sản phẩm mĩ thuật được sáng tạo từ chữ và hình qua đó biết trân trọng, giữ gìn và hình thành ý thức của con chữ.

- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo trang trí các loại chữ và hình.

- Biết cách sử dụng, bảo quản các vật liệu đồ dùng: tự giác và nỗ lực học tập.

- Xây dựng tình yêu thương, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

2. Năng lực.

2.1. Năng lực đặc thù môn học.

- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp, tính ứng dụng của chữ vào cuộc sống hàng ngày.

- Sáng tạo vào ứng dụng thẩm mĩ: Thực hiện được bài thực hành sáng tạo trang trí chữ và hình.

qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình như nét, chấm, mảng màu.

- Phân tích đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của chữ và hình. Nêu được ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

2.2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập, thực hành, trưng bày, chia sẻ, cảm nhận sản phẩm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ để thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh.

- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét sản phẩm,…

- Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian hai chiều, ba chiều để áp dụng vào việc sắp xếp khoảng cách, vị trí, bố cục các yếu tố trang trí.

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập đánh giá.

- Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên.

- Giáo án, Kế hoạch dạy học, máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

- SGK, SGV, KHBD

- Một số sản phẩm về chữ và hình có sử dụng trang trí.

- Một số sản phẩm mĩ thuật của HS với chủ đề sáng tạo cùng hình và chữ

2. Học sinh.

- SGK. VBT

- Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, màu sáp màu,…), bút vẽ các cỡ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, tẩy/ gôm,…

7. Giáo án Lịch sử và địa lí lớp 4 Chân trời sáng tạo

BÀI 6: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG TRUNG DU

VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được một số lễ hội văn hóa của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (ví dụ: Lễ hội Gầu Tào, hát Then, múa xòe Thái, lễ hội Lồng Tồng, chợ phiên vùng cao,…).

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

  • Giao tiếp hợp tác: bước đầu sử dụng được ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng về một lễ hội văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

2.2. Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: Kể tên được một số lễ hội văn hoá đặc trưng của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Trình bày được mục đích của các lễ hội văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: từ những nguồn tư liệu, nêu được nhận xét về đặc điểm của các lễ hội văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: sử dụng được các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí để thảo luận về một lễ hội văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: tôn trọng văn hóa của các dân tộc của đất nước.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

- Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

3. Đối với học sinh

  • SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 1, 2 SHS tr.23 và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh dưới đây gợi cho em điều gì về đời sống của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Hình 1. Người Thái ở Sơn La đang múa xòe kết hợp nhảy sạp (múa sạp). Múa xòe, nhảy sạp (múa sạp) là các hình thức diễn xướng dân gian, là các loại hình văn hoá mang tính cộng đồng của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Hình 2. Người dân bán thổ cẩm tại chợ phiên. Thổ cẩm là sản phẩm thủ công đặc trưng của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, được dùng làm trang phục, là một mặt hàng trao đổi, buôn bán tại các phiên chợ.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lễ hội truyền thống

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Kể được tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Nắm được việc tổ chức của các lễ hội và ý nghĩa của những lễ hội này.

b. Các tiến hành

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Đọc thông tin, quan sát hình 3 – 6 SHS tr.24, kể tên và mô tả các lễ hội truyền thống của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (lễ hội Gầu Tào, lễ hội Lồng Tồng).

+ GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh các nội dung chính của hai lễ hội:

Thông tin/ Lễ hội

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Lồng Tồng

Thời gian

Ý nghĩa

Hoạt động chính

- GV lưu ý các đặc trưng tiêu biểu của mỗi lễ hội.

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Thông tin/ Lễ hội

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Lồng Tồng

Thời gian

Thường được tổ chức vào đầu năm mới.

Thường được tổ chức vào những ngày đầu năm mới.

Ý nghĩa

- Mang tính cộng đồng lớn nhất của người Mông.

- Là dịp để đồng bào

người Mông tụ họp, giao lưu thắt chặt tình đoàn kết.

- Lễ hội mang đậm văn hoá nông nghiệp, phản ánh tâm tư.

- Là nguyện vọng của dân tộc Tày, Nùng với mong ước cả năm được mùa, khoẻ mạnh và một năm mới nhiều tốt lành.

Hoạt động chính

Có các trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, đánh cù, múa khèn, múa ô, thổi sáo, thi hát đối giao duyên,...

- Một người đàn ông có uy tín sẽ đại diện cho dân bản cày đường cày đầu tiên để lấy may mắn cho vụ mùa.

- Chủ lễ và các gia đình trong bản chuẩn bị các mâm lễ và tiến hành nghi thức cúng tế.

- Có các trò chơi dân gian như đánh quay, kéo co, đẩy gậy, thi

cấy lúa,... đặc biệt là thi ném còn.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Lễ hội Gầu Tào (có nghĩa là hội chơi ngoài trời); lễ hội Lồng Tồng (có nghĩa là xuống đồng), lễ hội Lồng Tồng cũng thường được gọi là lễ hội Lồng Tông.

+ Với mục đích như vậy, lễ hội Gầu Tào nghiêng về tổ chức nghi lễ cảm tạ trời đất và các trò chơi ngoài trời; lễ hội Lồng Tồng nghiêng về các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, các nghi lễ nông nghiệp cổ xưa.

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Lồng Tồng

Hoạt động 2: Tìm hiểu về múa hát dân gian

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được tên một số loại hình múa hát dân gian tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát hình 7, 8 SHS tr.25, kết hợp đọc mục Em có biết và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại hình múa hát dân gian tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Hát Then: Là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc.

Hát Then của người Tày kể về cuộc sống thường ngày ở bản mường, cùng các câu chuyện tình yêu, cưới hỏi, ma chay.

Hát Then của người Nùng kể về cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin đấng thần linh giải quyết một vấn đề gì đó cho gia chủ.

Hát Then của người Thái bắt nguồn từ cuộc sống lao động, nêu lên những vấn đề về tín ngưỡng, giáo dục đạo đức con người, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước,...

+ Múa xòe Thái:

Là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Múa xòe Thái thể hiện tinh thần bình đẳng, không phân biệt giới tính, độ tuổi của người Thái.

Nghệ thuật xòe Thái là biểu tượng cho nghệ thuật vũ đạo, âm nhạc, trang phục và ứng xử văn hoá của cộng đồng người Thái.

- GV cho HS nghe thêm video:

+ Hát Then:

https://www.youtube.com/watch?v=iAHrAtQcur8

(0p14 – 2p00)

+ Múa xòe Thái:

https://www.youtube.com/watch?v=LHDcW2BBkRs

(0p12 – 1p00)

- GV kết luận: Múa hát dân gian là những loại hình nghệ thuật độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá, giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về chợ phiên vùng cao

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thời gian tổ chức chợ phiên vùng cao.

- Chia sẻ điều em ấn tượng nhất về chợ phiên vùng cao.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình 9, 10, kết hợp đọc thông tin SHS tr.25, 26 và trả lời câu hỏi:

Đọc thông tin và quan sát hình 9, 10, em hãy cho biết:

+ Chợ phiên vùng cao được tổ chức vào thời gian nào?

+ Em ấn tượng nhất điều gì về chợ phiên vùng cao?

- GV hướng dẫn HS khai thác các nội dung:

+ Thời gian tổ chức có gì đặc biệt so với các chợ vùng đồng bằng.

+ Nhận xét các hàng hóa được bán tại chợ phiên: bán những gì, sản phẩm đó có gì đặc biệt?

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Chợ phiên vùng cao được tổ chức mỗi tuần một lần, thường là ngày chủ nhật.

+ Những hàng hoá tại chợ phiên được bày bán một cách rất mộc mạc, không cầu kì, thường là những sản phẩm nông

nghiệp hay thủ công do chính người dân làm ra, mỗi người chọn cho mình một góc và trải hàng ra bán. Tại các phiên chợ, mua và bán diễn ra vui vẻ, thuận mua vừa bán.

+ Những người đến chợ không chỉ mua bán, trao đổi hàng hoá, mà còn để gặp gỡ bạn bè, giao duyên, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc,...

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về chợ phiên vùng cao:

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về một số nét văn hóa ở trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ai nhanh hơn?

- GV chia HS cả lớp thành 2 đội (4 HS/đội). Các HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- GV lần lượt đọc các hỏi trắc nghiệm, các đội xung phong giành quyền trả lời. Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất, đó là đội chiến thắng.

- GV đọc câu hỏi:

Câu 1: Đâu là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Lễ hội Đua bò bảy núi.

B. Lễ hội Lồng Tồng.

C. Lễ hội Bà chúa xứ núi Sam.

D. Lễ hội Tống Ôn.

Câu 2: Đặc trưng của lễ hội Gầu Tào là:

A. Thường được tổ chức vào những ngày cuối năm.

B. Mang đậm văn hóa nông nghiệp, phản ánh tâm tư.

C. Là nguyện vọng của dân tộc Tày, Nùng với mong ước cả năm được mùa, khỏe mạnh.

D. Là dịp để đồng bào người Mông tụ họp, giao lưu thắt chặt tình đoàn kết.

Câu 3: Loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, Thái phía Bắc là?

A. Hát Then.

B. Hát Bài chòi.

C. Hát Chầu văn.

D. Hát Xẩm.

Câu 4: Ý nào dưới đây đúng khi nói về Múa xòe Thái?

A. Là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Múa xoè Thái thể hiện tinh thần bình đẳng, không phân biệt giới tính, độ tuổi của người Thái.

C. Nghệ thuật xòe Thái là biểu tượng cho nghệ thuật vũ đạo, âm nhạc, trang phục và ứng xử văn hoá của cộng đồng người Thái.

D. Tất cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Chợ phiên vùng cao có điểm khác biệt nào so với các chợ ở vùng đồng bằng?

A. Hàng hóa bày bán mộc mạc, không cầu kì.

B. Là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.

C. Được tổ chức mỗi tuần một lần.

D. Tất cả A, B, C đều đúng.

- GV mời các đội xung phong trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV chốt đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

A

D

D

Nhiệm vụ 2: Mô tả về một lễ hội văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mô tả về một lễ hội văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV gợi ý cho các nhóm trình bày các thông tin theo gợi ý SHS (tên lễ hội, thời gian, hoạt động chính, ý nghĩa) hoặc vẽ sơ đồ tư duy.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giám khích lệ HS.

- GV cho HS tham khảo thông tin về lễ hội hoa ban Điện Biên:

+ Thời gian: Được tổ chức vào tháng 2 âm lịch.

+ Hoạt động:

Tổ chức các nghi thức tâm linh, trò chơi dân gian, múa xòe bên bếp lửa.

Trưng bày, triển lãm, thi người đẹp Hoa Ban,....

+ Ý nghĩa: Lễ hội không chỉ khắc họa rõ nét vẻ đẹp văn hóa, tinh thần của hoa ban trong đời sống của đồng bào các dân tộc; là ngày hội của cộng đồng cac dân tộc tỉnh Điện Biên; quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và những tiềm năng du lịch của Điện Biên nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện yêu cầu: Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu một nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV hướng dẫn HS sưu tầm thông tin, hình ảnh trên sách, báo, đài, internet,...Nội dung giới thiệu gồm các thông tin sau:

+ Tên lễ hội, loại hình dân gian, cảnh họp chợ phiên,...

+ Những nét đặc sắc của nét văn hóa đó.

+ Tình cảm, mong muốn của em đối với nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+....

- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm vào bài học sau.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.

+ Đọc trước Bài 7 – Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương (SHS tr.27).

- HS làm việc nhóm đôi

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

- HS chia thành các nhóm.

- HS làm việc theo nhóm.

- HS lập bảng so sánh theo hướng dẫn của GV.

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc cặp đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xem video.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS chia thành các đội chơi.

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS làm việc nhóm.

- HS trả lời.

- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- H

8. Giáo án Công nghệ lớp 4 Chân trời sáng tạo

BÀI 1: HOA VÀ CÂY CẢNH QUANH EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được một số loại hoa và cây cảnh phổ biến
  • Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.
  • Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Chọn một loại hoa, cây cảnh để trang trí ở phòng khách, góc học tập,… trong nhà.

- Năng lực riêng:

  • Nhận biết được một số loài hoa, cây cảnh phổ biến và lợi ích của chúng đối với đời sống.

- Phẩm chất

  • Yêu thích hoa, cây cảnh.
  • Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc bảo vệ hoa, cây cảnh.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

- Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
  • Hình ảnh, video giới thiệu về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Đối với học sinh

  • Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống. Đồng thời, tạo cho HS tâm thế sẵn sàng, hứng thú tìm hiểu nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về các loại hoa, cây cảnh ngày Tết và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết tên của loại hoa/cây cảnh trong hình.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Hoa và cây cảnh có rất nhiều lợi ích mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Hoa và cây cảnh quanh em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số loại hoa và cây cảnh phổ biến

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số loại hoa và cây cảnh phổ biến.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các hình Khám phá 1, 2 mục 1 SHS tr.7 và trả lời câu hỏi:

1. Em hãy quan sát và cho biết tên các loại hoa có trong hình dưới đây.

2. Em hãy quan sát và cho biết tên các loại cây cảnh có trong hình dưới đây

- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến khác (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1.

a. Hoa sen

b. Hoa hồng

c. Hoa mai

d. Hoa cúc

e. Hoa hồng

g. Hoa lan

2.

a. Cây trầu bà

b. Cây bon sai

c. Cây bao thanh thiên

d. Cây lưỡi hổ

e. Cây cau tiểu trâm

g. Cây chuối cảnh

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc điểm chính của hoa và cây cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS nêu được một số đặc điểm chính của hoa và cây cảnh.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá 1

- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm quan sát hình ảnh Khám phá 1 mục 2 SHS tr.8 và trả lời câu hỏi:

Em hãy quan sát và mô tả đặc điểm của các loại hoa, cây cảnh có trong hình dưới đây. Theo em, các loại hoa này thường nở vào mùa nào trong năm?

- GV gợi ý HS mô tả đặc điểm của hoa dựa vào màu sắc hoa, lá, thân cây,...

- GV mời đại diện 2 – 3 HS mô tả đặc điểm của các loại hoa, cây cảnh có trong hình rồi xác định mùa hoa nở trong năm. Các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV đánh giá, chốt lại đáp án:

Hoa đào

+ Cánh hoa nhỏ, màu hồng

+ Thân gỗ nhỏ, nhị vàng

+ Nở vào mùa xuân

Cây xương rồng

+ Thân mọng nước

+ Mọc thành bụi, lá có gai

+ Sống quanh năm

Hoa cẩm tú cầu

+ Cánh hoa mỏng, xếp thành chùm

+ Thâm màu xanh lục, nhỏ

+ Nở quanh năm

Hoa cúc

+ Cánh xếp thành nhiều lớp bao quanh nhụy.

+ Nở vào mùa thu

Cây phát tài

+ Thân bụi, nhiều nhánh

+ Lá cây mọc dài, vươn hướng trời

Hoa phượng

+ Hoa màu đỏ tươi, đỏ cam, nở thành chùm, thân gỗ

+ Nở vào mùa hè

Hoạt động khám phá 2

- GV chiếu các hình ảnh Khám phá 2 mục 2 SHS tr.8 – 9, chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 1 bộ thẻ mô tả đặc điểm và ý nghĩa của loại hoa , cây cảnh tương ứng. GV tổ chức cho HS chơi trò tiếp xúc theo nhóm:

Em hãy gắn thẻ mô tả đặc điểm, ý nghĩa của loại hoa, cây cảnh tương ứng với hình ảnh minh họa dưới đây.

- GV làm trọng tài, trong vòng 2p thành viên các nhóm lần lượt lên gắn thẻ tương ứng với hình ảnh. Đội nào được nhiều đáp án chính xác và nhanh nhất sẽ chiến thắng.

- Kết thúc trò chơi, GV công bố đội chiến thắng, chốt lại đáp án:

Hoa quỳnh anh vàng

Thẻ 6

Cây trầu bà

Thẻ 3

Hoa sữa

Thẻ 1

Hoa mười giờ

Thẻ 5

Hoa sứ (hoa đại)

Thẻ 2

Cây lưỡi hổ

Thẻ 4

3. Hoạt động 3: Tìm hiểu lợi ích của hoa và cây cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh

b. Cách thực hiện

Hoạt động khám phá 1

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bốn trả lời Khám phá 1 mục 3 SHS tr.9:

Dựa vào các hình ảnh gợi ý dưới đây, em hãy nêu lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án:

Hoa và cây cảnh có thể được dùng để làm đẹp không gian sống, làm quà tặng, thực phẩm, hương liệu, giúp thanh lọc không khí,...

Hoạt động khám phá 2

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện Khám phá 2 SHS tr.10: Em hãy gắn thẻ mô tả lợi ích loại hoa, cây cảnh tương ứng với hình ảnh minh họa dưới đây.

[Thẻ 1] Lợi ích: Cây được trồng để làm cảnh, thanh lọc không khí trong nhà, văn phòng,...

[Thẻ 2] Lợi ích: Hoa có thể được sử dụng để chế biến thành những món ăn có lợi cho sức khỏe

[Thẻ 3] Lợi ích: Lá cây thường được dùng để chữa bỏng, cầm máu, giúp làm lành vết sẹo,...

[Thẻ 4] Lợi ích: Khi đã phơi khô, hoa được dùng để pha trà, giúp giải nhiệt cho cơ thể, làm đẹp da,...

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại đáp án:

Hoa lục bình

Thẻ 2

Cây dương xỉ

Thẻ 3

Hoa cúc họa mi

Thẻ 4

Cây sống đời

Thẻ 1

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS luyện tập kể tên, nêu đặc điểm và lợi ích của các loại hoa, cây cảnh.

b. Cách thực hiện

Luyện tập 1: Ngoài những loại hoa và cây cảnh đã được học trong bài, em hãy kể tên những loại hoa và cây cảnh khác mà em biết.

- GV yêu cầu HS tạo nhóm bốn, kể cho nhau nghe tên những loại hoa và cây cảnh mà mình biết.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm liệt kê tên các loại hoa, cây cảnh mà thành viên của nhóm mình nêu. Các nhóm khác chú ý lắng nghe, bổ sung tên các loại hoa và cây cảnh mà nhóm bạn chưa liệt kê.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án của các nhóm.

- GV giới thiệu thêm một số loại hoa và cây cảnh:

Hoa lan

Hoa thược dược

Cây ngũ gia bì

Cây lan ý

Cây hồng môn

Câu trầu bà

Luyện tập 2: Em hãy nêu đặc điểm và lợi ích của các loại hoa, cây cảnh có trong hình dưới đây

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn, trình bày bài tập theo bảng dưới đây:

Loại cây

Đặc điểm

Lợi ích

……

- GV chữa bài, mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại đáp án:

Loại cây

Đặc điểm

Lợi ích

Cây sen đá

+ Lá cây mọng nước, xếp thành hình bông hoa

+ Sống ở những nơi khô cằn

Thanh lọc không khí

Hoa dâm bụt

+ Kích thước lớn, mọc ở từng nách lá

+ Màu sắc: vàng, đỏ, cam,…

Làm thức uống hỗ trợ điều trị bệnh

Cây dừa cảnh

+ Lá mảnh, nhỏ và ngắn

+ Mọc thành từng cụm và tỏa hương thơm dịu nhẹ.

Trang trí nhà ở, sân vườn,…

Hoa sao nhái

+ Mọc từng cụm với vài hoa.

+ Thân cây mọc đứng, mảnh mai.

Trang trí phòng, bàn làm việc,…

Cây lan ý

+ Lá màu xanh thẫm và bóng

+ Mọc thành từng cụm

Thanh lọc không khí

Hoa giấy

+ Thân gỗ, cánh hoa mỏng giống tờ giấy

+ Màu sắc: hồng, tím, đỏ, vàng, trắng, cam,…

Trang trí, chữa bệnh,…

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS vận dụng các kiến thức trong bài để giải quyết bài tập vận dụng.

b. Cách thực hiện

Vận dụng 1: Em hãy chọn một loại hoa hoặc cây cảnh để trang trí ở phòng khách, góc học tập,… trong nhà.

- GV yêu cầu HS tự lên kế hoạch trang trí trong nhà, góc học tập bằng một loại hoa và cây cảnh.

- GV hướng dẫn HS:

Bước 1: Chọn hoa hoặc cây cảnh

GV gợi ý HS các loại hoa, cây cảnh thông dụng:

+ Cây cảnh có hoa: hoa hồng, hoa đào, hoa ly,…

+ Cây thường chỉ có lá: cây xương rồng, thường xuân, vạn niên thanh,…

+ Cây leo, cho bóng mát: hoa tử đằng, hoa hồng leo,…

Bước 2: Chọn vị trí trang trí hoa hoặc cây cảnh

GV gợi ý HS những vị trí có thể để hoa, cây cảnh:

+ Ngoài nhà: vườn, trước cửa ra vào, sân, trước cổng, ban công,…

+ Trong nhà: Góc phòng, góc bếp, trên bàn, tủ, kệ, sàn nhà,…

- GV đặt câu hỏi: Khi trang trí hoa, cây cảnh cần lưu ý gì?

(Chậu phù hợp với cây, vị trí trang trí; Đặt cây ở chỗ thích hợp vừa đẹp căn phòng lại đủ ảnh sáng; Tưới nước; Bón phân,…)

- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hiện vận dụng 1 vào tiết học kế tiếp.

Vận dụng 2: Hãy giới thiệu cho các bạn những sản phẩm làm từ hoa mà em biết

- GV yêu cầu HS tạo nhóm bốn, chia sẻ cho nhau nghe những sản phẩm làm từ hoa mà mình biết.

- GV lấy ví dụ:

Hoa hồng: Tinh dầu hoa hồng sử dụng để tắm; Trà chế biến từ cánh hoa hồng chống cảm lạnh, viêm họng,…

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết lại đáp án từ các nhóm.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học:

+ Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến ở nước ta như hoa đào, hoa mai, hoa sen, hoa cúc, cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ, cây nha đam,…

+ Mỗi loại hoa và cây cảnh có đặc điểm, ý nghĩa khác nhau. Hoa và cây cảnh có thể được dùng để làm đẹp cho không gian sống, làm quà tặng, thực phẩm, hương liệu, giúp thanh lọc không khí,…

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Hoa và cây cảnh quanh em

+ Trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh tại nhà, địa phương nơi em ở.

+ Đọc trước Bài 2 – Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (SHS tr.12).

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu, chữa bài.

- HS thảo luận nhóm.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS tạo nhóm, tích cực tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS tạo nhóm, thực hiện bài tập 1.

- HS lắng nghe, bổ sung

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận nhóm.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, ghi nhớ những lưu ý rồi lên kế hoạch và thực hiện.

- HS tạo nhóm bốn, thực hiện nhiệm vụ.

- HS chú ý lắng nghe.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

9. Giáo án Tin học lớp 4 Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM

BÀI 1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.
  • Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
  • Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp

- Năng lực riêng:

  • Nhận biết được một số thiết bị phần cứng, phần mềm và vai trò của chúng.
  • Nhận ra được các thao tác không đúng gây lỗi cho máy tính.

- Phẩm chất:

  • Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

- Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Phiếu bài tập
  • Máy tính kết nối Internet, loa, máy chiếu.

- Đối với học sinh

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

II. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:

  • Bài này được dạy trong 1 tiết học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi vào môn tin học.

b. Cách thức thực hiện:

NHIỆM VỤ 1: Giới thiệu bộ môn Tin học 4

- GV giới thiệu nội dung: Nội dung chính của bộ môn Tin học 4 gồm:

+ Phần cứng, phần mềm máy tính.

+ Tìm kiếm thông tin trên Internet.

+ Xem video về lịch sử, văn hóa.

+ Tạo những trang chiếu sinh động, hấp dẫn.

+ Rèn luyện kĩ năng gõ phím đúng cách.

+ Soạn thảo văn bản tiếng Việt.

+ Lập trình trực quan với phần mềm Scratch.

NHIỆM VỤ 2: Khởi động

- Sau khi giới thiệu xong, GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tôi là ai?

- GV trình chiếu hình ảnh các thiết bị máy tính ở Hình 1a và đặt câu hỏi để HS trả lời:

Câu 1: Tôi được dùng để hiển thị hình ảnh, các thông tin của máy tính. Tôi là ai?

Câu 2: Tôi được sử dụng để phát âm thanh. Tôi là ai?

Câu 3: Tôi được sử dụng để nhập dữ liệu vào máy tính. Tôi là ai?

Câu 4: Tôi là thiết bị điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Tôi là ai?

Câu 5: Tên của tôi giống tên một loài động vật, tôi được sử dụng để điều khiển máy tính thuận tiện hơn.Tôi là ai?

Câu 6: Tôi được sử dụng để in các tài liệu, văn bản, hình ảnh. Tôi là ai?

- GV chỉ định từng bạn chơi trò chơi cho đến khi kết thúc.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát Hình 1b và trả lời câu hỏi: Hãy trao đổi với bạn để gọi tên các biểu tượng phần mềm máy tính ở Hình 1b.

- GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án đúng.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Hoạt động khởi động đã giúp chúng ta nhớ lại các thiết bị phần cứng và phần mềm của máy tính. Vậy em có biết thế nào là phần cứng, phần mềm và chức năng của chúng không? Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

1. Phần cứng và phần mềm máy tính

a. Mục tiêu:

- Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.

- Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.

b. Cách thức thực hiện:

Hoạt động 1. Đọc (và quan sát)

- GV yêu cầu HS quan sát lại Hình 1 ở Hoạt động khởi động và đặt câu hỏi: Hình nào có hình ảnh về các thiết bị phần cứng máy tính? Hình nào có hình ảnh về các ứng dụng phần mềm?

- GV gọi 1 bạn HS trả lời.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi:

+ Đặc điểm của thiết bị phần cứng là gì?

+ Em có thể nhận biết thiết bị phần cứng máy tính bằng cách nào?

+ Hãy kể tên các thiết bị phần cứng máy tính mà em biết.

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và gọi HS khác bổ sung.

- GV đặt câu hỏi:

+ Đặc điểm của phần mềm máy tính là gì?

+ Hãy kể tên các phần mềm máy tính mà em biết.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng dựa theo kết quả HS trình bày trước đó.

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng?”

- GV chia lớp thành 2 nhóm và nêu luật chơi: GV phát cho 2 nhóm một tờ danh sách có tên các thiết bị phần cứng và phần mềm. Mỗi khi một nhóm nêu tên một thiết bị hay một ứng dụng thì nhóm còn lại phải nói ngay đó là phần cứng hay phần mềm. Lưu ý không lặp lại tên phần cứng, phần mềm đã nêu trước đó. Hai nhóm chơi lần lượt từng bạn.

Hoạt động 2. Làm

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 – SGK tr.6, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Vai trò của phần cứng đối với phần mềm là gì? Không có phần mềm thì các thiết bị phần cứng máy tính có hoạt động được không? Tại sao?

+ Vai trò của phần mềm đối với phần cứng là gì? Không có phần cứng thì phần mềm máy tính có hoạt động được không? Tại sao?

- GV gọi 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu cần).

- Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV có thể phân tích Hình 2 để HS hiểu rõ hơn: Hình 2 sử dụng hai bánh răng khớp nối với nhau để mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai thành phần trong hệ thống. Hệ thống bánh răng chỉ hoạt động được khi cả hai bánh răng cùng hoạt động. Điều này có nghĩa là mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm là phụ thuộc lẫn nhau. Phải có cả phần cứng và phần mềm thì máy tính mới hoạt động được.

- GV tiếp tục yêu cầu HS đọc Câu hỏi 2 – SGK tr.6, thảo luận và trả lời: Một bạn ví phần cứng máy tính như cơ thể của con người, phần mềm máy tính như suy nghĩ, quyết định của con người. Em có đồng ý với ý kiến của bạn hay không? Tại sao?

- GV nêu câu hỏi gợi ý:

+ Phần cứng máy tính và cơ thể con người có chung đặc điểm nào? Có thể chạm tay vào hay quan sát được không?

+ Phần mềm máy tính và suy nghĩ, quyết định trong bộ não của con người có chung đặc điểm nào? Có thể chạm tay vào hay quan sát được không?

+ Phần cứng hoạt động theo lệnh từ đâu? Cơ thể con người (tay, chân, miệng,…) làm việc theo điều khiển từ đâu?

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu cần).

- GV tổng kết lại các ý chính.

Hoạt động 3. Ghi nhớ

- GV yêu cầu 1 số HS tóm tắt kiến thức đã học.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung trong Hộp ghi nhớ .

2. Một số thao tác không đúng gây lỗi cho máy tính

a. Mục tiêu: Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.

b. Cách thức thực hiện:

Hoạt động 1. Đọc (và quan sát)

- GV yêu cầu HS đọc mục 2 – SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thao tác không đúng gây ra lỗi cho máy tính?

- GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV lấy thêm một số ví dụ cụ thể về thao tác không đúng gây ra lỗi cho máy tính.

+ Để đồ ăn, đồ uống gần máy tính.

+ Chạm vào phần kim loại của máy tính.

+ Nối máy tính với máy in khi đang bật nguồn điện.

+ Thao tác tùy tiện, không đọc kĩ hướng dẫn khi sử dụng thiết bị.

+ Lau máy tính bằng khăn ướt khi đang bật nguồn điện.

+ Dùng tay ướt để cắm nguồn điện máy tính.

Hoạt động 2. Làm

- GV yêu cầu HS đọc thông tin đề bài: Việc nào dưới đây là nên hay không nên làm? Tại sao?

A. Thoát khỏi các phần mềm máy tính đang chạy tốt rồi tắt máy tính bằng nút lệnh Shut Down.

B. Gõ phím nhẹ, dứt khoát.

C. Để máy tính ở nơi khô ráo, thông thoáng.

D. Vừa ăn, uống vừa sử dụng máy tính.

E. Sử dụng vải khô, mềm để vệ sinh bàn phím, chuột, màn hình máy tính.

G. Thao tác với chuột nhẹ nhàng, dứt khoát.

- GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

Hoạt động 3. Ghi nhớ

- GV yêu cầu 1 số HS tóm tắt kiến thức đã học.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung trong Hộp ghi nhớ .

- GV nhắc nhở HS luôn thực hiện đúng quy tắc, hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn cho phần cứng, phần mềm máy tính và sử dụng được bền lâu.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.

b. Cách thức thực hiện:

Bài tập 1 .

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể cho bạn tên những thiết bị phần cứng, phần mềm máy tính mà em đã biết

- GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời

- GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án.

Bài tập 2 .

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những đặc điểm nào dưới đây thuộc về phần cứng, phần mềm máy tính?

A. Là vật thể nên em có thể nhận ra bằng cách chạm tay vào hay nhìn thấy hình dạng của nó.

B. Không là vật thể nên em không thể chạm tay vào hay nhìn thấy hình dạng của nó.

C. Làm việc theo lệnh của phần mềm máy tính.

D. Ra lệnh cho phần cứng máy tính làm việc.

- GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời

- GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án.

Bài tập 3 .

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Có ý kiến cho rằng, đối với máy tính, các thiết bị phần cứng có thể hoạt động được mà không cần phần mềm. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?

- GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời

- GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án.

Bài tập 4 .

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng, phần mềm máy tính.

- GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời

- GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức để liên hệ vào cuộc sống thực tiễn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Hãy trao đổi với bạn và cho biết: Tại sao các máy tính, điện thoại thông minh thường được cài đặt sẵn phần mềm trước khi bán cho người dùng.

Câu 2: Hãy trao đổi với bạn về một tình huống máy tính bị lỗi, hỏng do sử dụng không đúng cách mà em đã chứng kiến hoặc nghe kể lại.

- GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời, các bạn khác bổ sung.

- GV nhắc nhở HS luôn có ý thức sử dụng, bảo quản đúng hướng dẫn, quy tắc an toàn, sử dụng máy tính được bền lâu.

- GV nhận xét và đánh giá

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học ở Bài 1.

+ Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Gõ bàn phím đúng cách.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi:

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Tôi là màn hình máy tính.

Câu 2: Tôi là loa máy tính.

Câu 3: Tôi là bàn phím máy tính

Câu 4: Tôi là thân máy tính.

Câu 5: Tôi là chuột máy tính.

Câu 6: Tôi là máy in.

- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Hình 1b gồn:

+ Phần mềm trình chiếu/phần mềm PowerPoint

+ Phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời/phần mềm SolarSystem.

+ Phần mềm luyện gõ bàn phím/phần mềm RapidTyping.

+ Phần mềm vẽ/phần mềm Paint.

+ Phần mềm trình duyệt web/ phần mềm Google Chrome.

+ Phần mềm diệt virus/phần mềm Windows Defender.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hình và trả lời:

+ Hình 1a: có hình ảnh về các thiết bị phần cứng máy tính.

+ Hình 1b: có hình ảnh về các ứng dụng phần mềm.

- HS trả lời:

+ Đặc điểm: là các thiết bị cơ bản của máy tính.

+ Dấu hiệu nhận biết: có thể chạm tay vào hoặc quan sát được hình dạng của nó.

+ Kể tên: bàn phím, chuột, thân máy, màn hình, loa, máy in,…

- HS lắng nghe và bổ sung.

- HS trả lời:

+ Đặc điểm: không thể chạm vào hoặc quan sát được nhưng nhìn thấy kết quả hoạt động thông qua phần cứng.

+ Kể tên: phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm vẽ, phần mềm trang tính, phần mềm diệt virus, phần mềm trình chiếu,…

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe luật chơi.

- HS quan sát Hình 2 – SGK tr.6 và thảo luận:

+ Vai trò của phần cứng: làm việc theo lệnh của phần mềm. Không có phần mềm thì các thiết bị không hoạt động được. Bởi vì, phần cứng hoạt động theo lệnh của phần mềm, không có phần mềm thì không có lệnh điều khiển phần cứng hoạt động.

+ Vai trò của phần mềm: ra lệnh cho phần mềm làm việc. Không có phần cứng thì phần mềm không hoạt động được. Bởi vì, phần cứng là môi trường hoạt động của phần mềm, không có phần cứng thì phần mềm không có môi trường để hoạt động.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS trả lời: Em đồng ý với ý kiến của bạn vì:

+ Phần cứng máy tính giống cơ thể con người là vật thể có thể chạm tay vào được, quan sát được.

+ Phần mềm máy tính giống với suy nghĩ, quyết định của con người vì không phải vật thể, không thể chạm tay vào hay quan sát được.

+ Phần cứng hoạt động theo lệnh của phần mềm giống như cơ thể con người làm việc theo điều khiển từ bộ não.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS tóm tắt.

- HS đọc và ghi nhớ

- HS đọc thông tin mục 2 và trả lời:

Một số ví dụ cụ thể về thao tác không đúng gây ra lỗi cho máy tính:

a. Tắt máy tính đúng cách bằng nguồn điện đột ngột sẽ gây lỗi phần mềm, phần cứng máy tính.

b. Dùng vải thô ráp lau màn hình hay để vật sắc, nhọn tác động vào màn hình sẽ dẫn đến xước, nứt vỡ màn hình.

c. Va đập mạnh sẽ gây lỗi, hỏng thiết bị.

d. Lắc mạnh khi tháo, lắp thẻ nhớ USB, bàn phím, chuột sẽ làm hỏng cổng kết nối, đầu nối.

e. Để máy tính bị ẩm, ướt, bụi, bẩn sẽ gây lỗi, hư hỏng thiết bị phần cứng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS đọc đề bài và trả lời:

A. Việc nên làm vì tắt máy tính đúng cách sẽ đảm bảo an toàn cho máy tính.

B. Việc nên làm vì gõ đúng cách vừa hạn chế hư hại bàn phím vừa có lợi cho sức khỏe.

C. Việc nên làm vì sẽ an toàn cho máy tính.

D. Việc không nên làm vì có thể dẫn đến đồ ăn, thức uống rơi vào máy tính gây hư hỏng.

E. Việc nên làm vì tránh thiết bị bị xước, ẩm ướt.

G. Việc nên làm vì thao tác đúng cách vừa hạn chế hư hại chuột máy tính vừa có lợi cho sức khỏe.

- HS tóm tắt.

- HS đọc và ghi nhớ

- HS lưu ý và ghi nhớ.

- HS trả lời:

+ Thiết bị phần cứng: loa, bàn phím, chuột, màn hình, thân máy,…

+ Ứng dụng phần mềm: phần mềm soạn thảo, phần mềm diệt virus, phần mềm nghe nhạc,…

- HS lắng nghe.

- HS trả lời:

+ Đặc điểm của phần cứng: A, C

+ Đặc điểm của phần mềm: B, D.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: Em không đồng ý với ý kiến này vì các thiết bị phần cứng máy tính hoạt động theo lệnh của phần mềm, nên không có phần mềm thì phần cứng máy tính không hoạt động được.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: Một số thao tác không đúng gây ra lỗi cho phần cứng, phần mềm máy tính là:

+ Tắt máy tính đúng cách bằng nguồn điện đột ngột sẽ gây lỗi phần mềm, phần cứng máy tính.

+ Dùng vải thô ráp lau màn hình hay để vật sắc, nhọn tác động vào màn hình sẽ dẫn đến xước, nứt vỡ màn hình.

+ Va đập mạnh sẽ gây lỗi, hỏng thiết bị.

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm và trả lời:

Câu 1: Các máy tính, điện thoại thông minh thường được cái đặt sẵn phần mềm trước khi bán cho người dùng là do phải có cả phần mềm và phần cứng máy tính mới hoạt động được.

Câu 2: Gợi ý: Bị rơi vỡ, rơi xuống nước, chập điện,…

- Các bạn lắng nghe và bổ sung.

- HS ghi nhớ.

- HS tiếp thu.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS tiếp thu và cố gắng hơn.

- HS gh

10. Giáo án Thể dục lớp 4 Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: BÀI TẬP THỂ DỤC

BÀI 1: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ ĐỘNG TÁC TAY KẾT HỢP VỚI CỜ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết và thực hiện vệ sinh đảm bảo an toàn trong giờ tập luyện của môn Giáo dục thể chất.
  • Biết quan sát tranh ảnh, động tác làm mẫu của GV để tập luyện động tác vươn thở, động tác tay kết hợp với cờ; quan sát tranh ảnh, động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện và tự sửa sai động tác.
  • Thực hiện được các động tác vươn thở, động tác tay kết hợp với cờ và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Biết phối hợp với bạn bè khi tập luyện theo nhóm, tổ.
  • Biết lắng nghe, sửa sai và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.

- Năng lực riêng:

  • Bước đầu biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và giúp đỡ bạn trong tập luyện.
  • Tham gia tích cực các trò chơi vận động và bài tập phát triển thể lực.
  • Hoàn thành lượng vận động của bài tập.

- Phẩm chất

  • Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
  • Thể hiện sự yêu thích, hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
  • Đoàn kết, giúp đỡ nhau tham gia tập luyện.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

- Đối với giáo viên

  • Kẻ, vẽ sân tập theo nội dung bài học.
  • Còi, cờ, tranh ảnh, băng đĩa hình, dụng cụ tập luyện,…

- Đối với học sinh

  • Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu.
  • Đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS giãn cơ, làm nóng cơ thể, tăng khả năng phản xạ, tạo hứng thú để tiếp nhận nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thực hiện xoay các khớp, sau đó chạy tại chỗ, vỗ tay giúp các em làm nóng cơ thể.

Ÿ Xoay các khớp:

Ÿ Đánh tay cao – tay thấp

Ÿ Căng cơ tay

- GV tổ chức trò chơi "Đập tay":

- GV chuẩn bị và hướng dẫn HS cách chơi.

- GV làm mẫu một lần với nhóm nhỏ.

- GV yêu cầu cả lớp thực hiện theo lệnh của chỉ huy.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Trò chơi "Đập tay" bước đầu đã giúp các em làm quen với các động tác khởi động. Để biết và thực hiện các động tác vươn thở, động tác tay kết hợp với cờ, chúng ta cùng tìm hiểu bài học đầu tiên cùa môn Giáo dục thể chất 4 – Bài 1: Động tác vươn thở và động tác tay kết hợp với cờ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Động tác vươn thở kết hợp với cờ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác vươn thở kết hợp với cờ

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện động tác vươn thở kết hợp với cờ.

- GV làm mẫu động tác vươn thở kết hợp với cờ.

- GV đặt câu hỏi:

+ Động tác thầy/cô/các bạn trong tranh thực hiện là gì? Đó là hoạt động của tay hay chân, hướng đưa ra trước hay sau, cờ ở vị trí như thế nào?

+ Trong động tác thầy/cô vừa thực hiện, em thích động tác nào nhất? Em hãy thử thực hiện động tác đó.

- GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát):

+ TTCB: Đứng nghiêm, hai tay cầm cờ hướng xuống đất, hơi chếch ra trước.

+ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời đưa hai tay sang ngang – lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, cờ hướng lên cao, ngửa mặt, hít sâu vào bằng mũi.

+ Nhịp 2: Đưa hai tay sang ngang – xuống dưới đan chéo trước bụng, cờ hướng xuống đất, cúi đầu, thở ra từ từ bằng miệng.

+ Nhịp 3: Về tư thế như nhịp 1, hít sâu vào bằng mũi.

+ Nhịp 4: Về TTCB, thở ra từ từ bằng miệng.

+ Nhịp 5, 6, 7, 8: thực hiện giống nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng bước phải sang ngang.

- GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu.

- GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát sửa sai cho HS.

- GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng.

- GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất.

Hoạt động 2: Động tác tay kết hợp với cờ.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác tay kết hợp với cờ.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện động tác tay kết hợp với cờ.

- GV làm mẫu động tác tay kết hợp với cờ.

- GV đặt câu hỏi:

+ Động tác thầy/cô/các bạn trong tranh thực hiện là gì? Đó là hoạt động của bộ phận nào, hướng đưa cờ như thế nào?

+ Trong động tác thầy/cô vừa thực hiện, em thích động tác nào nhất? Em hãy thử thực hiện động tác đó.

- GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát):

+ TTCB: Đứng nghiêm, hai tay cầm cờ hướng xuống đất, hơi chếch ra trước

+ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời đưa hai tay ra trước, lòng bàn tay hướng vào nhau, cờ hướng ra trước.

+ Nhịp 2: Đưa hai tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, cờ hướng lên cao, ngửa mặt.

+ Nhịp 3: Hạ hai tay xuống ngang vai, lòng bàn tay sấp, cờ hướng sang hai bên.

+ Nhịp 4: Về TTCB.

+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng đổi bên.

- GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu.

- GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát sửa sai cho HS.

- GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng.

- GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất.

Hoạt động 3: Thực hiện cả hai động tác:

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác vươn thở kết hợp với cờ, động tác tay kết hợp với cờ.

b. Cách tiến hành

- GV vừa hô và tập cả hai động tác cùng cả lớp.

- GV gọi một số HS lên tập liên hoàn hai động tác.

- GV gọi một số bạn nhận xét.

- GV cho tập theo tổ, sửa sai cho từng tổ.

- GV gọi từng tổ lên thực hiện động tác.

- GV biểu dương những tổ làm đúng và sửa động tác cho những tổ làm chưa đúng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Luyện tập động tác

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập nhuần nhuyễn các động tác vươn thở kết hợp với cờ, động tác tay kết hợp với cờ.

b. Cách tiến hành

- GV gọi một số HS lên thực hiện liên hoàn hai động tác.

- GV gọi 1, 2 bạn HS nhận xét.

- GV yêu cầu hai bạn đứng cạnh nhau luyện tập theo nhóm và tự nhận xét.

- GV yêu cầu luyện tập theo tổ, tổ trưởng vừa hô vừa tập cùng các bạn trong tổ.

- GV quan sát, sửa lỗi và nhận xét chung.

- Đối với những HS tiếp thu chưa tốt, GV hướng dẫn cho HS luyện tập với tốc độ chậm, kết hợp sửa động tác.

- GV tổ chức cho từng tổ thi đua.

Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi bổ trợ khéo léo: Trò chơi "Tung bóng theo hàng".

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, rèn luyện sự khéo léo, giáo dục tinh thần tập thể, tính đoàn kết.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành các đội chơi dựa trên sĩ số lớp.

- GV cho lớp chuẩn bị và hướng dẫn HS cách chơi

+ Đội nào xong trước, thực hiện đúng cách chơi, thu được nhiều bóng nhất thì thắng cuộc.

Hoạt động 3: Tập bài tập phát triển thể lực

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, rèn luyện và nâng cao thể lực.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS tập một số bài tập sau:

+ Bài tập 1: Tại chỗ, bật trùng gối tách và chụm chân; thực hiện 20 – 25 lần, lặp lại 2 lần; sau mỗi lần, cần đi lại và hít thở sâu trong vòng 1 phút.

+ Bài tập 2: Chạy tại chỗ gót chạm mông, hai tay chống hông; thực hiện 25 – 30 lần, lặp lại 2 lần; sau mỗi lần, cần đi lại vung tay thả lỏng người và hít thở sâu trong vòng 1 phút.

- GV cần lưu ý một số trường hợp không nên tập thể lực: có bệnh về xương, về mạch máu, mới phục hồi sau chấn thương,…

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS làm bài tập trong SGK.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS làm các bài 1, 2 trong SGK tr.26.

- GV nêu yêu cầu bài tập:

Bài 1: Hình nào dưới đây thể hiện nhịp 1 của động tác vươn thở kết hợp với cờ?

Bài 2: Em tập động tác tay kết hợp với cờ vào giờ ra chơi với bạn bè

* CỦNG CỐ VÀ ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát:

+ Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng cả hai động tác vươn thở kết hợp với cờ, động tác tay kết hợp với cờ; biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được lỗi đó trong quá trình luyện tập.

+ Hoàn thành: Thực hiện được hai động tác vươn thở kết hợp với cờ, động tác tay kết hợp với cờ; biết được lỗi sai trong quá trình luyện tập.

+ Chưa hoàn thành: Thực hiện được một trong hai động tác vươn thở kết hợp với cờ, động tác tay kết hợp với cờ hoặc không thực hiện được động tác nào.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các động tác đã học hôm nay trong giờ giải lao, hoặc giờ nghỉ ở nhà.

+ Tích cực rèn luyện thể dục thể thao tại nhà.

+ Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Động tác lưng, động tác chân, động tác nhảy và động tác điều hoà với gậy.

- HS thực hiện vận động.

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS quan sát GV làm mẫu.

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

- HS quan sát GV làm mẫu.

- HS trả lời:

+ Động tác thầy cô thực hiện là động tác vươn thở kết hợp với cờ.

+ Đó là hoạt động của tay, hướng đưa ra trước.

Ở nhịp 1 và nhịp 3, cờ đưa lên cao

Ở nhịp 2, cờ đan chéo trước bụng, hướng xuống dưới đất.

- HS lắng nghe và quan sát.

- HS thực hiện theo mẫu.

- Cả lớp tập động tác 2 lần 8 nhịp

- HS tập 2 – 3 lần 8 nhịp.

- HS lắng nghe và vỗ tay.

- HS quan sát tranh.

- HS quan sát GV làm mẫu.

- HS trả lời:

+ Động tác thầy cô thực hiện là động tác tay kết hợp với cờ.

+ Đó là hoạt động của tay.

Ở nhịp 1 cờ hướng ra trước.

Ở nhịp 2, cờ hướng lên cao.

Ở nhịp 3, cờ hướng sang hai bên.

- HS lắng nghe và quan sát.

- HS thực hiện theo mẫu.

- Cả lớp tập động tác 2 lần 8 nhịp

- HS tập 2 – 3 lần 8 nhịp.

- HS lắng nghe và vỗ tay.

- HS thực hiện.

- HS tập 1 lần 8 nhịp.

- HS quan sát và nhận xét.

- Cả lớp chú ý quan sát để ghi nhớ.

- HS thực hiện động tác theo nhịp hô của GV.

- HS thực hiện theo cặp.

- HS thực hiện theo nhịp hô của tổ trưởng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS tham gia thi đua.

- HS chú ý nghe để hiểu rõ luật chơi và tham gia trò chơi.

- HS tập bài tập thể lực theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời:

Bài 1:

Hình 1 thể hiện nhịp 1 của động tác vươn thở kết hợp với cờ.

Bài 2:

HS thực hiện cùng bạn bè.

- HS lắng nghe và chú ý

- HS ghi nhớ.

- HS ghi chú.

11. Giáo án Âm nhạc lớp 4 Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 2: GIAI ĐIỆU HÒA CA

HÁT – TIẾNG HÁT MÙA SANG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện được tính chất vui tươi của bài hát Tiếng hát mùa sang.
  • Biết biểu diễn bài hát với hình thức phù hợp và sáng tạo.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Hiểu được nhiệm vụ của bản thân và nhóm để kết hợp tạo ra sự hòa hợp trong âm nhạc khi tham gia hoạt động khám phá, hát và chơi nhạc cụ.

- Năng lực âm nhạc:

  • Hát rõ lời và thuộc lời, biết cách lấy hơi, duy trì được tốc độ ổn định. Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát.

- Phẩm chất

  • Yêu quê hương, kính trọng và biết ơn người lao động.
  • Biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè và những người xung quanh.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

- Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc
  • Đàn phím điện tử.
  • File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Tiếng hát mùa sang.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS Âm nhạc 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức trò chơi mô phỏng tiếng “hú” cho HS khởi động giọng trước khi hát:

+ GV thị phạm cho HS tiếng “hú” mà những người làm trên nương rẫy thường gọi nhau.

+ GV mời từng bạn khởi động giọng theo hướng dẫn. HS nào có tiếng ngân dài nhất là người chiến thắng.

- GV mời các HS trình bày phần khởi động giọng của mình trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau luyện tập khởi động giọng, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào học hát bài Tiếng hát mùa sang – dân ca Cống Khao với lời mới của nhạc sĩ Tô Ngọc Tú nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Hát bài hát Tiếng hát mùa sang đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

b. Cách thức thực hiện

* Khởi động

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh bản nhạc kết hợp với nghe GV đàn mẫn giai điệu hai câu hát đầu tiên.

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em thấy hai câu hát đầu tiên giống hay khác nhau về giai điệu?

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh bản nhạc kết hợp với nghe GV đàn mẫn giai điệu hai câu hát cuối cùng.

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Em thấy hai câu hát giống hay khác nhau về giai điệu?

+ Nếu khác nhau thì khác ở chỗ nào?

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: Hát bài hát Tiếng hát mùa sang đúng giai điệu và lời ca.

b. Cách thức thực hiện

* Khởi động giọng

- GV cho HS luyện giọng trước khi học hát bài Lí cây bông.

* Đọc lời ca, đọc suôn và đọc theo tiết tấu

- GV chiếu lời bài hát, yêu cầu HS đọc lời bài hát.

*Nghe hát mẫu, tìm hiểu bài hát

- GV mở video bài hát Tiếng hát mùa sang, yêu cầu HS kết hợp vận động theo nhịp điệu.

* Tập hát từng câu

- GV cùng HS chia bài hát ra thành các câu và tập hát theo nhạc đệm

* Luyện hát với nhạc đệm

- GV đàn cho HS hát (có thể kết hợp với các nhạc cụ gõ khác).

- GV cho HS hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, sáng tạo động tác phụ họa…

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

a. Mục tiêu: HS luyện tập bài hát Tiếng hát mùa sang theo nhóm.

b. Cách thức thực hiện

- GV hướng dẫn HS thực hiện các hát luyến.

- GV yêu cầu HS chia nhóm để luyện tập bài hát.

- Lưu ý: GV lồng ghép giáp dục PC trách nhiệm: yêu quê hương, kính trọng và biết ơn người lao động.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhỏ HS:

+ Ôn luyện bài hát Tiếng hát mùa sang.

- GV khuyến khích HS chia sẻ cảm xúc sau khi học bài hát cho người thân, biểu diễn bài hát cho người thân.

- Đọc trước nội dung tiết sau: Nhạc cụ.

Ngoài Giáo án lớp 4 Chân trời sáng tạo các môn, các bạn có thể tham khảo thêm toàn bộ soạn giải bài tập Kết nối tri thức lớp 4 các môn như:

Đánh giá bài viết
18 12.178
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 4

    Xem thêm