Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Loại gió hoạt động chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta?

Loại gió hoạt động chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Loại gió hoạt động chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta?

  1. Gió Tây Nam
  2. Gió Tây Ôn Đới
  3. Gió Mậu Dịch
  4. Gió Mùa

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Gió Tây Nam

1. Nguyên nhân có các mùa khí hậu ở nước ta

- Mùa khí hậu Việt Nam là vấn đề khá phức tạp và khó khăn khi xác định. Trên quy mô toàn cầu vấn đề mùa và nhịp điệu mùa là do sự chuyển động của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời gây ra. Thực tế bốn mùa khí hậu sẽ thể hiện rõ nhất ở các nước ôn đới còn lại với các đới khác mùa khí hậu rất biến đổi.

- Việt Nam nằm trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu, góc nhập xạ lớn và có hai lần Mặt trời qua thiên đỉnh. Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á. Hoàn lưu gió mùa là nhân tố chính tạo nên mùa khí hậu ở nước ta. Xét theo thời gian nhịn điệu mùa gió không trùng với các mùa thiên văn. Xét theo lãnh thổ các mùa này biến đổi từ bắc vào nam từ đông sang tây do địa hình và gió mùa chi phối.

2. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa Đông)

- Miền Bắc: đầu mùa đông se lạnh, khô hanh, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.

- Miền núi cao có sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.

- Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng, khô ổn định suốt mùa

- Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.

- Chủ yếu là gió mùa Đông Bắc xen kẽ gió Đông Nam. Trong mùa này thời tiết, khí hậu nước ta có sự khác nhau rất rõ rệt.

3. Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)

- Đây là mùa thịnh hành của gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn có gió tín phong nửa cầu Bắc.

+ Nhiệt độ cao > 25oC

+ Lượng mưa lớn, > 80% cả năm.

+ Thời tiết trong mùa này là trời nóng ẩm, có mưa to, giông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.

4. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại

- Với đặc điểm hai mùa khí hậu là mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam (mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10) mang đến những thuận lợi và khó khăn nhất định cho đất nước.

- Về thuận lợi: Sinh vật nhiệt đới phát triển quanh năm ở nước ta. Ngoài sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, còn có sản phẩm của ôn đới á nhiệt đới. Bên cạnh đó việc tăng vụ, xen canh, đa canh thuận lợi.

- Ngoài ra hai mùa khí hậu cũng mang lại khó khăn cho nước ta như: Sâu bệnh phát triển mạnh; Thiên tai thời tiết có hại nhiều: bão lũ, hạn hán, sương muối, xói mòn, xâm thực đất…

5. Tìm hiểu thêm về các loại gió

Gió mùa

- Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng gió ớ hai mùa có chiều ngược lại nhau.

- Gió mùa thường có ở đới nóng như : Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrây-li-a... và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình như : phía đông Trung Quốc. Đông Nam L.B Nga, Đông Nam Hoa Kì...

- Nguyên nhân hình thành gió mùa khá phức tạp, chủ yếu là do sự nóng lên hoặc hướng đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. Từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương.

- Ví dụ: ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á vào mùa hạ ở bán cầu Bắc. khu vực chí tuyến nóng nhất do đó hình thành trung tâm áp thấp l-ran (Nam Á). Vì vậy, gió Mậu dịch từ bán cầu Nam vượt qua Xích đạo bị lệch hướng trở thành gió Tây nam mang theo nhiều hơi ẩm và mưa.

- Về mùa đông, lục địa lạnh, các áp cao thường xuyên ở Bắc Cực phát triển mạnh và chuyển dịch xuống phía nam, đến tận Trung Quốc và Hoa Kì... Gió thổi từ phía bắc xuống theo hướng bắc - nam, nhưng bị lệch hướng trở thành gió đông bắc, gió này lạnh và khô.

Gió địa phương

* Gió biển, gió đất

- Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp).

- Gió biển có tính cục bộ hơn gió thịnh hành. Do đất hấp thụ bức xạ mặt trời nhanh hơn nhiều so với nước, gió biển là hiện tượng phổ biến dọc theo bờ biển sau khi mặt trời mọc

- Tính chất gió biển ẩm mát, gió đất khô.

* Gió phơn

- Hiện tượng phơn chỉ việc gió sau khi vượt qua núi trở nên khô và nóng. Ở Việt Nam, hiện tượng phơn vào mùa gió Tây Nam thường được dân gian gọi là gió Lào hoặc gió phơn Tây Nam khô nóng

- Gió hình thành và chuyển động song song với mặt đất. Khi bị núi chắn ngang thì gió phải vượt lên cao, lên tầng không khí loãng và lạnh hơn, khiến cho hơi nước ngưng tụ, gây mưa bên triền núi hứng gió và đồng thời làm gió giảm áp suất. Khi đã qua đỉnh núi thì gió trở thành một luồng khí khô hạ áp nên khi đi từ trên cao xuống, gặp không khí đặc hơn gió sẽ bị nén lại. Quá trình đó làm tăng nhiệt độ của gió (quá trình đoạn nhiệt trong nhiệt động lực học). Kết quả là bên triền núi hứng gió (đoạn lên núi) thì gió ẩm, mát và gây mưa nhiều nhưng bên triền núi khuất gió (đoạn xuống núi) thì gió lại khô và nóng. Dãy núi càng cao, thì khi xuống núi mức gia tăng nhiệt độ càng lớn và càng khô.

- Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Loại gió hoạt động chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm