Đóng vai cô bé bán diêm kể lại câu chuyện
Đóng vai cô bé bán diêm kể lại câu chuyện được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Trong vai cô bé kể lại truyện Cô bé bán diêm là yêu cầu không hề đơn giản đối với các bạn học sinh khi cần vận dụng linh hoạt trí tưởng tượng, sáng tạo của bản thân trong việc đóng vai nhân vật để kể lại chính câu chuyện của mình một cách tự nhiên, chân thật và lôi cuốn độc giả. Sau đây là một số bài văn mẫu để các bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới của mình
Đóng vai cô bé bán diêm kể lại câu chuyện lớp 8
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Trong Vai Cô Bé Kể Lại Truyện Cô Bé Bán Diêm mẫu 1
Vào đêm giao thừa ấy, trời rất lạnh và tuyết rơi xối xả. Tớ đầu trần, chân đất cùng những gói diêm vẫn lang thang dọc phố mặc cho những bông tuyết đang rơi đầy trên mái tóc của mình. Tớ không dám về nhà vì sợ bố đánh, vả lại ở nhà cũng chẳng hơn gì cả.
Các cửa sổ đã sáng đèn và mùi ngỗng quay thơm lừng toả ra. Cuộn người trong góc giữa hai ngôi nhà nhưng tay chân tớ vẫn đóng băng vì lạnh, tớ chợt nghĩ biết đâu bật diêm lên sẽ tốt hơn, chí ít cũng có thể sưởi ấm những ngón tay. Tớ quyết định bật diêm. Que thứ nhát bật lên, hơ tay trên ngọn lửa nhỏ em tưởng mình đang ngồi trước chiếc lò sưởi. Lửa vụt tắt, chỉ còn lại trong tay em là nửa que diêm cháy dở.
Tớ bật que diêm thứ hai, bức tường thứ trước mặt bỗng trở nên trong suốt khiến tớ có thể nhìn thấy trong nhà một bàn ăn phủ khăn trắng với con ngỗng quay. Nhưng điều khiến tớ thấy lạ nhất là con ngỗng quay tự dưng từ trên đĩa nhảy xuống rồi tiến về phía em vớ con dao cắm trước ngực. Bỗng que diêm phụt tắt, tớ không còn thấy gì nữa ngoài bức tường dày tối tăm, lạnh lẽo ngay trước mắt.
Tớ bật thêm que nữa, và tớ thấy mình đang ngồi trước cây thông Noel trang hoàng. Với tay về phía cây thông, que diêm tắt lịm, tớ thấy ánh nến bay lên cao, cao mãi trông như những vì sao. Rồi tớ thấy một vì sao rơi xuống, "chắc có ai đó vừa mới từ giã cõi đời", tớ nghĩ thế vì tớ nhớ đến lời bà, người duy nhất yêu quý tớ trên cõi đời này.
Tớ lại bật tiếp que diêm thứ tư, ánh sáng bao trùm, trước mặt tớ một vầng sáng hiện ra, và... bà tớ đang đứng đó, mỉm cười hiền lành và âu yếm. "Bà ơi!", tớ khóc nấc lên, "Bà mang cháu cùng đi nhé! Cháu biết bà sẽ bỏ rơi cháu khi que diêm cháy hết, bà sẽ biến mất như chiếc lò sưởi ấm áp kia, như chú ngỗng quay và cây thông rực rỡ". Tớ nức nở khóc, rồi tớ đốt hết những que diêm trong bao để níu kéo bà ở lại. Tớ chưa bao trông thấy bà đẹp lão và cao lớn đến thế. Bà ôm tớ trong vòng tay rùi cả hai cùng bay lên, trong ánh sang và niềm hân hoan, xa mặt đất dần dần, tớ đã đến nơi không còn đói khát và nỗi khổ đau.
Sáng hôm sai, người ta thấy tớ đang ngồi tựa vào tường, má ửng hồng, nụ cười nở trên môi. Mọi người ai cũng nghĩ tớ đốt diêm để sưởi ấm cho mình nhưng chẳng ai biết được những điều kì diệu mà tớ đã nhìn thấy nhờ những que diêm đó.
Trong Vai Cô Bé Kể Lại Truyện Cô Bé Bán Diêm mẫu 2
Đêm giao thừa năm ấy... Cái rét cắt da cắt thịt cứ len lỏi khắp mọi ngõ ngách, nẻo đường của thành phố. Cái lạnh vốn dĩ thật tàn nhẫn, và nhất là đối với những tâm hồn cô đơn, nó lại càng như chiếc roi quất từng nhát vào tim. Gió lại tràn về, khiến một chiếc lá hiếm hoi còn sót lại trên cành - chao đảo nghiêng mình. Được sinh ra, được sống, rồi phải đến lúc rời cành, kết thúc một cuộc đời không vướng bận, ngẫm suy... vậy là đã tròn sứ mệnh của lá. Nhưng có lẽ cuộc đời tôi không vô vị như thế, cuộc đời của một cô bé bán diêm.
Bà và mẹ tôi mất sớm, bố tôi lại nát rượu, cứ mỗi lần tôi uống say lại mắng nhiếc, chửi rủa tôi. Nhà nghèo, tôi phải đi bán diêm trên phố để kiếm sống, có khi phải xin người ta bố thí cho nữa, những hôm nay tôi không bán được que diêm nào cả, cũng chẳng có ai bố thí cho đồng nào, tôi không dám về nhà. Tôi sợ bố, bố nhất định sẽ đánh tôi...
Tuyết cứ thế rơi xuống, rơi một cách vô tình, nó dường như đã không để ý rằng tôi đã lạnh đến mức nào. Bộ quần áo rách rưới mà tôi mặc trên người cũng không nào giúp tôi ấm lên được. Tôi phải lê đôi chân trần trên hè phố. Đôi dép cũ rích của tôi sáng nay bị lũ nhóc ngoài phố nghịch ngợm dấu đi mất. Trời lạnh như cắt. Hai bàn chân của tôi sưng tím cả lên. Tôi cố lê từng bước sát dưới mái hiên cho đỡ lạnh, thỉnh thoảng tôi lại ngước nhìn đám đông hờ hững qua lại, nửa van xin, nửa ngại ngùng. Không hiểu sao tôi chỉ bán có một xu một hộp diêm như mọi ngày mà đêm nay không ai thèm hỏi đến.
Càng về đêm, trời càng lạnh. Tuyết vẫn cứ rơi đều trên hè phố. Tôi thấy người mệt lả. Đôi bàn chân bây giờ tê cứng, không còn chút cảm giác. Tôi muốn được về nhà nằm cuộn mình trên chiếc giường tồi tàn trong góc để ngủ một giấc cho quên đói, quên lạnh. Nhưng ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con tôi ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà.
Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Nhà nào cũng vui vẻ, ấm cúng và trang hoàng rực rỡ. Chỗ thì đèn màu nhấp nháy, chỗ có cây giáng sinh với những quà bánh đầy mầu. Có nhà dọn lên bàn gà tây, rượu, bánh trái trông thật ngon lành. Bất giác mắt tôi hoa lên, tay chân run bần bật, tôi thấy mình lạnh và đói hơn bao giờ hết. Tôi nghĩ đến hoàn cảnh của mình, đã hai ngày tôi chưa có gì vào bụng. Tôi lại nhớ về những ngày tháng sống ấm no, hạnh phúc trong tình thương của gia đình trước đây. Tôi tự hỏi sao những ngày tháng ấy lại ngắn ngủi như vậy... Đưa tay lên ôm mặt, tôi thất thểu bước đi trong tiếng nhạc giáng sinh văng vẳng khắp nơi và mọi người thản nhiên, vui vẻ, sung sướng mừng Chúa ra đời...
Tôi dò dẫm trong bóng tối, ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà. Tôi thu đôi chân vào người nhưng mỗi lúc tôi càng thấy rét buốt hơn. Nhìn vào giỏ diêm vẫn đầy ắp, tôi chợt nghĩ: "Giá mà được quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?" Cuối cùng tôi đánh liều rút một que ra quẹt vào tường. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa màu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.
Tôi hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Ánh diêm làm cho tôi tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng thật dịu dàng. Chà, thật dễ chịu! Đôi bàn tay tôi đang hơ trên ngọn lửa, ngón tay cầm diêm đã nóng bỏng lên. Nhưng khi tôi vừa duỗi chân ra thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất.
Tôi quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. Tôi không thể tin vào mắt mình được, bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Tôi nhìn thấu vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía tôi. Rồi... que diêm vụt tắt, trước mặt tôi chỉ còn là những bức tường dày đặc lạnh lẽo. Chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường áo ám áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò. Tôi nhìn họ như nhìn một thứ hạnh phúc quá đỗi xa vời. Mà có lẽ cũng không phải thế, thứ hạnh phúc đó vẫn cứ ở gần bên tôi, nhưng là hạnh phúc của người khác.
Tôi quẹt que diêm thứ ba. Bỗng một cây thông Nô-en hiện ra trước mắt tôi. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà tôi thấy qua cửa kính của một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiên ra trước mắt tôi. Tôi với tay và phía cây... nhưng diêm tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời. Tôi tự nhủ chắc vừa có ai chết vì khi còn sống, bà tôi thường nói rằng: "Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng Đế." Tôi nhìn lên bầu trời, tôi tìm, tìm và tự hỏi: Giữa muôn vàn vì sao kia, đâu là vì sao của mẹ, của bà tôi? Họ ở đâu? Họ có cầu phúc gì cho tôi không mà giờ đây tôi bơ vơ, cô độc giữa đêm đông này?
Tôi lại quẹt một que diêm nữa vào tường, lần này không hiện ra những vật vô thức nữa mà là một ánh sáng màu xanh tỏa ra xung quanh và tôi nhìn thấy rõ ràng bà đang mỉm cười với tôi. Tôi giang hai tay về phía người bà. Nhưng làm sao được chứ? Thứ hạnh phúc trước mắt tôi chẳng khác gì bong bóng xà phòng, muôn màu, mỏng manh và chạm nhẹ vào là vỡ tan. Rồi mọi chuyện cũng tiếp diễn như nó đã từng, hình ảnh người bà nhòa dần giữa bóng đêm...
- Không...! - Tôi kêu lên, một tiếng van xin nhói lòng - Bà ơi, đừng rời xa cháu! Bà cho cháu theo bà, cùng bà đi gặp Thượng đế chí nhân, bà nhé!
Tôi quẹt hết que diêm này đến que diêm khác, quẹt tất cả những que diêm mà tôi đang có với sự tha thiết, cầu gợi một niềm hạnh phúc nhỏ nhoi! Kỳ diệu thay, hình ảnh người bà mỗi lúc một sáng hơn, to hơn. Giờ đây không còn là ảo ảnh nữa, bà nắm lấy tay tôi rồi tôi cùng bà bay vụt lên cao, cao mãi. Chúng tôi bay bay về trời, bay về với Thượng Đế chí nhân, rời xa khỏi đói rét, khỏi đau buồn trên cõi đời này. Tất cả lạnh giá, cô đơn đã không còn...
Lại một ngày mới bắt đầu. Tuyết đã dần tan, cái lạnh cũng thôi làm người ta tê buốt. Tôi từ trên cao nhìn xuống phía dưới, nơi có rất nhiều con người vây quanh thân xác của tôi. Họ bàn tán xôn xao, họ cho rằng tôi chết vì lạnh, họ tự hỏi tại sao tôi vẫn mỉm cười. Họ nào có biết rằng tôi còn ra đi vì sự cô độc, vì sự thờ ơ, vô tình của họ. Vì tôi không có được niềm vui ở thế gian này nên phải đi về một nơi đầy mộng tưởng, đi về nơi mà lò sưởi, ngỗng quay, cây thông và bà đều là hiện thực, điều đó làm tôi cảm thấy vô cùng mãn nguyện. Tôi không trách cứ vì sự vô tình của họ, khi tôi rời khỏi thế gian này, tôi đã bỏ hết những đau thương ở lại, để sống một cuộc sống tốt đẹp hơn ở nơi thiên giới này.
Cuộc đời của tôi đã đầy rẫy những nỗi bất hạnh. Tôi ra đi trong sự vô tình và thờ ơ của mọi người. Tôi biết, trong thế giới này, còn có rất rất nhiều đứa trẻ bất hạnh như tôi, thiếu thốn tình thương của người thân. Nhưng tôi vẫn mong rằng sẽ không còn ai phải chịu bất hạnh như thế trên đời này nữa. Hãy yêu thương trẻ em. Hãy cho trẻ em một mái ấm gia đình. Hãy dành cho trẻ em 1 cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Hãy biến những mộng tưởng đằng sau ánh lửa diêm thành hiện thực cho trẻ thơ.
Trên đây VnDoc đã giới thiệu cho các bạn một số mẫu tóm Đóng vai cô bé bán diêm kể lại câu chuyện. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh nắm chắc nội dung của tác phẩm đồng thời các bạn tham khảo các bài liên quan dưới đây
- Soạn bài lớp 8: Cô bé bán diêm
- Bài văn mẫu lớp 10 số 3 đề 2: Hóa thân vào những que diêm kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc của truyện Cô bé bán diêm
- Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận của em sau khi đọc Cô bé bán diêm
- Soạn bài Cô bé bán diêm siêu ngắn
- Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-déc-xen
............................................
Ngoài Đóng vai cô bé bán diêm kể lại câu chuyện. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt
- Vào vai cô bé bán diêm và kể lại câu chuyện theo một kết thúc khác
- Viết đoạn văn ngắn về tình mẫu tử thiêng liêng
- Cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đec-xen
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử
- Phân tích truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen
- Với câu chủ đề lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta
- Hãy kể về người mẹ kính yêu của em
- Hãy kể về người mẹ kính yêu của em
- Lập dàn ý Thuyết minh về cái kéo
- Phân tích nhân vật Cậu Vàng trong truyện ngắn Lão Hạc
- Phân tích nhân vật Lão Hạc
- Viết đoạn văn hoặc trình bày trước lớp cảm nhận của em về dòng cảm xúc của nhân vật Tôi trong truyện ngắn tôi đi học
- Đề thi viết về nếp sống thanh lịch, văn minh
- Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn tôi đi học
- Nghị luận câu nói của M.Gorki: Hãy yêu sách nó là nguồn kiến thức
- Dàn ý thuyết minh về cây lúa
- Văn mẫu lớp 8: Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên
- Phân tích nhân vật chị Dậu
- Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về hoa sen
- Văn mẫu lớp 8: Tuyển tập những bài văn nghị luận
- Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam Trò chơi thả diều
- Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam Chiếc nón lá
- Cảm nhận về bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh
- Viết đoạn văn cảm nhận về hai câu đầu bài Ngắm trăng
- Ngữ văn lớp 8: Thuyết minh về một danh lam, thắng cảnh ở quê em (bến Ninh Kiều, Cần Thơ)
- Thuyết minh về Suối Mơ
- Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
- So sánh điểm giống và khác giữa thể chiếu và thể hịch, thể hịch và thể cáo, thể cáo và thể tấu
- Phân tích tư tưởng yêu nước trong bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn
- Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu, trình bày suy nghĩ của em về thông điệp ''Hãy đứng yên khi tổ quốc cần"
- Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ Ngắm Trăng của Hồ Chí Minh
- Dàn ý Suy nghĩ về câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
- Những bài văn thuyết minh hay nhất
- Hãy viết đoạn văn về tình yêu biển đảo
- Thuyết minh về cây phượng
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Có ý kiến cho rằng: Corona là một phép thử. Bằng một bài văn ngắn, em hãy nêu lên suy nghĩ của mình
- Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch
- Câu hỏi ôn tập môn Ngữ Văn lớp 8
- Viết 5 đoạn văn diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng phân hợp, song hành với nội dung tự chọn
- Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ
- Cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ Nhớ rừng
- Kể một câu chuyện về Bác Hồ. Qua câu chuyện đó em học tập được gì ở Bác
- Dàn ý Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Con người Hồ Chí Minh hiện lên qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Bình giảng bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Phân tích hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ Tức Cảnh Pác Bó
- Thuyết minh về núi Bà Đen ở Tây Ninh
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Hồ Gươm
- Thuyết minh về chùa Một Cột
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Thuyết minh về món ăn ngày tết
- Thuyết minh về đồ dùng sinh hoạt trong gia đình
- Thuyết minh về một món ăn
- Thuyết minh về Đồ Sơn
- Thuyết minh về Chợ Bến Thành
- Thuyết minh về chùa Yên Tử
- Văn mẫu lớp 8: Tôi thấy mình đã khôn lớn
- Thuyết minh về loài hoa ngày tết
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây hoa đào
- Thuyết minh cái phích nước
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về áo dài Việt Nam
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây hoa mai ngày tết
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt
- Thuyết minh về chiếc bút chì
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây bút bi
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết (6 mẫu)
- Viết đoạn diễn dịch khoảng 10 câu phân tích hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 1: Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em
- Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 4: Giới thiệu một loài hoa hoặc một loài cây
- Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan
- Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co
- Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao
- Thuyết minh về hoa hồng lớp 8
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hà Tiên)
- Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Hãy kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi
- Trong vai Xiu kể lại chuyện Chiếc lá cuối cùng
- Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri
- Phân tích hai nhân vật Xiu và Giôn-Xi trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri
- Phân tích nhân vật Bơ-men trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
- Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri
- Phân tích nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen ri
- Cảm nhận về nhân vật Giôn-xi trong Chiếc lá cuối cùng
- Dàn ý suy nghĩ của em về “Chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ Men
- Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh
- Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
- Phân tích những so sánh hay trong đoạn trích “trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng
- Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Thuyết minh về cục tẩy
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về đôi dép lốp
- Thuyết minh về con chó lớp 8
- Thuyết minh về cây dừa
- Thuyết minh về cây tre
- Thuyết minh về lễ hội
- Thuyết minh về ca dao Việt Nam
- Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
- Thuyết minh về cây lúa nước
- Lập dàn ý thuyết minh về cây bút máy
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây bút máy
- Thuyết minh về con trâu
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về mẹ
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về bố
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về bạn
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về thầy
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi bà tôi
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về ông tôi
- Người ấy sống mãi trong lòng tôi về cô giáo
- Dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi
- Nghị luận câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
- Làm sáng tỏ ý thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức ..."
- Dựa vào "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" hãy nêu suy nghĩ …
- "Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. ..."
- Văn nghị luận 8: Tuổi trẻ và tương lai đất nước
- Văn nghị luận 8: Ông cha ta thường nói "Có học phải có hạnh"
- Ca dao có câu "Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài ..."
- "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang không hay không, dân tộc ..."
- Chứng minh thiên nhiên là người bạn tốt của con người
- Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó ..."
- Vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường
- Giải thích câu tục ngữ "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn"
- Giải thích bài ca dao "Rủ nhau xuống bể mò cua ..."
- Viết 1 đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm "Chúng ta không nên học vẹt và học tủ"
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Sóc trăng
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Hà Nội
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Phú Yên
- Thuyết minh về món canh chua cá lóc lớp 8
- Dàn ý viết thư UPU lần thứ 49 cho học sinh lớp 8
- Cảm nhận về đoạn thơ thứ 3 của bài Quê hương
- Cảm nhận về bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu
- Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh - Môn Ngữ văn 8
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cách làm diều giấy
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cách làm diều giấy
- Nêu suy nghĩ về câu nói của Nguyễn Thiếp: Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo