Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Đợi mẹ lớp 8

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Đợi mẹ Mẫu 1

“Đợi mẹ” là một tác phẩm thơ được viết theo thể thơ tự do mang đậm chất trữ tình, mộc mạc của nhà thơ Vũ Quần Phương. Với lợi thế hoàn toàn tự do sáng tạo của thể thơ, tác giả để cho mạch cảm xúc được bộc lộ, chảy trôi một cách tự nhiên nhất, như nó vốn có, hoàn toàn mộc mạc. Xuyên suốt bài thơ, người đọc cảm nhận được tình yêu sâu sắc của người con dành cho mẹ thông qua hành động chờ mẹ đi làm đồng về. Qua một vài chi tiết miêu tả đơn giản, Vũ Quần Phương khắc họa được hình ảnh một đứa trẻ ngồi chờ mẹ từ khi trời còn sáng đến khi trời đã tối, chờ mẹ từ khi còn thức cho đến tận lúc đã chìm vào giấc ngủ vẫn còn chờ. Mẹ như nguồn sống, như tất cả những gì tốt đẹp nhất của người con, bởi vậy mà dù xung quanh có tẻ nhạt và đổi thay như thế nào, người con vẫn kiên định chờ đợi. Sự bền bỉ ấy, khiến người đọc cảm nhận được khao khát gặp mẹ của một đứa trẻ mạnh mẽ đến nhường nào. Khao khát ấy ăn sâu vào tiềm thức, biến nỗi nhớ, sự chờ, niềm yêu người mẹ tự mình hoạt động một cách độc lập theo bản năng. Dù cậu bé đã ngủ say thì trong tiềm thức cậu vẫn nhớ rằng mình đang chờ mẹ về. Những tình cảm ấy thật bộc trực và nồng cháy, khiến cảm xúc của em cũng nóng ấm lên theo từng dòng thơ. Sự đồng điệu về cảm xúc đó có lẽ chính là điều khiến em yêu thích bài thơ “Đợi mẹ” đến thế.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Đợi mẹ Mẫu 2

Đợi mẹ là một bài thơ đậm chất trữ tình của nhà thơ Vũ Quần Phương. Lời bài thơ cũng là mạch suy nghĩ, cảm xúc của người con khi chờ mẹ của mình đi làm về. Đó là nỗi nhớ, là sự mong chờ, là tình yêu thương nồng ấm dành cho mẹ. Tình cảm ấy đong đầy, không gì có thể đong đếm được, nên nhà thơ đã khéo léo chọn thể thơ tự do không có bất kì quy luật nào để khắc họa. Trong bài thơ, sự ngóng chờ tha thiết của bạn nhỏ được thể hiện qua điệp ngữ “em bé nhìn”. Hành động ấy lặp đi lặp lại nhiều lần, cho thấy bạn nhỏ rất mong được gặp mẹ. Bạn nhỏ chờ mẹ từ khi trời còn sáng, cho đến khi trăng đã lên cao, đến khi lúa đã lẫn vào trong bóng tối. Thiếu bóng mẹ, ngôi nhà lạnh lẽo, im lắng lạ kì. Sự trống vắng của ngôi nhà chính là hiện thân của sự cô đơn, lạnh lẽo trong lòng người con. Mặc kệ mọi thứ diễn ra xung quanh, bạn nhỏ đã chờ mẹ đến khi ngủ thiếp đi, và cả trong giấc mơ, bạn nhỏ vẫn tiếp tục chờ mẹ của mình. Không một câu thơ nào nói rằng bạn nhỏ yêu mẹ. Nhưng chính hình ảnh bạn nhỏ ấy tha thiết mong chờ mẹ trở về ấy đã gián tiếp nói lên tình cảm thiêng liêng, chân thành mà đứa trẻ dành cho mẹ của mình. Tình cảm ấy hóa thân thành hành động, đi cả vào trong tiềm thức của cậu. Có thể nói, bài thơ Đợi mẹ thực sự đã chạm đến trái tim người đọc một cách sâu sắc bằng những hình ảnh bình dị nhất.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Đợi mẹ Mẫu 3

Bài thơ Đợi mẹ của nhà thơ Vũ Quần Phương là bài thơ viết theo thể thơ tự do mà em ấn tượng nhất. Bài thơ với các câu thơ dài ngắn bất đồng, không theo một quy luật cố định nào. Đặc biệt, có những câu thơ còn được tạo nên từ hai câu ngắn. Đặc điểm thú vị đó đã khiến bài thơ đồng nhất với mạch cảm xúc phập phồng của người con khi đang chờ mẹ về. Sự gắn kết giữa những dòng thơ với thủ pháp gieo vần lưng, đã nối các cung bậc cảm xúc ấy lại, tạo thành một dải nối liền. Nhân vật trữ tình là một em bé, đang chờ mẹ đi làm đồng chưa về. Điệp ngữ “em bé nhìn” xuất hiện ba lần đã khắc họa rõ hành động của em. Em đang chờ mẹ, chờ sự xuất hiện của mẹ từ các hướng xung quanh mình. Đầu tiên em nhìn lên cao, nhìn vâng trăng nhưng không thấy mẹ. Rồi em nhìn ra ra trước mặt, xa xắm - đó là cánh đồng lúa, nhưng nó đã lẫn vào bóng tối rồi nên em chẳng thấy mẹ. Cuối cùng em nhìn vào trong nhà, nơi vốn phải ấm áp nay lại lạnh lẽo trống trải, bởi mẹ vẫn chưa về, nên bếp lửa còn chưa nhen. Dường như, cả trăng, cả cánh đồng, cả bếp lửa và cả đom đóm đều cùng em bé nhớ mẹ. Tất cả nằm im, không làm gì cả, chỉ ngồi đó và khắc khoải chờ mẹ mà thôi. Cuối cùng, nỗi nhớ ấy đã được bộc bạch trực tiếp qua hình ảnh “chờ tiếng bàn chân mẹ”. Trời đã tối quá rồi, em không thể nhìn thấy dáng mẹ bằng mắt trong đêm đen, nên chuyển sang ngóng đợi tiếng bàn chân của mẹ. Đó là âm thanh mẹ đang lội bùn ì oạp ở đồng xa. Cuối bài thơ, người mẹ đã trở về nhà nhưng con đã ngủ quên mất. Người con ngủ say rồi nhưng vẫn còn chờ mẹ. Sự chờ đợi ấy đi theo em cả vào giấc mơ, ngự trị trong tâm trí non nớt của em. Chính vì vậy, mà tác giả đã hoán dụ hình ảnh người con trong “nỗi đợi vẫn nằm mơ”. Qua bài thơ Đợi mẹ, em cảm nhận được tình yêu thương thuần khiết và sâu sắc của người con dành cho mẹ của mình. Dù trời đã tối, dù xung quanh có những sự vật tươi đẹp như trăng non, đom đóm, hoa mận… thì em vẫn chỉ chăm chú đợi mẹ về. Mẹ là tất cả yêu thương, là tất cả nỗi mong chờ, là cả thế giới của em. Tình mẫu tử đã hiện lên qua bài thơ thiêng liêng như thế đó.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do lớp 8

Tham khảo thêm nhiều đoạn văn mẫu hay khác tại đây Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do lớp 8

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do Ngắn gọn

Tham khảo thêm nhiều đoạn văn mẫu hay khác tại đây Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do lớp 8 Ngắn gọn

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ng Đức Hiếu
    Ng Đức Hiếu

    ss


    Thích Phản hồi 21:11 11/03
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm