Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Nghị luận câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” là tài liệu văn mẫu lớp 8 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu bao gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay cho các em tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng làm bài. Hi vọng bài nghị luận xã hội này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các bạn học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Dàn ý Nghị luận câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

1. Mở bài:

Giới thiệu câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Lao động là phương thức tồn tại của cuộc sống, con người cần lao động để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống cả con người, vì vậy sức lực của con người để phục vụ cho lao động là rất quan trọng: bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

2. Thân bài:

Nghị luận câu Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Con người muốn tồn tại và phát triển thì con người cần phải lao động. Mỗi con người có những cách lao động để tạo ra của cải vật chất của riêng mình, có người lao động bằng chân tay, có người lao động bằng trí óc, không ai là không phải lao động. Bàn tay là bộ phận trên cơ thể con người, bàn tay và khối óc giúp cho con người tạo ra những của cải quan trọng để có thể tồn tại và phát triển. Câu nói trên ý muốn nói con người chỉ cần đôi bàn tay và cả sức lao động của mình là có thể tạo ra được của cải và các vật chất khác để tồn tại và phát triển. Có đôi bàn tay và cả những sức lực đổ ra thì những sỏi đá cũng biến thành cơm gạo để cho con người tồn tại, tác giả thật tinh tế khi viết ra những câu thơ đậm tính triết lý, câu nói này muốn khuyên ngăn con người cần lao động để có thể tồn tại, muốn trở thành những con người có ích cho xã hội này chúng ta cần phải rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt, cần cù chăm chỉ lao động đó là những điều rất đáng quý nó giúp cho mỗi chúng ta có được điều kiện để nâng cao đời sống của mình.

Những người thành công trong cuộc sống đều bắt nguồn từ những người chăm chỉ học tập, lao động để có thể tạo nên những nguồn của cải vật chất cho gia đình, cho xã hội, có lao động con người mới có thể tồn tại được, không lao động mà chỉ chông chờ vào người khác thì người đó sẽ trở nên thụ động và bị phụ thuộc vào người khác, chính sức lực và công sức của mình bỏ ra để kiếm được những đồng tiền có ích bươn trải cho cuộc sống là điều rất đáng quý, dù của cải đó có ít hay như thế nào thì chúng ta cũng cần tôn trọng nó, vì đó là công sức mồ hôi và sức lực trí tuệ của chúng ta.Chúng ta luôn luôn cố gắng để có được một cuộc sống tốt và đầy đủ vì vậy chúng ta luôn luôn học hỏi và không ngừng lao động bền bỉ để biến những sức lực và bàn tay khối óc của ta thành những thứ cần thiết cho cuộc sống của mình.

Không có gì là không được tạo ra từ đôi bàn tay của con người, bàn tay ta sẽ tạo ra tất cả những thứ mà ta mong muốn và nó thực sự áp dụng thiết thực vào cuộc sống của mỗi chúng ta. Chúng ta những người thanh niên tiên phong đi đầu trong đất nước hãy cố gắng hết mình để phụng sự cho đất nước mình. Câu nói trên hoàn toàn đúng nó đã được trải nghiệm và đúc kết thành những kinh nghiệm sống của mỗi chúng ta, nó như kim chỉ nam giúp chúng ta học tập và noi theo. Để có thể là một người có ích cho xã hội chúng ta phải học tập và không ngừng nổ lực rèn luyện bản thân mình. Có rất nhiều những tấm gương sáng trong xã hội để chúng ta học tập và noi theo, Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương sáng người đã dung tài năng và công sức của mình để học tập và lao động để cống hiến cho dân tộc Việt Nam, người đã đi rất nhiều nơi làm rất nhiều nghề để trải nghiệm được cuộc sống của rất nhiều quốc gia để góp phần tạo ra những thành quả lớn lao cho dân tộc Việt Nam, người tìm ra con đường cứ nước cho dân tộc, tìm ra nhưng phương pháp chiến đấu hào hùng và đầy tài ba.

Bên cạnh đó lại có những cá nhân lười lao động chỉ chông chờ vào người khác, điều đó sinh ra những con người xấu trở thành những tệ nạn và gánh nặng cho xã hội này. Chúng ta cần phê phán những người chỉ ăn không ngồi dồi, không chịu lao dộng để tồn tại mà chỉ chông chờ vào người khác. Trộm cắp rượu bia đó là những điều kiện để cho những thói hư tật xấu tồn tại.

3. Kết luận:

Mỗi chúng ta cần rèn luyện và tu dưỡng bản thân mình để trở thành những người có ích cho xã hội, lao dộng và học tập là hai nhiệm vụ không thể thiếu trong mỗi chúng ta, học tập để có những kiến thức phục vụ cho cuộc sống này, và lao dộng để phương thức tồn tại trong cuộc sống.

Nghị luận câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Nghị luận câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” mẫu 1

Nhân dân ta vốn có truyền thống cần cù lao động nên từ nghìn xưa đã đề cao bàn tay lao động. Chính sức cần lao này, không phải chỉ làm ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cuộc sống hàng ngày cho mọi người mà còn chinh phục và cải tạo thiên nhiên, làm nên biết bao biến đổi to lớn đối với đất nước và xã hội. Nói lên điều này, trong bài thơ Bài ca vỡ đất nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:

Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Hai câu thơ trên là một nhận xét có giá trị như một chân lí đã được thực tiễn cách mạng của dân tộc ta chứng minh.

Trong câu thơ đầu. "Bàn tay" là một hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho sức lao động của con người. Cũng nhờ đó, con người vượt qua mọi khó khăn trở ngại, mọi chông gai, "sỏi đá" trong cuộc đấu tranh chinh phục và cải tạo thiên nhiên. “Sỏi đá” trong câu thơ chính là hình ảnh tượng trưng có tính khái quát những khó khăn và trở ngại vừa nói.

Nhờ sức cần lao bền bỉ cần cù, con người đã biến sỏi đá thành "cơm", nói một cách khác, thành ra của cải vật chất, những sản phẩm cần yếu, thiết thực để nuôi sống chính mình. “Cơm” ở đây tượng trưng cho thành quả lao động mà con người thu hoạch được nhờ vào sức cần lao của mình.

Hai câu thơ nêu lên một mối quan hộ nhân quả đúng quy luật cho thấy chính lao động của con người chớ không phải cái gì khác đã góp phần cải tạo thiên nhiên, mang lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho con người.

Đây là một lời khẳng định hơn thế nữa, một lời ca ngợi vai trò, tác dụng to lớn của lao động trong việc chinh phục thiên nhiên, tạo ra mọi thành quả trong xã hội con người.

Thực tiễn cách mạng của dân tộc ta trước hết chứng minh bàn tay con người đã làm thay đổi bộ mặt đất nước và xã hội ta.

Thật vậy, trước Cách mạng tháng Tám đất nước ta còn lạc hậu, nghèo nàn và xơ xác biết bao. Đại bộ phận nông dân thời đó đều là những anh Pha, chị Dậu sống chui rúc trong những mái nhà tranh xiêu vẹo và ọp ẹp. Chính những người này đã bước vào cuộc kháng chiến trường kì gian khổ ngót chín năm trời. Bàn tay người hậu phương từ khi ấy đã tích cực tăng gia sản xuất, đổ mồ hôi - đôi khi đổ xương máu mình, để làm ra lúa gạo nuôi cho bộ đội ăn no, đánh thắng. Ta làm sao quên được trong trang sách truyện “Con trâu” của nhà văn Nguyễn Văn Bổng, hình ảnh gia đình anh Trợ đã kéo bừa thay trâu. Hay trong thực tế chiến dịch Điện Biên, hình ảnh hàng vạn dân công thồ gạo, thồ đạn lên mặt trận để nuôi dưỡng tiếp sức cho anh “Bộ đội cụ Hồ” viết xong thiên sử đẹp:

Mẹ tôi
Từ ghép
Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng

Các hình ảnh ấy là gì nếu không phải là những chứng minh hùng hồn cho “bàn tay cần lao đã biến được “sỏi đá” thành “cơm”.

Tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước càng ác liệt hơn. Trong các giai đoạn lịch sử này, nhân dân miền Bắc lại tiếp tục tăng gia sản xuất, khai phá đất hoang “mỗi người làm việc bàng hai, vì miền Nam ruột thịt”, “vì sự nghiệp thống nhất nước nhà”. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đã mọc lên khắp miền Bắc xã hội chủ nghĩa khiến cho sản xuất không những nông nghiệp mà cả công nghiệp phát triển mạnh mẽ biến một nửa nước này thành hậu phương bao la, góp phần đắc lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Trong một nửa nước còn lại, tại các vùng giải phóng, vùng căn cứ cách mạng, bà con nông dân các dân tộc cũng đã góp bàn tay của mình biến “sỏi đá” thành “cơm” chung sức với tiền tuyến một lòng đánh Mĩ với niềm tin tất thắng.

Khi non sông ta sạch bóng quân thù, nước nhà vĩnh viễn độc lập, tự do, và thống nhất, nhân dân ta lại chen vai sát cánh nhau trên ruộng đồng nương rẫy, chung tay ra sức hàn gắn lại vết thương chiến tranh. Khắp nơi bà con cung nhau lấp hố bom, phá mìn cải tạo đất đai, trả lại màu xanh cho ruộng đồng xứ sở. Từ Tây Bắc, Việt Bắc đến Tây Nguyên, đâu đâu bàn tay người cũng góp phần tích cực khai phá đất hoang làm ra biết bao lúa gạo của cải nuôi sống con người Từ bàn tay con người, biết bao công trình mới đã được dựng lên: Đường sắt Thống Nhất, Thủy điện sông Đà, Thủy điện Trị An, Y- a- li, cầu Thăng Long, xí nghiệp dầu khí Vũng Tàu và còn biết bao công trình lớn nhỏ khác ở các địa phương cứ mọc lên kì diệu dưới bàn tay người cứ như một phép lạ nào!

Ngoài ra, trong cuộc sống thường nhật từ xưa đến nay, bàn tay con người đã làm ra mọi thứ cần thiết. Từ thóc gạo, rau quả, thịt cá... nghĩa là mọi thứ thực phẩm thiết yếu đến các vật dụng cần dùng như bàn ghế, cửa nhà. Đó là chưa kể đến những tác phẩm văn học nghệ thuật thơ nhạc, phim ảnh phục vụ cho đời sống tinh thần của mọi người

Tóm lại, ai cũng thấy mọi thứ của cải vật chất và tinh thần trong xã hội đều do bàn tay con người hay nói một cách khác - sức lao động của con người làm ra cả.

Hai câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông khẳng định giá trị và khả năng to lớn của sức lao động trong đời sống hàng ngày và cả trong việc xây đắp những công trình lớn của đất nước. Phải chăng qua hai câu này, nhà thơ muốn nhắn nhủ với chúng ta là phải biết quý trọng lao động và các thành quả do sức cần lao ấy tạo nên.

Riêng em, giờ đây, không chỉ nỗ lực trong học tập mà em còn chuyên cần chăm chỉ trong các giờ hướng nghiệp, để mai sau trở thành người lao động mới, đem bàn tay mình biến sỏi đá thành cơm góp phần làm đất nước thêm giàu mạnh.

Nghị luận câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” mẫu 2

Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước. Chính vì thế, mỗi người hãy cố gắng vươn lên bằng đức tính chăm chỉ, cần cù đúng với ý nghĩa câu ca dao ông cha ta đã dạy:

“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta chăm chỉ cần cù chính là việc mỗi chúng ta nỗ lực học tập, lao động không ngừng nghỉ; luôn sẵn sàng tìm tòi, mày mò những điều mới mẻ, cố gắng hơn người khác trong cuộc sống. Cần cù chăm chỉ giúp chúng ta tạo ra nhiều hơn của cải vật chất phục vụ đời sống cá nhân và góp phần làm phát triển xã hội. Trong cuộc sống không phải ai cũng vốn thông minh, nhanh nhẹn, biết cố gắng, chăm chỉ sẽ không khiến chúng ta tụt lùi về phía sau so với những người khác. Người không rèn luyện cho mình đức tính cần cù chăm chỉ sẽ nảy sinh nhiều tính xấu khác như: ỷ lại, dựa dẫm vào người khác,…

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chỉ ưa dựa dẫm vào người khác, không cố gắng vươn lên, chăm chỉ lao động mà chỉ tập trung vào thú vui, đam mê của bản thân. Lại có nhiều người làm được một nửa, gặp khó khăn thì bỏ dở… những người này sẽ khó có được thành công trong cuộc sống.

Mỗi người có một ước mơ, hoài bão khác nhau, tuy nhiên nếu tất cả cùng cố gắng, chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước vững mạnh. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” mẫu 3

Trong cuộc sống của con người lao động chính là việc để tạo ra của cải vật chất duy trì đời sống của con người, phục vụ những nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần. Nhờ sức mạnh to lớn của đôi bàn tay con người mà xã hội của chúng ta ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.

Chính vì vậy, người xưa mới có câu “Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Con người muốn phát triển tồn tại thì cần phải lao động chăm chỉ, miệt mài. Những giọt mồ hôi của con người đổ xuống mới có thể biến những vật vô tri như đất đá, thành những vật hữu ích như lúa, ngô, khoai, sắn…phục vụ cho lợi ích của con người.

Bàn tay là một bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể con người. Trí óc giúp con người tư duy sáng tạo, nhờ bàn tay và khối óc con người mới có thể tồn tại trong xã hội một cách vững vàng, tạo ra chỗ đứng và vị trí của mình trong cộng đồng người.

Câu nói này nhằm khuyên nhủ con người phải biết chăm chỉ lao động, suy nghĩ bởi trên đời này không có gì là miễn phí cả, cũng giống như câu nói “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ mang phần đến cho” thì câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm” nhằm củng cố cho câu nói trên.

Câu nói này muốn khẳng định một chân lý muốn tồn tại, muốn được người khác tôn trọng thì con người cần phẩm chăm chỉ lao động, tự tay mình tạo ra của cải vật chất có như thế con người mới tồn tại được ở trong xã hội.

Những con người muốn thành công, muốn có chỗ đứng trong xã hội thì cần phải học tập chăm chỉ, lao động cần cù miệt mài để tạo nên nguồn vật chất cho gia đình, xã hội có như thế con người mới có thể sống sót tồn tại mà không làm ảnh hưởng tới người xung quanh. Được mọi người xung quanh tôn trọng yêu mến.

Ngoài ra, những đồng tiền do chính sức lao động trí tuệ của mình làm ra bao giờ cũng đáng trân trọng hơn khi tiêu những đồng tiền mà người khác mang đến, dù ít hay nhiều thì tự lực cánh sinh để tồn tại cũng sẽ đáng quý hơn là sống như cây tầm gửi neo đậu vào người khác, đến một lúc nào đó, khi cây mẹ chết đi thì cây tầm gửi cũng không thể tồn tại được trên đời.

Những đồng tiền, lúa gạo do chính mình làm ra khi chúng ta tiêu hoặc sử dụng cũng cảm thấy trân trọng hơn rất nhiều, không dễ gì tiêu pha phóng tay bởi con người làm ra của cải vật chất không hề dễ chút nào.

Câu nói trên của cha ông ta là hoàn toàn đúng đắn, nó đúc kết và trải nghiệm qua nhiều thế hệ sống. Chính vì vậy chúng ta hôm nay cần phải cố gắng noi theo nghiêm túc. Với những học sinh thì cần chăm chỉ học tập tích lũy kinh nghiệm để sau này có thể đóng góp công sức trí tuệ mình tạo ra nhiều của cải vật chất cho gia đình xã hội.

Tuy nhiên trong xã hội chúng ta vẫn có những con người lười lao động muốn sống dựa vào người khác, điều đó khiến cho con người sinh ra tính ỷ lại, lười biếng suy nghĩ và sáng tạo gây gánh nặng cho xã hội. Những con người lười suy nghĩ, lười lao động thường chỉ gây gánh nặng cho xã hội bởi họ sẽ nghĩ nhiều cách kiếm tiền bất chính, như trộm cắp, cướp giật… làm mất trật tự an toàn xã hội.

Chúng ta cần phải kiên quyết, phê phán những người lười biếng, không chịu lao động suốt ngày sống bám vào người khác, làm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Những con người này cần được giáo dục, tuyên truyền lối sống tích cực, tạo cho họ những công ăn việc làm phù hợp, kích thích tình yêu lao động trong con người họ, cảm hóa họ để họ hòa nhập với cộng đồng.

Mỗi chúng ta ngay từ khi còn nhỏ cần rèn luyện tu dưỡng bản thân để sau này lớn lên trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, không nên học những thói hư tật xấu, không đi theo những bạn bè lêu lổng học thói ăn chơi, sống trụy lạc, ham hưởng thụ lười lao động.

Nghị luận câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” mẫu 4

Nếu nói lao động là điều kiện cần thì sức mạnh của con người chính là điều kiện đủ để tạo ra cơ sở vật chất cho con người. Vậy mới có câu nói:

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Ở đây, “bàn tay” là ẩn dụ cho sức lao động của con người còn “sỏi đá” là những khó khăn, vất vả mà con người phải trải qua. Câu ca là cách nói hình ảnh nhằm ca ngợi sức mạnh của người lao động. Đó chính là sức mạnh tạo ra mọi thành tựu trong xã hội.

Chính bàn tay con người đã tạo ra mọi vật dụng hằng ngày để phục vụ cho nhu cầu của bản thân. Con người làm ra thóc gạo, làm ra vật dụng, của cải để phục vụ cho đời sống vật chất của mình. Họ cũng biết tạo ra những sản phẩm nghệ thuật để đời sống tinh thần thêm phong phú.

Nước ta đã từng là một nước nghèo nàn, lạc hậu. Trong hai cuộc chiến đấu chống Pháp và chống Mỹ đất nước ta đã trải qua mưa bom bão đạn và bị tàn phá không ngừng. Những câu chuyện về năm tháng chiến tranh luôn để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí người đọc với những hình ảnh như: “Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” (Vợ nhặt – Kim Lân). Thế rồi khi đất nước thống nhất, nhân dân lại hăng say lao động để hàn gắn vết thương chiến tranh. Bàn tay con người như một liều thuốc xoa dịu đi mọi vết thương mà chiến tranh để lại. Từng ngày trôi qua, hàng loạt công trình mới đã được xây dựng như đường sắt Thống Nhất, thủy điện Thác Bà, dầu khí Vũng Tàu. Mới đây hơn chúng ta còn có các công trình như: “Vệ tinh viễn thông của Việt Nam (VINASAT-1, VINASAT-2)”; “Bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản Việt Nam tỉ lệ 1:200.000”; “Từ điển Bách khoa Toàn thư”… Từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá bởi chiến tranh mà nhờ sức người giờ đây chúng ta đã vươn đến một tầm cao mới, một thế giới của trí thức.

Tóm lại, mọi của cải vật chất trong xã hội đều do con người làm ra. Sức lao động của con người là thật sự cần thiết và đáng trân trọng. Nếu không có sức lao động của con người chúng ta không thể có những của cải vật chất như ngày nay. Sức lao động có thể là lao động chân tay, lao động trí óc nhưng chắc chắn nó đều góp phần làm nên sự no đủ của con người đồng thời cũng có những đóng góp rất lớn cho đất nước.

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Đó là một chân lí đã được chứng minh qua nhiều đời nay. Đó là một niềm tin sắt đá: Có lao động thì không có gì là khó khăn cả. Lao động chính là nguồn sống và hạnh phúc của chúng ta.

...................................

Ngoài Nghị luận câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, các bạn học sinh còn có thể tham khảo Văn 8, Soạn bài lớp 8, Soạn Văn Lớp 8 (ngắn nhất) mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm