Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích bài thơ Thương vợ lớp 8 Mới nhất

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học Thương vợ lớp 8 với các bài văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 8.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Phân tích bài thơ Thương vợ lớp 8

Khác với Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, đến với Thương vợ, chúng ta được gặp gỡ một Trần Tế Xương bớt góc cạnh, sắc nhọn hơn. Tuy nhiên, bài thơ vẫn mang đậm bút pháp trào phúng đặc trưng của nhà thơ, không hể thay đổi. Chỉ là trong Thương vợ, thay vì trào người, thì nhà thơ lại tự trào.

Thương vợ là một tác phẩm thơ thất ngôn bát cứ - một thể thơ đường luật khá quen thuộc trong văn thơ trung đại. Điều này cũng chẳng lấy làm lạ, khi Tế Xương chính là một trong những cây bút sáng chói cuối cùng của giai đoạn văn học này. Tác giả dành sáu câu thơ đầu bài thơ, để khắc họa hình dáng tảo tần của vợ mình, một người phụ nữ có số phận vất vả:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.”

Vợ của Trần Tế Xương - người đã thi đỗ tú tài thường được gọi là bà Tú. Cũng như bao người vợ của các sĩ tử khác đương thời, bà Tú lao động vất vả sớm hôm để kiếm tiền nuôi chồng ăn học. Để chồng có thể yên tâm dùi mài kinh sử, một mình bà Tú làm lụng sớm hôm nuôi cả gia đình. Một tấm thân gầy còm cõi của người phụ nữ nhỏ bé ấy, không chỉ nuôi đủ năm đứa con mà còn phải gánh thêm một chồng. Quan hệ từ với tạo ra một thế cân bằng, cho thấy một mình người chồng cũng tiêu tốn nhiều tiền của chăm nom bằng năm đứa con gom lại. Để thực hiện được trọng trách cao cả đó, bà Tú quanh năm phải làm việc vất ở mom sông. Từ “quanh năm” cho thấy dù ngày nắng hay ngày mưa, ngày nóng hay ngày lạnh, thì bà Tú vẫn phải đi làm. Bà làm việc cần mẫn như con cò ở ven sông, dù có gầy rạc cả đi, dù có ốm đau nhọc nhằn vẫn phải cố gắng. Bởi nếu bà nghỉ thì lấy gì nuôi năm con với một chồng? Sự bấp bênh, chênh vênh, gian nan trong cuộc sống mưu sinh của bà Tú được ẩn dụ qua địa điểm bà buôn bán, tức “mom sông”. Chỉ chút sơ sẩy, lơ đễnh là ngã dúi xuống sông, là cả gia đình lại đói khổ nheo nhóc. Cái áp lực nặng nề ấy đã khiến bà Tú quần quật cả năm chẳng ngơi tay.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”

Hình ảnh “thân cò” mà Tế Xương đưa vào câu thơ, chính là một chất liệu đến từ văn học dân gian:

“Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”

Tuy nhiên, nếu con cò trong ca dao chỉ phải ngụp lặn trong cái mênh mông của không gian bờ sông. Thì bà Tú lại còn phải ngụp lặn trong cái rợn ngợp của cả không gian nữa. Buôn bán ở mom sông, lúc nào cũng phải vội những buổi đò đông. Rồi tan chợ, bà lại mò mẫm ở nơi quãng vắng. Sự heo hút, vắng vẻ, lạnh lẽo nơi bà Tú mưu sinh đã được khắc họa rõ nét qua hình ảnh thân cò lặn ngụp bên mặt nước. Thời gian cứ lặp đi lặp lại từ khi bến sông vắng ngắt đến lúc đò về tấp nập rồi lại tan chợ vắng tanh. Không gian cứ thể xoay vần, chỉ có bà Tú là vẫn miệt mài lao động. Không biết bà phải làm việc đến bao giờ mới được nghỉ ngơi. Khi đàn con thì nheo nhóc, còn người chồng thì dùi mài bao năm vẫn chưa thể đỗ đạt làm quan. Bà cứ làm lụng mãi, cứ mò mẫm mãi trong cái vòng lặp vô tận của thời gian, chẳng biết điểm dừng.

Xót xa thay, đáng thương thay thân phận người phụ nữ tảo tần trong xã hội phong kiến. Thương bà Tú, ông Tú cất lên tiếng chửi:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!”

Tiếng chửi “cha mẹ” vang lên khiến câu chuyện về người đàn bà vất vả bị cắt ngang. Tiếng chửi đó là của ai đang chửi? Và Chửi ai? Chửi cái gì? Có lẽ, đó là tiếng chửi của người chồng thương xót cho người vợ tội ngiệp. Cũng có thể là tiếng chính ông Tú đang chửi chính mình. Rằng phận làm chồng mà lại “ăn ở bạc”, chẳng giúp đỡ được gì cho vợ, khiến bà Tú sống cảnh “có chồng hờ hững cũng như không”. Sự tự nhiên của tiếng chửi, đã bộc bạch một cách trực tiếp nhất những cảm xúc, những trăn trở trong lòng ông Tú. Càng ngẫm lại những vất vả của vợ đã khắc họa ở các vần thơ trước bao nhiêu, thì ông Tú lại càng tự trách mình bấy nhiêu. Ông tự trào bản thân mình ăn ở bạc, tự trào mình chẳng có giá trị gì, khiến vợ phải sống bất hạnh, lam lũ. Tuy nhiên, nếu xét theo khía cạnh chung nhất, thì ông Tú cũng không bạc bẽo đến thế. Ông giúp bà Tú có danh hiệu là vợ của tú tài -một địa vị được nhiều người tôn trọng. Tuy chưa tạo ra của cải đỡ đần cho vợ, nhưng ông Tú cũng không đam mê cờ bạc, rượu chè - những tật xấu thường gặp của cánh đàn ông trong xã hội lúc bấy giờ. Bản thân ông cũng rất yêu thương vợ con của mình. Vì thương vợ, nên ông mới tự trách bản thân đến mức cất lên tiếng chửi. Thế nhưng, xót xa cho vợ quá, nên Tú Xương mới thấy bản thân mình thật tồi tệ, thật thiếu sót. Hành động tự phán, tự rủa chính mình của Tế Xương là một bước tiến dài trong bối cảnh xã hội đương thời. Khi không ít các đấng nam nhi lớn lên trong tư tưởng Nho giáo vẫn khinh thường và xem nhẹ phụ nữ. Việc một người đàn ông tự trách và tự thừa nhận sự thiếu sót của bản thân so với vợ là một hành động rất nhân văn và tiến bộ.

“Thói đời” mà nhà thơ chửi ở đây, không phải chỉ chửi chính bản thân ông, mà còn là cả một nhóm người, một hạng người trong xã hội. Đó là những kẻ bạc bẽo, đểu cảng, ham chơi, lười làm… chỉ thích sống hưởng thụ, mặc kệ người thân phải lam lũ cày cuốc nuôi bản thân mình. Hình ảnh bà Tú, không chỉ đại diện cho người phụ nữ tảo tần, mà còn đại diện cho cả tầng lớp những người lao động vất vả, thấp cổ bé họng trong xã hội lúc bấy giờ. Tiếng chửi của Tú Xương là tiếng chửi chung vào cả bộ mặt của xã hội.

Thương vợ là sự biết ơn chân thành của ông Tú dành cho người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó của mình. Đồng thời cũng là sự tự trào của chính ông Tú về những thiếu sót của mình đối với vợ. Nhưng hơn cả, sau những điều đó, bài thơ còn là sự trào phúng sâu cay của ông cho cả một lớp người, hạng người sâu mọt trong xã hội, chỉ biết đục rỗng, bào mòn những con người cùng khổ. Sự phối hợp giữa chất liệu văn học dân gian cùng thể thơ đường luật và bút pháp tự trào sâu cay của Tú Xương đã tạo ra một tác phẩm thơ trào phúng đặc sắc.

2. Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Ngắn gọn

>> Tham khảo đầy đủ các bài văn ngắn gọn tại đây Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng lớp 8 Ngắn gọn

3. Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Hay Nhất

>> Tham khảo đầy đủ các bài văn hay tại đây Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng lớp 8 Hay nhất

4. Nội dung bài thơ Thương vợ

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!

------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài ra, mời các em tham khảo thêm các tài liệu Ngữ văn lớp 8 Sách mới khác do đội ngũ giáo viên VnDoc biên soạn, cùng các bài soạn văn chi tiết nhất tại Soạn Văn 8 Cánh Diều , Soạn Văn 8 Kết nối tri thức , Soạn Văn 8 Siêu ngắn Chân trời sáng tạo . Chúc các em học tập tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này! VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm