Viết đoạn văn sử dụng biện pháp nói quá

Viết đoạn văn sử dụng biện pháp nói quá được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đề bài: Viết đoạn văn sử dụng biện pháp nói quá

Bài làm:

Trời đã về chiều, bầu trời trở lên u ám, báo hiệu một cơn mưa to đã đến. Mọi người nhanh chóng xu dọn vào để tránh cơn mưa kia. Tôi vội vàng đi xu quần áo, mẹ tôi chạy ra ngoài sân xu mấy lia cá mới phơi vào. Em trai tôi thì cũng nhanh nhảu đứng cổ vũ anh trai. Mọi việc vừa xong thì cơn mưa to cũng trút xuống. Mưa to đổ xuống ầm ầm như có cả biển nước từ trên trời hắt xuống. Mọi người đều hết sức lo lắng cho bố tôi. Bố tôi đang trên đường đi làm về. Mẹ tôi nhấc điện thoại gọi điện cho bố nhưng đầu kia mãi không có ai nhấc máy. Mẹ như ngồi trên đống lửa, cứ đi đi lại lại trong nhà. Tôi đến an ủi mẹ tôi, mẹ đừng lo chắc mưa to quá bố không nghe thấy điện thoại đâu. Nói thế thôi, tôi cũng lo lắng không kém mẹ, cơn mưa vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút, những tia sét vẫn cắt ngang bầu trời, không chịu buông tha một ai. Đang cuộn trong dòng suy nghĩ , tôi đã thấy ai về trước cửa, lòng tôi bỗng vui như có hội, tôi chạy ra đón bố, đỡ cặp cho bố. Thật may mắn, bố tôi đã không bị cơn mưa ki quật ngã. Gia đình tôi là như thế đấy, mọi người đều hết sức yêu thương nhau, không bao giờ có thể bỏ mặc nhau được.

1. Nói quá là gì?

- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. Nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.

- Để nhận ra biện pháp nói quá cần điều chiếu nội dung lời nói với thực tế. Phải nắm được cái ý nghĩa hàm ẩn của lời nói (tức là hiểu theo nghĩa bóng chứ không hiểu theo nghĩa đen).

- Nói quá thường được sử dụng trong khẩu ngữ.

Ví dụ: buồn nẫu ruột, giận sôi gan, bầm gan tím ruột, mệt đứt hơi, đói rã họng, vỡ mặt, lo sốt vó, người đen như cột nhà cháy, nói như rồng leo…

- Trong văn chương, nói quá thường thích hợp với những loại văn bản: châm biếm, trữ tình, anh hùng ca, … những văn bản có chức năng kêu gọi, lời hiệu triệu.

Ví dụ: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. (Trần Quốc Tuấn)

2. Tác dụng của nói quá.

- Nói quá là một phép tu từ thường để nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu nói. Nói quá được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày như lo sốt vó, buồn nẫu ruột, tức sôi máu, vắt chân lên cổ, mệt đứt hơi… Không chỉ thế phép tu từ nói quá còn được sử dụng trong các tác phẩm văn học cụ thể như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca….

- Phóng đại hay nói quá thường được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Ví dụ như: buồn nẫu ruột, giận sôi gan, mệt đứt hơi, đói rã họng. Còn trong các tác phẩm văn học thì phóng đại, nói quá đã trở thành một biện pháp tu từ được sử dụng. Với chức năng nhận thức, khắc sâu hơn bản chất của đối tượng người dùng, tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề, gây ấn tượng mạnh cho những người đọc.

- Nói quá không phải là việc nói sai, nói dối về một sự thật, sự việc nào đó. Mà nó chỉ tăng tính chất, sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho những người đọc. Đôi khi, tất cả chúng ta có thể kết hợp những biện pháp tu từ khác ví như so sánh vào để câu văn, câu nói để thêm phần sinh động.

Ví dụ như câu ca dao:

“Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng “

- Nói quá còn thường được gọi là ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng, hoa trương. Sự kết hợp của tất cả hai phép tu từ phóng đại, nói quá và so sánh sẽ mang lại những hiệu quả lớn hơn và bậc cảm xúc to hơn cho câu nói. Hai biện pháp tu từ này đều nhằm một mục đích là làm rõ hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn bản chất của đối tượng người dùng. Nếu kết hợp cả hai phép tu từ trong câu nói sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn.

Ví dụ trong câu ca dao:

“Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nếp một, như đường mía lau”

3. Các đoạn văn có sử dụng biện pháp nói quá

Đoạn văn mẫu 1:

Thế là mùa động lạnh lẽo đã về! Ngày chưa sáng đã tối, đêm kéo dài lê thê. Bầu trời không còn trong xanh, cao vời vợi với những áng mây trắng, hồng mà thay vào đó một màu trắng đục, có lúc lại âm u, xám xịt như dấu hiệu báo trước của 1 trận mưa. Cái nắng nóng trốn đâu mất, để lại không gian lạnh lẽo với nhiệt độ trung bình luôn dưới 20 độ, có khi còn dưới 10 độ. Ở những vùng núi cao, nhiệt độ có lúc dưới 0 độ gây ra hiện tượng băng tuyết. Trên cây chỉ còn lơ thơ vài chiếc lá sắt lại vì giá rét. Những cành cây khẳng khiu, trơ trụi tưởng như không còn sức sống qua mùa đông rét buốt. Trong những ngày nắng ấm, chim muông thi nhau ca hát, chao liệng khoe bộ lông sặc sỡ đủ màu sắc, nay trốn biệt đâu hết. Mấy con chim can đảm bay ra khỏi tổ, bộ lông xù ra, dày lên. Mọi người đều giữ ấm cơ thể bằng những chiếc áo dày, to sụ. Những khuôn mặt xinh xắn với cái cổ kiêu ba ngấn cũng giấu đi trong những lớp cổ áo, những chiếc khăn và khẩu trang. Ai cũng co ro, cúm rúm, ngại di chuyển, thay vào đó thường ngồi 1 chỗ hoặc ủ mình trong chăn ấm chỉ để hở khuôn mặt lấy chút dưỡng khí. Đường phố vắng tanh, vắng ngắt. Xe cộ đi lại vội vã hơn, nhà nào nhà ấy đóng cửa im ỉm. Mùa đông rất lạnh nhưng không vì thế mà đáng sợ!

Đoạn văn mẫu 2:

Hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng một lượng lớn túi ni-lông mà không hề biết tới những tác động to lớn của nó tới môi trường. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hóa chất độc hại còn lại hay lẫn trong quá trình sản xuất túi nilông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khỏe con người,... Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề.

Đoạn văn mẫu 3:

Bạn Nga là một học sinh chậm hiểu hơn các bạn trong lớp. Tuy vậy, các bạn trong lớp không chế giễu bạn mà còn giúp Nga học tốt hơn. Sau mỗi giờ học, chúng tôi chỉ cho bạn những chỗ bạn chưa hiểu. Nga rất biết lắng nghe và học hỏi. Sau một thời gian kiên trì, bạn Nga đã tiến bộ vượt bậc trong học tập. Hôm nay, bạn được những hai điểm 8 môn Toán và Văn nhé. Đúng là cần cù bù khả năng. Chỉ cần chúng ta chăm chỉ là chúng ta sẽ học tập tốt hơn. Vì vậy, các bạn đừng tự ti nhé, hãy siêng năng học tập.

Đoạn văn mẫu 4:

Làng quê tôi những buổi sớm mai đẹp như một bức tranh nhiều màu. Từng đám mây trắng, hồng khẽ lơ lửng trôi lững lờ. Những chú chim tỉnh giấc bắt đầu cất cao tiếng hót líu lo trên cành cây. Trong vườn đọng trên cành lá là những hạt sương trong veo, long lanh như những viên pha lê thủy tinh sáng lấp lánh.Những đóa hoa bắt đầu kẽ nở, thi nhau phô sắc tỏa hương thơm ngát. Dòng sông quê hương đỏ nặng phù sa uốn mình đem dòng nước mát tưới tiêu cho ruộng lúa vườn cây. Thỉnh thoảng, có vài chú cá tinh nghịch quẫy đuôi vươn mình khỏi mặt nước. Xa xa là cánh đồng lúa còn đang đương thì con gái, khoác trên mình tấm áo màu xanh đung đưa thân mình theo từng đợt gió. Cả cách đồng bao la tựa như một tấm thảm xanh khổng lồ trải dài tít tắp như tiếp nối đến tận chân trời.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Viết đoạn văn sử dụng biện pháp nói quá. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
4 3.066
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 8

    Xem thêm