Top 7 bài Lập dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa mới nhất
Lập dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hi vọng dàn bài nghị luận xã hội về văn hóa và trang phục sẽ giúp ích cho các bạn hoàn thành tốt bài Văn mẫu lớp 8: Nghị luận trang phục và văn hóa. Mời các bạn tham khảo.
Dàn ý nghị luận về trang phục và văn hóa
- Dàn ý nghị luận về trang phục và văn hóa mẫu 1
- Dàn ý Nghị luận trang phục và văn hóa mẫu 2
- Dàn ý Nghị luận trang phục và văn hóa mẫu 3
- Lập dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa - mẫu 4
- Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa mẫu 5
- Dàn ý nghị luận trang phục của giới trẻ hiện nay mẫu 6
- Dàn ý nghị luận trang phục của giới trẻ hiện nay mẫu 7
- Văn mẫu Nghị luận về trang phục và văn hóa
Dàn ý nghị luận về trang phục và văn hóa mẫu 1
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài:
* Khái niệm:
- “Trang phục” là tất cả những phụ kiện được con người mang, mặc, đeo trên người để phục vụ cho nhu cầu bảo vệ cơ thể, gia tăng sự tiện lợi và nhu cầu thẩm mỹ.
- “Văn hóa” là kết tinh giá trị tinh thần, vật chất do con người tạo ra trong đời sống, được hình thành và chọn lọc trong suốt chiều dài lịch sử.
- Trang phục được xếp vào hàng văn hóa vật thể, có mối liên quan, gắn bó mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau với nền văn hóa của con người.
* Mối liên hệ giữa trang phục và văn hóa:
- Sự phát triển của trang phục cũng là tấm gương phản chiếu sự phát triển của văn hóa, sự phát triển trong tư duy thẩm mỹ.
- Những thói quen, khuynh hướng thẩm mỹ của con người trong từng giai đoạn đã phản ánh vào nhu cầu ăn mặc tạo ra các loại trang phục khác nhau.
- Trang phục của mỗi mỗi dân tộc phản ánh rõ nền văn hóa cũng như những nét đặc sắc trong truyền thống của từng quốc gia, trở thành một biểu tượng của dân tộc:
+ Việt Nam có áo dài với nón lá, Hàn Quốc có Hanbok, Nhật có Kimono, Trung Quốc có sườn xám,…
+ Việt Nam: Người M’nông với các bộ áo váy thổ cẩm, người Tày với quần áo vải bông nhuộm chàm, người Mông với các loại váy áo rực rỡ sắc màu phối xà cạp,…
- Trang phục là một trong những khía cạnh tinh tế nhất của văn hóa:
+ Thể hiện được nhiều mặt của xã hội cũng như bộc lộ những nét cá tính của từng cá nhân.
→ Nhìn vào cách ăn mặc người ta có thể đưa ra những lời đoán định về tính cách, thói quen, nhu cầu, thậm chí là cả tiềm lực của một con người.
+ Trang phục là một trong những phương tiện để thể hiện trình độ văn hóa, khuynh hướng thẩm mỹ cũng như bộc lộ địa vị của một con người trong xã hội.
- Trong chế độ phong kiến, quần áo thêu hình rồng chỉ có bậc cửu ngũ chí tôn mới được mặc, trâm cài hình phượng chỉ có bậc mẫu nghi mới được sử dụng,…
- Người lao động chân tay thì thường mặc vải thô, cứng, dễ giặt, khó thấy vết bẩn, người làm trong môi trường công sở thì chuộng áo sơ mi, chân váy bút chì,...
* Nhìn nhận về cách lựa chọn trang phục:
- Mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn, tự học hỏi cho mình cách sử dụng trang phục sao cho hợp lý, phù hợp về mục đích, nhu cầu sử dụng.
- Trang phục không chỉ dùng để làm đẹp mà còn bộc lộ cá tính, phong cách, thẩm mĩ của bản thân.
c. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
Dàn ý Nghị luận trang phục và văn hóa mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: trang phục và văn hóa bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Thân bài
a. Giải thích
Trang phục là những bộ quần áo, váy vóc chúng ta mặc hằng ngày hoặc trong những dịp lễ, sự kiện.
Văn hóa là những nét đẹp truyền thống của con người, mang vẻ đặc trưng của từng vùng miền, lãnh thổ, quốc gia.
Trang phục và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh con người cũng như phản ánh nét đặc trưng của quê hương, đất nược.
b. Phân tích
Việc lựa chọn trang phục hợp lí có vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người mặc mà còn ảnh hưởng đến sự kiện mà người đó tham gia. Trang phục có ảnh hưởng to lớn đến văn hóa.
Trang phục còn phản ánh văn hóa riêng của từng người. Đi làm ăn mặc gọn gàng, đi gặp khách hàng ăn mặc lịch sự, ở nhà ăn mặc thoái mái, đến dự những sự kiện ăn mặc trang trọng,… tất cả những điều này phản ánh trình độ cũng như gu thẩm mĩ, văn hóa ăn mặc của mỗi người.
Từ trang phục, người khác sẽ có cái nhìn, cách đánh giá về ta và quyết định những hành vi của họ đối với ta hoặc đối với những mối quan hệ sắp tới của họ với ta.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài văn của mình.
Gợi ý: Để thu hẹp khoảng cách văn hóa giàu nghèo, nam nữ nên nhiều loại đồng phục đã ra đời. Khi chúng ta khoác lên mình bộ đồng phục thì không phân biệt địa vị, quốc gia, sang hèn, chúng ta trở nên công bằng như nhau, những khoảng cách vô hình cũng như được xóa bỏ.
d. Phản đề
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về cách ăn mặc, trang phục của bản thân. Lại có những người ăn mặc lố lăng, màu mè, phản cảm không phù hợp với hoàn cảnh, với văn hóa,… Những người này cần phải xem xét lại trang phục của bản thân sao cho hợp lí.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: trang phục và văn hóa; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Dàn ý Nghị luận trang phục và văn hóa mẫu 3
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: trang phục và văn hóa.
2. Thân bài
a. Giải thích
Trang phục: là cách con người ăn mặc, bao gồm quần áo và các phụ kiện khác. Trang phục là vẻ bề ngoài của con người, phản ánh gu thẩm mĩ cũng như phong cách của người đó.
Văn hóa: là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta.
→ Trang phục và văn hóa tưởng chừng không liên quan đến nhau nhưng thực chất lại có mối quan hệ vô cùng khăng khít. Trang phục của con người nên phù hợp với văn hóa của quê hương, đất nước, thuần phong mĩ tục, tránh kệch cỡm, lố lăng.
b. Phân tích
Thông qua trang phục, ta cũng có thể nhận diện được đó là văn hoá đại diện cho quốc gia hay dân tộc nào đó. Với mỗi người, cần phải hiểu trang phục và văn hoá đi liền với nhau và có sự gắn bó nhất định.
Khi giao tiếp với người khác, vẻ bề ngoài rất quan trọng bởi điều thu hút ánh nhìn của ta trước hết chính là trang phục của người đối diện. Thông qua cách ăn mặc, ta có thể đánh giá được phần nào tính cách của người đó. Bởi vậy, cần biết cách lựa chọn trang phục phù hợp không chỉ theo sở thích mà còn phải gắn với chuẩn mực, nếp sống văn hóa xã hội.
Y phục đẹp không cần phải quá cầu kỳ với những bộ cánh màu mè, không phải đồ hiệu, sang chảnh mới là thể hiện trình độ văn hóa cao mà nó phải thật sự tạo thoải mái, tự tin cho người mang nó và phù hợp với điều kiện sống, hoàn cảnh giao tiếp.
c. Chứng minh
Học sinh lấy dẫn chứng về những người ăn mặc trang phục phù hợp với văn hóa để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có cách ăn mặc phản cảm, chưa phù hợp với hoàn cảnh, thậm chí là lố lăng, không gây thiện cảm với người khác, không phù hợp với văn hóa, bối cảnh… những người này cần xem xét lại bản thân mình.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: trang phục và văn hóa; đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
Lập dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa - mẫu 4
Mở bài
Người xưa có câu:
“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”.
Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân.
Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.
Thân bài
Ý nghĩa việc lựa chọn trang phục
- Có thể nhận biết được nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người.
- Góp phần thể hiện nhân cách con người.
- Giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.
Nhận định về trang phục đẹp
- Việc lựa chọn trang phục hết sức quan trọng.
- Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp.
- Trang phục thể hiện tính cách:
+ Trang phục đơn giản? Người giản dị, không cầu kì.
+ Trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút? Người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.
Quan điểm về đồng phục học sinh
- Tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học.
- Xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp.
- Học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường
Về đồng phục áo dài của nữ sinh
- Thể hiện nét duyên dáng của nữ sinh
- Không gì đẹp mắt cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường
- Đem lại nét đẹp cho nữ sinh nhưng cũng tạo nên một số khó khăn trong các sinh hoạt tập thể.
Khẳng định về trang phục đẹp
- Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người.
- Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.
- Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người.
- Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.
Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống.
Kết bài
Nói tóm lại việc lựa chọn trang phục phù hợp, đẹp là điều mà chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa
Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa mẫu 5
Mở bài
Trang phục không chỉ là thứ để che chắn cơ thể mà nó còn thể hiện nét đẹp văn hoá.
Chính vì vậy mà mặc trang phục như thế nào cho hợp là một điều rất quan trọng nhưng thực trạng trang phục của một bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
Thân bài
Mốt trang phục là những trang phục theo kiểu cách, hình thức mới nhất, hiện đại, tiên tiên nhất. Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục. Trang phục theo mốt thời đại, một phần chứng tỏ con người có hiểu biết, lịch sự, văn hoá.
Chạy theo mốt của xã hội nói chung, trong nhà trường nói riêng lại là vấn đề cần phải xem xét, bàn bạc kỹ.
Nhiều bạn cho rằng chạy theo mốt mới thể hiện là người hiện đại, văn minh, có văn hoá.
Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích không sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình.
Chạy theo mốt có nhiều tác hại: Vừa mất nhiều thời gian, tốn kém tiền bạc, lơ là việc học tập, tu dưỡng, dễ chán nản vì không có điều kiện thoả mãn, dễ mắc thuyết điểm, coi thường bạn bè, người khác vì không theo kịp mốt thời đại:
* Dẫn chứng: Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuột Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương được thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ, ngôn từ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tìm những chiếc áo đó như là “mốt” để khoe bạn bè… Những chiếc quần jean năng động thay dần bằng những chiếc quần rách lung tung, và cũng được ưa chuộng vì “mốt”.
Học sinh có văn hoá không chỉ là người học sinh chăm ngoan, học giỏi… mà trong trang phục cần phải giản dị, gọn gàng, đẹp đẽ, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ thể, phù hợp với điều kiện và truyền thống dân tộc.
Bạn cần suy nghĩ, lựa chọn trang phục sao cho đạt những yêu cầu trên nhưng quyết không đua đòi, chạy theo mốt trang phục thời thượng.
* Dẫn chứng: Các bậc phụ huynh, thầy cô cũng không nên quá khắt khe với việc trang phục của học sinh. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính với váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cố hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép học sinh nữ được mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi… con trai. Các bậc phụ huynh và thầy cô nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái.
Không vì thế mà muốn “diện” trang phục như thế nào cũng được. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái – tác hại của những phong cách ăn mặc của học sinh hiện nay.
Liên hệ bản thân và rút ra bài học:
+ Cần mặc trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
+ Không đua đòi, chạy theo mốt.
Kết bài
Khẳng định mối quan hệ giữa trang phục và văn hoá.
Rút ra bài học cho bản thân.
Dàn ý nghị luận trang phục của giới trẻ hiện nay mẫu 6
I. Mở bài:
- Trang phục là một thứ thiết yếu luôn đồng hành trong cuộc sống mỗi chúng ta; chúng không chỉ để che chở, sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ cá nhân. Ngày nay, vấn đề về trang phục luôn được quan tâm và chú ý ở mọi quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam cũng có không ít những vấn đề khó giải quyết xoay quanh việc lựa chọn trang phục sao cho lành mạnh, phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi và truyền thống.
II. Thân bài:
- Trang phục là gì?
+ Trang phục là tất cả những thứ mà người ta khoác lên cơ thể. Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như mũ, giày, dép, tất, khăn quàng…
- Thực trạng hiện nay:
+ Một số học sinh đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh với lứa tuổi, văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình.
- Nguyên nhân: hiểu sai vấn đề: ăn mặc như thế là văn minh, sành điệu, có văn hoá.
- Tác hại:
+ Gây tốn nhiều tiền của.
+ Mất thời gian, lơ là, chểnh mảng trong việc học tập.
+ Tâm sinh lí chán nản, buồn bực nếu không có điều kiện chạy theo mốt trang phục.
+ Người chạy theo mốt dễ coi thường người khác, chê người ta là lạc hậu, quê mùa và vô tình trở nên hợm hĩnh.
- Định hướng suy nghĩ và hành động đúng đắn:
+ Người học sinh cần phải hiểu rằng trang phục phải phù hợp với thời đại, xã hội và truyền thống văn hoá dân tộc.
+ Hiểu được trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người.
+ Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.
III. Kết bài:
- Là những người học sinh, chúng ta cần phải ăn mặc phù hợp với lứa tuổi, văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Tức là mặc sao cho kín đáo, tế nhị mà vẫn hợp thời trang, vẫn đẹp, không bị cho là lỗi thời và đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ quần áo ngắn, hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang.
Dàn ý nghị luận trang phục của giới trẻ hiện nay mẫu 7
I. Mở bài
- Đất nước ngày càng phát triển nên cuộc sống ngày càng đủ đầy. Điều kiện sống như vậy là nền tảng cho thanh thiếu niên học tập, rền luyện nhưng bên cạnh đó cũng tạo mặt tiêu cực khi học sinh không làm chủ bản thân, ăn chơi đua đòi không hợp với lứa tuổi và thuần phong mĩ tục của dân tộc.
- Thói ăn chơi đua đòi là cách sống của một số người bắt chước nhau, đua đòi về cách sống thích xài sang, chạy theo mốt.
- Thực trạng của hiện tượng này:
+ Trút bỏ những bộ đồng phục của trường để mặc vào những bộ quần áo đáng chê trách.
+ Có nhiều bạn hôm nay mốt quần bò rách gối, ngày mai lại mốt áo ngắn cũn cỡn, giày cao gót, ngày kia áo thun, áo thụng...
=> Đua đòi chạy theo thời trang được thị trường tung ra giống như những con thiêu thân lao đầu vào lửa.
+ Có những người còn là học sinh lớp 8, 9 đã đến lớp với tóc xanh, tóc đỏ, quần áo te tua. Họ cứ ngỡ mình là người tiên phong trong lĩnh vực thời trang.
- Tác hại: Tiêu tốn tiền của, thời gian một cách vô ích.
- Tệ hại hơn họ còn biến mình thành kẻ khác người với tóc tai quần áo dị thường.
- Để có tiền mua họ vòi vĩnh bố mẹ, thậm chí vì những bộ híp hốp ấy họ sẵn sàng ăn trộm, ăn cắp => sa vào tệ nạn khác: ma túy, cờ bạc, ...
=> Ảnh hưởng đến học tập, bố mẹ mang tiếng xấu.
- Lời khuyên và biện pháp
III. Kết bài:
- Suy nghĩ của bản thân về hiện tượng này.
Văn mẫu Nghị luận về trang phục và văn hóa
Con người từ lúc sinh ra và trưởng thành cần phải rèn luyện nhiều đức tính quý báu và hoàn thiện bản thân mình. Một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là việc chúng ta ăn mặc, lựa chọn trang phục sao cho đẹp đẽ và phù hợp với văn hóa. Trang phục là cách con người ăn mặc, bao gồm quần áo và các phụ kiện khác. Trang phục là vẻ bề ngoài của con người, phản ánh gu thẩm mĩ cũng như phong cách của người đó. Còn văn hóa là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Trang phục và văn hóa tưởng chừng không liên quan đến nhau nhưng thực chất lại có mối quan hệ vô cùng khăng khít. Trang phục của con người nên phù hợp với văn hóa của quê hương, đất nước, thuần phong mĩ tục, tránh kệch cỡm, lố lăng. Thông qua trang phục, ta cũng có thể nhận diện được đó là văn hoá đại diện cho quốc gia hay dân tộc nào đó. Với mỗi người, cần phải hiểu trang phục và văn hoá đi liền với nhau và có sự gắn bó nhất định. Khi giao tiếp với người khác, vẻ bề ngoài rất quan trọng bởi điều thu hút ánh nhìn của ta trước hết chính là trang phục của người đối diện. Thông qua cách ăn mặc, ta có thể đánh giá được phần nào tính cách của người đó. Bởi vậy, cần biết cách lựa chọn trang phục phù hợp không chỉ theo sở thích mà còn phải gắn với chuẩn mực, nếp sống văn hóa xã hội. Y phục đẹp không cần phải quá cầu kỳ với những bộ cánh màu mè, không phải đồ hiệu, sang chảnh mới là thể hiện trình độ văn hóa cao mà nó phải thật sự tạo thoải mái, tự tin cho người mang nó và phù hợp với điều kiện sống, hoàn cảnh giao tiếp. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có cách ăn mặc phản cảm, chưa phù hợp với hoàn cảnh, thậm chí là lố lăng, không gây thiện cảm với người khác, không phù hợp với văn hóa, bối cảnh… những người này cần xem xét lại bản thân mình. Trang phục thuộc về hình thức nhưng nó phản ánh tư duy, suy nghĩ của con người. Chúng ta cần phải lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân, hoàn cảnh để lịch sự và khiến bản thân mình tự tin hơn.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài văn mẫu khác tại đây: Văn mẫu lớp 8: Nghị luận trang phục và văn hóa
Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn 7 mẫu dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em nâng cao kỹ năng viết văn, có thêm nhiều vốn từ và ý toảng hoàn thành bài văn nghị luận của mình.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài văn mẫu lớp 8 khác trên VnDoc để học tốt Văn 8 hơn.
- Thuyết minh về Hồ Ba Bể
- Thuyết minh về cầu Chữ Y
- 3 bài Thuyết minh cầu Rồng Đà Nẵng SIÊU HAY
- Nghị luận trang phục và văn hóa
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp phải học tập chăm chỉ hơn
- Thuyết minh về đồi Tức Dụp
- Thuyết minh về đền Ngọc Sơn
- Thuyết minh về chiếc khẩu trang y tế
- Cảm nhận khổ thơ 3, 4 bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Thuyết minh về đồ dùng học tập
- Thuyết minh về cái tủ lạnh
- Lập dàn ý Thuyết minh thể thơ lục bát
- Thuyết minh về chiếc máy tính bỏ túi
- Chí Phèo, chị Dậu, lão Hạc: Ai mới là người khổ nhất?
- Hình ảnh người nông dân trong một số tác phẩm văn học lớp 8
- Vì sao Lão Hạc chọn cái chết bằng bả chó?
- Lập dàn ý Thuyết minh về kính đeo mắt
- Lập dàn ý Thuyết minh về đôi dép lốp
- Cảm nghĩ về anh bộ đội cụ Hồ
- Thuyết minh trình bày tác hại của bao bì nylon
- 10 Bài văn thuyết minh về Đền Hùng lớp 8 Chọn lọc
- Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8
- Cảm nhận của em về hình ảnh chiếc lá trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của em về 1 nhân vật em yêu thích trong Chiếc là cuối cùng
- Viết đoạn văn kể lại giây phút gặp lại người thân sau bao ngày xa cách kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Thuyết mình về ngọn hải đăng Kê Gà
- Bài thơ có sử dụng các từ tượng hình tượng thanh
- Cảm nhận về hình ảnh ngọn lửa diêm trong truyện Cô bé bán diêm
- Dàn ý bài văn ghi lại cái chết của cô bé bán diêm
- Bốn giấc mơ của cô bé bán diêm là những giấc mơ nào?
- Đóng vai cô bé bán diêm kể lại câu chuyện
- Vào vai cô bé bán diêm và kể lại câu chuyện theo một kết thúc khác
- Viết đoạn văn ngắn về tình mẫu tử thiêng liêng
- Cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đec-xen
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử
- Phân tích truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen
- Với câu chủ đề lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta
- Hãy kể về người mẹ kính yêu của em
- Hãy kể về người mẹ kính yêu của em
- Lập dàn ý Thuyết minh về cái kéo
- Phân tích nhân vật Cậu Vàng trong truyện ngắn Lão Hạc
- Phân tích nhân vật Lão Hạc
- Viết đoạn văn hoặc trình bày trước lớp cảm nhận của em về dòng cảm xúc của nhân vật Tôi trong truyện ngắn tôi đi học
- Đề thi viết về nếp sống thanh lịch, văn minh
- Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn tôi đi học
- Nghị luận câu nói của M.Gorki: Hãy yêu sách nó là nguồn kiến thức
- Dàn ý thuyết minh về cây lúa
- Văn mẫu lớp 8: Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên
- Phân tích nhân vật chị Dậu
- Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về hoa sen
- Văn mẫu lớp 8: Tuyển tập những bài văn nghị luận
- Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam Trò chơi thả diều
- Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam Chiếc nón lá
- Cảm nhận về bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh
- Viết đoạn văn cảm nhận về hai câu đầu bài Ngắm trăng
- Ngữ văn lớp 8: Thuyết minh về một danh lam, thắng cảnh ở quê em (bến Ninh Kiều, Cần Thơ)
- Thuyết minh về Suối Mơ
- Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
- So sánh điểm giống và khác giữa thể chiếu và thể hịch, thể hịch và thể cáo, thể cáo và thể tấu
- Phân tích tư tưởng yêu nước trong bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn
- Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu, trình bày suy nghĩ của em về thông điệp ''Hãy đứng yên khi tổ quốc cần"
- Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ Ngắm Trăng của Hồ Chí Minh
- Dàn ý Suy nghĩ về câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
- Những bài văn thuyết minh hay nhất
- Hãy viết đoạn văn về tình yêu biển đảo
- Thuyết minh về cây phượng
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Có ý kiến cho rằng: Corona là một phép thử. Bằng một bài văn ngắn, em hãy nêu lên suy nghĩ của mình
- Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch
- Câu hỏi ôn tập môn Ngữ Văn lớp 8
- Viết 5 đoạn văn diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng phân hợp, song hành với nội dung tự chọn
- Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ
- Cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ Nhớ rừng
- Kể một câu chuyện về Bác Hồ. Qua câu chuyện đó em học tập được gì ở Bác
- Dàn ý Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Con người Hồ Chí Minh hiện lên qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Bình giảng bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Phân tích hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ Tức Cảnh Pác Bó
- Thuyết minh về núi Bà Đen ở Tây Ninh
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Hồ Gươm
- Thuyết minh về chùa Một Cột
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Thuyết minh về món ăn ngày tết
- Thuyết minh về đồ dùng sinh hoạt trong gia đình
- Thuyết minh về một món ăn
- Thuyết minh về Đồ Sơn
- Thuyết minh về Chợ Bến Thành
- Thuyết minh về chùa Yên Tử
- Văn mẫu lớp 8: Tôi thấy mình đã khôn lớn
- Thuyết minh về loài hoa ngày tết
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây hoa đào
- Thuyết minh cái phích nước
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về áo dài Việt Nam
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây hoa mai ngày tết
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt
- Thuyết minh về chiếc bút chì
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây bút bi
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết (6 mẫu)
- Viết đoạn diễn dịch khoảng 10 câu phân tích hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 1: Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 4: Giới thiệu một loài hoa hoặc một loài cây
- Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan
- Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co
- Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao
- Thuyết minh về hoa hồng lớp 8
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hà Tiên)
- Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Hãy kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi
- Trong vai Xiu kể lại chuyện Chiếc lá cuối cùng
- Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri
- Phân tích hai nhân vật Xiu và Giôn-Xi trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri
- Phân tích nhân vật Bơ-men trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
- Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri
- Phân tích nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen ri
- Cảm nhận về nhân vật Giôn-xi trong Chiếc lá cuối cùng
- Dàn ý suy nghĩ của em về “Chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ Men
- Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh
- Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
- Phân tích những so sánh hay trong đoạn trích “trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng
- Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Thuyết minh về cục tẩy
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về đôi dép lốp
- Thuyết minh về con chó lớp 8
- Thuyết minh về cây dừa
- Thuyết minh về cây tre
- Thuyết minh về lễ hội
- Thuyết minh về ca dao Việt Nam
- Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
- Thuyết minh về cây lúa nước
- Lập dàn ý thuyết minh về cây bút máy
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây bút máy
- Thuyết minh về con trâu
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về mẹ
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về bố
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về bạn
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về thầy
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi bà tôi
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về ông tôi
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về cô giáo
- Dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi
- Nghị luận câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
- Làm sáng tỏ ý thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức ..."
- Dựa vào "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" hãy nêu suy nghĩ …
- "Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. ..."
- Văn nghị luận 8: Tuổi trẻ và tương lai đất nước
- Văn nghị luận 8: Ông cha ta thường nói "Có học phải có hạnh"
- Ca dao có câu "Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài ..."
- "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang không hay không, dân tộc ..."
- Chứng minh thiên nhiên là người bạn tốt của con người
- Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó ..."
- Vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường
- Giải thích câu tục ngữ "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn"
- Giải thích bài ca dao "Rủ nhau xuống bể mò cua ..."
- Viết 1 đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm "Chúng ta không nên học vẹt và học tủ"
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Sóc trăng
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Hà Nội
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Phú Yên
- Thuyết minh về món canh chua cá lóc lớp 8
- Dàn ý viết thư UPU lần thứ 49 cho học sinh lớp 8
- Cảm nhận về đoạn thơ thứ 3 của bài Quê hương
- Cảm nhận về bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu
- Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh - Môn Ngữ văn 8
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cách làm diều giấy
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cách làm diều giấy
- Nêu suy nghĩ về câu nói của Nguyễn Thiếp: Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo