Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cho ví dụ về trường từ vựng?

Cho ví dụ về trường từ vựng? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Cho ví dụ về trường từ vựng?

Trả lời:

* Trường từ vựng "con người" có những trường từ vựng nhỏ hơn sau:

- Bộ phận cơ thể người: Tay, chân, mắt, mũi, miệng..

- Hoạt động con người: Học, ăn, ngủ, chơi..

- Tính cách: Hiền lành, tốt bụng, mưu mô..

- Ngoại hình: Xấu xí, xinh đẹp, dễ thương..

* Trường từ vựng về sách

- Thể loại sách: Tiểu thuyết, truyện ngắn, tự truyện..

- Hoạt động với sách: Đọc, viết..

- > Có các động từ (đọc, viết); các danh từ (tiểu thuyết, tự truyện)

* Từ "Đỗ"

- Trường thực phẩm (cùng trường với cơm, ngô, khoai, bí, cà, sắn.. )

- Trường kết quả đánh giá (cùng trường với trượt, rớt.. )

Trường từ vựng là gì?

Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Có thể hiểu, trường từ vựng là tập hợp hàng loạt đơn vị từ vựng có sự liên kết với nhau theo một tiêu chí nhất định.

Thông thường, các trường từ vựng được hình thành trên mối quan hệ về nghĩa một cách đa chiều: Trường từ vựng theo quan hệ ngang hoặc trường từ vựng theo quan hệ dọc.

Như vậy, trường từ vựng là tập hợp các từ có nét chung về nghĩa.

Một số ví dụ:

+ Trường từ vựng “động vật” gồm các từ: trâu, bò, lợn, gà, dê, khỉ; trống, mái; mõm, đuôi; phi, lồng,…

+ Trường từ vựng về “biển”: bờ biển, eo biển; bão biển, sóng thần; hải âu, sò huyết,…

Phân loại trường từ vựng

Trường từ vựng được phân thành 3 loại gồm: Trường tuyến tính, trường trực tuyến và trường liên tưởng.

  • Trường tuyến tính: Là tập hợp hệ thống các từ vựng nằm trên trục tuyến tính. Chúng có khả năng kết hợp với một từ hoặc nhiều từ tại trục đó.
  • Trường trực tuyến: bao gồm trường từ vựng biểu vật và trường từ vựng biểu niệm. Trong đó:

- Trường biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu thị vật.

Để xác lập trường nghĩa biểu vật, ta chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc, sau đó thu thập các từ ngữ có phạm vi biểu vật với danh từ được chọn làm gốc.

Chẳng hạn, chọn từ “Cá” là danh từ biểu thị sự vật làm gốc. Ta được trường từ vựng như sau:

+ Tên gọi các loài cá: Cá chép, cá vàng, cá trắm, cá cờ,…

+ Các bộ phận cấu tạo: Đầu, mắt, vây,..

+ Hình dáng, kích thước: To, nhỏ,…

+ Mục đích sử dụng: giống, cảnh,…

- Trường biểu niệm: là tập hợp các từ có chung nghĩa biểu niệm.

Để xác lập trường nghĩa biểu niệm, ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ có chung cấu trúc biểu niệm gốc đó.

- Trường liên tưởng: Là hệ thống các từ từ vựng được xuất hiện do sự liên tưởng linh hoạt với một từ trung tâm nào đó.

Đặc trưng của trường từ vựng

– Trường từ vựng thật ra là một hệ thống các từ có mối liên quan với nhau. Trong một hệ thống bao giờ cũng sẽ phân chia về cấp bậc. Nghĩa là có những từ sẽ có nét nghĩa rộng hơn một số từ khác, ở cấp cao hơn. Vì thế, một trường từ vựng có thể bao hàm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn có liên quan đến nó.

Ví dụ: Trường từ vựng thực vật có một số trường nhỏ hơn:

Tên gọi thực vật: Cây lúa, cây hoa, cây cảnh, cây thông, …

Loài thực vật: Cây lá kim, cây lá nhọn, cây tầng thấp, cây bụi,..

Tên gọi bộ phận của cây: Lá, thân, hoa, quả, rễ, cành,…

Tính chất: Tươi tốt, héo úa, xanh ngát,…

– Một từ vựng có thể tham gia vào nhiều trường từ vựng khác nhau. Điều này thường gặp ở những từ nhiều nghĩa.

Ví dụ:

Từ "Đá"

+ Trường hoạt động của chân (cùng trường với đi, chạy, đạp, nhảy..)

+ Trường vật thể trong tự nhiên (cùng trường với cây, cỏ, hoa, hồ, sông, núi..)

+ Trường trại thái của nước (cùng trường với bay hơi, ngưng tụ..)

– Có nhiều cách chuyển nghĩa của từ, đặc biệt là các phương thức như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh… Trong văn học cũng áp dụng khá thuần thục các thủ thuật này. Đó thực chất chính là cách chuyển đổi trường từ vựng. Tức mang trường từ vựng chỉ sự vật hiện tượng này gán cho sự vật hiện tượng khác. Nhờ sự chuyển đổi linh hoạt đó mà ngữ nghĩa của từ vững ngày càng đa dạng. Như thế mới đáp ứng được nhu cầu truyền đạt của con người.

Ví dụ:

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)​

Trong đoạn văn trên, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng "con người" sang trường từ vựng "con vật" để nhân hóa.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Cho ví dụ về trường từ vựng? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm