Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết bài văn giới thiệu hiện tượng núi lửa lớp 8

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Lập dàn ý Thuyết minh về hiện tượng núi lửa

a) Mở bài: Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên: núi lửa

b) Thân bài:

  • Khái niệm về núi lửa? Các loại núi lửa trên Trái Đất?
  • Nguyên nhân gây ra hiện tượng núi lửa phun trào?
  • Biểu hiện trước và trong khi xảy ra núi lửa phun trào?
  • Cách đối phó với hiện tượng núi lửa phun trào?
  • Tác hại và lợi ích của hiện tượng núi lửa phun trào?

c) Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về hiện tượng tự nhiên núi lửa phun trào

Thuyết minh về hiện tượng núi lửa Ngắn gọn

>> HS tham khảo những bài văn mẫu ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ ý tại đây: Viết bài văn thuyết minh giải thích hiện tượng núi lửa Ngắn gọn

Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng núi lửa - Mẫu 1

Trên Trái Đất có rất nhiều những hiện tượng tự nhiên có sức ảnh hưởng và công phá mạnh mẽ đối với cuộc sống của con người. Thậm chí, chúng còn có khả năng xóa sổ hoàn toàn sự sống vốn có trên một vùng đất. Hiện tượng núi lửa chính là một trong số đó.

Những ngọn núi lửa là những vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất. Nó có hình dáng của một ngọn núi lớn rỗng hoàn toàn phần ruột và đỉnh núi thì giống như miệng của một cái hố sâu. Các ngọn núi lửa có thể chỉ đứng một mình, hoặc nằm liền kề với nhau tạo ra cả một dãy núi dài. Hầu hết núi lửa đều được hình thành từ cách đây rất lâu, khi bề mặt Trái Đất vẫn còn nhiều biến động, dịch chuyển. Lúc đó, lớp vỏ trên bề mặt Trái Đất rung chuyển, chia thành bảy miếng kiến tạo lớn và cứng rắn. Chúng trôi nổi trên một lớp phủ nóng và mềm hơn rất nhiều. Và khoảng trống trong thân ngọn núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. Đó là lý do mà núi lửa chỉ tập trung quần tụ tại một số khu vực nhất định, và thường nằm ở dưới đáy biển, một số ít mởi nổi lên trên. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu, các nhà khoa học đã phân loại núi lửa dựa trên các nhóm tiêu chí khác nhau. Nếu dựa vào hình dáng bên ngoài, thì sẽ chia thành hai nhóm lớn là núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. Còn nếu dựa vào dạng thức hoạt động thì sẽ chia thành ba nhóm lớn: núi lửa chết (không còn khả năng phun trào được nữa), núi lửa đang ngủ (núi lửa vẫn còn khả năng phun trào nhưng đã lâu rồi chưa hoạt động), núi lửa thức (núi lửa thường xuyên phun trào).

Nhắc đến núi lửa, người ta thường nhắc ngay đến hiện tượng núi lửa phun trào. Như đã nói ở trên, núi lửa chính là khe hở giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. Mà ngay dưới chúng là một lớp phủ nóng và mềm, càng đi sâu xuống dưới thì độ nóng và mềm sẽ càng tăng lên. Từ đó tạo ra một lớp đất đá trong lòng núi lửa luôn nóng chảy rồi liên tục bành trướng ra, khiến không gian giãn nở, đẩy ngọn núi nhô cao lên, đồng thời tạo ra một nguồn áp lực lớn lên vỏ núi. Cùng với quá trình đó, lòng núi vốn rỗng của núi lửa cũng trở thành một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng. Khi nguồn áp lực từ phía dưới bề mặt ngọn núi đẩy lên với áp lực của lớp đất đá trên mặt đất bị mất cân bằng, thì ngọn núi lửa sẽ phun trào. Nó giải phóng toàn bộ những magma, dung nham, tro núi lửa và khí nóng ở trong bụng mình ra ngoài một cách mạnh mẽ như bắn pháo hoa. Khiến phạm vi rộng lớn xung quanh đó đều chịu ảnh hưởng.

Với những gì mà núi lửa phun ra bên ngoài, chúng ta có thể dễ dàng tưởng tượng được sức tấn công và tàn phá mạnh mẽ của núi lửa. Nó nung chín, đốt cháy tất cả mọi thứ ở nơi mà mình đi qua với tốc độ nhanh chóng vô cùng. Không chỉ vậy, nó còn để lại trong không khí một lượng khói bụi độc hại có thể bay đi rất xa và tồn tại rất lâu trong không khí. Chúng cũng bám dày vào cây cối, đồ vật, mặt nước, khiến con người và các loài động vật khác khó mà hô hấp được. Nhưng bên cạnh đó, núi lửa cũng có những đóng góp nhất định cho cuộc sống này. Bởi sau mỗi lần núi lửa phun trào, tầng bình lưu sẽ lại được mở rộng ra, nhờ áp lực lúc bùng nổ của núi lửa đẩy lớp khí quyển lên cao hơn. Cùng với đó, magma và dung nham, tro núi lửa mà nó phun ra ngoài cũng góp phần tạo nên nguồn năng lượng địa nhiệt lớn và các mỏ khoáng sản phong phú. Đặc biệt, những vùng đất mà chúng đi qua, cũng sẽ tơi xốp, màu mỡ hơn, rất thích hợp cho việc trồng trọt. Do đó mà các khu vực có núi lửa thức vẫn có người dân sinh sống.

Không chỉ hiện tượng núi lửa mà rất nhiều hiện tượng tự nhiên khác trên thế giới đều có một đặc điểm chung, đó chính là có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến đời sống của con người. Do đó, khi tìm hiểu về hiện tượng núi lửa nói riêng và các hiện tượng tự nhiên khác nói chung, chúng ta cần có cái nhìn khái quát, toàn diện và sâu sắc hơn.

Viết bài văn thuyết minh giải thích hiện tượng núi lửa - Mẫu 2

Một hiện tượng tự nhiên được nhiều người biết đến và quan tâm hiện nay là hiện tượng núi lửa, hay còn được gọi là hiện tượng núi lửa phun trào.

Đây là một hiện tượng tự nhiên có từ rất lâu đời, và hiện nay không còn xảy ra thường xuyên trên Trái Đất, mà chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định. Núi lửa thực chất là một vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất với hình dáng như một quả núi rỗng ruột và có phần ngọn núi như cái miệng của hố sâu. Núi lửa có thể đứng một mình hoặc nằm liền kề nhau tạo thành dãy núi lửa.

Các núi lửa trên Trái Đất được hình thành do lớp vỏ bề mặt của Trái Đất bị chia thành bảy mảng kiến tạo lớn và cứng rắn, nổi trên lớp phủ phía dưới rất nóng và mềm hơn. Điều đó khiến cho những ngọn núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo. Và khoảng trống trong thân núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. Bởi vậy mà hầu hết các núi lửa sẽ nằm ở dưới mặt biển, chỉ có số ít nổi lên trên, nhưng chỉ một phần của nó mà thôi. Để dễ quản lí, người ta chia núi lửa thành từng nhóm dựa theo các tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn như nếu dựa vào hình dáng, thì sẽ gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. Còn nếu dựa vào dạng thức hoạt động, thì sẽ gồm núi lửa thức, núi lửa đang ngủ, núi lửa chết.

Đi liền với núi lửa, là hiện tượng núi lửa phun trào. Như chúng ta đã biết về nguyên nhân hình thành của núi lửa. Bản chất của chúng là các khe hở giữa các mảng kiến tạo. Mà ở dưới các mảng kiến tạo là một lớp phủ rất nóng, càng vào sâu thì lại càng nóng hơn, thậm chí lên đến 6000 độ C. Dưới nhiệt độ đó, đất đá trong lòng núi lửa luôn bị nóng chảy rồi nở ra, khiến cho ngọn núi đẩy cao lên và tạo ra một luồng áp lực rất lớn. Chúng tạo ra trong lòng núi lửa một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng, cùng áp lu· khổng lồ. Khi áp suất bên trong núi lửa và áp lực từ lớp đất đá phía trên bề mặt trái đất bị mất cân bằng thì sự “ngủ” của núi lửa sẽ dừng lại. Bởi lò magma trong núi lửa được giải phóng. Từ miệng núi lửa, dòng dung nham cùng tro núi lửa và khí nóng phun trào ra ngoài một cách mạnh mẽ do bị dồn nén bấy lâu nay.

Với cơ chế hoạt động như vậy, núi lửa đem đến những tác hại nghiêm trọng cho cuộc sống của con người. Dòng dung nham của núi lửa có nhiệt độ cao, nung chín mọi thứ nó đi qua với tốc độ nhanh chóng. Nguy hiểm hơn nữa là tro núi lửa, bởi chúng tạo thành một khối khói khổng lồ có thể bay xa và bám trụ lâu trong không khí. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị di chuyển trên bầu trời, gây ô nhiễm không khí vì tuy là tro nhưng chúng vẫn giữ nhiệt độ cao do nằm sâu trong núi lửa. Đặc biệt khi tro núi lửa lắng xuống và hòa vào không khí sẽ bám vào bề mặt đồ đạc và ảnh hưởng nặng nề đến hệ hê hấp của con người.

Tuy nhiên bên cạnh đó, núi lửa và hoạt động phun trào của nó vẫn đem lại những lợi ích cho cuộc sống. Mỗi khi núi lửa phun trào và kết thúc, tầng bình lưu sẽ được mở rộng ra nhờ lớp khí quyển bị đẩy lên cao hơn. Đặc biệt, chúng còn góp phần tạo ra những mỏ khoáng sản phong phú và nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào. Đặc biệt, phần đất đai ở gần khu vực xảy ra núi lửa phun trào cũng nhờ hiện tượng này mà trở nên tơi xốp, màu mỡ.

Bản thân hiện tượng núi lửa vừa có mặt tích cực lẫn tiêu cực. Do đó, chúng ta cần có cái nhìn bao quát về hiện tượng tự nhiên này.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Hay nhất

Tham khảo các mẫu bài hay và đa dạng về các chủ đề tại đây: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
49
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • tt tân
    tt tân

    hay cho 1 like

    Thích Phản hồi 14/11/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm