Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án lớp 4 bộ Kết nối tri thức - Đầy đủ các môn

Giáo án lớp 4 bộ Kết nối tri thức - Đầy đủ các môn: Toán, Tiếng Việt, Tin học, Lịch sử - Địa Lí, Công nghệ, Đạo Đức, Khoa học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể Dục, Hoạt động trải nghiệm là giáo án bài giảng soạn theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án năm học 2024 - 2025. Mời thầy cô cùng tham khảo và tải về Giáo án lớp 4 Sách mới này.

Chi tiết:

1. Giáo án Toán lớp 4 Kết nối tri thức

TUẦN 1

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 100 000 (ôn tập).

- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có năm chữ số, viết số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị (ôn tập).

- Nhận biết được ba số tự nhiên có năm chữ số liên tiếp.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành: GV tổ chức trò chơi “truyền điện” để khởi động bài học.

+ Bạn đầu tiên được giáo viên chỉ định sẽ đọc một số có 5 chữ số bất kì.

+ Bạn đó sẽ được quyền chỉ định bạn tiếp theo đứng lên đọc số tự nhiên liền sau số đó.

+ Bạn nào đọc xong sẽ được chỉ định bạn tiếp theo. Cứ thế cho đến khi giáo viên hô dừng lại.

+ Mỗi bạn có 3 giây để suy nghĩ và nói. Bạn bất kì được chỉ định nếu nói sai hoặc chậm thời gian sẽ bị phạt nhảy lò cò một vòng quanh lớp.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số đến 100 000.

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có năm chữ số, viết số có năm chữ số thành các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị (và ngược lại).

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Viết số, phân tích số và đọc số

- GV hướng dẫn cho HS nhận biết hàng số thứ nhất.

- Hàng 2, 3, 4 học sinh làm vào bảng con.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Viết số rồi đọc số

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Đề bài: Viết rồi đọc số, biết số đó gồm:

a) 4 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm và 3 chục

b) 8 nghìn, 8 trăm, 8 chục và 8 đơn vị.

c) 5 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục và 4 đơn vị.

d) 9 chục nghìn, 4 nghìn và 5 đơn vị.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Số?

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. (Làm việc nhóm 2) Số?

- GV cho HS nêu quy luật dãy số xuất hiện trên trục số.

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV giải thích lại cách làm:

- Quan sát dãy số a) ta thấy: Theo chiều từ trái sang phải số đứng sau hơn số đứng trước 1 đơn vị. Để điền số em chỉ cần cộng thêm 1 vào số đứng trước nó.

- Quan sát dãy số b) ta thấy: Theo chiều từ trái sáng phải số đứng sau hơn số đứng trước 10 000 đơn vị. Để điền số em cộng thêm 10 000 vào số đứng trước nó.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 5 (Làm việc cá nhân) Số?

Tìm số ở ô có dấu “?” để được ba số liên tiếp.

- GV yêu cầu HS nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số.

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng.

- GV nhận xét tuyên dương.

Bài 1:

- HS theo dõi GV làm mẫu và hướng dẫn hoàn thiện bảng.

- HS lần lượt làm bảng con hoặc phiếu học tập

Bài 2:

- HS làm việc theo nhóm.

a) 4 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm và 3 chục

Viết số: 42 530

Đọc số: Bốn mươi hai nghìn năm trăm ba mươi.

b) 8 nghìn, 8 trăm, 8 chục và 8 đơn vị.

Viết số: 8 888

Đọc số: Tám nghìn tám trăm tám mươi tám

c) 5 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục và 4 đơn vị.

Viết số: 50 714

Đọc số: Năm mươi nghìn bảy trăm mười bốn.

d) 9 chục nghìn, 4 nghìn và 5 đơn vị.

Viết số: 94 005

Đọc số: Chín mươi tư nghìn không trăm linh năm.

Bài 3:

a) HS làm vào vở.

a) 6 825 = 6 000 + 800 + 20 + 5

b) 33 471 = 30 000 + 3 000 + 400 + 70 + 1

c) 75 850 = 70 000 + 5 000 + 800 + 50

d) 86 209 = 80 000 + 6 000 + 200 + 9

Bài 4.

a) HS đọc tia số.

- HS quan sát.

- HS nêu.

- HS thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Bài 5

- 1 HS nêu:

+ Muốn tìm số liền trước của một số em lấy số đó trừ đi 1 đơn vị.

+ Muốn tìm số liền sau của một số em lấy số đó cộng với 1 đơn vị.

- HS hoàn thành bảng:

Số liền trước

Số đã cho

Số liền sau

8 289

8 290

8 291

42 134

42 135

42 136

79 999

80 000

80 001

99 998

99 999

100 000

- Hai bạn học sinh trong cùng một bàn đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

- Một bạn học sinh đứng dậy nhận xét bài bạn.

- Cả lớp quan sát, lắng nghe, sửa bài vào vở nếu sai.

3. Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Phân tích số”

+ Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ có nội dung ghi giống nhau. Một số mảnh giấy ghi kết quả tương ứng.

Bảng 1:

…....... = 6 000 + 300 + 60 + 5

…......... = 70 000 + 500 + 30 + 1

…......... = 20 000 + 1 000 + 400 + 5

….......... = 20 000 + 700 + 40

8 301 = … + .... + 1

68 920 = …... + …... + ….. + ....

44 444 = 40 000 + … + … + .... + 4

9 090 = 9 000 + …

Bảng 2:

…......... = 4 000 + 600 + 50

…. = 80 000 + 60 + 4

…. = 70 000 + 6 000 + 500 + 3

…. = 9 000 + 40 + 5

99 999 = … + … + … +

21 212 = 20 000 + … + … + ..... + .....

19 225 = … + 9 000 + ... + ...... + 5

7 001 = 7 000 + …

+ Học sinh chuẩn bị phấn.

+ Thời gian 3 – 5 phút.

+ Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn các thành viên tham gia chơi (5 – 10 em), các em còn lại cổ vũ cho đội của mình. Hai đội xếp thành 02 hàng dọc. Đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội của mình một mảnh giấy ghi kết quả tương ứng với nội dung ghi trên bảng. Các thành viên trong đội đọc, quan sát so sánh tìm vị trí của mình cần điền.

+ Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu các bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên lớp (phần bài của đội mình). Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền, … Cứ như thế tiếp tục cho đến hết.

+ Các bạn học sinh dưới lớp và giáo viên thống kê, đánh giá điểm. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Trong trường hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn, trình bày đẹp hơn sẽ thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Kết quả đúng của hai bảng:

Bảng 1:

6 365 = 6 000 + 300 + 60 + 5

70 531 = 70 000 + 500 + 30 + 1

21 405 = 20 000 + 1 000 + 400 + 5

20 740 = 20 000 + 700 + 40

8 301 = 8 000 + 300 +1

68 920 = 60 000 + 8 000 + 900 + 20

44 444 = 40 000 + 4 000 + 400 + 40 + 4

9 090 = 9 000 + 90

Bảng 2:

4 650 = 4 000 + 600 + 50

80 064 = 80 000 + 60 + 4

76 503 = 70 000 + 6 000 + 500 + 3

9 045 = 9 000 + 40 + 5

99 999 = 90 000 + 9 000 + 900 + 90 + 9

21 212 = 20 000 + 1 000 + 200 + 10 + 2

19 225 = 10 000 + 9 000 + 200 + 20 + 5

7 001 = 7 000 + 1

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 - LUYỆN TẬP (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp và phát triển năng lực.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV gọi 3 HS đứng dậy, mỗi bạn thực hiện 1 nhiệm vụ:

+ Đếm từ 1 đến 10.

+ Đếm theo chục từ 10 đến 100.

+ Đếm theo trăm từ 100 đến 1 000.

- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu cách so sánh số.

- GV hướng dẫn cho HS nhận biết các dấu “>, <, =” ở câu có dấu “?”.

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai số.

- GV lấy ví vụ hai phép so sánh đầu tiên:

a) 9 897 < 10 000

(Vì số 9 897 có 4 chữ số, số 10 000 có 5 chữ số)

68 534 > 68 499

(Vì số 68 534 có chữ số hàng trăm là 5; số 68 499 có chữ số hàng trăm là 4)

- Học sinh làm các phép so sánh còn lại ra bảng con.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số?

- GV chia nhóm 2.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Chọn câu trả lời đúng.

a) Số bé nhất trong các số 20 107; 19 482; 15 999; 18 700 là:

A. 20 107 B. 19 482

C. 15 999 D. 18 700

b) Số nào dưới đây có chữ số hàng trăm là 8?

A. 57 680 B. 48 954

C. 84 273 D. 39 825

c) Số dân của một phường là 12 967 người. Số dân của phường đó làm tròn đến hàng nghìn là:

A. 12 900 B. 13 000

C. 12 000 D. 12 960

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Số?

- GV cho HS làm bài tập vào phiếu học tập.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. (Làm việc nhóm 4)

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài, phân tích đề bài.

- GV hướng dẫn: So sánh các số: 36 785; 35 952; 37 243; 29 419 để tìm ra số lớn nhất, số bé nhất

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 1:

- 1 HS nêu cách so sánh số và đọc các dấu “>, <, =”.

- 1HS nhắc lại cách so sánh hai số.

- HS lần lượt làm bảng con viết số, điền dấu:

a) 9 897 < 10 000

(số 9 897 có 4 chữ số, số 10 000 có 5 chữ số)

68 534 > 68 499

(số 68 534 có chữ số hàng trăm là 5; số 68 499 có chữ số hàng trăm là 4)

34 000 > 33 979

(số 34 000 có chữ số hàng nghìn là 4; số 33 979 có chữ số hàng nghìn là 3)

b) 8 563 = 8 000 + 500 + 60 + 3

45 031 < 40 000 + 5 000 + 100 + 30

(Vì: 40 000 + 5 000 + 100 + 30 = 45 130)

70 208 > 60 000 + 9 000 + 700 + 9

(Vì: 60 000 + 9 000 + 700 + 9 = 69 709)

Bài 2:

- HS làm việc theo nhóm.

a) Đáp án đúng là: C

Số 20 107 có chữ số hàng chục nghìn là 2; các số còn lại có chữ số hàng chục nghìn là 1.

Các số 19 482; 15 999; 18 700 có chữ số hàng nghìn lần lượt là 9; 5; 8

Do 5 < 8 < 9 nên 15 999 < 18 700 < 19 482

Vậy số bé nhất trong các số trên là 15 999

b) Đáp án đúng là: D

Số 39 825 gồm 3 chục nghìn, 9 nghìn, 8 trăm, 2 chục và 5 đơn vị.

c) Đáp án đúng là: B

Số 12 967 có chữ số hàng trăm là 9, do 9 > 5 nên khi làm tròn số 12 967 đến hàng nghìn, ta làm tròn lên thành số 13 000.

Bài 3:

- HS làm vào phiếu học tập

- Kết quả dự kiến:

Ta điền như sau:

6 547 = 6 000 + 500 + 40 + 7

35 802 = 30 000 + 5 000 + 800 + 2

50 738 = 50 000 + 700 + 30 + 8

96 041 = 90 000 + 6 000 + 40 + 1

Bài 4:

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài:

So sánh các số: 36 785; 35 952; 37 243; 29 419

Số 29 419 có chữ số hàng chục nghìn là 2, các số còn lại có chữ số hàng chục nghìn là 3

Các số 36 785; 35 952; 37 243 có chữ số hàng nghìn lần lượt là: 6; 5; 7

Do 5 < 6 < 7 nên 35 952 < 36 785 < 37 243

Vậy: 29 419 < 35 952 < 36 785 < 37 243

- HS trình bày kết quả:

a) Ngày Thứ Tư thành phố A tiêm được nhiều liều vắc-xin nhất (37 243 liều). Ngày Thứ Năm thành phố A tiêm được ít liều vắc-xin nhất (29 419 liều)

b) Viết tên các ngày theo thứ tự có số liều vắc-xin đã tiêm được từ ít nhất đến nhiều nhất: Thứ Năm, Thứ Ba, Thứ Hai, Thứ Tư.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

+ GV tổ chức cho cả lớp tham gia chuyên mục “Đố em”.

Số 28 569 được xếp bởi các tính như sau:

Hãy chuyển một que tính để tạo thành số bé nhất

+ HS thực hiện nhóm đôi và tìm ra kết quả. Nhóm nào đưa ra đáp án nhanh và chính xác nhất sẽ được ken thưởng.

- Nhận xét, tuyên dương, cho điểm.

- HS tham gia.

- Dự kiến sản phẩm:

Em tiến hành chuyển que tính để tạo thành số: 20 568

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

2. Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

BÀI 1: ĐIỀU KÌ DIỆU

Đọc: Điều kì diệu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ văn bản “Điều kì diệu”.

- Hiểu được nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh giàu cảm xúc trong bài.

- Nhận xét được các ý chính của bài thơ.

- Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của tác giả.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

2.2. Năng lực đặc thù.

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu thơ hay trong bài đọc).

2.3. Phẩm chất.

- Biết tôn trọng nét đẹp riêng của mỗi người, từ đó hình thành một tập thể thống nhất.

- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

2.1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2.2. Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tổ chức thực hiện trò chơi: Đoán tên bạn bè qua giọng nói:

+ Bịt mắt một bạn HS, các bạn ở dưới lần lượt cất tiếng nói.

+ Bạn HS dựa vào tiếng nói đó để đoán tên.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lên thực hiện trò chơi. Các HS khác theo dõi.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

Mỗi người sinh ra trong cuộc sống đều mang một vẻ đẹp riêng. Chính những vẻ đẹp riêng ấy đã tạo nên một vẻ đẹp kì diệu của cuộc sống. Bài đọc “Điều kì diệu” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều đó.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được bài thơ Điều kì diệu với giọng đọc diễn cảm, thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.

- Hiểu được từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu bài thơ Điều kì diệu: giọng đọc linh hoạt hồn nhiên, hào hứng, tình cảm, thiết tha.

- GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó:

+ Ngân nga: Kéo dài tiếng rung khi hát hay ngâm thơ.

+ Hòa quyện: Hòa lẫn vào nhau, như quyện lại làm một.

+ Dàn đồng ca: Nhiều người cùng hát chung một bài, một bè hay nhiều bè.

- GV tổ chức và hướng dẫn cho HS luyện đọc: Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp.

+ GV gọi bất kì 4 HS đọc bài, từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.

+ GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS. Nhắc HS nghỉ hơi dài hơn giữa các khổ thơ, giọng đọc thể hiện sự hồn nhiên, niềm hào hứng cũng như tình cảm tha thiết của bạn nhỏ.

- GV tổ chức HS đọc bài theo nhóm 5 người: đọc nối tiếp 5 khổ thơ.

- GV mời đại diện nhóm đọc (ít nhất là 2 nhóm), sau đó cho các HS khác nhận xét.

- GV mời HS cả lớp đọc đồng thanh cả bài (giọng vừa phải, không đọc quá to).

- GV nhấn mạnh vào những từ ngữ khó đọc và những từ ngữ dễ mắc lỗi chính tả: giận dỗi, hòa quyện.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trả lời các câu hỏi trong bài đọc.

- Hiểu được nội dung, thông điệp của bài thơ Điều kì diệu.

b. Cách tiến hành

- GV mời 5 HS đọc nối tiếp các câu hỏi.

1. Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra “mỗi đứa mình một khác”?

2. Bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt đó?

3. Bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ?

4. Hình ảnh dàn đồng ca ở cuối bài thơ thể hiện điều gì? Tìm câu trả lời đúng.

A. Một tập thể thích hát.

B. Một tập thể thống nhất.

C. Một tập thể đầy sức mạnh.

D. Một tập thể rất đông người.

5. Theo em, bài thơ muốn nói đến điều kì diệu gì? Điều kì diệu đó thể hiện như thế nào trong lớp của em?

- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi và động viên HS các nhóm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết đọc diễn cảm các khổ thơ với giọng đọc phù hợp với tình cảm được thể hiện trong khổ thơ.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ với giọng diễn cảm; ngắt nghỉ đúng chỗ; biết nhấn mạnh vào những từ ngữ quan trọng.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- GV nhận xét và cho điểm HS.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện cách trao đổi, thảo luận với người khác. Đồng thời, tiếp tục phát triển kĩ năng nêu ý kiến của mình.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi thảo luận: Em rút ra được thông điệp gì qua bài thơ?

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày suy nghĩ của mình trước lớp.

- GV nhận xét, khích lệ những suy nghĩ tích cực của HS.

D. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- Củng cố:

+ GV đặt câu hỏi: Điều kì diệu trong bài thơ là gì?

+ GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS tốt.

- Dặn dò: GV nhắc HS

+ Học thuộc lòng bài thơ

+ Xem và chuẩn bị bài mới.

- HS thực hiện trò chơi theo tổ chức của GV.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS cùng GV giải nghĩa từ khó.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn.

- HS đọc nối tiếp bài thơ trước lớp.

- HS đọc bài theo nhóm.

- Đại diện nhóm đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe và nhận xét.

- HS đọc đồng thanh bài thơ.

- HS phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn, sửa phát âm sai (nếu có) và viết đúng chính tả.

- HS đọc tiếp nối câu hỏi; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc câu hỏi.

- Dự kiến câu trả lời:

1. Những chi tiết trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra “mỗi đứa mình một khác”:

- Giọng hát

- Có bạn thích đứng đầu

- Có bạn hay giận dỗi

- Có bạn thích thay đổi

- Có bạn nhiều ước mơ

2. Sự lo lắng của bạn nhỏ về sự khác biệt đó là: Liệu mình có cách xa?

3. Khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ, bạn nhỏ đã phát hiện ra:

Vườn hoa như chúng mình, mỗi người một vẻ ai cũng tươi xinh đáng mến. Khi mọi người hòa giọng sẽ trở thành dàn đồng ca vang lừng.

4. B. Một tập thể thống nhất

5. Bài thơ muốn nói lên điều kì diệu: Mỗi cá nhân trong tập thể đều có những nét khác biệt riêng nhưng chính những nét khác biệt ấy lại tạo nên một chỉnh thể thống nhất.

Điều kì diệu ấy trong lớp em: có bạn học giỏi môn Toán, có bạn học giỏi môn Tiếng Việt, bạn khác lại giỏi môn Tiếng Anh,… Từ đó tạo nên một lớp học tiên tiến.

- HS thi đọc

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ.

- HS trình bày suy nghĩ của mình trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS suy nghĩ, trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

BÀI 19: THANH ÂM CỦA NÚI

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thanh âm của núi. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.

Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây khèn, tiếng khèn, người thổi khèn cùng cảnh vật miền núi Tây Bắc qua lời văn miêu tả, biểu cảm của tác giả. Nhận xét được ý chính của mỗi đoạn trong bài. Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với cái hay, cái đẹp của nghệ thuật truyền thống, tài năng của nghệ sĩ dân gian.

Nhận biết được các vật, hiện tượng được nhân hóa, biện pháp nhân hóa và nói, viết được câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa.

Viết được đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, bước đầu xây dựng được những chi tiết thể hiện sự sáng tạo.

Có ý thức quan sát, khám phá những điều kì diệu, thể hiện sự sáng tạo của bàn tay, khối óc con người.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

2.2. Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng tình yêu với cái hay, cái đẹp của nghệ thuật truyền thống, tài năng của nghệ sĩ dân gian.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

Tranh ảnh minh họa bài đọc.

Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về các nhạc cụ dân gian trên các miền đất nước.

Video về tiết mục biểu diễn khèn của người Mông.

Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

SHS Tiếng Việt 4.

Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học (các nhạc cụ dân gian trên các miền đất nước, tiết mục biểu diễn khèn của người Mông) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1-2: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 -3 HS đọc nối tiếp bài Đồng cỏ nở hoa.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em nhớ nhất bức vẽ nào của bạn nhỏ? Vì sao?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số nhạc cụ dân tộc:

Khèn

Đàn bầu

Đàn T’rưng

Đàn đá

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV trình chiếu và giới thiệu cho HS về cây khèn của người Mông:

+ Cuộc sống của người Mông:

Chủ yếu sinh sống ở vùng núi cao, khó khăn, thiếu thốn.

Ngày nay, nhiều hộ gia đình đã làm giàu cho bản làng.

+ Cây khèn của người Mông:

Được làm từ các loại tre, nứa, trúc; chế tác tại chỗ, sáng tạo của chính những người sử dụng.

Nhạc cụ góp phần làm giàu có thêm bản sắc văn hóa đa dạng và độc đáo của đồng bào Mông Tây Bắc.

+ Tiếng khèn của người Mông:

Người Mông thổ lộ tâm tình qua điệu nhạc du dương, trầm bổng.

Là đạo cụ sinh động, giàu tạo hình trong những động tác điêu luyện.

Thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí kiên cường của người đàn ông miền sơn cước.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr85, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc Thanh âm của núi là sự cảm nhận của tác giả khi đến với miền núi Tây Bắc, được thưởng thức tiếng khèn của người Mông trên đỉnh núi cao, giữa không gian khoáng đạt của rừng núi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Thanh âm của núi với giọng đọc diễn cảm, thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ SHS tr.86:

+ Tây Bắc: vùng núi phía tây ở miền Bắc nước ta.

+ Vấn vương (như vương vấn): thường cứ phải nghĩ đến, nhớ đến, không dứt ra được.

+ Huyền diệu: rất kì lạ, không thể hiểu hết được.

- GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi lên Tây Bắc.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: vấn vương trong lòng, xếp, khéo léo,...

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài:

● Đến Tây Bắc./ bạn sẽ được gặp những nghệ nhân người Mông/ thổi khèn nơi đỉnh núi.

● Núi vút ngàn cao,/ rừng bao la rộng/ cũng chẳng thể làm chìm khuất tiếng khèn/ đầy khát khao, dạt dào sức sống.

+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng khèn người Mông: Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, mỗi HS đọc tiếp nối một đoạn.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu các từ ngữ được giải nghĩa trong SGK và các từ ngữ chưa hiểu.

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc lại một lần nữa từ ngữ được giải nghĩa trong phần Từ ngữ.

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa thêm một số từ ngữ khác trong bài.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?

+ GV hướng dẫn HS đọc lướt đoạn mở đầu và tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận về tiếng khèn của người Mông: nhớ, thương, vấn vương, đắm say.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn (vật liệu làm khen; những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn).

+ GV mời 2 – 3 HS đóng vai người Mông (mặc trang phục người Mông); cả lớp đóng vai du khách, nêu câu hỏi và nhận xét.

+ GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

+ GV nêu ví dụ cho HS: Người Mông chúng tôi rất tự hào về chiếc khèn được người xưa tạo ra. Khèn của người Mông chúng tôi được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Với chúng tôi, sáu ống trúc này tượng trưng cho tình anh em tụ họp. Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khẻn. Các bạn hãy nhìn và tưởng tượng thêm một chút, sẽ thấy chúng như dòng nước đang trồi. Đúng hơn đó là dòng thanh âm chứa đựng tình cảm, cảm xúc của người Mông chúng tôi qua mỗi chặng đường của cuộc sống.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Theo em, vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm ( 4 HS).

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV tổng hợp các ý kiến của HS và nhận xét: Mỗi nhạc cụ truyền thống đều là sản phẩm sáng tạo của con người qua mỗi chặng đường. Sản phẩm đó không chỉ thể hiện tài năng, óc sáng tạo của con người mà còn chứa đựng cảm xúc, tình yêu cuộc sống của người xưa. Với người Mông, tiếng khèn như “báu vật” tinh thần của người xưa

đề lại. Bởi nó không thể thiếu vắng trong cuộc sống tâm hồn, tình cảm của người Mông. Tiếng khèn vang lên trong bản làng mỗi độ xuân về, tiếng khèn cùng người Mông khi lên nương, lúc xuống chợ,... Tiếng khèn là một phần quý báu trong đời sống tinh thần của người Mông.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn?

+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý chính của mỗi đoạn:

Đoạn 1: Ấn tượng khái quát về tiếng khèn của người Mông.

Đoạn 2: Giới thiệu đặc điểm cây khèn (cấu tạo, vật liệu làm khèn).

Đoạn 3: Ý nghĩa của tiếng khèn đối với người Mông.

Đoạn 4: Vẻ đẹp của nghệ nhân thổi khèn và sức sống của tiếng khèn người Mông giữa rừng núi Tây Bắc.

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nêu cảm nhận của mình về đoạn kết: Đoạn kết như vẽ ra một bức tranh gợi bao cảm xúc. Hình ảnh nghệ nhân dân gian thổi khèn như tác vào không gian núi rừng, trời mây và tiếng khèn vang lên như thể thanh âm của núi, thanh âm của rừng, thanh âm của tiếng lòng người Mông qua bao thế hệ.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5: Xác định chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi.

+ GV giải thích cho HS hiểu “chủ đề” và vấn đề chính, điều tác giả muốn nói.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời .

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Đáp án C.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự đọc được diễn cảm cả bài Thanh âm của núi.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc:

+ Làm việc cả lớp:

GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.

+ Làm việc cá nhân: tự đọc bài.

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Thanh âm của núi, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 24: Luyện từ và câu SGK tr.87.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.

- HS đọc SGK.

- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo cặp, cá nhân.

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc phần giải nghĩa Từ ngữ.

- HS đọc câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS đóng vai.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc theo hướng dẫn.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe

3. Giáo án Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức

ĐẠO ĐỨC
BÀI 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (4 tiết)
(TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

− Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh.
  • Biết vì sao phải biết ơn người lao động.
  • Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
  • Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động.

− HS có cơ hội hình thành và phát triển:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn người lao động.
  • Phẩm chất nhân ái, yêu mến, kính trọng, biết ơn người lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
  • Bộ tranh về Biết ơn người lao động theo Thông tư 37/2021-TT/BGDĐT.
  • Bài hát “Lớn lên em sẽ làm gì?” (sáng tác: Trần Hữu Pháp), video “Bài hát về việc làm và nghề nghiệp”,...
  • Máy chiếu, máy tính, bài giảng PowerPoint (nếu có).

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động:

− GV cho HS nghe/hát/xem video bài hát “Lớn lên em sẽ làm gì?” (sáng tác: Trần Hữu Pháp) và trả lời câu hỏi:

+ Có những nghề gì được nhắc tới trong bài hát?

− GV mời một vài HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung.

− GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài:

+ Trong bài hát, có những nghề nghiệp: người công nhân xây dựng, người nông dân lái máy cày, người kĩ sư mỏ địa chất, người lái tàu. Các bạn nhỏ trong bài hát mơ ước làm những nghề đó vì người công nhân đi xây dựng những nhà máy mới, người nông dân lái máy cày để cày ruộng, trồng lúa, rau,… cung cấp cho xã hội, người lái tàu đưa người ra Bắc vào Nam, người kĩ sư đi tìm tài nguyên làm giàu cho đất nước.

+ Nhờ có những người lao động, chúng ta mới có những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn người lao động. Bài học “Biết ơn người lao động” sẽ giúp các em hiểu được vì sao chúng ta cần biết ơn người lao động qua việc tìm hiểu những đóng góp của họ trong cuộc sống. Từ đó, thể hiện lòng biết ơn người lao động bằng những lời nói, việc làm cụ thể.

- HS lắng nghe

- Những nghề được nhắc đến trong bài hát: công nhân, nông dân, lái tàu, kĩ sư

- HS lắng nghe cô giáo giảng

2. Khám phá

Hoạt động 1. Tìm hiểu những đóng góp của người lao động

* Mục tiêu: HS nêu được một số đóng góp của những người lao động ở xung quanh.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu và trả lời câu hỏi:

+ Việc làm của chị lao công giúp ích gì cho cuộc sống của chúng ta?

- GV nhận xét, kết luận: Khi mọi người đã ngủ, chị lao công vẫn cần mẫn quét rác trên đường phố trong những đêm hè vắng lặng và những đêm đông giá rét. Việc làm của chị lao công góp phần giữ sạch, đẹp đường phố, để “Hoa Ngọc Hà/ Trên đường rực nở/ Hương bay xa/ Thơm ngát đường ta”. Bởi vậy, chúng ta cần biết ơn việc làm của chị lao công.

- GV tiếp tục dùng kĩ thuật Tia chớp để HS trả lời nhanh câu hỏi:

+ Hãy kể thêm một số công việc của người lao động khác mà em biết.

+ Những công việc đó có đóng góp gì cho xã hội?

- GV kẻ bảng, lần lượt điền vào bảng những câu trả lời đúng.

Ví dụ:

STT

Nghề nghiệp

Đóng góp

1

Nông dân (lái máy gặt)

Góp phần tạo ra lúa, gạo cho xã hội

2

Công nhân (may)

May quần áo cho mọi người

3

Giáo viên

Dạy kiến thức, đạo đức, kĩ năng,...cho HS.

4

Nhân viên bán hàng

Giúp mọi người mua bán, trao đổi hàng hoá.

5

Bác sĩ

Khám, chữa bệnh cho mọi người.

6

Nhà khoa học

Nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cuộc sống.

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi ‘‘Giải đố về nghề nghiệp”. GV chọn hai đội chơi, mỗi đội khoảng 3 − 5 HS. Lần lượt đội A nêu câu hỏi, đội B trả lời và ngược lại. Có thể sử dụng câu đố vui về nghề nghiệp hoặc mô tả hoạt động của một nghề nghiệp để đội bạn gọi tên nghề nghiệp đó.

1/ Nghề gì cần đến đục, cưa

Làm ra giường, tủ,… sớm, trưa ta cần?

2/ Nghề gì vận chuyển hành khách, hàng hoá từ nơi này đến nơi khác?

3/ Nghề gì chân lấm tay bùn
Cho ta hạt gạo, ấm no mỗi ngày?

4/ Nghề gì bạn với vữa, vôi
Xây nhà cao đẹp, bạn tôi đều cần?

5/ Nghề gì chăm sóc bệnh nhân
Cho ta khỏe mạnh, vui chơi học hành?

…………….

- HS đọc bài thơ và trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Giúp đường phố sạch đẹp.

- HS lắng nghe

- HS trả lời

- Bác sĩ, giáo viên, ca sĩ, diễn viên, nông dân, công nhân, …

- Những công việc đó đóng góp cho xã hội: khám chữa bệnh, dạy kiến thức, tạo ra lương thực, …

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS chia làm 2 đội, tham gia trò chơi.

- Nghề thợ mộc

- Nghề lái xe, tài xế

- Nghề làm nông

- Nghề thợ xây

- Nghề bác sĩ

3. Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1. Bày tỏ ý kiến

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc bài tập, suy nghĩ, và bày tỏ ý kiến.

- GV mời một số HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận:

a. Đồng tình, vì nhờ có người lao động chúng ta mới có thể duy trì cuộc sống.

b. Không đồng tình, vì dù chúng ta đã trả tiền để mua hàng hoá của người lao động thì chúng ta vẫn cần biết ơn họ vì nếu không có họ thì chúng ta không thể mua hàng hoá được.

c. Không đồng tình, vì cần biết ơn những người lao động xung quanh ta và ở khắp nơi.

d. Không đồng tình, vì cần phải biết ơn mọi người lao động, kể cả người lao động chân tay, vì lao động chân chính nào cũng có đóng góp cho xã hội.

e. Đồng tình, trân trọng thành quả lao động chính là biết ơn người lao động.

- HS chú ý lắng nghe và trả lời.

- HS phát biểu

4. Vận dụng, củng cố

- GV tổ chức cho HS chơi trò “Phóng viên nhí”, chia sẻ một số việc bản thân đã làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động.

- GV chọn một HS xung phong làm phóng viên, lần lượt hỏi các bạn trong lớp:

+ Bạn đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động?

+ Có khi nào bạn chứng kiến những lời nói, việc làm chưa biết ơn người lao động?

+ Bạn có suy nghĩ gì về điều đó?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tích cực.

- Nhắc nhở HS khắc phục những tồn tại trong tiết học.

- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài tiết sau

- HS tham gia chơi.

- 1HS làm phóng viên và hỏi cả lớp.

- 3-5 HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4. Giáo án Mĩ thuật lớp 4 Kết nối tri thức

Chủ đề 1: VẺ ĐẸP TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM

(Thời lượng 4 tiết – Học tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

  • Nhận định được một số hình thức biểu hiện của điêu khắc đình làng (chạm khắc gỗ, tượng tròn).
  • Biết và giới thiệu về vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng.
  • Biết về giá trị thẩm mĩ của di sản mĩ thuật.

2. Năng lực.

  • Biết mô phỏng, khai thác vẻ đẹp của tượng, phù điêu ở đình làng bằng vật liệu sẵn có.
  • Khai thác được vẻ đẹp tạo hình trong điêu khắc đình làng để thiết kế một món quà lưu niệm.
  • Sử dụng chất liệu phù hợp trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D bằng hình thức nặn hoặc đắp nổi.

3. Phẩm chất.

  • Có tình cảm yêu quý những di sản mĩ thuật của quê hương, đất nước.
  • Yêu thích vận dụng đa dạng các yếu tố mĩ thuật trong tạo hình, thiết kế SPMT.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với GV:

  • Một số hình ảnh, clip giới thiệu về chạm khắc gỗ, tượng tròn ở đình làng để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
  • Hình ảnh SPMT mô phỏng hoặc khai thác vẻ đẹp từ điêu khắc đình làng với nhiều chất liệu và hình thức khác nhau để làm minh họa cho HS quan sát trực tiếp.
  • Giáo án, SGV Mĩ thuật 4, Máy tính, trình chiếu trên PowerPoint Clip có liên quan đến chủ đề bài học.

2. Đối với HS:

  • SGK Mĩ thuật 4.
  • Vở bài tập Mĩ thuật 4.
  • Đồ dùng học tập môn học: bút chì, bút lông (Các cỡ), hộp màu, sáp màu dầu, mài acrylic (hoặc màu goat, màu bột pha sẵn), giấy vẽ, giấy màu các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. QUAN SÁT.

- Giúp HS tri nhận đối tượng thẩm mĩ theo hướng dẫn của GV. Phần này giúp HS làm quen và tiếp cận ban đầu với chủ đề.

Hoạt động giáo viên.

Hoạt động học sinh.

* Hoạt động khởi động.

- GV cho HS sinh hoạt đầu giờ.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- HS sinh hoạt.

1. Hoạt động 1: Quan sát.

- Hoạt động giúp học sinh có nhận thức ban đầu về nội dung chủ đề.

a) Mục tiêu.

- HS nhận biết được hình thức thể hiện trong điện đình làng.

- HS nhận biết về một số chủ đề, chất liệu tạo hình thể hiện trong điêu khắc đình làng.

b) Nội dung.

- GV cho HS quan sát vẻ đẹp của điêu khắc đình làng qua:

+ Hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 4,

+ Ảnh tư liệu về vẻ đẹp điêu khắc đình làng ở địa phương (nếu có).

+ Ảnh tư liệu về điêu khắc đình làng (do GV chuẩn bị thêm).

- GV cho HS trả lời câu hỏi để có định hướng về phần thực hành SPMT.

c) Sản phẩm.

- Có hiểu biết ban đầu về vẻ đẹp tạo hình trong điêu khắc đình làng, có ý thức khi khai thác hình ảnh để thực hành, sáng tạo SPMT.

d) Tổ chức thực hiện.

* Vẻ đẹp tạo hình trong chạm khắc gỗ ở đình làng.

- GV tổ chức cho HS quan sát hình minh họa trang 5 trong SGK Mĩ thuật 4. hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm.

- Qua hoạt động quan sát và thảo luận, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 4. Trang 5 để HS nhận ra tạo hình nhân vật trong các bức chạm khắc gỗ, cũng như chủ đề thường được thực hiện trong điêu khắc đình làng.

- GV có thể đặt câu hỏi khai thác sâu hơn về nội dung hoạt động:

+ Ngoài các hình minh họa, em còn biết đến những bức chạm khắc gỗ nào? Ở đình làng nào?

+ Hình tượng nhân vật trong bức chạm khắc gỗ nào ấn tượng với em? Vì sao?

+ Em sẽ mô phỏng hình ảnh ở bức chạm khắc nào trong phần thực hành của mình?

- GV nhận xét bổ sung (theo các hình minh họa đã được chuẩn bị) để khắc sâu hơn về tạo hình, chủ đề trong các bức chạm khắc gỗ.

* Vẻ đẹp tạo hình trong tượng tròn ở đình làng.

- GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu tượng chó đá trong khu vực quần thể đình, chùa Địch Vi, trong SGK Mĩ thuật 4. trang 6.

- GV có thể chuẩn bị thêm một số hình ảnh về tượng trong đình làng.

- Tổ chức cho HS thảo luận trả lời câu hỏi nhận ra:

+ Chất liệu để làm tượng là gì?

+ Tượng có giống hình ảnh con chó thật không? Vì sao?

+ Tượng con chó đặc điểm là gì?

- GV tóm tắt và bổ sung theo nội dung ở phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 4. trang 6.

* GV chốt. Vậy là chúng ta đã biết cách nhận biết được hình thức thể hiện trong điện đình làng, và nhận biết về một số chủ đề, chất liệu tạo hình thể hiện trong điêu khắc đình làng ở hoạt động 1.

* Củng cố dặn dò.

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS cảm nhận, ghi nhớ.

- HS quan sát vẻ đẹp của điêu khắc đình làng qua:

- HS trả lời câu hỏi để có định hướng về phần thực hành SPMT.

- HS hiểu biết ban đầu về vẻ đẹp tạo hình trong điêu khắc đình làng, phát huy lĩnh hội.

- HS quan sát hình minh họa trang 5 trong SGK Mĩ thuật 4

- HS trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS quan sát hình tìm hiểu và phát huy lĩnh hội.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS ghi nhớ.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS ghi nhớ.

Bổ sung:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

5. Giáo án Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức

BÀI 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước.
  • Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.
  • Vẽ được sơ đồ và ghi chú được "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên".

2. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Thực hành thí nghiệm đơn giản và vẽ sơ đồ về sự chuyển thể của nước.
  • Vẽ và giải thích được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

3. Phẩm chất:

  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên:

  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Dụng cụ để HS làm được các thí nghiệm ở hình 3 SGK.
  • Có thể chuẩn bị khay nước, khay đá như hình 2; các tranh ảnh liên quan đến chủ đề; với hình 7 GV có thể chuẩn bị trước trên giấy A3 để HS hoàn thiện.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.

Đối với học sinh:

  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hiện tượng khi dùng khăn ẩm lau bảng thì thấy bảng ướt sau đó đã khô, từ đó GV đặt câu hỏi: Vậy nước ở bảng đã đi đâu?

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình và chưa cần chốt ý kiến đúng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài 2 - Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự chuyển thể của nước

a. Mục tiêu:

- HS có khái niệm ban đầu về ba thể (rắn, lỏng, khí) và cách diễn tả các hiện tượng tương ứng với sự chuyển thể của nước.

- HS được hoạt động để phát hiện được các thể và hiện tượng chuyển thể của nước (bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy) qua các thí nghiệm và được khắc sâu kiến thức này ở một số hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu tất cả HS đọc các thông tin trong SGK trước khi đi vào hoạt động cụ thể.

* HĐ 1.1:

- GV yêu cầu nhóm HS quan sát và ghi chép hiện tượng đã xảy ra với nước trong khay ở hình 2 (GV chuẩn bị khay nước, khay đá cho HS quan sát).

* HĐ 1.2:

- GV tiến hành thí nghiệm trong SGK trang 10.

- GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, thảo luận và trả lời câu hỏi vào bảng nhóm:

+ Cho biết nước có thể tồn tại ở thể nào?

+ Chỉ ra sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình.

- GV cho 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi và nhận xét chéo nhau.

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời chính xác.

* HĐ 1.3:

- GV hướng dẫn các nhóm HS quan sát hình 4, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK vào bảng nhóm:

+ Từ còn thiếu ở hình 4b là gì?

+ Hiện tượng nào tương ứng với các số (1), (2), (3), (4) mô tả sự chuyển thể của nước?

- GV cho các nhóm nhận xét chéo nhau.

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt lại kiến thức: Sự chuyển từ thể này sang thể khác của nước được diễn tả bằng các hiện tượng tương ứng trong bảng sau:

Sự chuyển thể của nước

Hiện tượng

Thể rắn → thể lỏng

Nóng chảy

Thể lỏng → thể rắn

Đông đặc

Thể lỏng → thể khí

Bay hơi

Thể khí → thể lỏng

Ngưng tụ

- GV yêu cầu HS làm hoạt động trả lời câu hỏi SGK trang 11 để củng cố kiến thức:

Quan sát hình 5 và cho biết sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình.

- GV tuyên dương và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 2: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

a. Mục tiêu: HS nắm vững sự chuyển thể của nước, trên cơ sở đó HS hoàn thành được "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên".

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS hoạt động thành 4 nhóm, thực hiện HĐ 2.1.

* HĐ 2.1:

- GV hướng dẫn các nhóm HS quan sát và đọc thông tin trong hình 6, thảo luận và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết:

+ Mây được hình thành như thế nào?

+ Nước mưa từ đâu ra?

+ Sự chuyển thể nào của nước diễn ra trong tự nhiên? Sự chuyển thể đó có lặp đi lặp lại không?

+ Vì sao "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" quan trọng đối với chúng ta?

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.

* HĐ 2.2:

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 7, thảo luận và trả lời câu hỏi; vẽ sơ đồ theo các gợi ý:

+ Từ nào trong các từ: hơi nước, mây đen, mây trắng, giọt mưa phù hợp với các ô chữ A, B, C, D?

+ Từ nào trong các từ in đậm ở hình 6 phù hợp với các số (1), (2), (3), (4), (5) trên hình 7?

- GV cho các nhóm trả lời câu hỏi, trình bày sơ đồ đã vẽ.

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét chéo nhau.

- GV chữa bài của các nhóm, nhận xét và khen thưởng nhóm đạt giải cao.

- GV yêu cầu HS làm hoạt động trả lời câu hỏi SGK trang 12 để củng cố kiến thức: Hãy nói về "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" sau khi hoàn thành sơ đồ (hình 7).

- GV tuyên dương và chuyển sang hoạt động luyện tập.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã học về sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm:

Câu 1: Nước có thể tồn tại ở dạng thể nào?

A. Rắn B. Lỏng

C. Khí D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Hiện tượng nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng được gọi là

A. Nóng chảy B. Đông đặc

C. Ngưng tụ D. Bay hơi

Câu 3: Hiện tượng ngưng tụ mô tả sự chuyển thể của nước từ thể khí chuyển sang dạng thể nào?

A. Rắn B. Lỏng

C. A hoặc B D. Không chuyển thể

Câu 4: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây mô tả sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí?

A. Sự hình thành của mây

B. Băng tan

C. Sương muối

D. Đường ướt do mưa trở nên khô ráo

- GV nhận xét, tuyên dương.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

b. Cách thức thực hiện:

- GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ, trả lời:

Người ta thường sấy tóc sau khi gội đầu. Em hãy cho biết mục đích của việc làm này và giải thích.

- GV gọi 1 HS đứng lên trả lời, HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

- GV chốt đáp án.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung "Em đã học":

+ Sự chuyển thể của nước.

+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành câu hỏi trong mục "Em có thể".

- Đọc và chuẩn bị trước bài sau - Bài 3: Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước.

- HS quan sát hiện tượng.

- HS trả lời: Nước ban đầu có trên bảng ở thể lỏng, sau đó để chuyển sang thể khí (hơi) và bay vào không khí, vì vậy bảng đã khô.

- HS theo dõi, ghi bài mới.

- HS đọc thông tin SGK trang 9, 10.

* HĐ 1.1:

- Hiện tượng xảy ra với nước ở trong khay:

+ Hình a: Nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn.

+ Hình b: Các viên nước đá từ thể rắn chuyển sang thể lỏng.

* HĐ 1.2:

- HS quan sát GV làm thí nghiệm.

- HS thảo luận nhóm và viết câu trả lời vào bảng nhóm:

+ Nước có thể tồn tại ở ba thể là rắn, lỏng, khí.

+ Sự chuyển thể của nước xảy ra trong mỗi hình là:

· Hình 3a: Nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí (hơi).

· Hình 3b: Nước từ thể khí chuyển sang thể lỏng.

- HS quan sát hình, thảo luận và viết câu trả lời vào bảng nhóm:

+ Từ còn thiếu ở hình 4 là thể lỏng.

+ Hiện tượng:

(1): nóng chảy; (2): bay hơi

(3) ngưng tụ; (4): đông đặc

- Các nhóm quan sát, nhận xét.

- HS lắng nghe GV chốt kiến thức, ghi chép vào vở.

- HS trả lời:

+ Hình 5a: Thể rắn sang thể lỏng

+ Hình 5b: Thể lỏng sang thể rắn

+ Hình 5c: Thể khí sang thể lỏng

+ Hình 5d: Thể lỏng sang thể khí.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

HĐ 2.1:

- HS quan sát hình 6, thảo luận và xung phong trình bày kết quả:

+ Mây được hình thành do nhiệt từ Mặt trời làm nước ở trên bề mặt đất, sông, hồ, biển,... nóng lên và bay hơi vào trong không khí. Hơi nước trong không khí lạnh dần ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti và hợp thành những đám mây trắng. Những giọt nước tiếp tục ngưng tụ thành những giọt nước lớn hơn tạo thành những đám mây đen.

+ Nước mưa được tạo ra từ đám mây đen do các hạt nước lớn trong đám mây đen rơi xuống.

+ Có hai sự chuyển thể của nước diễn ra trong tự nhiên là: thể lỏng thành thể khí (hơi) và thể khí thành thể lỏng. Sự chuyển thể đó được lặp đi lặp lại.

+ "Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" quan trọng đối với chúng ta vì nước trên Trái Đất sẽ không bị mất đi; nước ở mặt đất, sông, hồ, biển,... sau một chu trình lại trở về và chúng ta lại có nước cho sinh hoạt, sản xuất...

HĐ 2.2:

- HS hoàn thiện sơ đồ:

- Các nhóm quan sát sơ đồ nhóm bạn, nhận xét và chữa bài.

- HS trả lời: Nhiệt từ Mặt trời làm nước ở trên bề mặt đất, sông, hồ, biển,... nóng lên và bay hơi vào trong không khí. Hơi nước trong không khí lạnh dần ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti và hợp thành những đám mây trắng. Những giọt nước tiếp tục ngưng tụ thành những giọt nước lớn hơn tạo thành những đám mây đen. Trong đám mây đen chứa các giọt nước lớn dần rơi xuống thành mưa và trở về với đất, sông, hồ, biển...

- HS tham gia trò chơi.

- Đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

D

A

B

D

- HS trả lời: Mục đích sấy tóc để tóc khô vì dưới tác động từ nhiệt của máy sấy thì nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí và bay hơi.

- HS theo dõi, nhận xét.

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV

6. Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

BÀI 15: THIÊN NHIÊN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ vị trí địa lí và một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,…) của vùng Duyên hải miền Trung.
  • Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, tranh ảnh, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi,...) của vùng Duyên hải miền Trung.
  • Nêu được một số tác động của môi trường thiên nhiên đối với đời sống và hoạt động sản xuất trong vùng.
  • Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.
  • Thể hiện được thái độ cảm thông và sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức đặc điểm thiên nhiên vùng duyên hải miền Trung.
  • Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet trong học tập.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống: áp dụng kiến thức về đặc điểm thiên nhiên vùng duyên hải miền Trung vào những tình huống cần thiết.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng lòng nhân ái, cảm thông và sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Địa lí 4.
  • Lược đồ địa hình vùng Duyên hải miền Trung.
  • Trảnh, ảnh thể hiện đặc điểm và tác động của các điều kiện tự nhiên đối với sản xuất ở vùng duyên hải miền Trung.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

  • SHS Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình cho HS quan sát hình 1 SHS tr.65 và giới thiệu cho HS: Trường Sơn là dãy núi dài nhất Việt Nam, có con đường Trường Sơn huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta và đã đi vào thơ ca , âm nhạc như một niềm tự hào dân tộc.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi (đã sưu tầm trước): Em hãy trình bày một câu thơ, câu hát về dãy Trường Sơn mà em biết.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS một số câu thơ, câu hát về dãy Trường Sơn:

+ Câu thơ:

Em Và Anh cùng vượt Dãy Trường Sơn

Anh hơn tuổi , trên đường anh vượt trước

Hai Anh Em với tinh thần yêu nước

Anh Vượt rồi , Em tiếp bước theo sau.

+ Câu hát: Ta vượt trên miền núi cao Trường Sơn. Đá mòn mà đôi gót không mòn.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 15 – Thiên nhiên vùng duyên hải miền Trung.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được vị trí của vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ.

- Đọc được tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình 2 SHS tr.66 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Xác định vị trí của vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ.

+ Đọc tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chỉ trên lược đồ vị trí của vùng Duyên hải miền Trung; 1 – 2 HS đọc tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung. Các HS khác quan sát, lắng nghe và nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Vùng Duyên hải miền Trung:

+ Là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.

+ Tiếp giáp với các quốc gia: Lào, Cam-pu-chia; tiếp giáp với các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ và nêu lưu ý:

+ Vùng Duyên hải miền Trung có vị trí là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam của nước ta.

+ Ngoài phần lãnh thổ đất liền, vùng có phần biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo (trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa), có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển của nước ta.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về địa hình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được trên lược đồ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Nêu được đặc điểm của đồng bằng ở vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát hình 2 SHS tr.66 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Xác định trên lược đồ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Nêu đặc điểm của đồng bằng ở vùng Duyên hải miền Trung.

- GV hướng dẫn HS hiểu về các đối tượng cần xác định trên lược đồ:

+ Trường Sơn là dãy núi lớn ở vùng; là dãy núi dài nhất nước ta (khoảng 1 100 km).

+ Dãy Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn, có hướng tây - đông, đâm ngang ra biển; là ranh giới tự nhiên giữa hai miền Bắc - Nam nước ta.

+ Đèo Hải Vân là đèo chạy trên dãy núi Bạch Mã, có độ dài gần 20 km, cao trung bình 500m so với mực nước biển.

+ Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm tại tỉnh Quảng Bình; là hệ thống hơn 400 hang động, các sông ngầm và hệ thực, động vật.

+ Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đà Nẵng, gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô, nằm rải trên vùng biển rộng khoảng 160 000 – 180 000 km2.

- GV mời đại diện các cặp đôi chỉ trên lược đồ và trả lời câu hỏi. Các HS khác quan sát, lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Đặc điểm ở vùng Duyên hải miền Trung là nhỏ và hẹp.

- GV hướng dẫn HS tiếp tục khai thác lược đồ, chỉ ra cho HS thấy địa hình của vùng có sự khác biệt từ Tây sang Đông:

+ Phía Tây là địa hình đồi núi.

+ Phía Đông là các dải đồng bằng nhỏ hẹp.

+ Ven biển có cồn cát, đầm phá.

- GV mở rộng kiến thức: Ở vùng Duyên hải miền Trung có một số nhánh núi đâm ngang ra biển (dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã,...), chia cắt đồng bằng ở ven biển.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về cồn cát, đầm phá ở vùng Duyên hải miền Trung, kết hợp đọc thông tin mục Em có biết và hình 3 SHS tr.67.

https://www.youtube.com/watch?v=qoRe8X7Sm8w

(2p13 - 4p50).

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về khí hậu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được những đặc điểm chính về khí hậu của vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục 2b SHS tr.67 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những đặc điểm chính của sông ngòi ở vùng Duyên hải miền Trung.

+ GV hướng dẫn HS ghi ra giấy các từ khóa.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Khu vực phía bắc và phía nam dãy núi Bạch Mã có sự khác nhau về nhiệt độ:

Phần phía bắc có 1 đến 2 tháng nhiệt độ dưới 20°C do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Phần phía nam có nhiệt độ cao quanh năm do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Vùng có mưa lớn và bão vào mùa thu - đông; vào mùa hạ, phía bắc có gió Tây Nam khô nóng, phía nam có hiện tượng hạn hán.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SHS tr.67, cho HS quan sát thêm hình ảnh về dãy Bạch Mã và giải thích:

Gió mùa Đông Bắc trong quá trình di chuyển từ bắc xuống nam bị suy yếu dần, đến dãy Bạch Mã hầu như bị chặn lại. Vì vậy, có sự khác biệt về khí hậu giữa phía bắc và nam dãy Bạch Mã.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về sông ngòi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Kể được tên và chỉ trên lược đồ một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung.

- Nêu được những đặc điểm chính của sông ngòi vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình 2, đọc thông tin mục 2c SHS tr.67 và trả lời câu hỏi:

+ Kể tên và chỉ trên lược đồ một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung.

+ Nêu những đặc điểm chính của sông ngòi vùng Duyên hải miền Trung.

- GV quan sát, hướng dẫn HS khai thác lược đồ.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Đặc điểm chính của sông ngòi miền Trung:

+ Vùng có nhiều sông, phần lớn là sông ngắn và dốc.

+ Mùa mưa thường có lũ lụt, lũ quét, mùa khô có tình trạng thiếu nước.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tác động của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được tác động tích cực và tiêu cực của môi trường thiên nhiên đến đời sống và sản xuất của người dân vùng Duyên hải miền Trung.

- Nêu được một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát hình 4 – 7 SHS tr.69 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nêu tác động tích cực và tiêu cực của môi trường thiên nhiên đến đời sống và sản xuất của người dân vùng Duyên hải miền Trung.

+ Nêu một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.

- GV tổ chức cho các nhóm làm việc và trình bày kết quả.

- GV lưu ý các nhóm: Với nhiệm vụ 2, mỗi nhóm nêu ra một biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng. Nhóm phát biểu sau không được trùng với ý nhóm phát biểu trước.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tác động tích cực:

Phát triển các ngành kinh tế biển như: đánh bắt và nuôi trồng hải sản; giao thông đường biển, du lịch biển, sản xuất muối,...

Phát triển trồng lúa và cây công nghiệp hàng năm ở đồng bằng ven biển, trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc ở vùng đồi núi phía tây.

Có tiềm năng phát triển thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời.

+ Tác động tiêu cực:

Thường xuyên xảy ra các thiên tai. Mùa mưa có mưa lớn, bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất,... gây thiệt hại về người và tài sản, mùa khô có hiện tượng hạn hán, gây thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Khu vực ven biển có hiện tượng cát bay, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.

+ Một số biện pháp phòng chống thiên tai:

Đẩy mạnh việc trồng và bảo vệ rừng.

Dự báo kịp thời diễn biến của các loại thiên tai.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu bài tập SHS tr.69 và thực hiện nhiệm vụ:

Chọn ý ở cột A sao cho phù hợp với ý ở cột B và ghi kết quả vào vở.

A

B

1. Địa hình

a) Đường bờ biển dài và vùng biển rộng mang lại nhiều giá trị kinh tế.

2. Khí hậu

b) Phía tây là vùng đồi núi; phía đông là dải đồng bằng nhỏ, hẹp, bị chia cắt bởi

3. Sông ngòi

c) Có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã.

4. Biển

d) Có khá nhiều sông ngòi, chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc.

- GV gọi lần lượt HS ghép nối các thành phần tự nhiên 1 – 4 với các đặc điểm tương ứng a – d. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 1 – b, 2 – c, 3 – d, 4 – a.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những thái độ cảm thông, sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ:

Hãy nêu những việc em có thể làm để chia sẻ khó khăn với các bạn ở vùng Duyên hải miền Trung khi có thiên tai xảy ra.

- GV mời 4 – 5 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS và nêu có thể làm để chia sẻ khó khăn với các bạn ở vùng Duyên hải miền Trung khi có thiên tai xảy ra: quyên góp quần áo, đồ ăn, đồ uống; gửi tặng sách vở,....

- GV giáo dục HS có thái độ cảm thông và sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung.

+ Sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.

+ Đọc trước Bài 16 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung (SHS tr.70).

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe thông tin về dãy Trường Sơn.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS chỉ trên lược đồ và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc cặp đôi.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS quan sát trên lược đồ, lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh, video về cồn cát, đầm phá ở vùng Duyên hải miền Trung.

- HS làm việc cặp đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc cặp đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS làm việc nhóm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc cá nhân.

- HS nêu ý kiến.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

7. Giáo án Tin học lớp 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ EM

BÀI 1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH

(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.
  • Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
  • Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp

Năng lực riêng:

  • Nhận dạng, sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

Phẩm chất:

  • Rèn luyện ý thức trách nhiệm, cẩn thận đối với việc sử dụng thiết bị điện.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Chuẩn bị hình ảnh, mô hình hoặc thiết bị làm giáo cụ minh họa trực quan các thiết bị và ứng dụng của máy tính.

Đối với học sinh

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi vào môn tin học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống phần Khởi động – SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: Minh mượn điện thoại của mẹ để dịch một bài hát từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nhưng trên điện thoại của mẹ không có từ điển như trên điện thoại của bố. Tại sao hai chiếc điện thoại trông giống nhau mà khi sử dụng lại khác nhau?

- GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Để giúp bạn Minh tìm hiểu xem tại sao hai chiếc điện thoại giống nhau lại sử dụng khác nhau, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Phần cứng và phần mềm

Hoạt động 1: Phần cứng hay phần mềm?

a. Mục tiêu: HS giới thiệu những thiết bị và ứng dụng quen thuộc với hầu hết HS.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát lại các thiết bị - SGK tr.6 và đặt câu hỏi: Em hãy quan sát những hình ảnh sau và chia chúng thành hai nhóm? Tại sao em chia nhóm như vậy?

- GV gọi 2 – 3 bạn HS trả lời.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong phần Hoạt động đọc SGK tr.6.

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 4 HS), thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm chẵn: Tìm hiểu về phần cứng:

• Đặc điểm của thiết bị phần cứng là gì?

• Hãy kể tên các thiết bị phần cứng máy tính mà em biết.

• Các bộ phận nào trên điện thoại thông minh là phần cứng?

+ Nhóm lẻ: Tìm hiểu về phần mềm.

• Đặc điểm của phần mềm máy tính là gì?

• Hãy kể tên các phần mềm máy tính mà em biết.

• Các bộ phận nào trên điện thoại thông minh là phần mềm? Có thể bổ sung hoặc xóa bớt phần mềm trên điện thoại không?

- GV gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày nội dung của nhóm mình.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức ở mục Hộp kiến thức: Máy tính gồm phần cứng và phần mềm.

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng?”

- GV chia lớp thành 2 nhóm và nêu luật chơi: GV phát cho 2 nhóm một tờ danh sách có tên các thiết bị phần cứng và phần mềm. Mỗi khi một nhóm nêu tên một thiết bị hay một ứng dụng thì nhóm còn lại phải nói ngay đó là phần cứng hay phần mềm. Lưu ý không lặp lại tên phần cứng, phần mềm đã nêu trước đó. Hai nhóm chơi lần lượt từng bạn.

- GV tiếp tục yêu cầu HS đọc Câu hỏi – SGK tr.6, thảo luận và trả lời:

1. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trò chơi trên máy tính là phần mềm.

B. Thân máy của máy tính là phần cứng.

C. Chương trình luyện tập gõ bàn phím là phần cứng.

D. Ứng dụng xem video trên máy tính là phần mềm.

2. Hãy kể tên hai phần mềm mà em đã sử dụng.

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét và đánh giá.

2. Mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm

Hoạt động 2: Ống kính điện thoại và phần mềm chụp ảnh

a. Mục tiêu: Nêu sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 – SGK tr.7, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát Hình 1 và trả lời các câu hỏi sau:

1. Ghép mỗi mục ở cột A với một mục ở cột B cho phù hợp.

A

B

1) Ống kính điện thoại

a) Phần mềm

2) Ứng dụng chụp ảnh

b) Phần cứng

2. Nếu thiếu ống kính hoặc ứng dụng chụp ảnh thì chiếc điện thoại có dùng để chụp ảnh được không? Tại sao?

- GV gọi 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong phần Hoạt động đọc SGK tr.7.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Từ ví dụ ở Hoạt động 2, em hãy nêu vai trò của phần mềm đối với phần cứng là gì? Không có phần cứng thì phần mềm có hoạt động được không? Tại sao?

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu cần).

- Từ ví dụ trên, GV rút ra mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm và chốt lại kiến thức ở mục Hộp kiến thức:

+ Phần mềm được lưu trữ trong phần cứng và điều khiển hoạt động của phần cứng.

+ Máy tính cần phải có cả phần cứng và phần mềm để làm việc.

- GV lưu ý: Phần cứng không chỉ giúp máy tính quan sát và tác động vào thế giới thực mà còn cần thiết để lưu trữ phần mềm như sự hiểu biết được chứa trong bộ não.

- GV tiếp tục yêu cầu HS đọc Câu hỏi – SGK tr.7 và trả lời: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phần cứng có thể làm việc độc lập, không cần đến phần mềm.

B. Phần cứng có thể làm mọi việc, không cần đến phần cứng.

C. Cả phần cứng và phần mềm đều cần thiết để máy tính hoạt động.

- GV mời đại diện 1 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét và đánh giá.

3. Sử dụng máy tính đúng cách

Hoạt động 3: An toàn cho máy tính

a. Mục tiêu:

- HS biết sử dụng máy tính đúng cách, đảm bảo an toàn cho phần cứng và phần mềm.

- HS có ý thức, trách nhiệm và cẩn thận khi sử dụng máy tính.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 – SGK tr.8 và trả lời câu hỏi:

1. Chuyện gì sẽ xảy ra với máy tính của Minh và máy tính của An?

2. Em hãy nhắc lại những điều đã học ở lớp 3 về việc nên và không nên làm khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn về điện.

- GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và bổ sung (nếu thiếu).

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong phần Hoạt động đọc SGK tr.8.

- GV yêu cầu HS đọc mục 3 – SGK tr.8 và trả lời câu hỏi: Bảo đảm an toàn về điện khi sử dụng máy tính để làm gì? Em hãy nêu một số quy tắc khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn cho phần cứng và phần mềm?

- GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV lấy thêm một số ví dụ cụ thể về thao tác không đúng gây ra lỗi cho máy tính.

+ Để đồ ăn, đồ uống gần máy tính.

+ Chạm vào phần kim loại của máy tính.

+ Nối máy tính với máy in khi đang bật nguồn điện.

+ Thao tác tùy tiện, không đọc kĩ hướng dẫn khi sử dụng thiết bị.

+ Lau máy tính bằng khăn ướt khi đang bật nguồn điện.

+ Dùng tay ướt để cắm nguồn điện máy tính.

- GV chốt lại kiến thức ở mục Hộp kiến thức: Việc sử dụng máy tính không đúng cách có thể gây ra lỗi, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nó.

- GV tiếp tục yêu cầu HS đọc Câu hỏi – SGK tr.9 và trả lời:

Chọn hành động sử dụng máy tính đúng cách:

A. Sử dụng dao cạo sạch những vết bẩn trên màn hình máy tính.

B. Nháy chuột vào nút Start, chọn nút Power rồi chọn lệnh Shutdown để tắt máy tính.

C. Sử dụng khăn ướt để vệ sinh máy tính.

D. Cài đặt và sử dụng bất kì trò chơi nào mà mình thích lên máy tính

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét và đánh giá.

- GV nhắc nhở HS luôn thực hiện đúng quy tắc, hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn cho phần cứng, phần mềm máy tính và sử dụng được bền lâu.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.

b. Cách thức thực hiện:

Bài tập 1 .

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra đâu là phần cứng, đâu là phần mềm trong các phương án sau?

a) Màn hình máy tính xách tay.

b) Ổ đĩa cứng nằm trong thân máy.

c) Máy in

d) Ứng dụng luyện gõ bàn phím.

- GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời

- GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án.

Bài tập 2 .

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đúng:

Câu 1: Việc nào sau đây là sử dụng máy tính đúng cách?

A. Đặt máy tính ở nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ.

B. Để cặp sách hoặc các đồ vật khác lên trên bàn phím.

C. Sử dụng bút bi để viết lên bề mặt màn hình điện thoại thông minh.

D. Truy cập tùy tiện vào bất kì trang thông tin nào trên Internet.

Câu 2: Đặc điểm của phần cứng máy tính là:

A. Không thể nhìn thấy.

B. Có thể nhận ra qua hình dạng của chúng.

C. Có thể xóa bớt mà không ảnh hưởng gì đến máy tính.

D. Tự hoạt động mà không cần phần mềm

Câu 3: Trình duyệt web Microsoft Edge là gì?

A. Thiết bị ra.

B. Thiết bị vào.

C. Phần cứng.

D. Phần mềm

Câu 4: Mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm của máy tính là gì?

A. Là hai phần hoạt động độc lập.

B. Phần cứng cần phần mềm để hoạt động; phần mềm có thể hoạt động độc lập.

C. Phần mềm cần phần cứng để hoạt động; phần cứng có thể hoạt động độc lập.

D. Phần cứng và phần mềm đều phụ thuộc lẫn nhau để làm cho máy tính hoạt động.

Câu 5: Đâu là thao tác không đúng khi sử dụng máy tính?

A. Sử dụng khăn khô hoặc chổi nhỏ để vệ sinh bàn phím.

B. Gõ bàn phím nhẹ nhàng, dứt khoát.

C. Truy cập vào liên kết từ người lạ.

D. Để máy tính ở nơi khô ráo, thoáng mát.

- GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời

- GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức để liên hệ vào cuộc sống thực tiễn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Hãy kể một số phần cứng hỗ trợ việc học trực tuyến.

Câu 2: Hãy kể tên một số phần mềm giúp em học trực tuyến.

- GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời, các bạn khác bổ sung.

- GV nhận xét và đánh giá

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học ở Bài 1.

+ Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Gõ bàn phím đúng cách.

- HS trả lời: Hai chiếc điện thoại trông giống nhau nhưng khi sử dụng lại khác nhau vì mục đích sử dụng của bố và mẹ là khác nhau.

- HS khác bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời:

+ Phần cứng: bàn phím, chuột, màn hình, thân máy.

+ Phần mềm: trò chơi, phần mềm trình chiếu.

+ Lý do: những thiết bị ở hàng đầu có thể quan sát và nhận dạng được, còn trò chơi và phần mềm trình chiếu là những ứng dụng ko thể quan sát được.

- HS khác bổ sung.

- HS đọc to và rõ ràng.

- HS thảo luận nhóm và trả lời:

+ Phần cứng:

• Đặc điểm: có thể nhận ra hình dạng

• Kể tên: chuột, bàn phím, màn hình, ổ đĩa, máy in, loa, thân máy,…

• Phần cứng trên điện thoại thông minh: màn hình, ống kính, loa,…

+ Phần mềm:

• Đặc điểm: không thể nhìn thấy, chỉ thấy kết quả hoạt động thông qua phần cứng.

• Kể tên: trò chơi, phần mềm trình chiếu, phần mềm soạn thảo,…

• Phần mềm trên điện thoại thông minh: từ điển, đồng hồ, trò chơi,…

• Có thể bổ sung hoặc xóa bớt phần mềm trên điện thoại.

- HS đọc và ghi nhớ.

- HS tham gia trò chơi.

- HS trả lời:

1. C.

2. Hai phần mềm em đã sử dụng là phần mềm nghe nhạc, xem phim, vẽ hình, chụp ảnh, trò chơi,…

- HS khác bổ sung.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi:

1. Ghép: 1b – 2a.

2.

+ Nếu thiếu ống kính thì chiếc điện thoại không chụp ảnh được vì không có thiết bị nhận dạng hình ảnh,

+ Nếu thiếu ứng dụng chụp ảnh thì chiếc điện thoại cũng không chụp ảnh được vì không có ứng dụng điều khiển thu nhận hình ảnh.

- HS khác bổ sung (nếu có)

- HS đọc to. Các bạn khác lắng nghe.

- HS trả lời:

+ Vai trò: điều khiển phần cứng làm việc.

+ Nếu không có phần cứng thì phần mềm không hoạt động được vì phần mềm được lưu trữ trong phần cứng. Không có phần cứng thì không có môi trường để phần mềm hoạt động.

- HS đọc và ghi nhớ.

- HS lưu ý.

- HS trả lời: Đáp án C.

- HS sửa lại (nếu sai).

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS quan sát Hình 2 và trả lời:

a. Cốc nước bị đổ làm ướt bàn phím máy tính của Minh → bàn phím không hoạt động được, thậm chí còn dẫn đến chập cháy điện.

b. An nhấn giữ công tắc làm máy tính tắt đột ngột → mất dữ liệu, lỗi phần cứng hoặc phần mềm.

2. Việc nên và không nên làm khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn về điện: (đính kèm ở cuối mục).

- HS lắng nghe.

- HS đọc to, rõ ràng. Các bạn khác lắng nghe.

- HS trả lời:

+ Bảo đảm an toàn về điện để:

• Giữ an toàn cho bản thân.

• Bảo vệ phần cứng và phần mềm máy tính.

+ Một số quy tắc khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn cho phần cứng và phần mềm:

• Thao tác cẩn thận, nhẹ tay và thực hiện quy tắc an toàn về điện như em đã học ở lớp 3.

• Cần phải tắt máy tính đúng cách để không gây ra hỏng cho cả phần cứng và phần mềm.

• Không sử dụng tùy tiện Internet hoặc phần mềm chưa được phép để tránh nguy cơ bị nhiễm virus.

- HS ghi nhớ và ghi bài.

- HS ghi nhớ,

- HS đọc câu hỏi và trả lời:

+ Đáp án B: Đúng.

+ Đáp án A: sai vì gây mất an toàn cho phần cứng.

+ Đáp án C: sai vì gây mất an toàn cho con người, có thể bị điện giật.

+ Đáp án D: sai vì gây mất an toàn cho phần mềm, có thể bị nhiễm virus cho máy tính.

- HS khác lắng nghe, bổ sung và sửa lỗi (nếu sai).

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu và trả lời câu hỏi:

+ Phần cứng: a, b, c

+ Phần mềm: d.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận và đưa ra đáp án đúng:

Câu 1: A.

Câu 2: B.

Câu 3: D

Câu 4: D

Câu 5: C

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Một số phần cứng hỗ trợ việc học trực tuyến:

+ Điện thoại thông minh:

+ Máy tính xách tay.

+ Loa:

+ Micro:

+ Tai nghe:

+ Webcam.

Câu 2: Một số phần mềm giúp em học trực tuyến:

+ Zoom

+ Microsoft Team

+ Google Meet:

- HS khác bổ sung.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Câu 2 – Mục 3. Sử dụng máy tính đúng cách – SGK tr.8: Việc nên và không nên làm khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn về điện

NÊN

KHÔNG NÊN

1. Hỏi người lớn khi muốn bật hoặc tắt máy tính.

1. Tự cắm hoặc rút các dây kết nối với máy tính, dây kết nối với ổ điện.

2. Thông báo cho người lớn khi các dây kết nối ngắt khỏi máy tính hay phát hiện dây điện, ổ cắm lỏng.

2. Dùng tay hoặc các vật sắc nhọn (dao, kéo, tô vít, chìa khóa, bút,…) cắm vào nguồn điện hoặc các bộ phận của máy tính.

3. Dùng khăn mềm hoặc chổi phủi bụi để vệ sinh máy tính.

3. Dùng khăn ướt để lau máy tính.

4. Giữ máy tính và khu vực xung quanh luôn sạch sẽ.

4. Ăn uống quanh khu vực để máy tính.

5. Sạc đầy pin điện thoại thông minh, máy tính bảng,… trước khi sử dụng.

5. Vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng,…

8. Giáo án Công nghệ lớp 4 Kết nối tri thức

BÀI 1: LỢI ÍCH CỦA HOA, CÂY CẢNH VỚI ĐỜI SỐNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.
  • Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

  • Chia sẻ được cảm xúc của bản thân khi tặng hoa, cây cảnh cho người thân hoặc được người thân tặng hoa, cây cảnh.Đề xuất được ý tưởng dùng hoa, cây cảnh để trang trí trong căn phòng, ngôi nhà.
  • Đề xuất được ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học của em.

2.2. Năng lực riêng:

  • Nêu được lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống.

3. Phẩm chất

  • Yêu thích hoa, cây cảnh.
  • Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc bảo vệ hoa, cây cảnh.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

2.1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
  • Các tranh giáo khoa liên quan đến nội dung Lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống có trong danh mục thiết bị tối thiểu.
  • Hình ảnh, video giới thiệu về lợi ích của hoa, cây cảnh đối vời đời sống.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2.2. Đối với học sinh

  • Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống. Đồng thời, tạo cho HS tâm thế sẵn sàng, hứng thú tìm hiểu nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hoa, cây cảnh có thể làm thuốc chữa bệnh được không?

+ Người ta đã sản xuất ra nước hoa thế nào?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hoa, cây cảnh ngoài vai trò để trang trí, làm đẹp còn có thể chữa bệnh, sản xuất nước hoa,....

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Lợi ích của hoa, cây cảnh với đời sống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hoa, cây cảnh được con người sử dụng để trang trí hầu hết các không gian sống, mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc, hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với thiên nhiên.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 1 SHS tr.6 và trả lời câu hỏi: Quan sát hình 1, hãy cho biết hoa, cây cảnh được dùng để trang trí ở những nơi nào bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý dưới đây:

- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến khác (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c.

- GV kết luận: Hoa cây cảnh được dùng để trang trí ở trường học, công viên, đường phố, văn phòng,...

- GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh.

Hoa trang trí trong đám cưới

Cây cảnh trang trí trong phòng khách gia đình

Hoạt động luyện tập

- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế:

+ Chia sẻ với bạn bè về những nơi được trang trí bằng hoa, cây cảnh mà em biết.

+ Chia sẻ trải nghiệm, cảm nghĩ của bản thân về các không gian đó.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Hoạt động sáng tạo

- GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ ý tưởng trang trí hoa, cây cảnh trong căn phòng, ngôi nhà, lớp học,...

- GV quan sát, lựa chọn nhóm có ý tưởng sáng tạo hay và chia sẻ cho cả lớp.

* GV rút ra kết luận chung:

- Hoa, cây cảnh được dùng để trang trí nhà ở, trường học, nơi làm việc, khu vui chơi, đường phố,...

- Hoa, cây cảnh mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc, hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với thiên nhiên.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò làm sạch không khí của hoa, cây cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí, đồng thời nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí. HS có thể lựa chọn cây trồng phù hợp cho mục đích làm sạch không khí.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2 SHS tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: Em hãy sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các loài hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong hình 2.

- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: a – cây nha đam, b – cây lan ý, c – cây ngọc ngân, d – cây vạn niên thanh, e – cây lưỡi hổ, g – cây phát lộc.

- GV cung cấp thêm cho HS hình ảnh một số loài cây quen thuộc ở địa phương có khả năng làm sạch không khí.

Cây cọ lá tre

Cây lan chi

Hoạt động luyện tập

- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế: Kể thêm một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí đang được trồng ở gia đình, nhà trường, địa phương.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động sáng tạo

- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Đề xuất ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học của em.

+ GV mở rộng kiến thức về nguyên nhân tồn tại các chất độc hại trong không khí: chất thải từ các thiết bị điện, nấu ăn, chất thải nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động của nhà máy,...

+ GV lưu ý HS: Giải thích lí do lựa chọn loại hoa, cây cảnh.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh ý tưởng cho các nhóm.

- GV nêu tên một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học: lan ý, cây xanh, cúc đồng tiền,...

* GV rút ra kết luận chung: Nhiều loại hoa, cây cảnh có khả năng một số loại khí có mùi hôi và khí độc, mang lại cho chúng ta bầu không khí trong lành, tươi mát.

Hoạt động 3: Cung cấp Oxygen cho con người của hoa, cây cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được ý nghĩa về tinh thần, hoa và cây cảnh còn có vai trò vô cùng quan trọng là cung cấp oxygen cho con người. Giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người, giáo dục cho HS trách nhiệm trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 3 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi:

+ Quan sát hình 3 và tìm cụm từ thích hợp thay cho các số trong các câu:

Hoạt động của hoa, cây cảnh đã lấy khí (1) từ không khí và tạo ra khí (2).

Hoạt động hô hấp (hít thở) của con người đã lấy khí (3) từ không khí và thải ra khí (4).

+ Hình 3 thể hiện vai trò gì của hoa, cây cảnh với con người?

+ GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Nếu không có hoa, cây cảnh thì con người sẽ lấy oxygen ở đâu để thở?

- GV mời đại đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khi cây quang hợp, sẽ lấy khí carbon dioxide (C02) từ không khí và tạo ra khí oxygen cung cấp cho hoạt động hô hấp của con người và động vật.

Hoạt động mở rộng

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin phần mở rộng SHS tr.9 để hiểu rõ về vai trò cung cấp oxygen của cây cho con người.

- GV giáo dục HS có ý thức bảo vệ hoa, cây cảnh nói riêng và cây xanh nói chung.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò thể hiện tình cảm của hoa, cây cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc tặng hoa, cây cảnh trong các dịp lễ tết.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 4 SHS tr.10 và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình 4 và cho biết hoa, cây cảnh được sử dụng để thể hiện tình cảm trong những dịp lễ nào?

- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hoa, cây cảnh được sử dụng để thể hiện tình cảm vào dịp chúc mừng sinh nhật, chúc mừng khai trương, kỉ niệm các ngày lễ,....

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về việc sử dụng hoa, cây cảnh trong dịp lễ tết:

Hoạt động luyện tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ: Hãy chia sẻ với các bạn về một kỉ niệm mà em đã tặng hoa cho người thân, bạn bè hoặc em được người thân, bạn bè tặng hoa.

- GV khuyến khích HS xung phong chia sẻ kỉ niệm của bạn thân. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tặng hoa trong các dịp lễ thể hiện sự chúc mừng hoặc bày tỏ tình cảm đối với người được tặng

Hoạt động mở rộng

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục mở rộng SHS tr.10 để tìm hiểu về một số vai trò khác của hoa và cây cảnh.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.

+ GV chia HS thành 2 đội (4 – 6 HS/đội).

+ GV mời đại diện các đội lần lượt liệt kê các vai trò của hoa, cây cảnh trong đời sống.

+ Câu trả lời của 2 đội không được trùng lặp nhau. Đội nào có nhiều hơn câu trả lời đúng, đội đó là người chiến thắng.

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV kết luận:

+ Một số loài hoa, cây cảnh có thể làm thuốc chữa bệnh, làm nước hoa,...

+ Hoạt động trồng và chăm sóc hoa giúp con người rèn luyện sức khỏe, yêu thiên nhiên, mang lại niềm vui trong cuộc sống và lợi ích kinh tế. Chúng ta cần yêu quý, trồng, chăm sóc, bảo vệ hoa, cây cảnh.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Lợi ích của hoa, cây cảnh với đời sống.

+ Trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh tại nhà, địa phương nơi em ở.

+ Đọc trước Bài 2 – Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến (SHS tr.11).

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS thảo luận nhóm.

- HS lắng nghe ý tưởng của các nhóm.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi, liên hệ thực tế.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS đề xuất ý tưởng trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc thầm.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS làm việc cặp đôi.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc bài.

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng n

9. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: TỰ LỰC THỰC HIỆN

TUẦN 13 – HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

CHỦ ĐỘNG LẬP KẾ HOẠCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • HS nắm được các bước xây dựng kế hoạch thông qua việc lập kế hoạch giới thiệu cuốn sách yêu thích: xác định mục tiêu, nội dung hoạt động; phân công nhiệm vụ cụ thể, thống nhất hình thức thể hiện.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

2.2. Năng lực riêng:

  • Nắm được các bước xây dựng kế hoạch thông qua việc lập kế hoạch giới thiệu cuốn sách yêu thích.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm, chăm chỉ, chủ động xây dựng kế hoạch .

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

2.1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Lớp học, bàn ghế kê thành dãy hoặc theo nhóm khi cần thiết.
  • Sách, giấy A3 cho mỗi nhóm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2.2. Đối với học sinh

  • SHS Hoạt động trải nghiệm 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi cho HS nhớ lại những cuốn sách yêu thích mình từng đọc.

b. Cách tiến hành:

- GV tung bóng để HS nói nhanh tên của một cuốn sách hoặc tên nhân vật trong sách mà HS yêu thích.

- GV đề nghị những HS cùng yêu thích một cuốn sách hoặc một nhân vật chung, ghép nhóm với nhau, cùng hô tên sách, tên nhân vật và nói: Hãy về với đội chúng tôi.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mỗi cuốn sách đều có những nét thú vị riêng. Chúng mình sẽ cùng nhau tham gia hoạt động giới thiệu sách của nhà trường để chia sẻ với các bạn thêm nhiều cuốn sách hay nhé.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tuần 13 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Chủ động lập kế hoạch.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trao đổi về hoạt động giới thiệu sách trong nhà trường

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được các thông tin liên quan đến hoạt động – chủ trương của nhà trường: mục tiêu, mục đích hoạt động, nhiệm vụ của lớp, của nhóm; hình thức thực hiện và công việc của mỗi nhóm hoặc tổ.

b. Cách tiến hành:

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm.

- GV mời HS cùng thảo luận theo nhóm:

+ Xác định mục đích của hoạt động: Vì sao nhà trường lại tổ chức hoạt động giới thiệu sách? Mong muốn của các thầy cô khi tổ chức hoạt động là gì? Khi thực hiện việc giới thiệu sách, mỗi HS sẽ có thêm kiến thức, kĩ năng gì?

+ Lựa chọn một hình thức để giới thiệu sách: Kể chuyện theo sách; làm bản trình chiếu giới thiệu sách và thuyết minh; diễn kịch theo nội dung sách; đọc đoạn trích ngắn và đặt câu hỏi gợi mở; đưa ra một thử thách hoặc một trò chơi lấy ý tưởng từ sách;...

+ Liệt kê những công việc cụ thể cần làm với mỗi hình thức để tổ chức hoạt động giới thiệu sách.

- GV mời từng nhóm chia sẻ trước lớp nội dung thảo luận. HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Dựa vào nội dung của mỗi cuốn sách, HS có thể lựa chọn hình thức giới thiệu phù hợp, tạo sự tò mò cho các bạn còn chưa hứng thú đọc sách.

Hoạt động 2: Mở rộng và tổng kết chủ đề (Lập kế hoạch giới thiệu sách của nhóm)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lên kế hoạch giới thiệu cuốn sách mà nhóm đã lựa chọn để tham gia hoạt động giới thiệu sách trong nhà trường.

b. Cách tiến hành:

- GV mời HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về cuốn sách mình yêu thích để cả nhóm bình bầu, lựa chọn cuốn sách chung mà nhóm sẽ giới thiệu.

- GV mời các nhóm thảo luận để lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia hoạt động giới thiệu sách.

- GV hướng dẫn HS ghi rõ:

+ Mục đích của hoạt động giới thiệu sách.

+ Nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện.

+ Hình thức giới thiệu sách mà nhóm đã lựa chọn.

+ Liệt kê và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.

- GV gợi ý cho HS các xây dựng kế hoạch: Lập bảng kế hoạch như hướng dẫn SHS tr.35, vẽ sơ đồ tư duy, bẽ bảng nhiệm vụ theo hình đoàn tàu,....

- GV mời các nhóm chia sẻ kế hoạch giới thiệu sách của nhóm. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

- GV kết luận: Từng cá nhân thực hiện công việc được phân công theo bảng kế hoạch.

C. HOẠT ĐỘNG SAU GIỜ HỌC - CAM KẾT HÀNH ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện hoạt động tại nhà.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS thực hiện công việc mình đã nhận với nhóm.

- GV phát cho HS một vòng tay nhắc việc và đề nghị HS ghi lên đó nhiệm vụ: Chuẩn bị một cuốn sách em yêu thích để mang tới trong tiết Sinh hoạt lớp.

- HS trả lời.

- HS nói theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia sẻ trong nhóm.

- HS làm việc nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ kế hoạch trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

10. Giáo án Tiếng Anh lớp 4 kết nối tri thức

UNIT 1: MY FRIENDS
Lesson 1 – Period 1

I. OBJECTIVES

By the end of the lesson, pupils will be able to:

Language knowledge & skills

- understand and correctly repeat the sentences in two communicative contexts (pictures) in which pupils ask and answer questions about where someone is from;

- correctly say the words and use Where are you from? I’m from _____. to ask and answer questions about where someone is from;

- enhance the correct use of Where are you from? – _____. to ask and answer questions about where someone is from in a freer context.

Competences

- Communication and collaboration: work in pairs and groups to complete the learning tasks

- Self-control & independent learning: perform listening tasks

Attributes

- Show pride in where they come from and great respect for where someone comes from by using appropriate gestures and intonation when asking and answering about nationality.

II. RESOURCES AND MATERIALS

- Student’s book: Page 10

- Audio tracks 6, 7

- Teacher’s guide: Pages 17, 18, 19

- Website hoclieu.vn

- Flash cards/ pictures and posters (Unit 1)

- Computer, projector, …

III. PROCEDURE

Warm-up and review – Look, listen and repeat – Listen, point and say – Let’s talk – Fun corner and wrap-up

Procedure

Teacher’s and pupils’ activities

Interaction

Note

Warm-up and review: 5 minutes

Greet the class.

Option 1:

- Spend a few minutes revising the previous lesson by having pupils sing the song on page 7 and clap hands or do actions.

Option 2:

- Elicit that there are many countries around the world.

- Ask pupils to name as many countries as they know.

Whole class/ Individual work


Whole class/
Individual
work

EXPLORATION

Activity 1. Look, listen and repeat. 5 minutes

a. Goal

To understand and correctly repeat the sentences in two communicative contexts (pictures) in which pupils ask and answer questions about where someone is from.

b. Input

– Context a :

Minh: Hello. I’m Minh. I’m from Viet Nam. Where are you from?

Mary: Hello, Minh. I’m Mary. I’m from America.

– Context b :

Lucy: Hi. I’m Lucy. I’m from Britain. Where are you from?

Ben: Hi, Lucy. I’m Ben. I’m from Australia.

c. Outcome

Pupils can understand and correctly repeat the sentences in two communicative contexts (pictures) in which pupils ask and answer questions about where someone is from.

d. Procedure

Step 1: Ask pupils to look at Picture a and identify the characters. Ask Who is he / she?, Where is he / she?

Step 2: Draw pupils’ attention to the question Where are you from? and the answer I’m from America . Explain that they are used to ask and answer questions about where someone is from.

Step 3: Play the recording and encourage pupils to point at the characters while listening.

Step 4: Play the recording again, sentence by sentence, for pupils to listen, point to the sentences and repeat. Correct their pronunciation where necessary.

Step 5: Repeat Steps 1 to 4 for Picture b.

Extension: Invite a few pairs of pupils to act out the conversations in front of the class.

Whole class/

Individual work








Pair work

e. Assessment

- Performance products: Student’s answers

- Assessment tools: Observation; Questions & Answers

KNOWLEDGE CONSTRUCTION

Activity 2. Listen, point and say. 10 minutes

a. Goal

To correctly say the words and use Where are you from? I’m from _____. to ask and answer questions about where someone is from.

b. Input

– Picture cues:

a. Lucy holding the British flag b. Linh holding the Vietnamese flag

c. Mary holding the American flag d. Ben holding the Australian flag

– Speech bubbles: Where are you from? – I’m from _____.

Audio script:

a. Britain b. Viet Nam c. America d. Australia

a. A: Where are you from?

B: I’m from Britain.

b. A: Where are you from?

B: I’m from Viet Nam.

c. A: Where are you from?

B: I’m from America.

d. A: Where are you from?

B: I’m from Australia.

c. Outcome

Pupils can correctly say the words and use Where are you from? – I’m from _____. to ask and answer questions about where someone is from.

d. Procedure

Step 1 : Ask pupils to look at Pictures a, b, c, and d and identify the characters, the flags and the names of the countries.

Step 2: Play the recording for pupils to listen to and repeat the words under the pictures in chorus and individually until they feel confident.

Step 3: Draw pupils’ attention to the speech bubbles and elicit the missing words by pointing at Picture a. Play the recording for pupils to repeat the sentences in both bubbles a few times.
Step 4: Repeat Step 3 with Pictures b, c, and d. Then have pupils practise asking and answering questions in pairs. Go around the classroom to offer help if necessary.

Step 5: Invite a few pairs to point at the pictures and ask and answer questions about where someone is from.

Whole class/ Individual work






Pair work

e. Assessment

- Performance products: Student's talks and interaction

- Assessment tools: Observation; Answer keys

11. Giáo án Âm nhạc lớp 4 kết nối tri thức

12. Giáo án Thể dục lớp 4 Kết nối tri thức

Ngoài Giáo án lớp 4 Kết nối tri thức các môn, các bạn có thể tham khảo thêm toàn bộ soạn giải bài tập Kết nối tri thức lớp 4 các môn như:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 4

    Xem thêm