Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của giáo dục

Văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của giáo dục gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng bài viết hoàn chỉnh, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

I. Dàn ý Nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của giáo dục

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của giáo dục.

Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Giáo dục: là việc thông qua trường lớp, thầy cô, những người có trình độ chuyên môn để mỗi con người tiếp thu những nguồn kiến thức khác nhau, mở rộng tầm hiểu biết và áp dụng chúng vào thực tế.

→ Ý cả câu: đề cao tầm quan trọng của giáo dục trong cuộc sống mỗi con người cũng như trong đời sống xã hội nói chung. Đồng thời câu nói cũng khuyên chúng ta cố gắng học tập vì một tương lai tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

• Dấu hiệu nhận biết người ham học hỏi

Hoàn thành những bài tập mà mình được giao một cách hoàn thiện và chỉn chu nhất.

Không ngừng tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới để mở mang tầm hiểu biết.

Có ý thức vươn lên trong học tập.

• Những lợi ích của giáo dục

Cung cấp cho con người nguồn tri thức quý giá vô tận.

Giúp con người mở mang hiểu biết, gây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh chứng cho tầm quan trọng của việc giáo dục trong đời sống con người.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục và việc học, chưa cố gắng tiếp thu kiến thức,… những người này đáng bị xã hội phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

II. Văn mẫu Nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của giáo dục

1. Nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của giáo dục - Mẫu 1

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Lời răn dạy của Người đã trở thành khẩu hiệu được treo ở nhiều trường học. Và đúng như câu nói của Bác Hồ, giáo dục luôn đóng vai trò then chốt trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội ở bất cứ đâu trên thế giới này.

“Giáo dục” nói chung chính là hình thức học tập phổ biến nhất của con người mà thông qua đó chúng ta được tiếp thu những nguồn tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Học tập là một quá trình liên tục và kéo dài suốt cuộc đời của con người, không lúc nào ngơi nghỉ. Nhờ có giáo dục mà con người được mở mang kiến thức, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại một cách bài bản, có hệ thống. Không chỉ vậy, giáo dục còn góp phần bồi đắp tính cách, tâm hồn con người. Bên cạnh đó, giáo dục còn có khả năng giúp chúng ta phát huy tối đa tài năng cùng tinh thần sáng tạo. Ngoài ra, kỷ cương và trật tự xã hội cũng được thiết lập nhờ giáo dục. Một môi trường giáo dục tốt sẽ có thể cải thiện và nâng cao trình độ con người.

Ta có thể kể đến câu chuyện của nhà hoạt động xã hội Helen Keller. Khi bà còn nhỏ, một trận sốt cao đã khiến bà bị mù và điếc. Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười với Helen khi gặp được cô giáo Anne Sullivan. Nhờ phương pháp giáo dục đúng đắn, tình yêu thương trẻ, cô giáo Anne đã từng bước giúp Helen học tập, viết lách thông thạo. Chính những tháng ngày ấy là khởi nguồn cho cuộc đời phi thường của Helen về sau. Hay câu chuyện dạy con của Mạnh Mẫu cũng là một ví dụ cho thấy tầm quan trọng của giáo dục. Mạnh Mẫu là mẹ của Mạnh Tử - một bậc hiền triết Trung Hoa. Bà từng ba lần chuyển nhà vì mong con được sống trong môi trường giáo dục tốt. Ban đầu. sống gần bãi tha ma, bà thấy con trai thường diễn lại những cảnh nhìn thấy ở đây. Nhận thấy đây không phải là chỗ ở tốt, bà liền chuyển nhà đến khu phố mua bán tấp nập. Mạnh Tử lại học thói khoe khoang, cân đo đong đếm của những nhà buôn. Đến khi chuyển nhà tới gần trường học, thấy con tuân theo lễ giáo mà học hành chăm chỉ thì người mẹ mới an lòng. Một ngày, bà đang dệt vải thì thấy con trốn học đi về. Bà liền cầm dao chặt đứt tấm vải và mắng: “Con đi học mà bỏ học chẳng khác nào mẹ dệt vải mà chặt đứt nó vậy”. Dưới sự giáo dục nghiêm khắc của mẹ, Mạnh Tử đã trở thành bậc vĩ nhân.

Hiện nay, xã hội vẫn còn tồn tại nhiều người lười nhác, biếng học và thường ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác. Đây là những hiện tượng đáng buồn. "Nhân chi sơ, tính bản thiện". Chúng ta đều khởi đầu giống nhau nhưng cách lớn lên lại khác nhau. Nếu không được giáo dục đàng hoàng, con người sẽ đánh mất sự lương thiện mà sa đà vào tệ nạn.

Mỗi người chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục để có được hướng đi đúng đắn cho bản thân và góp phần phát triển đất nước ta ngày càng văn minh, giàu mạnh.

2. Nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của giáo dục - Mẫu 2

Giáo dục cũng như nhà trường có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của con người. Giáo dục có nghĩa là dạy dỗ, nuôi dưỡng cả về trí tuệ, thể chất và đạo đức. Nhà trường chính là hình ảnh cụ thể của sự giáo dục. Đây là nơi con người được tiếp nhận cả tri thức lẫn những bài học kinh nghiệm, cách hành xử trong cuộc sống. Giáo dục có mục tiêu cung cấp, trang bị kiến thức, kỹ năng cũng như rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống cho con người để hòa nhập với cộng đồng của mình. Nó giúp con người rũ bỏ phần con, đi đến phần người và ngày càng hoàn thiện về nhân cách. Thầy cô không chỉ đơn giản dạy ta cách đọc cách viết, tính toán hay cảm thụ, mà còn là những bài học về cách làm người. Nhờ có giáo dục, con người sẽ biết đâu là một lối sống lành mạnh để phát triển thể chất và tinh thần, đâu là yêu tố gây hại cho quá trình ấy. Đồng thời, giáo dục giúp con người biết sống sao cho đúng, sao cho đẹp, cho phù hợp với thuần phong mĩ tục. Biết phân biệt phải-trái, đúng-sai,.. chính là một trong những nội dung của giáo dục. Không những thế, giáo dục còn giúp một người sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Tóm lại, vai trò của giáo dục và cả nhà trường là vô cùng quan trọng và cần có sự đầu tư, quan tâm xứng đáng.

3. Nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của giáo dục - Mẫu 3

Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất. Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học.

4. Nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của giáo dục - Mẫu 4

Mỗi con người từ khi sinh ra và lớn lên đều mang trong mình một sứ mệnh, một ước mơ và hoài bão riêng. Để đạt được ước mơ và hoài bão của mình, điều tất yếu chúng ta phải làm đó là học tập, hưởng thị kết tinh của giáo dục, có thể thấy: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”. Giáo dục là việc thông qua trường lớp, thầy cô, những người có trình độ chuyên môn để mỗi con người tiếp thu những nguồn kiến thức khác nhau, mở rộng tầm hiểu biết và áp dụng chúng vào thực tế. Câu nói đề cao tầm quan trọng của giáo dục trong cuộc sống mỗi con người cũng như trong đời sống xã hội nói chung. Đồng thời câu nói cũng khuyên chúng ta cố gắng học tập vì một tương lai tốt đẹp hơn. Giáo dục mang đến cho con người nhiều lợi ích quý báu: nó cung cấp cho chúng ta nguồn tri thức quý giá vô tận, giúp con người mở mang hiểu biết, gây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Người ham học hỏi là người luôn hoàn thành những bài tập mà mình được giao một cách hoàn thiện và chỉn chu nhất. Không ngừng tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới để mở mang tầm hiểu biết và có ý thức vươn lên trong học tập. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục và việc học, chưa cố gắng tiếp thu kiến thức, lười biếng trong việc học tập. Lại có những người tiếp thu chưa đúng cách nguồn tri thức quý báu và mãi cứ loay hoay trong vòng luẩn quẩn… những người này cần xem xét lại bản thân mình để có thể tiến về phía trước. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần duy nhất, chính vì vậy hãy sống và cố gắng học tập, tiếp thu nền giáo dục, hoàn thiện bản thân để góp phần xây dựng đất nước vững mạnh. Không một ai là hoàn hảo nhưng khi ta biết cố gắng vươn lên ta sẽ đạt thành quả xứng đáng.

5. Nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của giáo dục - Mẫu 5

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành đến khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích". Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ". Hoặc: "Bất học bất tri lí" (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học suốt đời. Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành. Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Ngoại ngữ.… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết thu được chẳng đáng là bao. Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cẩn nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cùng cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay, tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, nên người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc. Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức.

Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những kiến thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đến những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia? Như vậy là có biết bao kiến thức mới, kiến thức mới về cuộc đời, vẽ thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng trí mà còn bằng cả tâm hồn. Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu. Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên khoa học xã hội. Văn, Sử là những môn học cần thiết, nêu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc. Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế Ngoại ngữ. Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì là thiệt thòi lớn cho mỗi con người. Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: "Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thi lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích". Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả ("Bể học vô bờ"). Dầu chúng ta có miệt mãi học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ Bác Hồ dạy: "Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lênin cũng từng khuyên thanh niên: "Học! Học nữa! Học mãi!". Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Một tương lai không xa. Nếu ta không coi trọng việc học chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước, giai đoạn mới.

--------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của giáo dục. Hy vọng thông qua dàn ý cùng các bài văn mẫu mà VnDoc đã cung cấp ở trên, cùng với cách hành văn của mình, các em sẽ dễ dàng xây dựng nội dung cho bài viết một cách hoàn chỉnh, đủ ý và đúng yêu cầu bài ra. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các em tham khảo thêm các tài liệu văn mẫu lớp 8 khác trên VnDoc để học tốt Ngữ văn 8 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
45
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo!
So sánh các gói Thành viên
Đặc quyền
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
FREE
Tải toàn bộ tài liệu Cao cấp
(Bộ đề thi; Bộ bài tập Chuyên đề; Bộ bài tập cuối tuần)
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm + Lưu kết quả
4 khóa học Tiếng Anh trực tuyến
6 khóa học Toán trực tuyến
79.000/ tháng
Mua ngay
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Chọn file muốn tải về:
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm