Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án kỹ năng sống lớp 4 cả năm

Giáo án kỹ năng sống lớp 4 trọn bộ

Giáo án kỹ năng sống lớp 4 cả năm được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu giảng dạy hữu ích dành cho quý thầy cô giáo. Chúc quý thầy cô và các em có những tiết dạy học hay và bổ ích.

CHỦ ĐỀ: TỰ PHỤC VỤ, TỰ QUẢN

BÀI 1: HỌC CÁCH TIẾT KIỆM

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Biết trân trọng giá trị của tiền bạc, thời gian.

- Biết thực hành tiết kiệm bằng những hành động nhỏ, phù hợp với khả nawgn của bản thân.

- Vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống

II. Phương tiện dạy học:

- Tiền, kẹo và đồ dùng học tập, tranh ảnh

- Tài liệu thực hành kĩ năng sống (T 4 -7).

III. Tiến trình dạy học:

1. Khám phá:

Gv nêu câu hỏi:

- Vì sao cần phải tiết kiệm?- HS trả lời

- Gv nhận xét.

Giới thiệu bài: Bài 1- Học cách tiết kiệm.

2. Kết nối:

- GV nêu mục tiêu của tiết học:

- Hiểu và biết trân trọng giá trị đồng tiền, thời gian, biết cách sử dụng và tiết kiệm.

Hoạt động 1: Biết cách tiết kiệm.

A, Phân biệt giữa hoang phí và kẹt sỉ

-Yêu cầ HS đọc truyện: Minh và Hoa

BT 1.Em sẽ học tập Minh hay Hoa?

BT 2: Đâu là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống? Đâu chỉ là mong muốn (không có cũng được).

- Gọi HS trả lời

- GV nhận xét.

- GV hỏi: Em hiểu thế nào là nhu cầu thiết yếu, thế nào chỉ là mong muốn?

B, Mua hàng ra sao?

BT 3: Lập kế hoạch để mua một món đồ em cần

- Cho HS quan sát tranh SGK và yêu cầu HS tự làm bài tập,

BT 4: Y/c HS liệt kê món đồ muốn mua nhất, chuẩn bị đồ vật bỏ tiền tiết kiệm để mua món đồ đó.

C. Thực hành: HS nối BT 1,2/ 6

BT3: HS nêu việc các em làm để thực hành tiết kiệm.

- GV chốt về các việc cần làm để thực hành tiết t\kiệm tiền cảu và thời gian.

Hoạt động 2: Em tự đánh giá

- HS đọc bảng tự đánh giá và hoàn thiện bảng đánh giá.

- Qua bảng đánh giá em thấy mình là người đã biết tiết kiệm thời gian và tiền bạc chưa?

3. Củng cố, dặn dò:

- Phân biệt tiết kiệm và kẹt sỉ?

- Nêu những nhu cầu cần thiết và điều chỉ là mong muốn?

- Dặn: Phụ huynh nhận xét cuối bài học

- HS xác định rõ mục tiêu của bài.

- 1 HS, lớp đọc thầm.

- HS nêu theo ý của mình

- HS thảo luân theo nhóm đôi và làm bài tập.

- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS nêu

- HS đọc phần bài học.

- HS tự làm việc cá nhân.

- HS nêu đồ vật mình muốn mua

- 1-2 HS đọc bài đã hoàn thành

- HS nêu các việc em đã làm hoặc có thể làm để thực hành tiết kiệm.

- HS tự nêu cách làm của mình.

- HS nêu.

BÀI 2. THỰC HIỆN NỘI QUY LỚP HỌC

I. Mục tiêu:

- Hiểu được ích lợi của việc thực hiện nội quy lớp học.

- Tạo dựng được thói quen chấp hành tốt nội quy lớp học.

- Vận dụng điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.

II. Đồ dùng:

- Tài liệu KNS: (T8-11)

III. Các hoạt động dạy học.

1. Khám phá:

- Phân biết tiết kiệm với kẹt sỉ? Vì sao cần tiết kiệm?- HS trả lời

- Gv nhận xét.

Giới thiệu bài: Bài 2-Thực hiện nội quy lớp học.

2. Kết nối:

- GV nêu mục tiêu của tiết học:

- Hiểu và tạo dựng được thói quen thực hiện và chấp hành tốt nội quy lớp học.

Hoạt động 1: Biết giữ kỉ luật chung.

-Yêu cầu HS đọc truyện: Bạn lớp phó kỉ luật

BT 1.- Vì sao cô giáo lại cử Huy làm lớp phó phụ trách kỉ luật?

- Nêu ý nghĩa của việc chấp hành nội quy lớp học?

- Gọi HS trả lời

- GV nhận xét.

BT2: Đánh dấu X vào ý em chọn

- Những việc làm nào là thực hiện đúng nội quy lớp học?

BT 3: Thảo luận nhóm về những lợi ích của việc thực hiện đúng nội quy lớp học?

BT 4: Viết ra những quy tắc mà em tự đặt ra cho mình khi học tập ở lớp.

- Những việc em cần làm để đi học đúng giờ?

C. Thực hành: HS nối BT 1/10

BT2: HS nêu việc làm vi phạm nội quy lớp học.

- GV chốt về các việc cần làm để thực hiện đúng nội quy lớp học.

- thực hiện tốt nội quy lớp học đem lại kết quả như thế nào cho chúng ta?

Hoạt động 2: Em tự đánh giá

- HS đọc bảng tự đánh giá và hoàn thiện bảng đánh giá.

- Qua bảng đánh giá em thấy mình là người đã biết thực hiện tốt nội quy lớp học chưa?

3. Củng cố, dặn dò:

- Vì sao phải đặt ra nội quy lớp học?

- Thực hiện tốt nội quy lớp học mang lại ích lợi gì? Em đã làm gì để thực hiện tốt NQ lớp học?

- Dặn: Phụ huynh nhận xét cuối bài học

- HS xác định rõ mục tiêu của bài.

- 1 HS, lớp đọc thầm.

- HS thảo luân theo nhóm đôi và làm bài tập.

- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS nêu

- HS đọc phần bài học.

- HS tự làm việc cá nhân.

-2 HS đọc bài đã hoàn thành

- HS nêu các việc em cần làm để đi học đúng giờ..

- Giúp chúng ta có một môi trương học tập nghiêm túc, học tập có hiệu quả.

- HS tự nêu cách làm của mình.

- HS nêu.

CHỦ ĐỀ: GIAO TIẾP HỢP TÁC

BÀI 3. LẮNG NGHE VÀ CHIA SẺ

I. Mục tiêu:

- Hiểu được tầm quan trọng của lắng nghe và chia sẻ.

- Biết thực hành tư thế lắng nghe, làm “ngôi sao lắng nghe” hiệu quả.

- Rèn luyện thói quen chia sẻ với người thân, bạn bè và mọi người xung quanh.

II. Đồ dùng:

- Tài liệu KNS (T12-15)

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra:

- Em làm gì để thực hiện nội quy lớp học?

- Kể tên những việc làm chưa thực hiện đúng nội quy lớp học?

- Nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài:

HĐ1. Tầm quan trọng của lắng nghe và chia sẻ

- GV yêu cầu HS đọc truyện Chú mèo Kitty.

BT1: Vì sao cô bé luôn muốn được nói chuyện với ông lão?

- HS làm bài tập trong SGK.

- Vì sao chugns ta cần biết lắng nghe và chia sẻ với mọi người?

- Chốt ý đúng

BT 2. Đọc bài

- Lắng nghe và chia sẻ có tầm quan trọng như thế nào?

-Cần có hành động gì để lắng nghe có hiệu quả?

BT3: Thực hành

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập trong SGK/14

- Chốt ý đúng

HĐ 2: Tìm hiểu cách lắng nghe và chia sẻ có hiệu quả.

BT 1: -Theo em, nghe lần 1 để làm gì?

- Lắng nghe là nghe ở lần thứ mấy?

* Chốt ý đúng.

BT2: Nêu những đêìu em nên làm để lắng nghe và chia sẻ có hiệu quả?

BT3: Những nguyên nhân dẫn đến việc nghe và chia sẻ không hiệu quả?

- HS nêu, GV chốt.

HĐ3: Em tự đánh giá

- GV yêu cầu HS tự đánh giá vào bảng SGK/15

- Trình bày bảng đánh giá trước lớp.

C. Củng cố, dặn dò:

- Tại sao phải lắng nghe người khác?

- Khi lắng nghe em cần có thái độ như thế nào?

- GV nhận xét HS phần cuối SGK/15.

HS nêu

Yêu cầu HS thảo luận BT1/13

HS đọc tình huống.

HS thảo luận nhóm 4:

HS làm bài tập trong SGK

HS đọc bài và làm SGK/13

- HS đọc bài 3/14.

- HS làm bài tập trong SGK

- Trình bày trước lớp.

- Nghe lần 1 là nghe thấy

- Nghe lần 2 là lắng nghe.

- HS kể những việc nên làm.

- Không tập trung, ngại chia sẻ, giả vờ nghe, môi trường ồn ào, nghĩ xấu về người khác.

BÀI 4. KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

I. Mục tiêu:

- Hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm.

- Trình bày và thực hành được các kĩ năng giúp làm việc nhóm hiệu quả.

- Biết vận dụng điều đã học vào thực tế hàng ngày.

II. Đồ dùng:

- Tài liệu KNS/16-19

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra:

- Tầm quan trọng của lắng nghe và chia sẻ?

- Khi lắng nghe cần có hành động và thái độ thế nào?

- Nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới

HĐ 1. Tìm hiểu về cách làm việc nhóm

Đọc truyện: Làm việc nhóm hiệu quả

- GV yêu cầu HS đọc truyện.

- Yêu cầu HS thảo luận:

BT1: Rút ra bài học nhóm từ câu chuyện trên?

BT2: HS làm bài tập trong SGK/17

- Chốt ý đúng

BT3: Tổ chức cho HS chơi trò chơi

BT4: Viết kinh nghiệm của bản thân giúp em làm việc nhóm hiệu quả.

- Chốt ý đúng.

BT5: Em cùng các bạn lập kế hoạch tập văn nghệ cho nhóm nhân dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

HĐ 2: Bài học

- Nêu ndung bài học và những điều nên tránh.

HĐ3: Đánh giá nhận xét.

- HS tự đánh giá vào bảng/19

- GV đánh giá HS.

C. Củng cố, dặn dò:

- Em cần làm gì để làm việc nhóm hiệu quả.

- Vận dụng vào học tập, làm việc hàng ngày.

- HS nêu.

- HS đọc truyện.

- HS thảo luận nhóm 4

- HS làm bài tập trong SGK

- HS tham gia trò chơi.

- Viết kinh nghiệm và nêu trước lớp.

- HS trong nhóm lập kế hoạch.

- HS nêu

BÀI 5. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG HỌC TẬP

I. Mục tiêu:

- Biết chủ động học tập, sáng tạo trong giải quyết vấn đề, biết tự đánh giá chia sẻ và giúp đỡ bạn bè.

- Trình bày và thực hành được những phương pháp giúp em tự học và giải quyết vấn đề hiệu quả.

- Biết vận dụng điều đã học vào thực tế hàng ngày.

II. Đồ dùng:

- Tài liệu KNS (T20 -23)

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Kiểm tra:

- Làm việc nhóm như thế nào cho có hiệu quả?

- Vì sao cần hoạt động nhóm?

- Nhận xét, đánh giá.

2. Dạy bài mới

HĐ 1. Đọc truyện: Tự giác học tập

BT1: Em học được điều gì từ tấm gương của bạn Hiếu?

BT2: Đánh dấu X vào ô trống?

- HS làm bài tập trong SGK

- Chốt ý đúng

BT3: Lập thời gian biểu tự học ở nhà và chia sẻ với bạn.

BT4: Nêu những khó khăn em gặp phải trong quá trình học tập?

HĐ2: Bài học

Yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận.

* Rút ra bài học

HĐ3: Đánh giá:

- HS tự đánh giá, GV đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nêu tầm quan trọng giải quyết tình huống trong học tập.

- Vận dụng trong học tập hàng ngày.

- HS nêu

- HS đọc truyện.

- HS thảo luận nhóm 4:

- HS làm bài tập trong SGK

- HS làm bài.

HS đọc bài học

- HS đọc bài học

- HS tự đánh giá

- HS nêu

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo

Ngoài giáo án kỹ năng sống cả năm cho lớp 4, VnDoc còn có các bài giáo án dạy kỹ năng sống cho các em học sinh lớp tiểu học khác, cụ thể:

Lớp 5: https://vndoc.com/giao-an-ky-nang-song-lop-5-ca-nam/download
Lớp 3: https://vndoc.com/giao-an-ky-nang-song-lop-3-ca-nam/download
Lớp 2: https://vndoc.com/giao-an-ky-nang-song-lop-2-ca-nam/download
Lớp 1: https://vndoc.com/giao-an-ky-nang-song-lop-1-ca-nam/download

Chia sẻ, đánh giá bài viết
60
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 4 môn khác

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng