Đặc điểm của nhóm đất feralit

Đặc điểm của nhóm đất feralit được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Thông qua tài liệu này, các em sẽ nắm được đặc điểm của nhóm đất feralit, từ đó dễ dàng trả lời các câu hỏi liên quan trong bài. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Đặc điểm của nhóm đất feralit

Câu hỏi: Đặc điểm của nhóm đất feralit

  1. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.
  2. Đất có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm.
  3. Đất phân bố chủ yếu ở vùng miền đồi núi thấp.
  4. Cả 3 đặc điểm trên.

Lời giải:

Đáp án đúng: D. Cả 3 đặc điểm trên

Giải thích: Nhóm đất feralit có đặc điểm

+ Phân bố ở vùng đồi núi thấp, chiếm khoảng 65% diện tích đất tự nhiên.

+ Đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét, đất có màu đỏ vàng.

+ Thích hợp trồng nhiều loại cây công nghiệp.

Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng.

I. Đặc điểm chung của đất Việt Nam

1. Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam

2. Nước ta có ba nhóm đất chính:

* Nhóm đất feralit vùng núi thấp:

– Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.

– Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.

– Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.

– Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).

– Thích hợp trồng cây công nghiệp

* Nhóm đất mùn núi cao:

– Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%

– Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao

– Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.

* Nhóm đất phù sa sông và biển:

– Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

– Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.

– Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..

– Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

3. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam

– Đất là tài nguyên quý giá.

– Phải sử dụng đất hợp lý.

+ Miền đồi núi: chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu.

+ Miền đồng bằng ven biển. Cải tạo các loại đất mùn, đất phèn.

II. Sinh vật

DIỆN TÍCH, ĐẶC ĐIỂM NHÓM ĐẤT MÙN VÀNG ĐỎ TRÊN NÚI (HUMIC ACRISOLS)

– Nhóm này chỉ có 1 loại đất là đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, có diện tích 15.942 ha, chiếm 3,15% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở A Lưới (59,02%), Nam Đông (25,87%), Phú Lộc (15,10%).

– Loại đất này nằm ở những nơi có độ cao tuyệt đối 900m trở lên. Ở độ cao này thì cường độ của quá trình feralit bị giảm đi. Khi độ cao tăng, thì nhiệt độ giảm và ẩm độ tăng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy mùn. Phần lớn chúng được phân bố ở độ dốc từ 15 - 25°. Tầng đất dày từ 0,6 - 1,2m, thành phần cơ giới trung bình - nhẹ. Đất có hàm lượng mùn và đạm ở tầng mặt khá, nghèo lân, nhưng kali trao đổi giàu. Do nằm ở địa hình cao, dốc, nên dễ bị xói mòn, Ca2+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh, đất có phản ứng chua, độ no bazơ thấp (50%), độ chua thủy phân cao.

– Hướng sử dụng ở những nơi có độ dốc lớn thì nên trồng cây lâm nghiệp, tạo rừng đầu nguồn, những nơi thấp hơn và có địa hình thoải hoặc lượn sóng thì có thể trồng được các loại cây ăn quả, các loại rau có nguồn gốc ôn đới, các cây đặc sản như quế, hồi,... nhưng cần chú ý chống xói mòn và bảo vệ đất.

– Đất đỏ vàng có diện tích 347.431 ha, chiếm 68,74% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm 6 loại đất là: Đất nâu vàng trên gabro và đá diorit, đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.

Đất nâu vàng trên gabro và đá diorit (Xanthic Ferralsols): Diện tích 4.934 ha, chiếm 0,98% điện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Nam Đông. Đất có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày trên 2 - 3 m, đất có phản ứng chua (pHKCl 4 - 4,5), mùn khá (2 - 2,5%), đạm và lân tổng số khá, kali tổng số nghèo, lân dễ tiêu và kali dễ tiêu đều nghèo; dung tích hấp thu trung bình (14 - 16 meq/100g đất); độ ẩm cây héo cao (20 - 25%). Đây là loại đất tốt nhất vùng đồi núi Thừa Thiên Huế, thích hợp với nhiều loại cây lâu năm như: cà phê, cao su, tiêu, chè,... nhưng cần chú ý chống xói mòn và chống hạn cho cây vào mùa khô.

Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Ferralic Acrisols): Diện tích 159.114 ha, chiếm 31,48% diện tích tự nhiên, phân bố ở A Lưới (47,7%), Phong Điền (40,86%), Hương Thủy (3,02%), Nam Đông (2,31%), Hương Trà (2,13%), Huế (2,16%), Phú Lộc (1,82%). Đất này được phát sinh từ các loại đá phiến sa thạch, phiến thạch sét, phiến mica, gơnai,... Tầng đất dày trên 1,5 m, thành phần cơ giới trung bình và nặng, thường có kết cấu cục, hạt, lớp đất mặt khá tơi xốp. Hàm lượng mùn khá, đạm tổng số trung bình, nhưng các chất dinh dưỡng khác như lân và kali tổng số cũng như dễ tiêu đều nghèo. Phản ứng của đất từ chua đến rất chua, độ no bazơ thường dưới 50%. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất và là loại đất có tính chất tốt trong các loại đất đồi núi của tỉnh, hiện đang được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp. Trên loại đất này có thể trồng được các cây công nghiệp dài ngày như: cao su, trẩu, sở, quế, cà phê, chè,...; các cây ăn quả như dứa, cam, quýt,... đều phát triển tốt.

Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Ferralic Acrisols): Diện tích 135.450 ha, chiếm 26,80% diện tích tự nhiên, phân bố ở Nam Đông (32,05%), A Lưới (19,85%), Phú Lộc (17,94%), Hương Thủy (16,67%), Hương Trà (10,61%), Phong Điền (2,88%).

Đá mẹ hình thành đất chủ yếu là granit, riolit, pecmatit,... là những loại đá giàu SiO2 nên đã hình thành nên loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, thường có kết cấu kém, tầng đất mỏng (thường nhỏ hơn 1,2 m). Đất chua, độ no bazơ nhỏ hơn 50%, nghèo mùn, đạm, lân; hàm lượng kali khá hơn so với loại đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất có hàm lượng cấp hạt sét thấp (nhỏ hơn 20%, nếu tính cả cấp hạt sét vật lý thì cũng chỉ đạt xấp xỉ 30%), vì thế dung tích hấp thu thấp, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém.

Về tính chất, đất này kém hơn nhiều so với loại đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất. Phần lớn chúng được phân bố ở những nơi có địa hình dốc trên 150, nên bị xói mòn mạnh. Một số nơi đã được khai thác lâu ngày hoặc bị đốt phá nhiều lần thì có thể đã bị trơ sỏi đá mất sức sản xuất.

Hướng sử dụng loại đất này thì tùy theo độ dốc, nơi có địa hình bằng phẳng, tầng đất khá dày thì có thể trồng được các cây công nghiệp như: chè, sở, hồi, quế, cà phê, các cây ăn quả như dứa, cam, quýt,... hoặc trồng các cây lương thực như ngô, khoai, sắn, lúa nương,..., nơi nào bị xói mòn mạnh tầng đất còn mỏng thì nên dùng để trồng cây lâm nghiệp.

Đất này dễ bị xói mòn mạnh, vì vậy khi khai thác sử dụng phải chú ý áp dụng các biện pháp chống xói mòn, trồng cây theo đường đồng mức, phủ đất bằng cây phân xanh đặc biệt là vào mùa mưa và cần áp dụng mô hình nông lâm kết hợp.

Đất vàng nhạt trên đá cát (Ferralic Acrisols): Diện tích 37.523 ha, chiếm 7,42% diện tích tự nhiên, phân bố ở Phong Điền (91,75%), A Lưới (3,62%), Hương Trà (2,53%), Hương Thủy (2,10%).

Đất được hình thành từ các loại đá mẹ như quăczit, phiến silic, các loại cát kết, dăm cuội kết,... Tính chất chung là thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cấp hạt cát rất cao, đất không có kết cấu hoặc kết cấu rất kém. Tầng đất mỏng (30 - 60 cm). Phẫu diện tầng trên mỏng (10 - 15 cm) có màu xám sáng, thành phần cơ giới cát - cát pha, kết cấu rời rạc, độ xốp 40 - 45%; tầng đất dưới 50 cm có màu vàng sáng, cát pha, rời rạc.

Về tính chất: Do loại đất này phần lớn phân bố ở những nơi địa hình dốc hoặc thoải, quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh, thậm chí sắt cũng bị rửa trôi, nên màu của nó rất nhạt. Đất rất chua, hàm lượng mùn thấp (nhỏ hơn l%), lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo - rất nghèo, kali ở mức nghèo - trung bình; dung tích hấp thu rất thấp nên khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém. Nói chung đây là loại đất có tính chất xấu, độ phì tự nhiên thấp, rất dễ biến thành đất trơ sỏi đá nếu không có phương thức bảo vệ khi khai thác sử dụng.

Về hướng sử dụng: Những nơi có độ dốc nhỏ thì có thể dùng vào sản xuất nông nghiệp, có thể trồng cây họ đậu hoặc luân canh cây họ đậu với các loại cây trồng khác; trồng xen cây phân xanh với các loại cây màu: ngô, khoai, sắn...; hoặc trồng các loại cây có bộ rễ ăn nông như: dứa, dứa sợi,.... Những nơi có địa hình cao và dốc nên ưu tiên để trồng cây lâm nghiệp. Khuyến khích áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp sẽ có hiệu quả thiết thực hơn.

Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Ferralic Acrisols): Diện tích 9.880ha, chiếm 1,95% diện tích tự nhiên, phân bố ở A Lưới (49,93%), Phong Điền (23,39%), Nam Đông (14,28%), Phú Lộc (8,17%), Hương Trà (2,97%), Hương Thủy (1,25%).

Loại đất này thường có ở các bậc thềm tiếp giáp giữa đồng bằng và đồi núi, có đại địa hình dốc thoải về phía đồng bằng. Tuy nó hình thành trên nền phù sa cổ, nhưng tính chất phù sa đã thay đổi hẳn do địa hình khá cao, quá trình feralit diễn ra làm cho đất đã mang tính chất của đất feralit, tuy mức độ feralit yếu.

Ở những vùng khác nhau, cấu tạo phẫu diện có những nét khác nhau khá rõ. Nhìn chung nó vẫn mang tính chất của đất phù sa, tầng đất khá dày (0,8 - 1m). Đất đã được trồng trọt lâu đời, tầng đất mặt bị rửa trôi nhiều các chất dinh dưỡng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cấp hạt sét ở tầng dưới cao hơn tầng mặt. Đất có phản ứng chua, độ no bazơ thường nhỏ hơn 50%. Hàm lượng mùn ở mức trung bình - khá, lân tổng số, lân dễ tiêu và kali trao đổi đều nghèo.

Mức độ kết von và đá ong hóa xảy ra khá mạnh. Những nơi có mạch nước ngầm dâng cao thì tỷ lệ kết von và đá ong rất lớn, thậm chí có nơi đá ong xuất hiện ở cả tầng mặt, làm cho đất mất sức sản xuất.

Trên đất này có thể trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau, như: chè, cà phê, dứa, cam, quýt, ngô, khoai, đậu đỗ,... Ưu điểm của nó là địa hình khá bằng phẳng, tầng đất dày, tơi xốp, gần nguồn nước. Nhưng chú ý chống xói mòn, áp dụng các biện pháp hạn chế kết von và đá ong hóa xảy ra, đồng thời đầu tư phân hữu cơ và các loại phân vô cơ khác, vì đất nghèo dinh dưỡng.

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Plinthic Acrisols): Diện tích 530ha, chiếm 0,10% diện tích tự nhiên, phân bố ở Phong Điền (63,57%), Phú Lộc (22,98%), Hương Trà (13,45%).

Chúng nằm rải rác ở các nơi trong vùng đồi núi, hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, với diện tích không lớn, có vị trí ở gần các nguồn nước khe suối, nhân dân đã san phẳng thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước.

Quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình feralit, nhưng tính chất đất đã bị biến đổi đó chịu ảnh hưởng của quá trình ngập nước, làm cho nó khác hẳn với đất feralit; sự rửa trôi mùn và cấp hạt sét xảy ra mạnh ở tầng đất mặt, kết cấu đất bị phân tán, có quá trình xuất hiện ở tầng dưới. Nếu đất đã được trồng lúa lâu ngày thì tầng đất mặt đã trở nên bạc màu, đặc biệt đối với những nơi trồng cả 2 vụ lúa trong năm.

Đây là loại đất cung cấp lúa gạo chủ yếu cho vùng đồi núi, nhưng cần chú ý bảo vệ mới sử dụng được lâu dài, vì đất này để bị thoái hóa, bạc màu do địa hình dốc và canh tác trong điều kiện ngập nước.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đặc điểm của nhóm đất feralit. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
3 12.592
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm