Giáo án Công nghệ lớp 4 Kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ lớp 4 Kết nối tri thức trọn bộ năm học 2023 - 2024

Giáo án Công nghệ lớp 4 Kết nối tri thức được VnDoc sưu tầm, chọn lọc là tài liệu giảng dạy chuẩn kiến thức kỹ năng dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy cô giáo lên kế hoạch và đưa ra những hoạt động phù hợp theo tiết, tuần và theo tháng của năm học. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết Giáo án Công nghệ lớp 4 Sách mới này nhé.

Trọn bọn 35 tuần Giáo án Công nghệ 4 Kết nối tri thức được biên soạn dựa trên nội dung sách Công nghệ lớp 4 Kết nối với 12 bài học trọng tâm giúp quý thầy cô chuẩn bị giáo án môn Công nghệ 4 cả năm học hiệu quả.

Giáo án Công nghệ lớp 4 Kết nối tri thức Bài 1

CHỦ ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

Bài 1: LỢI ÍCH CỦA HOA VÀ CÂY CẢNH (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.

- Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn qua việc chia sẻ được lợi ích của hoa và cây cảnh trồng ở trường hoặc gia đình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có thói quen tìm hiểu lợi ích của hoa và cây cảnh ở gia đình, trường học, địa phương đối với đời sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để vận dụng vào thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. Yêu thích hoa và cây cảnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu video một số loài hoa một số cây cảnh đẹp để khởi động bài học.

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận sau khi xem

xong video.

- GV hỏi thêm: Em có thích hoa và cây cảnh không?

- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới: Trong cuộc sống có rất nhiều loài hoa và cây cảnh khác nhau, mỗi loài hoa và cây cảnh có một lợi ích riêng. Đó là những lợi ích gì? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Bài 1 – Lợi ích của hoa, cây cảnh với đời sống. ( Tiết 1)

- Một số HS lên trước lớp thực hiện. Cả lớp cùng múa hát theo nhịp điều bài hát.

- HS chia sẻ những suy nghĩ của

mình qua xem video hoa và cây cảnh đẹp.

- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.

+ Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hoa, cây cảnh được con người sử dụng để trang trí hầu hết các không gian sống, mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc, hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với thiên nhiên.

b. Cách tiến hành:

* Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 1 SHS tr.6 và trả lời câu hỏi: Quan sát hình 1, hãy cho biết hoa, cây cảnh được dùng để trang trí ở những nơi nào bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý dưới đây:

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c.

- GV kết luận: Hoa cây cảnh được dùng để trang trí ở trường học, công viên, đường phố, văn phòng,...

- GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh.

Hoa trang trí trong đám cưới

Cây cảnh trang trí trong phòng khách gia đình

* Hoạt động luyện tập

- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế:

+ Chia sẻ với bạn bè về những nơi được trang trí bằng hoa, cây cảnh mà em biết. (Những nơi được trang trí bằng hoa, cây cảnh mà em biết là:

· Trung tâm thương mại.

· Nhà ở.

· Sân vườn.)

+ Chia sẻ trải nghiệm, cảm nghĩ của bản thân về các

không gian đó.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

* Hoạt động sáng tạo

- GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ ý tưởng trang trí hoa, cây cảnh trong căn phòng, ngôi nhà, lớp học,...

(Tranh trí hoa, cây cảnh trong ngôi nhà:

· Đặt hoa vào chai hoặc lọ và treo chúng bằng

dây trên tường.

· Trồng những bụi cây phỉ thúy trước hiên nhà.

· Sử dụng những loại cây cung cấp oxi để trong

phòng ngủ.)

- GV quan sát, lựa chọn nhóm có ý tưởng sáng tạo hay và chia sẻ cho cả lớp.

* GV rút ra kết luận chung:

- Hoa, cây cảnh được dùng để trang trí nhà ở, trường học, nơi làm việc, khu vui chơi, đường phố,...

- Hoa, cây cảnh mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc, hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với thiên nhiên.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Đại diện HS trả lời.

- HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS suy nghĩ và liên hệ bản thân.

- Đại diện chia sẻ.

- HS khác nhận xét.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện HS chia sẻ.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét.

- HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Tìm hiu về vai trò làm sạch không khí của hoa, cây cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí, đồng thời nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí. HS có thể lựa chọn cây trồng phù hợp cho mục đích làm sạch không khí.

b. Cách tiến hành

* Hoạt động khám phá

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2 SHS tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: Em hãy sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các loài hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong hình 2 .

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: a – cây nha đam, b – cây lan ý, c – cây ngọc ngân, d – cây vạn niên thanh, e – cây lưỡi hổ, g – cây phát lộc.

- GV cung cấp thêm cho HS hình ảnh một số loài cây quen thuộc ở địa phương có khả năng làm sạch không khí.

Cây cọ lá tre

Cây lan chi

* Hoạt động luyện tập

- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế: Kể thêm một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí

đang được trồng ở gia đình, nhà trường, địa phương.

(Một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí là:

· Hoa nhài.

· Cây dên nhện.

· Cây hương thảo.

· Cây thường xuân.

· Hoa oải hương.

· Cây trầu bà.

· Hoa đỗ quyên.)

- GV nhận xét, đánh giá.

* Hoạt động sáng tạo

- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Đề xuất ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học của em.

+ GV mở rộng kiến thức về nguyên nhân tồn tại các chất độc hại trong không khí: chất thải từ các thiết bị điện, nấu ăn, chất thải nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động của nhà máy,...

+ GV lưu ý HS: Giải thích lí do lựa chọn loại hoa, cây cảnh.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học.

( Cây tòng lá đốm - Cây trồng bồn hoa trường học giúp thanh lọc không khí

Lá của loài cây này có màu sắc bắt mắt và sặc sỡ

nên chúng rất được ưa chuộng làm cây cảnh quan trang trí. Với đặc điểm này chúng giúp tạo nên một không gian thêm tươi sáng và sống động.

Cây cô tòng phát triển tốt nhất ở nơi thoáng mát đất có đủ độ ẩm. Cây được trồng nơi có nhiều ánh nắng hoặc bán phần thì sẽ càng xanh tốt. Ngoài ra theo như khoa học cây Cô tòng còn có khả năng đào thải và lọc được khí độc hại, làm sạch không khí xung quanh chúng.)

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh ý tưởng cho các nhóm.

- GV nêu tên một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học: lan ý, cây xanh, cúc đồng tiền,...

* GV rút ra kết luận chung: Nhiều loại hoa, cây cảnh có khả năng một số loại khí có mùi hôi và khí độc, mang lại cho chúng ta bầu không khí trong lành, tươi mát.

- HS quan sát, thảo luận nhóm 4.

- Đại diện các nhóm chia sẻ.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS liên hệ.

- HS chia sẻ.

- HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS chia nhóm.

- HS lắng nghe GV đưa nhiệm vụ.

- HS lắng nghe

- Đại diện HS chia sẻ.

- Nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống.

+ Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.

- Cách tiến hành:

Hoạt động: Trò chơi “Ai tìm đúng”

- GV chuẩn bị thêm một số hình ảnh về lợi ích của hoa, cây cảnh khác với hình ảnh trong SGK gồm:

+ Hình ảnh các loại hoa, cây cảnh

+ Hình ảnh các lợi ích từ hoa và cây cảnh

+ Mời cả lớp cùng chơi bằng cách quan sát và ghép

loại hoa, cây cảnh với lợi ích phù hợp.

- GV nhận xét chung, tổng kết trò chơi nhóm ai nhất, ai nhì,… Tuyên dương tất cả lớp đã tham gia chơi nhiệt tình, sôi nổi.

- HS lắng nghe GV phổ biến.

- HS tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng trải nghiệm.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua đó phát triển năng lực công nghệ và năng lực thẩm mĩ.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS chia sẻ về những loài hoa, cây cảnh được trồng ở nhà, giải thích lợi ích của những loại hoa, cây cảnh đó.

- GV nhận xét tuyên dương.

- Nhận xét sau tiết dạy.

- Dặn dò về nhà.

- Học sinh tham gia chia sẻ về những loài hoa, cây cảnh được trồng ở nhà, giải thích lợi ích của những loại hoa, cây cảnh đó trước lớp.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

CHỦ ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

Bài 1: LỢI ÍCH CỦA HOA VÀ CÂY CẢNH (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.

- Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn qua việc chia sẻ được lợi ích của hoa và cây cảnh trồng ở trường hoặc gia đình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có thói quen tìm hiểu lợi ích của hoa và cây cảnh ở gia đình, trường học, địa phương đối với đời sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để vận dụng vào thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. Yêu thích hoa và cây cảnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Vòng quay may mắn” để khởi động bài học.

+ GV giới tiệu luận chơi: 1 bạn lên tham gia chơi, bấm vào ô bắt đầu quay. Khi vòng quay dừng, kim chỉ vào ô nào trả lời câu hỏi trong ô đó. Trả lời đúng sẽ được tuyên dương.

* Quan sát tranh sau và trả lời hoa, cây cảnh có lợi ích gì?

+ Câu 1: Hình ảnh 1 (Câu 1: Hoa, cây cảnh dùng để trang trí, làm đẹp cảnh quan.)

+ Câu 2: Hình ảnh 2 (Câu 2: Cây cảnh dùng để làm sạch không khí.)

- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi.

- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.

+ Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3: Cung cấp Oxygen cho con người của hoa, cây cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được ý nghĩa về tinh thần, hoa và cây cảnh còn có vai trò vô cùng quan trọng là cung cấp oxygen cho con người. Giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người, giáo dục cho HS trách nhiệm trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.

b. Cách tiến hành:

* Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 3 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi:

+ Quan sát hình 3 và tìm cụm từ thích hợp thay cho các số trong các câu:

● Hoạt động của hoa, cây cảnh đã lấy khí (1) từ không khí và tạo ra khí (2).

● Hoạt động hô hấp (hít thở) của con người đã lấy khí (3) từ không khí và thải ra khí (4).

+ Hình 3 thể hiện vai trò gì của hoa, cây cảnh với con người?

+ GV hỏi thêm: Nếu không có hoa, cây cảnh thì con người sẽ lấy oxygen ở đâu để thở?

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khi cây quang hợp, sẽ lấy khí carbon dioxide (C0 2 ) từ không khí và tạo ra khí oxygen cung cấp cho hoạt động hô hấp của con người và động vật.

* Hoạt động mở rộng

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin phần mở rộng SHS tr.9 để hiểu rõ về vai trò cung cấp oxygen của cây cho con người.

- GV giáo dục HS có ý thức bảo vệ hoa, cây cảnh nói riêng và cây xanh nói chung.

- HS làm việc cá nhân.

- Đại diện chia sẻ.

- HS khác nhận xét.

- HS trả lời.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò thể hiện tình cảm của hoa, cây cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc tặng hoa, cây cảnh trong các dịp lễ tết.

b. Cách tiến hành

* Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 4 SHS tr.10 và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình 4 và cho biết hoa, cây cảnh được sử dụng để thể hiện tình cảm trong những dịp lễ nào?

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hoa, cây cảnh được sử dụng để thể hiện tình cảm vào dịp chúc mừng sinh nhật, chúc mừng khai trương, kỉ niệm các ngày lễ,....

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về việc sử dụng hoa, cây cảnh trong dịp lễ Tết:

- GV nêu yêu cầu thêm: Kể thêm với các bạn về những dịp có sử dụng hoa, cây cảnh để thể hiện tình cảm mà em biết. ( Những dịp có sử dụng hoa, cây cảnh để thể hiện tình cảm mà em biết là:

· Kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ.

· Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10.

· Ngày Lễ tình yêu 14-2.

· Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2.

· Ngày của Mẹ 13-5.

· Ngày của Cha 17-6.)

* Hoạt động luyện tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ: Hãy chia sẻ với các bạn về một kỉ niệm mà em đã tặng hoa cho người thân, bạn bè hoặc em được người thân, bạn bè tặng hoa.

( Nhân dịp Ngày của Mẹ 13-5 em đã tặng mẹ một bó hoa hướng dương với ý nghĩa là một biểu tượng của lòng trung thành, chung thủy sâu sắc; biểu thị cho sức mạnh, uy quyền, sự ấm áp, nuôi dưỡng của mẹ.)

- GV khuyến khích HS xung phong chia sẻ kỉ niệm của bạn thân.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tặng hoa trong các dịp lễ thể hiện sự chúc mừng hoặc bày tỏ tình cảm đối với người được tặng.

* Hoạt động mở rộng

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục mở rộng SHS tr.10 để tìm hiểu về một số vai trò khác của hoa và cây cảnh.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.

+ GV chia HS thành 2 đội (4 – 6 HS/đội).

+ GV mời đại diện các đội lần lượt liệt kê các vai trò của hoa, cây cảnh trong đời sống.

+ Câu trả lời của 2 đội không được trùng lặp nhau. Đội nào có nhiều hơn câu trả lời đúng, đội đó là người chiến thắng.

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV kết luận:

+ Một số loài hoa, cây cảnh có thể làm thuốc chữa

bệnh, làm nước hoa,...

+ Hoạt động trồng và chăm sóc hoa giúp con người rèn luyện sức khỏe, yêu thiên nhiên, mang lại niềm vui trong cuộc sống và lợi ích kinh tế. Chúng ta cần yêu quý, trồng, chăm sóc, bảo vệ hoa, cây cảnh.

- HS quan sát, thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện chia sẻ.

- HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS trao đổi nhóm đôi.

- Đại diện chia sẻ.

- Nhóm khác nhận xét.

- HS trao đổi nhóm đôi.

- Đại diện chia sẻ.

- Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- HS lắng nghe.

- HS làm việc cá nhân.

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

3. Hoạt động luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống.

+ Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.

- Cách tiến hành:

Hoạt động: Trò chơi “ Rung chuông vàng”

- GV tổ chức trò chơi.

- Luật chơi: Trò chơi gồm 6 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 4 đáp án. Các em hãy suy nghĩ và lựa chọn đáp án đúng để trở rung được chuông nhé. Thời gian cho mỗi câu hỏi là 15 giây.

- Các câu hỏi:

+ Câu 1: Lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống là gì?

A. Trang trí nhà ở, trường học, nơi làm việc,

khu vui chơi, đường phố...

B. Mang lại không gian xanh mát, nhiều

màu sắc, hương thơm cho con người.

C. Giúp con người gần gũi với thiên nhiên.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

+ Câu 2: Hoa và cây cảnh được dùng để trang trí ở những nơi nào?

A. Trường học.

B. Công viên.

C. Đường phố.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

+ Câu 3: Ngày Tết chúng ta thường trang trí loại cây nào trong nhà?

A. Cây bưởi.

B. Cây đào.

C. Cây nhãn.

D. Cây bàng.

+ Câu 4: Khí oxygen cần thiết cho hoạt động gì

của con người và động vật?

A. Tiêu hoá.

B. Trao đổi chất.

C. Hô hấp.

D. Tuần hoàn máu.

+ Câu 5: Tìm đáp án sai?

A. Hoạt động trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh giúp con người rèn luyện sức khoẻ.

B. Hoạt động trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh khiến con người lãng phí thời gian.

C. Hoạt động trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh giúp con người thêm yêu thiên nhiên.

D. Hoạt động trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh giúp con người có thêm niềm vui trong cuộc sống và đem

lại lợi ích kinh tế.

+ Câu 6: Em rút ra được bài học gì sau khi học xong bài “Lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người”?

A. Phải biết chăm sóc hoa, cây cảnh.

B. Hoa, cây cảnh có rất nhiều lợi ích đối với đời sống của con người.

C. Hoa, cây cảnh giúp đời sống tươi đẹp hơn.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

- GV nhận xét chung, tổng kết trò chơi. Tuyên dương tất cả lớp đã tham gia chơi nhiệt tình, sôi nổi.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi, dùng thẻ xoay đáp án để đưa ra đáp án mình lựa ch

4. Vận dụng trải nghiệm.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua đó phát triển năng lực công nghệ và năng lực thẩm mĩ.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV mời cả lớp sinh hoạt nhóm 4, cùng nhau thảo

luận và nêu ý kiến của mình theo yêu cầu sau:

* Để hoa và cây cảnh mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống, em cần làm gì?

(+ Tưới nước đủ ẩm cho cây.

+ Tỉa cành, ngắt bỏ lá già, lá bị sâu bệnh.

+ Bắt sâu, bón phân

+ Không ngắt hoa, bẻ cành.

+ Xới đất tơi xốp cho hoa và cây.

(Nếu hoa và cây cảnh bị bệnh, báo với người thân, thầy cô để tìm cách phòng ngừa,...) )

- GV nhận xét.

- GV mời HS cam kết về nhà cùng với người thân tham gia chăm sóc hoa và cây cảnh ở nhà. Báo cáo cho thầy, cô biết kết quả.

- GV nhận xét tuyên dương.

- Nhận xét sau tiết dạy.

- Dặn dò về nhà.

- HS tổ chức sinh hoạt nhóm 4, cùng nhau thảo luận và đưa ra ý kiến của mình về việc cần làm gì để chăm sóc hoa và cây cảnh.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS khác nhận xét.

- Học sinh cam kết thực hiện và có báo cáo kết quả cho thầy, cô.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

Ngoài Giáo án Công nghệ lớp 4 Kết nối tri thức, các bạn có thể tham khảo thêm toàn bộ bài soạn sách Kết nối như sau:

Đánh giá bài viết
10 4.335
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 4

    Xem thêm