Biện pháp tu từ trong bài ca dao Cày đồng
Chúng tôi xin giới thiệu bài Biện pháp tu từ trong bài ca dao Cày đồng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Biện pháp tu từ trong bài ca dao Cày đồng
Câu hỏi: biện pháp tu từ trong bài ca dao cày đồng
Lời giải:
- Biện pháp tu từ thứ nhất được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp so sánh "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày". Việc so sánh mồ hôi chảy như mưa rơi xuống ruộng để diễn tả sự vất vả cực nhọc của người nông dân làm đồng giữa trưa hè nóng nực oi ả để làm được bát gạo cho người ăn.
- Biện pháp tu từ thứ hai được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp nói quá "mồ hôi thánh thót" để nói lên rằng mồ hôi rơi rất nhiều, lã chã, tưởng chừng như phát ra được âm thanh như tiếng mưa rơi; thể hiện sự vất vả, cực nhọc của người nông dân làm đồng.
1. Khái niệm về ca dao
Ca dao (歌謠) là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.
2. Phân loại ca dao
- Đồng dao: là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em và không có tác giả như vè. Đồng dao được chia thành hai loại: loại gắn với công việc của trẻ em và loại gắn với trò chơi của trẻ em.
- Ca dao lao động: là phần lời cốt lõi của dân ca lao động. Những bài ca lao động tồn tại như là một bộ phận của quá trình lao động.
- Ca dao nghi lễ, phong tục: Trong nhiều bài ca tế thần, các yếu tố trữ tình cũng có mặt, cùng với yếu tố hiện thực, chúng biểu hiện sức mạnh của đời sống hiện thực trong các hình thức sinh hoạt tôn giáo trong nhân dân.
- Ca dao trào phúng, bông đùa.
- Ca dao trữ tình.
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi
- Ca dao than thân.
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai."
"Thân em cúc mọc bờ rào,
Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông."
3. Nghệ thuật trong ca dao
- Thể thơ: Ca dao sử dụng nhiều thể thơ khác nhau, thể lục bát rất phổ biến trong ca dao; thể song thất lục bát được sử dụng không nhiều; thể vãn thường gồm một câu có bốn hoặc năm chữ, rất đắc dụng trong đồng dao. Ngoài ra ca dao cũng sử dụng hợp thể là thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể.
- Cấu trúc có các loại sau: Cấu trúc theo lối ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định; cấu trúc theo lối đối thoại, và cấu trúc theo lối phô diễn về thiên nhiên.
4. Cảm nghĩ về bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa”
- Kho tàng văn học ca dao, dân ca Việt Nam vô cùng phong phú nó như dòng sữa mẹ ngọt ngào, ru chúng ta vào giấc ngủ những trưa hè oi ả. Nó như tình thương bao la mà cha mẹ đã dành cho chúng ta. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ ấy thường phản ánh cuộc sống lao động, những tâm tư tình cảm của người dân nghèo lam lũ.
- Bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa” là một bài ca dao thể hiện sự vất vả của người nông dân trong việc lao động làm ra hạt gạo. Nó là lời nhắn nhủ của ông cha ta với con cháu mai sau của mình phải biết trân trọng thành quả lao động mà người khác đã mang lại cho mình
ơn đối với những người đã làm nên những hạt gạo dẻo thơm đó.
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
- Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc, những lời ru nhẹ nhàng, chân thực, mộc mạc, giản dị thể hiện tình cảm của người nông dân.
- Bài ca dao là một lời tâm sự thể hiện sự vất vả của nghề nông khi làm công việc nặng nhọc là cày ruộng, mà “cày” lúc trưa nắng đổ lửa thì vô cùng vất vả.
- Hình ảnh những giọt mồ hôi của người nông dân lao động rơi xuống được thể hiện nhân cách hóa bằng hai từ “Thánh thót” nghe như tiếng chim hay tiếng sáo thổi. Hai từ “thánh thót” thể hiện chất trữ tình, lãng mạn trong sự vất vả của người nông dân.
- Những giọt mồ hôi mặn đắng rơi xuống như mưa trên đồng ruộng, thể hiện sự cực nhọc vất vả, vô vàn để làm ra cây lúa, hạt gạo cho chúng ta ăn.
- Trong hai câu thơ sau “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” thể hiện lời nhắn nhủ của những người nông dân với những người đang được hưởng thành quả, thành tựu, trong lao động của mình thì hãy biết trân trọng để người làm ra hạt gạo không cảm thấy tủi phận.
- Trong hai câu ca dao này cũng nhằm nhắc nhở con cháu hôm nay phải biết trân trọng những thành quả mà cha ông ta đã để lại. Đất nước ta để được bình yên, như hôm nay trẻ em được vui chơi được tới trường thì trong quá khứ đã trải qua nhiều chiến tranh đẫm máu.
- Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước biết bao nhiêu mồ hôi, công sức của cha ông ta đã đổ xuống để bảo vệ mảnh đất yêu thương.
- Vì vậy, khi chúng ta được hưởng thái bình, tự do không nên quên công lao to lớn mà những thế hệ đi trước đã mất mát , gây dựng. Cần biết trân trọng những thành quả mà cha ông để lại, giữ gìn và phát huy nó ngày càng tốt đẹp hơn
- Bài ca dao đã gửi gắm tới thế hệ hôm nay những lời tâm sự chí tình, chí lý khuyên răn con người sống phải biết nhớ tới công sức lao động, sự hy sinh của người khác dành cho mình.
- Trong gia đình con cái cũng cần biết nhớ tới công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà báo hiếu, đền đáp có như vậy mới xứng đáng với những giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã truyền dạy.
-----------------------------------------------
Với nội dung bài Biện pháp tu từ trong bài ca dao Cày đồng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, nội dung, biện pháp tu từ, giá trị nghệ thuật của bài ca dao...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Biện pháp tu từ trong bài ca dao Cày đồng. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé