Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Biện pháp tu từ: Thuyền về có nhớ bến chăng bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Biện pháp tu từ: Thuyền về có nhớ bến chăng bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu biện pháp tu từ: Thuyền về có nhớ bến chăng/Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Trả lời:

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: thuyền - bến tương ứng với người con trai - người con gái

Tác dụng của phép ẩn dụ trên làm cho câu thơ thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Giúp cho tác giả có thể thể hiện rõ ràng nỗi niềm nhớ thương bằng 2 đối tượng thuyền và bến.

1. Khái niệm

Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác. Giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc...), nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt. Hoặc các bạn có thể hiểu khái quát rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật hiện tượng có tên là A bằng sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A với B có nét tương đồng với nhau.

2. Các hình thức ẩn dụ

- Ẩn dụ hình thức: Với phép ẩn dụ này hai sự vật, sự việc, hiện tượng trong phép ẩn dụ có nét tương đồng về hình thức.

Ví dụ minh họa:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”

“Khuôn trăng” là chỉ mặt trăng, mặt trăng tròn trịa đầy đặn, ở đây tác giả lấy đặc điểm đó của mặt trăng để ẩn dụ cho khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn của Thúy Vân

- Ẩn dụ cách thức: là phép ẩn dụ các sự vật, hiện tượng có tương đồng về cách thức.

Ví dụ minh họa:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Quả, cây, khoai là thành quả của lao động, còn hành động trồng cây là hành động lao động, các sự vật hiện tượng này có tương đồng về cách thức đều thuộc về hành động lao động.

- Ẩn dụ phẩm chất: Các sự vật, hiện tượng có nét tương đồng về phẩm chất

Ví dụ minh họa:

“Người cha mái tóc bạc,

Đốt lửa cho anh nằm.”

Hình ảnh ẩn dụ “Người cha” trong câu thơ chính là chỉ Bác Hồ, ý nói Bác Hồ chăm sóc cho các chiến sĩ tận tình, chu đáo như đang chăm lo cho chính con cái của mình.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Hình thức ẩn dụ này là việc cảm nhận bằng một giác quan khác, chuyển đổi từ cảm giác này sang cảm giác khác.

Ví dụ minh họa:

“Tiếng hát của cô ấy thật ngọt ngào”

Từ việc nghe bằng tai nhưng lại thể hiện cảm giác bằng miệng “ngọt ngào”, chuyển từ thính giác sang vị giác.

3. So sánh ẩn dụ và hoán dụ

Giống nhau

- Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.

- Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.

- Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc

Khác nhau

- Cơ sở liên tưởng khác nhau:

+ Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.

Ví dụ:

Thuyền về có nhớ bến chăng?

→ Như vậy, thuyền và bến trên thực tế không liên quan đến con người, nhưng dựa vào đặc tính giống nhau ta thấy được hình ảnh ẩn dụ.

thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động)

bến - người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)

+ Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận (gần gũi) giữa các đối tượng, tức là hình ảnh A và B có liên quan đến nhau. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề

Ví dụ :

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

Áo chàm là chiếc áo của người dân vùng Việt Bắc thường mặc hàng ngày, vì vậy khiến ta liên tưởng đến đồng bào sinh sống ở Việt Bắc

4. Cách làm dạng bài tập phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ

Bài tập áp dụng

Trong đề đọc hiểu môn văn thường xuất hiện câu hỏi: Tìm và phân tích biện pháp tu từ trong ngữ liệu trên?

Đối với dạng câu hỏi này, cần làm theo 3 bước sau đây:

- Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng

- Chỉ rõ từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ hoặc hoán dụ (tìm A)

- Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ: hình ảnh, từ ngữ ấy có ý nghĩa như thế nào? Nó được dùng để chỉ đối tượng nào? (tức là tìm B- sự vật chưa được nói đến) Dùng ẩn dụ, hoán dụ như vậy có dụng ý gì trong biểu đạt cảm xúc, ý nghĩa?…

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Biện pháp tu từ: Thuyền về có nhớ bến chăng bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm