Có ý kiến cho rằng hình ảnh người cha trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao được diễn tả một cách chân thực sâu sắc

Có ý kiến cho rằng hình ảnh người cha trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao được diễn tả một cách chân thực sâu sắc được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Tổng hợp các đề văn về Có ý kiến cho rằng Hình ảnh người cha trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao được diễn tả một cách chân thực sâu sắc hay, thường gặp trong các đề kiểm tra, đề thi.

Yêu cầu chung:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh.

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh người cha trong tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao được diễn tả một cách chân thực, sâu sắc.

- Bố cục cân đối, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu.

Yêu cầu cụ thể:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật.

Hình ảnh người cha trong tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao được diễn tả một cách chân thực, sâu sắc.

Phân tích, chứng minh:

Học sinh có nhiều cách trình bày bài viết của mình, song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

I. Khái quát chung về nhân vật lão Hạc:

- Là nhân vật chính trong truyện.

- Là người nông dân nghèo khổ trong thời kì trước cách mạng tháng Tám.

- Có hoàn cảnh bất hạnh- bị dồn đến đường cùng phải tìm đến cái chết.

- Có vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng, đặc biệt là người cha có tình yêu thương con tha thiết, cảm động.

II. Chứng minh hình ảnh người cha (Lão Hạc):

Cảnh ngộ

- Phải sống xa con: vợ mất sớm, con phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su, lão sống thui thủi một mình…

-> Có nỗi khổ tâm: làm cha nhưng không được đoàn tụ cùng con, không được sống trong một gia đình bình thường, yên ổn, hạnh phúc.

Lão Hạc là người cha có tình yêu thương con sâu sắc, cao đẹp.

- Vì xa con, lão Hạc luôn thương nhớ con da diết:

+ Mọi câu chuyện đều xoay quanh, liên quan đến con

+ Chăm sóc cậu Vàng (Kỉ vật của con trai để lại) và xót xa, day dứt khi buộc phải bán nó.

+ Đếm từng ngày con đi, mong từng lá thư con.

- Lão Hạc luôn day dứt, khổ tõm, ân hận với con:

+ Vì lão không đủ tiền cưới vợ cho con, con phải bỏ đi phu đồn điền cao su…

-> Lão dằn vặt, đớn đau, giằng xé tâm can, chết cũng không yên vì nghĩ mình mắc nợ với con.

- Lão sống vì con, chết cũng vì con:

+ Lão tính toán, trăn trở trước sự sống- cái chết. Nếu lão sống, lão sẽ phải bán dần mọi thứ để ăn vì lão không còn đủ sức làm thuê kiếm sống.

+ Lão âm thầm chuẩn bị cho mình cái chết (bán chó, thu nhặt tiền để dành, gửi ông giáo tiền nhờ làm ma, gửi vườn cho ông giáo sau này trao cho con).

-> Lão thà chết để giữ lại tài sản (mảnh vườn cho con). Lão chọn cái chết đớn đau như sự tự trừng phạt.Tình yêu thương con của lão Hạc được thể hiện bằng việc làm cụ thể. Đó là đức hy sinh cao cả của lão. Lão sẵn sàng hy sinh cả sự sống của mình cho tương lai, hạnh phúc của con.

III. Đánh giá:

- Tình cảm cha con là tình cảm bền vững, mang giá trị nhân bản sâu sắc. Đó là tình cảm cao đẹp của lão Hạc - của tất cả những người cha trong bất kì hoàn cảnh, thời đại nào cũng đều yêu thương con, hy sinh vì con.

- Nam Cao rất thành công khi xây dựng nhân vật lão Hạc: miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế, phức tạp …-> để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Khẳng định vấn đề nghị luận

- Khẳng định tình cảm cha con là đề tài truyền thống nhưng vẫn mới, vẫn hấp dẫn.

- Suy ngẫm về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện nay.

-> Lão thà chết để giữ lại tài sản (mảnh vườn cho con). Lão chọn cái chết đớn đau như sự tự trừng phạt.Tình yêu thương con của lão Hạc được thể hiện bằng việc làm cụ thể. Đó là đức hy sinh cao cả của lão. Lão sẵn sàng hy sinh cả sự sống của mình cho tương lai, hạnh phúc của con.

Có ý kiến cho rằng Hình ảnh người cha trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao được diễn tả một cách chân thực sâu sắc - Bài mẫu số 1

Nhà văn Nam Cao được biết đến với những tác phẩm viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Toàn bộ truyện ngắn của ông đều hướng đến một hiện thực lớn, bao trùm xã hội: sự bần cùng hóa. Chúng được xem như là khuôn thước, tiên phong cho chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học VN. Tiêu biểu trong các tác phẩm ấy có truyện ngắn “Lão Hạc”. Nhà văn đã xây dựng được thành công hình tượng lão Hạc – đại diện cho tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ. Đọc truyện ngắn này, ta cảm động, thương xót biết bao cho con người ấy, một lão nông đáng thương, đáng kính, giàu lòng thương con và chói ngời những phẩm chất tốt đẹp.

Cuộc đời lão Hạc bị xã hội đương thời và đói nghèo vùi dập, dìm sâu xuống vũng bùn của sự tăm tối, bất hạnh. Vợ chết sớm, lão sống cô đơn trong cảnh “gà trống nuôi con”. Lão có mảnh vườn để trồng hoa màu, bão đã phá sạch. Ấy vậy mà lão còn ốm nặng một trận, không gượng dậy được. Mất nghề vải, đàn bà trong làng rỗi rãi nhiều, còn tí việc nào thì họ tranh nhau làm hết cả, lão không có việc. Sau trận ốm ấy, lão ăn gần hết vào số tiền “chắc mẩm” để cho con.
Nhắc đến con trai lão, ta hiểu lão yêu con sâu sắc đến nhường nào! Lão thương con không lấy được vợ, phẫn chí phải ra đi. Trong việc lỡ dở tình duyên này, lão luôn day dứt vì mình không phải. Ai đời làm cha mà không lo nổi hạnh phúc cả đời cho con, để nó phải đi làm đồn điền cao su? Lão thương con đứt ruột nhưng lại bất lực để con ra đi. Tất cả cũng chỉ tại những hủ tục của xã hội đương thời: bên nhà gái thách cưới nặng quá, lão nghèo nên không thể lo nổi, khiến trai gái yêu nhau mà không đến được với nhau. Xã hội xưa bên nhà gái thách cưới rất nặng. Lão không cho nó bán vườn đâu phải vì không thương nó, đứa con mới lớn sao hiểu được sự lo lắng của người cha đã từng trải, suy nghĩ thấu đáo cho tương lai của con: “ Ai lại bán vườn đi lấy vợ ? Vả lại bán vườn đi thì cưới vợ về ở đâu? Với lại , nói cho cũng nữa, nếu đằng gái họ cứ khăng khăng đòi như vậy, thì dẫu có bán vườn đi cũng không đủ cưới”. Con trai lão “thấy bố nói thế thì thôi ngay”, “thôi” nhưng nó có vẻ buồn vì “hai đứa mê nhau lắm”. Trước lúc đi xa, nó không những không giận bố mà còn biếu bố hẳn 3 đồng bạc. Đối với lão, tất cả những chi tiết ấy như một kỉ vật thiêng liêng về lòng hiếu thảo. Bởi vậy khi nhắc đến con trong những cuộc trò chuyện với ông giáo, đôi mắt lão Hạc lại rưng rưng. Lão ngậm ngùi trong tiếng nấc, bất lực, cam chịu thấy con ra đi: “Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?”. Con trai đi rồi, lão cô đơn nay lại càng cô đơn hơn. Lí lẽ lão biện hộ để giữ lại mảnh vườn cho con rất lạ: lão đứng về phía con mà chống lại mọi thứ. Viết giấy làm văn tự nhượng lại cho ông giáo là người nhiều chữ nghĩa, lí luận đã đành, lão còn chống lại cả chính mình nữa: “của mẹ nó tậu thì nó hưởng”. Ông giáo khuyên cứ để tiền đấy mà ăn, lão năn nỉ: “ Đã đành rằng thế. Nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, hết tiền cả. Nó vợ con chưa có, ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao? Tôi cắn rơm cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi”. Thì ra tình thương con không chỉ thể hiện qua cách ứng xử, vs lão Hạc, nó là một nguyên tắc sống. Chính lão không cho phép mình động chạm vào thứ mực thước tinh thần do chính lão đặt ra. Cuộc đời lão như dòng sông bên lở bên bồi. Lão là bên lở cứ lở mãi để bên bồi của con được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ. tươi tốt Lão âm thầm hi sinh chỉ mong con có một tương lai tốt đẹp .

Để lấp đầy khoảng trống của nỗi nhớ con, lão dành cả tình yêu thương cho con chó được đặt tên là “cậu Vàng” – kỉ vật của người con trai để lại. Cách lão Hạc đối xử vs cậu Vàng càng làm nổi bật tấm lòng nhân hậu của lão. Con chó như một đứa con, thậm chí còn “như một đứa con cầu tự” do thần thánh ban cho. Lão chăm sóc nó như một con người, bắt rận, tắm táp cho nó. Bao nhiêu tình thương của một người cha, lão dành cho con chó. Trong cái xã hội mà nhiều khi con người còn đối xử tệ bạc vs nhau, liệu có mấy ai yêu thương một con chó như lão Hạc: “Những buổi tối, khi lão uống rượu thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”? Con chó gợi hình bóng của đứa con, bởi thế, trò chuyện vs con chó cũng là cách lão tâm sự về con: “Cậu có nhớ bố cậu không hả, cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về…” Cứ như vậy, bao nhiêu nỗi niềm, lão kể ra bằng hết cho cậu Vàng. Cậu con trai duy nhất dứt khỏi vòng tay của cha, lão coi con chó như con, như cháu. Đau đớn biết bao khi lão phải dứt tình bán cho chó đi! Không bán cậu Vàng đi lão làm sao nuôi nổi mà không để nó ốm, trong khi lão cũng đang đói dài “tính ra cậu Vàng ấy còn ăn khỏe hơn cả tôi”. Không bán cậu Vàng làm sao lão có đủ tiền để khi nhắm mắt xuôi tay mà không mấy “liên lụy đến hàng xóm láng giềng”? Còn nếu phải bán con chó đi, lão mất đi một nguồn an ủi. Vợ lão mất, con trai đi bằn bặt, chỉ có mình nó để giải khuây, thiếu nó lão lấy ai sống cùng? Lão nói nhiều đến việc bán chó khiến ông giáo “nghe câu ấy đã nhàm”. Lão nói nhiều bởi lão đắn đo, nhưng rồi suy đi tính lại, lão vẫn phải quyết định bán nó đi. Cái giá mà lão Hạc phải trả cho việc bán cậu Vàng là quá đắt. Lão tức tưởi trong sự giày vò, lão day dứt khôn nguôi trong nỗi niềm ân hận. Tận nơi sâu thẳm của lương tâm, lão Hạc thấy mình như một người mắc lỗi, một tội lỗi không thể tha thứ. Chẳng vậy mà hôm sau sang nhà ông giáo để báo tin, mặc dầu vs bộ mặt “cố làm ra vẻ vui vẻ” nhưng kì thực lòng lão đâu có vui. Chỉ cần một câu hỏi cho có chuyện của ông giáo: “Thế nó cho bắt à?” là nỗi đau trong lòng lão lại dâng lên, tạo nên đột biến trên khuôn mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Lão ân hận vì thương con chó vẫn quấn quít vs mình hàng ngày, ân hận vì đã đẩy nó đến cái chết thương tâm. Đôi mắt đầy trách móc của con chó còn là câu hỏi ám ảnh con người lương thiện ấy đến suốt đời: “thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Hiện thực nghiệt ngã đã cướp đứa con của lão, đói nghèo lại lấy mất người bạn tri kỉ. Lão như bị đứt đi từng mảng của cuộc sống, dường như đã thấy trước cái chết của mình. Chứng kiến cảnh đó, ông giáo không xót xa năm quyển sách như trước nữa. Trước kia, ông giáo quý mấy quyển sách đó cũng là vì sách là kỉ vật về một thời đầy mơ ước. Mặt khác vì – cũng theo như cách nói của Nam Cao- khi một người bị đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau của mình, hơi sức đâu mà nghĩ đến cái đau của người khác. Những rồi sau đó, ông giáo đã hiểu…. Bao nhiêu đau đớn, buồn vui như những cơn bão lòng dồn dập ập đến và khi cơn bão ấy rút đi, nó để lại những vết tích tan hoang, khiến cái gì đó trong lòng lão vỡ ra nhưng không sao hàn gắn được. Có thể nói: cái đau của lão Hạc là cái đau của một người giàu lòng yêu thương và có nhân cách.

Câu nói về kiếp người của lão Hạc như xát muối vào tim lão và cả người đọc. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là cách duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hóa. Trước khi chết, lão vẫn mang lòng tự trọng cao. Trao trọn ba mươi đồng bạc và văn tự cho ông giáo – để giữ lại mảnh vườn cho con và khỏi phiền lụy tới hàng xóm láng giềng lo tang cho mình – lão không còn một đồng. Ngày qua ngày, lão kiếm mọi thứ để nhét vào cái dạ dày của mình mà không đủ no: củ chuối, sung luộc, con trai, con ốc…. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo ngờ đâu cũng là những lời trăng trối sau cùng. Kết cục bi thảm của lão Hạc được báo trước nhưng vẫn không khỏi khiến ta bất ngờ, thương cảm. Trong những dòng cuối truyện, NC viết : “chỉ có tôi với Binh Tư hiểu”. Nhưng Binh Tư đâu có hiểu nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của lão Hạc. Chỉ có ông giáo hiểu mọi chuyện từ đầu đến cuối. Lão Hạc đúng là khổ vì ăn nhưng chưa bao giờ vì miếng ăn mà đánh đổi nhân cách cho dù là phải chết. Cái chết của lão là một sự minh oan. Hơn thế nữa, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng yêu con âm thầm mà lớn lao.

Kết thúc bi kịch là sự thật chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại cho chúng ta biết bao suy ngẫm về số phận của những con người trong xã hội cũ. Đó là lời phê phán đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiến. Ở đó, thế mạnh nằm trong tay các quan lại giàu có, số phận người dân nghèo còn thua xa cả loài vật. Kết cục của lão Hạc là bế tắc của cả xã hội lúc bấy giờ. Biết bao cuộc đời khác cũng như lão, bị hiện thực dồn vào bước đường cùng. Nhân vật Chí Phèo ở làng Vũ Đại trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là chàng nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường không lối thoát, phải trở thành tên lưu manh hóa, chuyên rạch mặt ăn vạ. Hay như chị Dậu – người đàn bà lực điền mang nhiều phẩm chất tốt đẹp - cũng bị xã hội bất công dồn ép: “Buông tay, chị vội vàng choàng dậy, mở cửa chạy té ra sân. Trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị”. Cuộc đời những con người đáng thương ấy cứ quẩn quanh, không lối thoát. Chí Phèo bố vừa chết thì Chí Phèo con ra đời, tiền đồ chị Dậu thì tối đen như mực, không biết bao giờ mới sáng lên?

Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện của tác giả. Diễn biến tâm lí của lão Hạc, của ông giáo được miêu tả hợp lí, tự nhiên. Hai nhân vật ấy đều có nỗi khổ riêng, nhưng ông giáo, nhờ có việc “cố tìm mà hiểu” đã phát hiện ra vẻ đẹp của lão Hạc đằng sau vẻ ngoài dường như lẩn thẩn, dở hơi. Mặt khác,ở đây nhân vật “tôi” vừa là người dẫn truyện, vừa đối thoại trực tiếp làm cho tác phẩm trở nên đa giọng điệu.
Tấn bi kịch của lão Hạc là lời mà nhà văn Nam Cao – nhà văn đã từng sống qua chế độ phong kiến đày áp bức, bất công ấy – tố cáo xã hội lúc bấy giờ. “Lão Hạc” thể hiện sâu sắc tài năng của Nam Cao và “ đưa ông lên hàng đầu dòng văn học hiện thực VN đang đi vào chặng cuối cùng của nó, trước khi vào bản lề Cách mạng tháng Tám”.

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Có ý kiến cho rằng hình ảnh người cha trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao được diễn tả một cách chân thực sâu sắc các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, nội dung, biện pháp tu từ, giá trị nghệ thuật của bài ca dao...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Có ý kiến cho rằng hình ảnh người cha trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao được diễn tả một cách chân thực sâu sắc. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
12 1.732
Sắp xếp theo

Ngữ văn 8

Xem thêm