Hãy so sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong bài Lòng Mẹ
Hãy so sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong bài Lòng Mẹ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Trong lòng mẹ
Câu hỏi: Hãy so sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong bài Lòng Mẹ
Trả lời:
*So sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong bài Lòng Mẹ:
- Giống nhau: đều là từ đồng nghĩa chỉ người sinh ra nhân vật tôi.
- Khác nhau:
+ Mẹ: Từ toàn dân ,lời kể của tác giả, đối tượng là độc giả.
+ Mợ: Biệt ngữ xã hội, lời thoại của chú bé Hồng, người nghe là bà cô.
1. Từ ngữ địa phương là gì?
- Từ ngữ địa phương là từ chỉ dùng ở một số địa phương nhất định. Khi nói từ ngữ địa phương một số người ở tỉnh khác sẽ không thể nào hiểu được. Bởi chúng không được sử dụng phổ biến rộng rãi như từ ngữ toàn dân.
Một số loại từ ngữ địa phương
- Chúng được chia theo vùng miền khác nhau:
+ Ở miền Bắc có các từ ngữ địa phương Bắc Bộ như: u-mẹ, thầy-bố; giời-trời,….
+ Ở miền Trung có các từ ngữ địa phương Trung Bộ như: mô-nào, chỗ nào; răng-sao, thế nào; rứa-thế,…
+ Tại Nam Bộ có một số từ ngữ địa phương Nam Bộ như: heo-lợn, ghe-thuyền,….
2. Biệt ngữ xã hội là gì?
- Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ dùng để sử dụng trong một tầng lớp xác định nào đó. Chỉ ở cùng tầng lớp đó mới có thể hiểu họ đang nói gì.
Chẳng hạn như:
- Trong thời kì phong kiến ngày xưa biệt ngữ xã hội trong triều đình như: Hoàng đế, trẫm, thần, băng hà, long thể,…
- Hay như lớp trẻ ngày nay sẽ có những biệt ngữ xã hội như: trẻ trâu, chém gió, trúng tủ,…
3. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.
- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.
Ví dụ: Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như "mô", "bầy tui", "ví"… nhằm:
+ Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ
+ Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.
4. Luyện tập
1. Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.
Mẫu:
Từ ngữ địa phương |
Từ ngữ toàn dân |
má, u, bầm |
mẹ |
heo |
lợn |
bông |
hoa |
2. Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh họa).
3. Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?
a) Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.
b) Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.
c) Khi phát biểu ý kiến ở lớp.
d) Khi làm bài tập làm văn.
e) Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo.
g) Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.
4. Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.
5. Trao đổi trong nhóm các bài tập làm văn. Đọc và sửa giúp nhau các lỗi lạm dụng từ ngữ địa phương trong mỗi bài tập làm văn.
Câu 1. phần IV trang 58 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1: Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.
Từ ngữ địa phương |
Từ ngữ toàn dân |
Má (Nam Bộ) |
Mẹ |
Bọ (Nghệ Tĩnh) |
Cha |
Mô (Nghệ Tĩnh) |
Đâu |
Cây viết (Nam Bộ) |
Cây bút |
O (Hà Tĩnh) |
Cô |
Câu 2. phần IV trang 59 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh họa).
- Quay cóp: nhìn tài liệu trong giờ kiểm tra, giờ thi
- Cớm: công an
- Trượt vỏ chuối: chỉ việc thi trượt
Câu 3. phần IV trang 59 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương? Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?
- Những trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a
- Những trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương: b, c, d, e, g
-----------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Hãy so sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong bài Lòng Mẹ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé
- Thế nào là từ ngữ địa phương?
- Biện pháp tu từ Bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm
- Biện pháp tu từ trong bài Trong lòng mẹ
- Biện pháp tu từ Gươm mài đá đá núi cũng mòn
- Biện pháp tu từ trong bài Nghe thầy đọc thơ
- So sánh cách dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Hãy viết cảm nhận của em về bài hát Mùa thu ngày khai trường
- Em hãy viết thư gửi cho một người bạn thân để nói về ý tưởng khôi phục trái đất của chúng ta
- Câu tục ngữ "Hữu thân hữu khổ" nói đến điều gì?
- Phân tích câu nói Người có tài mà không có đức
- Thông qua câu chuyện Cô bé bán diêm nhà văn đã gửi đến mọi người bức thông điệp gì?
- Nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản Ôn dịch thuốc lá
- Đảo ngữ là gì?
- Biệt ngữ xã hội của học sinh
- Biệt ngữ xã hội là gì?
- Từ nào sau đây là từ ngữ địa phương bắc bộ?
- Cách trình bày bài văn thuyết minh hay nhất
- Văn diễn dịch là gì?
- Văn quy nạp là gì?
- Trốc tru là gì?
- Viết đoạn văn diễn dịch về Cô bé bán diêm
- Viết đoạn văn diễn dịch về nhân vật Giôn-xi
- Viết đoạn văn diễn dịch về nhân vật Lão Hạc
- Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?
- Phong cách nghệ thuật của Ngô Tất Tố
- Cách phân biệt từ tượng hình và từ tượng thanh
- Tìm thán từ trong các câu trích từ tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh
- Tìm thán từ trong các câu trích từ tác phẩm Cô bé bán diêm của Andersen
- Tìm thán từ trong các câu trích từ tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O-hen-ri
- Tìm 5 trợ từ, thán từ, tình thái từ trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố
- "Chao ôi" thuộc từ loại gì?
- Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" trong cuộc sống