TOP 3 bài Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học
Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật tôi trong truyện Tôi đi học
"Tôi đi học" là bài đầu tiên được học trong chương trình Ngữ văn 8 học kì 1. Sau đây, VnDoc gửi tới các em tài liệu Văn mẫu lớp 8: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học. Tài liệu gồm dàn ý cũng các bài văn mẫu hay lớp 8, sẽ giúp các em hiểu được tâm trạng của nhân vật cũng như nhớ lại những cảm nhận mà chính mình cũng từng trải qua trong ngày tựu trường đầu tiên. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
I. Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học
Dàn ý phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Thanh Tịnh, truyện ngắn tôi đi học và dẫn dắt vào nhân vật tôi.
Gợi ý: Những ngày mùa thu khai trường thật đẹp và nhiều ý nghĩa, nhất là đối với các bạn nhỏ lần đầu đến trường. Tác giả Thanh Tịnh đã ghi lại những xúc cảm đó của mình qua câu chuyện ngắn Tôi đi học. Bằng việc hóa thân thành nhân vật tôi, ông đã miêu tả vô cùng sâu sắc và chân thực về ngày đầu tiên đi học.
2. Thân bài
Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian: cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, say mê nhìn ngắm ngôi trường; hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên.
Thời gian: cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường → nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình. (Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp).
Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên: Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, thấy mình đã là người lớn.
Mọi cử chỉ, hành động đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia.
Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nét trong kí ức nhà văn.
→ Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.
3. Kết bài
Khái quát lại dòng cảm xúc của nhân vật, đồng thời rút ra nhận xét của bản thân.
Dàn ý Cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học mẫu 2
A) Mở bài:
+ Giới thiệu nhà văn Thanh tịnh và truyện ngắn Tôi đi học
+ Dòng cảm xúc của nhân vật "tôi": vẻ đẹp đáng yêu của tuổi thơ ngây
B) Thân bài:
1) tổng
+ Giới thiệu sơ lược nội dung truyện
+ Giọng kể chuyện trực tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc, giúp người đọc có cùng cảm giác với nhà văn.
2) Phân tích
a) không gian con đường đến trường được cảm nhận có nhiều điều khác lạ (so với lúc chưa đi học - trích dẫn ban nha). Cảm giác thích thú hôm nay tôi đi học. Chất thơ trữ tình lan tỏa mạch văn
b) Cảm giác trang trọng và đứng đắn của "tôi": đi học là tiếp xúc với 1 thế giới lạ, khác hẳn với đi chơi thả diều
c) Cảm nhận của tôi và các cậu bé khi vừa đến trường: không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm, khiến cho các bạn học sinh cùng chung cảm giác choáng ngợp
d) Hình ảnh ông Đốc hiền tư và nhân hậu, nỗi sợ hãi nhỏ bé khi phải xa mẹ. Bởi thế khi nghe đến tên không khỏi giật mình và lúng túng
e) khi vào lớp "Tôi" cảm thấy một cách tự nhiên, không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ tương lai như cánh chim sẽ được bay vào khoảng trời rộng.
3) Hợp
+ Những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người, giọng điệu của nhà văn giúp ta được sống cùng những kỉ niệm
+ Chất thơ lan tỏa trong cách miêu tả, kể chuyện và khắc hoạ tâm lí đặc sắc làm nên chất thơ trong trẻo (đây là lời nhận xét sau khi đã làm các phần ở trên, bạn cảm nhận theo các trình tự ở trên rồi phần cuối nay là hợp - nghĩa là hợp các ý đã nêu trên)
C) Kết bài:
Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoặc nêu những cảm nghĩ của nhân vật tôi trong sự liên hệ bản thân)
VD: mở bài nha:
"Hàng năm, cứ vào cuối thu.… những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, những câu văn ấy của thanh tịnh trên văn đàn Việt Nam hơn 60 năm rồi! thế nhưng "tôi đi học" vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh - một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp."
II. Bài văn mẫu Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện Tôi đi học
Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi mẫu 1
Tuổi học sinh luôn là lứa tuổi đẹp và trong trẻo nhất. Với những đứa trẻ, mái trường, thầy cô, bè bạn trở thành những điều thân thuộc và thiêng liêng, nơi đó đã chắp cánh bao ước mơ, nơi xây đắp bao hành trang cho các em vào đời. Và khi lớn lên, nghĩ về những năm tháng ấu thơ hay chợt bắt gặp một khoảnh khắc quen thuộc, lòng lại dâng lên nỗi nhớ về mái trường xưa, về những ngày còn chập chững cùng mẹ tựu trường. Tất cả đều vô cùng đẹp đẽ, trong ngần. Đọc những dòng văn bồi hồi và thiết tha của nhà văn Thanh Tịnh trong đoạn trích "Tôi đi học" em lại càng nhớ da diết ngày đầu tiên cắp sách tới trường. Những dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" được tái hiện thật xúc động và khơi gợi nhiều tình cảm lớn lao.
Đó là khoảng thời gian cuối thu, khi lá ngoài đường đang rụng, mỗi ngóc ngách đường phố được trải thảm bằng những chiếc lá mùa thu rơi, trên bầu trời xanh thẳm ấy có những đám mây bàng bạc là lúc "tôi" nhớ về những ngày tháng xưa cũ, ngày tựu trường đầu tiên của mình. Cậu bé ấy rụt rè núp bên nón mẹ đến trường. Thời gian từ hiện tại về quá khứ khơi nguồn nỗi nhớ, khiến cảm xúc trở nên thật gần gũi, thân thương. Trên con đường đến trường năm ấy, trong lòng cậu có sự đổi thay lớn bởi: "Hôm nay, tôi đi học". Và bởi lòng đang trào dâng những cảm xúc khó tả nên trong ánh mắt của cậu, mọi vật dường như cũng đang thay đổi, cậu thấy thật lạ lẫm biết bao dẫu những sự vật xung quanh vẫn vậy. Con đường dài và hẹp thường ngày hôm nay câu thấy lạ, cảnh vật chung quanh cũng thấy đổi lớn, tâm trạng xao động bao nỗi ngạc nhiên, mong chờ, hy vọng và đón đợi. Trong bộ quần áo mới, cậu cảm thấy mình vô cùng trang trọng và đứng đắn, nhìn những anh chị bên đường cắp sách vở trong sự tự tin và hứng khởi, cậu cũng muốn xin mẹ được tự cầm thước bút để sự khẳng định mình. Bao suy nghĩ hiện lên trong đầu óc bé bỏng của cậu trò nhỏ được hiện lên qua những dòng văn đầy mượt mà và giàu chất thơ.
Khi bước đến cổng trường, những cảm xúc mới lạ lại trào dâng lên trong nhân vật "tôi". Vừa mới hôm vừa rồi cậu thấy ngôi trường Mỹ Lý như những ngôi nhà to trong làng, thì bây giờ, ngay lúc này đây, ngôi trường trông thật xinh xắn và oai nghiêm vô cùng. Trước mắt cậu là dày đặc những người, ai cũng thật xinh đẹp trong những bộ quần áo sạch sẽ với nụ cười vui tươi, sáng sủa. Những dòng suy nghĩ vấn vương lo sợ thoảng qua trong đầu cậu khiến cậu lo lắng, bồi hồi. Tiếng ông quản đốc xếp hàng vào lớp khiến tim "tôi" rung lên hồi hộp, khi nghe tiếng gọi tên mình lại vô cùng lúng túng, giật mình. Cậu nhìn bạn bè xung quanh cảm thấy đồng cảm "như những con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn khoảng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ". Cậu sợ phải xa mẹ, sợ phải xa vòng tay âu yếm của mẹ để một mình tự bước đi, nghe tiếng khóc sụt sùi của những người bạn cậu cảm thấy lo sợ vẩn vơ, dường như đó là nỗi buồn chung của những đứa trẻ trong ngày đầu đi học. Buổi đầu đến trường, mọi thứ đều quá đỗi lạ lẫm và "tôi" cũng vậy, đó là những sự khác trong tâm hồn cho thấy dấu hiệu của sự trưởng thành trong suy nghĩ khi bắt đầu bước vào một môi trường mới- môi trường giáo dục.
"Tôi" bước vào lớp cùng bạn bè trong sự hướng dẫn ân cần, trìu mến của thầy giáo. Hơn ai hết lúc này "tôi" hiểu được ngoài ba mẹ còn có những người thầy ân cần, đáng kính, cậu chú ý từng cử chỉ, từng lời nói của thầy thốt ra như một sự trân trọng, quý mến vô ngần. Mùi hương lạ xông lên trong lớp cùng mọi vật chung quanh khiến "tôi" cảm thấy cái gì cùng lạ lạ, hay hay. Nhìn người bạn cùng bàn tuy chưa một lần nói chuyện nhưng cảm thấy gần gũi lạ thường. Dường như có một sự kết nối đến lạ kỳ trong chính lớp học này, chính ngôi trường này. "Tôi" hiểu được rằng sự gắn bó thân thiết gần gũi và bền chặt với mọi thứ nơi đây, đó là những thứ sẽ cùng đồng hành với cậu trên một chặng đường dài của đời học sinh.
Bằng ngòi bút đầy tài năng của mình, tác giả đã miêu tả đầy tinh tế những cảm xúc đáng trân quý của mình trong ngày đầu tiên đến trường. Những hình ảnh độc đáo, câu thơ mượt mà, dạt dào cảm xúc cùng với những hình so sánh, liên tưởng độc đáo, Thanh Tịnh đã ghi lại một khoảnh khắc đầy ấn tượng. Qua đoạn trích, em thấy thêm yêu, thêm quý những tác phẩm văn học giàu giá trị, thêm trân trọng những khoảnh khắc đẹp đẽ của thời học sinh và cố gắng học thật tốt để xứng đáng với sự yêu thương của cha mẹ, thầy cô và bè bạn dành cho mình.
Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học mẫu 2
Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.
Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học mẫu 3
Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.
Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.
Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nét trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình.
Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.
Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em.
Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp.
Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời.
Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu. Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả.
Chính vì vậy mà nó đã sống mãi trong trái tim bao thế hệ bạn đọc hơn nửa thế kỉ qua.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
---------------------------
Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn học sinh bài Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học. Chắc hẳn thông qua tài liệu này, các em đã hiểu hơn về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện, cùng với các hành văn của mình, các em sẽ dễ dàng triển khai bài văn trên một cách dễ dàng, đạt điểm cao. Chúc các em học tốt.
- Soạn bài lớp 8: Tôi đi học,
- Tóm tắt truyện ngắn Tôi đi học bằng một đoạn văn ngắn,
- Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh,
- Tôi đi học - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm.
Ngoài Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học mời các bạn tham khảo thêm Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8 các tác phẩm Ngữ văn 8 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
- Nghị luận câu nói của M.Gorki: Hãy yêu sách nó là nguồn kiến thức
- Dàn ý thuyết minh về cây lúa
- Văn mẫu lớp 8: Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên
- Phân tích nhân vật chị Dậu
- Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về hoa sen
- Văn mẫu lớp 8: Tuyển tập những bài văn nghị luận
- Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam Trò chơi thả diều
- Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam Chiếc nón lá
- Cảm nhận về bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh
- Viết đoạn văn cảm nhận về hai câu đầu bài Ngắm trăng
- Ngữ văn lớp 8: Thuyết minh về một danh lam, thắng cảnh ở quê em (bến Ninh Kiều, Cần Thơ)
- Thuyết minh về Suối Mơ
- Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
- So sánh điểm giống và khác giữa thể chiếu và thể hịch, thể hịch và thể cáo, thể cáo và thể tấu
- Phân tích tư tưởng yêu nước trong bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn
- Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu, trình bày suy nghĩ của em về thông điệp ''Hãy đứng yên khi tổ quốc cần"
- Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ Ngắm Trăng của Hồ Chí Minh
- Dàn ý Suy nghĩ về câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
- Những bài văn thuyết minh hay nhất
- Hãy viết đoạn văn về tình yêu biển đảo
- Thuyết minh về cây phượng
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Có ý kiến cho rằng: Corona là một phép thử. Bằng một bài văn ngắn, em hãy nêu lên suy nghĩ của mình
- Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch
- Câu hỏi ôn tập môn Ngữ Văn lớp 8
- Viết 5 đoạn văn diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng phân hợp, song hành với nội dung tự chọn
- Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ
- Cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ Nhớ rừng
- Kể một câu chuyện về Bác Hồ. Qua câu chuyện đó em học tập được gì ở Bác
- Dàn ý Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Con người Hồ Chí Minh hiện lên qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Bình giảng bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Phân tích hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ Tức Cảnh Pác Bó
- Thuyết minh về núi Bà Đen ở Tây Ninh
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Hồ Gươm
- Thuyết minh về chùa Một Cột
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Thuyết minh về món ăn ngày tết
- Thuyết minh về đồ dùng sinh hoạt trong gia đình
- Thuyết minh về một món ăn
- Thuyết minh về Đồ Sơn
- Thuyết minh về Chợ Bến Thành
- Thuyết minh về chùa Yên Tử
- Văn mẫu lớp 8: Tôi thấy mình đã khôn lớn
- Thuyết minh về loài hoa ngày tết
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây hoa đào
- Thuyết minh cái phích nước
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về áo dài Việt Nam
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây hoa mai ngày tết
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt
- Thuyết minh về chiếc bút chì
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây bút bi
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết (6 mẫu)
- Viết đoạn diễn dịch khoảng 10 câu phân tích hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 1: Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 4: Giới thiệu một loài hoa hoặc một loài cây
- Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan
- Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co
- Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao
- Thuyết minh về hoa hồng lớp 8
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hà Tiên)
- Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Hãy kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi
- Trong vai Xiu kể lại chuyện Chiếc lá cuối cùng
- Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri
- Phân tích hai nhân vật Xiu và Giôn-Xi trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri
- Phân tích nhân vật Bơ-men trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
- Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri
- Phân tích nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen ri
- Cảm nhận về nhân vật Giôn-xi trong Chiếc lá cuối cùng
- Dàn ý suy nghĩ của em về “Chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ Men
- Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh
- Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
- Phân tích những so sánh hay trong đoạn trích “trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng
- Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Thuyết minh về cục tẩy
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về đôi dép lốp
- Thuyết minh về con chó lớp 8
- Thuyết minh về cây dừa
- Thuyết minh về cây tre
- Thuyết minh về lễ hội
- Thuyết minh về ca dao Việt Nam
- Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
- Thuyết minh về cây lúa nước
- Lập dàn ý thuyết minh về cây bút máy
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây bút máy
- Thuyết minh về con trâu
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về mẹ
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về bố
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về bạn
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về thầy
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi bà tôi
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về ông tôi
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về cô giáo
- Dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi
- Nghị luận câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
- Làm sáng tỏ ý thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức ..."
- Dựa vào "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" hãy nêu suy nghĩ …
- "Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. ..."
- Văn nghị luận 8: Tuổi trẻ và tương lai đất nước
- Văn nghị luận 8: Ông cha ta thường nói "Có học phải có hạnh"
- Ca dao có câu "Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài ..."
- "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang không hay không, dân tộc ..."
- Chứng minh thiên nhiên là người bạn tốt của con người
- Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó ..."
- Vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường
- Giải thích câu tục ngữ "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn"
- Giải thích bài ca dao "Rủ nhau xuống bể mò cua ..."
- Viết 1 đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm "Chúng ta không nên học vẹt và học tủ"
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Sóc trăng
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Hà Nội
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Phú Yên
- Thuyết minh về món canh chua cá lóc lớp 8
- Dàn ý viết thư UPU lần thứ 49 cho học sinh lớp 8
- Cảm nhận về đoạn thơ thứ 3 của bài Quê hương
- Cảm nhận về bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu
- Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh - Môn Ngữ văn 8
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cách làm diều giấy
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cách làm diều giấy
- Nêu suy nghĩ về câu nói của Nguyễn Thiếp: Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo