Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tìm thán từ trong các câu trích từ tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O-hen-ri

VnDoc xin giới thiệu bài Tìm thán từ trong các câu trích từ tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O-hen-ri được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tìm thán từ trong các câu sau đây (trích từ tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O-hen-ri)

“Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ – men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.

Lời giải:

Thán từ: Ồ - Dùng để bộc lộ cảm xúc bất ngờ, ngạc nhiên

I. Thán từ

1. Thán từ là gì?

Là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết hoặc dùng để gọi đáp.

Ví dụ về thán từ

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Thán từ trong ví dụ trên là “than ôi”

2. Vị trí của thán từ trong câu

Thán từ được tách riêng thành 1 câu đặc biệt để bổ nghĩa cho câu phía sau nó.

Ví dụ: Trời ơi! Tôi thật khổ quá.

Từ “trời ơi” là một câu đặc biệt và cũng là thành phần thán từ trong câu.

Thán từ là một bộ phận trong câu và có thể đứng ở vị trí đầu hay giữa câu.

Ví dụ: Này, bây giờ bạn muốn như thế nào?

Thán từ “này” đứng vị trí đầu câu.

3. Thán từ có mấy loại

Trong chương trình ngữ văn lớp 8 thì thán từ được chia thành 2 loại gồm:

Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm các từ như “ôi, trời ơi, than ôi…”

Ví dụ: Chao ôi! Hôm nay trời đẹp quá.

Thán từ gọi đáp: gồm các từ như “ này, hỡi, ơi, vâng, dạ…”

Ví dụ: Dạ, con biết rồi.

4. Vai trò của thán từ

- Thán từ là các từ ngữ dùng trong câu với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng dùng để gọi và đáp trong giao tiếp. Mục đích chính của thán từ là dùng để bộc lộ cảm xúc, biểu cảm một cách ngắn gọn và xúc tích.

II. Trợ từ

1. Khái niệm trợ từ là gì?

Trợ từ là những từ thường được đi kèm với các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh hoặc biểu thị một thái độ của sự vật hoặc hiện tượng trong quá trình nói hoặc viết.

Ví dụ như một số trợ từ thường gặp: những, có, đích, chính, ngay,….

+ Chính Huy là người đạt giải Nhất thi Học sinh giỏi Quốc gia môn Văn.

+ Chính bà nội là người đã tặng tôi quyển sách này.

Cả hai ví dụ bài viết đưa ra đều nhân mạnh nội dung thông tin được đề cập đến bởi từ “chính”. Như vậy từ “chính” ở đây chính là trợ từ dùng để nhấn mạnh thông tin đang được đề cập đến là người đạt giải Nhất Học sinh giỏi Quốc gia môn Văn và người đã tặng tôi quyển sách này

2. Các loại trợ từ

Hiện có 2 loại trợ từ chính mà các bạn cần phải ghi nhớ bao gồm:

Trợ từ để nhấn mạnh: Loại này có tác dụng là để nhấn mạnh một sự vật, sự việc hay hành động nào đó. Bao gồm các từ như là “những, thì, mà, cái là…”

Ví dụ: Người học giỏi nhất lớp này là bạn Trang.

Trợ từ nhấn mạnh trong ví dụ trên chính là từ “là”, giúp giải thích thêm bạn Trang là học sinh học giỏi nhất lớp.

Trợ từ để biểu thị đánh giá sự việc, sự vật. Bao gồm các từ như “ngay, chính, đích…”

Ví dụ: Chính bạn Minh là người đã nói chuyện riêng trong giờ học môn toán.

Từ “chính” ở đây là để đánh giá về sự việc bạn Minh là đối tượng đang nói chuyện riêng làm ảnh hưởng tới lớp.

Giải bài tập trợ từ, thán từ trang 70-72 sách Ngữ Văn 8 tập 1

Câu 1: Các từ là trợ từ trong các câu

Chính thầy là hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này

Ngay tôi cũng không biết đến việc này

Cô ấy đẹp ơi là đẹp

Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

Trả lời:

Từ Chính ở câu (b) là tính từ, các từ ở câu (d), (e), (h) không phải là trợ từ.

Câu 2: Giải thích nghĩa các từ:

Lấy: từ dùng nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu nhiều hơn.

Các từ như:

– Nguyên: khoảng bấy nhiêu, không hơn.

– Đến: biểu thị ý tính chất bất thường của một hiện tượng, mục đích làm nổi bật mức độ cao một việc.

Cả: biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao hơn.

Cứ: biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định.

Câu 3: Chỉ ra các thán từ:

  1. này, à
  2. ấy
  3. vâng
  4. chao ôi
  5. hỡi ơi

Câu 4: Nghĩa của các thán từ:

Các từ:

– Ha ha: biểu thị tiếng cười sảng khoái.

– Ái ái: mô tả cảm giác sợ sệt, đau.

Than ôi: thể hiện sự đau buồn, tiếc nuối.

Câu 5:

Câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”, thể hiện sự đáp lễ và lịch sự trong giao tiếp của con người với con người.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Tìm thán từ trong các câu trích từ tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O-hen-ri. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm