Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán
Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán - Mẫu 1
Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời không còn ngái ngủ nữa, thức dậy ban phát ánh nắng xuống trần gian. Mấy chú chim không biết đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Mùa xuân thật tuyệt vời!
=> Câu phủ định: Ông mặt trời không còn ngái ngủ nữa, thức dậy ban phát ánh nắng xuống trần gian.
=> Câu cảm thán: Mùa xuân thật tuyệt vời!, Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt!
Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán - Mẫu 2
Cánh đồng lúa rộng bao la, bát ngát, trải đầy những ánh nắng vàng của mặt trời. Những bông lúa non nghiêng nghiêng theo chiều gió, những cánh lúa lấp lánh những ánh vàng. Chao ôi! Mùi lúa non quyện với mùi đất, mùi nước tạo nên một thứ cảm giác thật tuyệt vời, khó diễn tả thoang thoảng khắp không gian. Xa xa, những đàn cò kêu eng éc, bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập bênh. Loáng thoáng, mấy người nông dân đang ra đồng thăm lúa, trên mặt ai cũng rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi cũng chẳng quên được. Tôi yêu quê tôi!
=> Câu phủ định: Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi cũng chẳng quên được.
=> Câu cảm thán: Chao ôi!
Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán - Mẫu 3
Mùa hạ đến với tiếng ve ngân vang báo hiệu trên những vòm sấu xanh biếc. Quê tôi mùa này đẹp biết bao! Cánh đồng lúa chiêm vàng rộm, nhìn từ xa như tấm thảm vàng khổng lồ đang lượn sóng, nô đùa theo làn gió tinh nghịch. Dòng sông mùa hạ nước trong xanh cho lũ trẻ tha hồ đằm mình tắm mát mỗi chiều, quên đi cái oi bức trong nắng hạ gay gắt. Trên triền đê, cỏ mọc dài xanh mướt, đàn trâu nhởn nhơ gặm cỏ và khẽ ve vẩy chiếc đuôi. Những chú nghé con tinh nghịch, thi thoảng lại chạy vòng quanh mẹ làm nũng. Khung cảnh thanh bình ấy khiến tôi chẳng muốn rời xa mỗi khi có dịp trở về quê hương.
Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán - Mẫu 4
Ngày Tết là ngày mà mọi trẻ em đều mong đợi. Không khí se lạnh còn vương lại trong vườn cây. Ôi! Mùa xuân thật dễ chịu. Những làn gió mang về hơi ấm mùa xuân, xua đi cái lạnh giá của mùa đông. Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên. Trên bầu trời, những cô mây, cậu mây tung tăng bay nhảy đùa giỡn với gió như những que kẹo bông. Trong vườn, các loài cây trụi lá không còn nữa mà thay vào đó là những chồi non mơn mởn. Trên cành cây, những chú chim họa mi hót líu lo như chào đón nàng tiên mùa xuân. Ngoài đường, nhà nào cũng treo cờ đỏ sao vàng, bay phấp phới. Không khí ngày Tết bao trùm khắp không gian. Vạn vật đều thay đổi. Ra đường, ai cũng hân hoan, vui vẻ, gạt bỏ những âu lo bộn bề của năm trước. Không còn những vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng. Những tiếng cười của trẻ em làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng. Các cửa hàng bánh, mứt chật kín người. Những cành đào hồng nhẹ, mềm mại, những cành mai cứng cáp được bày bán khắp nơi. Mọi thứ thật là tuyệt vời khi mùa xuân về! Mùa xuân được mệnh danh là thiên sứ của sức sống quả thật không sai. Em rất, rất yêu mùa xuân
Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán - Mẫu 5
Nếu ai đã từng đọc tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, hẳn sẽ không thể quên được hình ảnh người nông dân khắc khổ, dù hoàn cảnh nghèo đói nhưng luôn giữ cho mình những phẩm chất thanh cao. Vợ mất sớm, lão chỉ có đứa trai và một con chó để bầu bạn. Nhưng rồi đứa con trai vì nghèo khổ, phẫn uất đã bỏ đi làm ăn xa. Lão sống cô đơn và coi con chó (lão đặt tên là cậu Vàng) như con cháu thân thiết trong nhà. Nhưng rồi cuộc sống ngày càng khó khăn, lão cũng chẳng kiếm được gì để ăn nên đành phải bán con chó. Quyết định ấy đã khiến lão day dứt, đau khổ. Cả một đời lão sống trung thực, không dối lừa ai mà nay lỡ lừa gạt con chó mà lão yêu quý như con. Vì thế mà lão đã quyết định tự chấm dứt cuộc đời mình bằng một liều bả chó. Một cái chết dữ dội và đau đớn. Than ôi! Thương thay những kiếp nghèo bị dồn đến bước đường cùng!. Cái chết ấy, lão như muốn giữ lại sự trong sạch cho chính mình, thà “chết trong còn hơn sống đục”.
-----------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé
- Viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt
- Viết đoạn văn có sử dụng câu rút gọn
- Dàn ý nghị luận bài văn học và tình thương
- Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước
- Hát dặm Nghệ Tĩnh là gì?
- Hát Xoan là gì?
- Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Rừng cọ quê tôi
- So sánh văn bản tường trình và văn bản báo cáo
- Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Tôi đi học
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là gì?
- Viết đoạn văn về lòng yêu nước
- Dàn ý thuyết minh về con mèo
- Biện pháp tu từ: Thuyền về có nhớ bến chăng bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
- Câu cảm thán là gì?
- Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Mục đích là gì?
- Các phương pháp thuyết minh thường dùng
- Viết đoạn văn sử dụng biện pháp nói quá
- Nguyên nhân, ý nghĩa cái chết của Lão Hạc
- Viết đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng trường học
- Ý nghĩa của câu kính trên nhường dưới
- Viết đoạn văn sử dụng trường từ vựng bóng đá
- Biện pháp tu từ trong bài Tôi đi học
- Ca dao tục ngữ về giữ chữ tín
- Ca dao tục ngữ về tự lập, tự chủ
- Văn bản thuyết minh có những tính chất gì?
- Đặc điểm của thể thơ lục bát
- Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?
- Câu cảm thán dùng để làm gì?
- Câu tục ngữ nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì?
- Câu tục ngữ Phép vua thua lệ làng nói đến yếu tố nào?
- Lập dàn ý cho đề bài hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi
- Viết đoạn văn kể về việc em đã giúp bà cụ qua đường
- Viết đoạn văn nói về chị Dậu yêu thương chồng
- So sánh sự khác nhau giữa trợ từ và thán từ
- Yếu tố miêu tả là gì?
- Từ tượng hình là gì?
- Mở bài về cái quạt
- Mở bài về cây bút bi
- Mở bài về tình mẫu tử
- Mở bài về tình yêu thương
- Theo em vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8?
- Nội dung tư tưởng của đoạn trích đánh nhau với cối xay gió
- Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá
- Nghĩa của từ Tàn nhẫn là gì?
- Phương thức biểu đạt bài Trong lòng mẹ
- Phân tích ý nghĩa hình ảnh ngọn lửa diêm
- Cho ví dụ về trường từ vựng?
- Nói giảm nói tránh là gì?
- Viết đoạn văn sử dụng biện pháp nói quá
- Mở bài Ngày đầu tiên đi học cực hay
- Hãy so sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong bài Lòng Mẹ
- Thế nào là từ ngữ địa phương?
- Biện pháp tu từ Bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm
- Biện pháp tu từ trong bài Trong lòng mẹ
- Biện pháp tu từ Gươm mài đá đá núi cũng mòn
- Biện pháp tu từ trong bài Nghe thầy đọc thơ
- So sánh cách dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Hãy viết cảm nhận của em về bài hát Mùa thu ngày khai trường
- Em hãy viết thư gửi cho một người bạn thân để nói về ý tưởng khôi phục trái đất của chúng ta
- Câu tục ngữ "Hữu thân hữu khổ" nói đến điều gì?
- Phân tích câu nói Người có tài mà không có đức
- Thông qua câu chuyện Cô bé bán diêm nhà văn đã gửi đến mọi người bức thông điệp gì?
- Nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản Ôn dịch thuốc lá
- Đảo ngữ là gì?
- Biệt ngữ xã hội của học sinh
- Biệt ngữ xã hội là gì?
- Từ nào sau đây là từ ngữ địa phương bắc bộ?
- Cách trình bày bài văn thuyết minh hay nhất
- Văn diễn dịch là gì?
- Văn quy nạp là gì?
- Trốc tru là gì?
- Viết đoạn văn diễn dịch về Cô bé bán diêm
- Viết đoạn văn diễn dịch về nhân vật Giôn-xi
- Viết đoạn văn diễn dịch về nhân vật Lão Hạc
- Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?
- Phong cách nghệ thuật của Ngô Tất Tố
- Cách phân biệt từ tượng hình và từ tượng thanh
- Tìm thán từ trong các câu trích từ tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh
- Tìm thán từ trong các câu trích từ tác phẩm Cô bé bán diêm của Andersen
- Tìm thán từ trong các câu trích từ tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O-hen-ri
- Tìm 5 trợ từ, thán từ, tình thái từ trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố
- "Chao ôi" thuộc từ loại gì?
- Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" trong cuộc sống