Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 5 cả năm
Soạn bài Hoạt động ngoài giờ lớp 5 trọn bộ
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 5 trọn bộ cả năm được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải gồm nhiều chủ điểm thú vị và cách tổ chức hoạt động ngoài giờ cho trẻ. Đây là tài liệu hữu ích dành cho quý thầy cô giáo soạn bài chuẩn bị bài giảng trên lớp cho các em học sinh.
THÁNG 9:
Tiết 1: BẦU HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN LỚP
I. Mục tiêu:
- Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ hội đồng tự quản trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
- Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
II. Phương tiện dạy học:
- Bảng báo cáo tổng kết năm học cũ
- Bảng phương hướng hoạt động năm học cũ
III. Tiến trình:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau một năm học
2. Bầu ban tự quản của lớp
| * Báo cáo của cán bộ lớp tổng kết hoạt động trong năm qua và phương hướng hoạt động năm lớp 5
|
IV. Nhận xét:
Nhận xét cách làm việc của các em
Tiết 2: NỘI QUI NHÀ TRƯỜNG VÀ NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 5
I. Mục tiêu:
- Hiểu được nội qui của nhà trường và nhiệm vụ của học sinh lớp 5
- Thực hiện nghiêm túc nội qui của nhà trường và nhiệm vụ của người HS.
- Có ý thức thực hiện tốt nội qui của nhà trường và nhiệm vụ của hs lớp 5
II. Phương tiện dạy học:
Bảng nội qui của trường
III. Tiến trình:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Nội qui của nhà trường: GV nêu 1 số nội quy của nhà trường 2. Nhiệm vụ của học sinh lớp 5:
| HS thảo luận về nội qui của nhà trường và ý nghĩa HS dựa vào nhiệm vụ của học sinh lớp 2 để thảo luận nội quy của lớp Thống nhất đi đến nội quy của lớp.Viết và dán vào bảng nội quy lớp học Nhắc lại nội quy Lớp hát tập thể |
IV. Nhận xét:
- Nhắc thực hiện đúng nội quy
- Nhận xét cách làm việc của các em
Tiết 3: LỄ KHAI GIẢNG
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng.
- Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng, tự hào trong ngày khai giảng.
- HS biết yêu trường, yêu lớp.
II. Tài liệu, phương tiện:
- Đĩa nhạc hát quốc ca.
- Quốc kì, tượng Bác, khẩu hiệu
- Âm thanh
III. Tiến trình:
Thầy Long làm Ban tổ chức buổi lễ khai giảng:
1. Các em HS lớp 5 cầm cờ và hoa đón các em HS lớp 1 vào chỗ ngồi ở trung tâm của buổi lễ trong sự chào đón nồng nhiệt của HS, GV toàn trường, các phụ huynh và các đại biểu.
2. Chào cờ
3. Đại diện Ban tổ chức tuyên bố lý do,giới thiệu đại biểu
4. Hiệu trưởng lên tuyên bố khai giảng năm học mới và đánh hồi trống khai giảng năm học.
5. Đại diện chính quyền đọc thư của chủ tịch nước gửi GV và HS nhân dịp năm học mới.
6. Đại diện GV lên đọc quyết tâm thư.
7. Công đoàn trường lên phát động phong trào thi đua năm học 2014-2015 và kí cam kết thi đua.
8. Bế mạc lễ khai giảng.
IV. Nhận xét:
- Rút kinh nghiệm về công tác chuẩn bị cũng như tổ chức buổi lễ
- Tìm hiểu về luật giao thông qua tài liệu được phát
Tiết 4: HỌC TẬP VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
- Biết được sự cần thiết phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
- Biết cách đi đường đúng luật, tuyên truyền mọi người cùng nhau thực hiện tốt an toàn giao thông.
- HS kí cam kết về thực hiện an toàn giao thông.
II. Tài liệu, phương tiện:
- GV chuẩn bị tài liệu hướng dẫn luật giao thông, một số biển báo giao thông thường gặp.
III. Tiến trình:
Hoạt động GV | Hoạt động HS |
1. Tuyên bố lí do: GV giới thiệu chương trình hoạt động tiết hôm nay. 2. Tiến hành hoạt động: - GVCN cho học sinh học tập về một số diều cơ bản khi các em tham gia giao thông - Cho học sinh cùng nhau thảo luận đi học an toàn. - Tổ chức cho học sinh kí cam kết về thực hiện an toàn giao thông. - GV cho sinh hoạt văn nghệ 3. Kết thúc hoạt động: - Động viên các em HS về nhà tích cực hơn nữa trong việc thực hiện tốt an toàn giao thông. - Nhận xét ưu và khuyết điểm trong buổi hoạt động. | - Tìm hiểu về luật đường bộ qua tài liệu như: đi đúng phần đường dành cho người đi bộ, không nên đi hàng 2, 3 trên đường rất nguy hiểm…. - Lần lược các cá nhân HS lên kí vào bảng cam kết. - HS thi hát, kết hợp trò chơi thi đua với nhau giữa các tổ. |
IV. Nhận xét:
- Nhận xét cách làm việc của các em
- Chuẩn bị cỗ trung thu
Tiết 5: BÀY CỖ TRUNG THU
I. Mục tiêu:
- HS hiểu ý nghĩa của tết trung thu.
- HS biết cùng các bạn bày mâm cỗ trung thu
- Tạo niềm vui và không khí hào hứng, rộn rã cho HS ngày hội.
II. Quy mô hoạt động:
- Theo quy mô lớp.
III. Tài liệu và phương tiện:
- Một số loại hoa quả, bánh kẹo để bày cỗ.
- Giấy màu kính, keo dán, nến, tăm tre.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động GV | Hoạt động HS |
1, GV phổ biến mục đích, yêu cầu hoạt động cho HS trước một tuần để HS chuẩn bị. - Công bố danh sách ban tổ chức, ban giám khảo. - Giải thưởng cho tổ khéo tay nhất sẽ là một chiếc bánh trung thu. 2, Hoạt động: - GV thông qua bảng thang điểm chấm bày cỗ và làm đèn. - Gv tổ chức HS thi bày mâm cỗ và làm lồng đèn giấy xếp 3, Đánh giá: - Sau khi các tổ trưng bày sản phẩm kết thúc, thư kí tổng hợp vào tờ ghi điểm. - Ban giám khảo hội ý để quyết định chọn các giải thưởng. - Trong khi chờ quyết định BGK, Ban tổ chức mời các HS tham quan mâm cỗ và thắp đèn lồng các đội. 4, Trao giải thưởng: - Ban giám khảo tuyên bố tổ khéo tay. - Ban tổ chức trao giải. - Cả lớp cùng nhau phá cỗ trung thu. | - HS lắng nghe để chuẩn bị vật liệu,dụng cụ bày cỗ và làm đèn. - HS lắng nghe. - HS các tổ thực hiện làm theo sự điều khiển của các tố trưởng. - HS trưng bày sản phẩm,chờ kết quả. - HS tham quan sản phẩm trưng bày. - Đại diện tổ nhận thưởng, lớp tuyên dương. - Cả lớp liên hoan cùng nhau |
IV. Nhận xét:
- Nhận xét cách làm việc của các em
- Chuẩn bị giấy vụn để nộp
THÁNG 10:
Tiết 1: EM LÀM CÔNG TÁC TRẦN QUỐC TOẢN
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của “phong trào Trần Quốc Toản”
- Có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức, tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể mang tính xá hội do chi đội và liên đội nhà trường tổ chức phát động.
- Giáo dục các em lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ, ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội.
II. Tài liệu, phương tiện:
- Các hình ảnh, tư liệu về các hoạt động của thiếu nhi trong cả nước qua việc thực hiện phong trào Trần Quốc Toản từ khi ra đời (Tháng 2-1948) đến nay.
- Hình ảnh hoạt động và những kết quả đạt được của chi đội và liên đội nhà trường, của cá nhân HS trong thực hiện phong trào Trần Quốc Toản.
- Âm thanh, loa đài...
III. Tiến trình:
Hoạt động GV | Hoạt động HS |
1. Khởi động: - Ban văn nghệ lớp hát bài hát tập thể 2. Tổ chức thực hiện: - Tuyên bố lý do, phát động phong trào “Trần Quốc Toản” - Chăm sóc công trình măng non: tổ chức tưới cây xanh,trồng và làm cỏ bồn hoa. - Tổ chức quyên góp giấy vụn 3.Tổng kết,đánh giá hoạt động: - Nhận xét, tuyên dương những HS tích cực tham gia hoạt động. - Nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện tốt phong trào bằng những việc làm cụ thể. | - Hát tập thể một tiết mục văn nghệ. - HS lắng nghe hướng dẫn để về sưu tầm thực hiện. - HS tham gia tích cực hoạt động chăm sóc công trình măng non theo nhóm. - HS quyên góp, tổng kết quỹ ủng hộ - HS biểu diễn một số tiết mục văn nghệ - HS tuyên dương những bạn tích cực. - Chú ý tiếp thu, rút kinh nghiệm |
IV. Nhận xét:
- Nhận xét cách làm việc của các em
- Chụp hình cá nhân
Tiết 2: XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM
I. Mục tiêu:
- HS biết đóng góp công sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp.
- Giáo dục HS lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự, truyền thống của lớp.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Một cuốn sổ bìa cứng khổ 19 x 26 cm
- Ảnh chụp chung cả lớp.Ảnh chụp từng cá nhân.
- Thông tin cá nhân, các nhóm, lớp.
- Bút, hồ dán
III. Tiến trình:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1, Chuẩn bị: - GV chuẩn bị thông tin của lớp: các thành tích về học tập, rèn luyện đạo đức, văn nghệ các năm học, báo tường… - Yêu cầu mỗi HS một bảng tự thuật - GV vẽ sơ đồ chỗ ngồi HS và ghi biệt danh HS. 2, Tiến hành làm sổ truyền thống: - Ban biên tập thu thập thông tin, tranh ảnh -Sắp xếp tranh ảnh thông tin theo từng loại. - Tổng hợp, biên tập lại các thông tin. - Trình bày trang trí sổ truyền thống - GV và HS cùng nhau hoànthiện sổ truyền thống từ đầu năm đến khi ra trường. - Theo dõi giúp đỡ các em làm sổ | - HS thống nhất nội dung làm sổ. - HS làm bảng tự thuật: - Họ tên, biệt danh, ngày sinh, quê quán, sở thích, năng khiếu môn học yêu thích, thành tích các mặt. - Ban bin tập thống nhất trang trí: + Trang bìa: tên trường, lớp, Sổ truyền thống. + Ảnh chụp cả lớp, giới thiệu chung tập thể lớp. + Sơ đồ lớp, ghi tên biệt danh + Ảnh GVCN, tự thuật + Mỗi trang mỗi ảnh chụp và tự thuật của từng HS. - Sau đó mỗi HS tự ghi cảm nghĩ của mình về mái trường, về lớp, về thầy cô, bạn bè |
IV. Nhận xét:
- Nhắc HS giữ sổ tryền thống
- Nhận xét cách làm việc của các em
Tham khảo toàn bộ nội dung giáo án tại file tải về.
Giáo án lớp 5 hoạt động ngoài giờ lên lớp cả năm soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 5 trên lớp.