Sơn nguyên Đê can có địa hình tương đối
Sơn nguyên Đê can có địa hình tương đối được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Địa hình sơn nguyên Đê can
Câu hỏi: Sơn nguyên Đê can có địa hình tương đối
- Thấp và bằng phẳng
- Cao và bằng phẳng
- Cao và nhiều núi
- Nhiều núi, gồ ghề
Lời giải:
Đáp án đúng: A. Thấp và bằng phẳng
Sơn nguyên đê can có địa hình tương đối Thấp và bằng phẳng
Sơn nguyên Đê can nằm ở đâu?
Deccan là một cao nguyên lớn tại Ấn Độ và chiếm phần lớn miền Nam Ấn Độ. Cao nguyên đạt cao độ một trăm mét ở phía bắc, tăng lên đến hơn một ki-lô-mét ở phía nam, tạo thành một tam giác nổi lên giống như đường bờ biển phía dưới của tiểu lục địa Ấn Độ. Cao nguyên trải rộng trên tám bang của Ấn Độ và là một môi trường sống rộng lớn, bao phủ Trung và Nam Ấn Độ.
Đặc điểm địa lý của sơn nguyên Đê can
- Cao nguyên Deccan nằm ở phía nam của đồng bằng Ấn-Hằng. Dãy Ghat Tây khá cao và do vậy ngăn hơi ẩm của gió mùa tây nam đến cao nguyên Deccan, do vậy khu vực nhận được lượng mưa rất ít. Phía đông cao nguyên Deccan có cao độ thấp và kéo dài về phía bờ biển đông nam Ấn Độ. Rừng của cao nguyên cũng tương đối khô hạn song được bảo vệ nhằm giữ lại nước mưa và tạo nên các con suối và sau đó hợp thành các dòng sông chảy xuống vùng bồn địa và đổ ra vịnh Bengal.
- Hầu hết các con sông tại cao nguyên Deccan chảy từ bắc xuống nam. Sông Godavari và các chi lưu của nó, bao gồm cả sông Indravati, có lưu vực chiếm phần lớn phía bắc của cao nguyên, khởi nguồn từ Ghat Tây và chảy về phía đông ra vịnh Bengal. Sông Tungabhadra, sông Krishna cùng các chi lưu, bao gồm sông Bhima, chảy từ tây sang đông, có lưu vực ở phần giữa của cao nguyên. Phần cực nam của cao nguyên là lưu vực của sông Kaveri, từ Ghat Tây tại Karnataka và uốn về phía nam vượt qua vùng đồi Nilgiri tại thác Hogenakal vào bang Tamil Nadu, sau đó tạo thành thác Shivanasamudra tại thị trấn đảo Shivanasamudra, thác nước lớn thứ hai tại Ấn Độ và lớn thứ 16 trên thế giới, trước khi chảy vào hồ chứa Stanley tạo bởi đập Mettur và cuối cùng chảy vào vịnh Bengal.
- Hai con sống chính không chảy vào vịnh Bengal là Narmada và Tapti. Chúng khởi nguồn từ Ghat Đông và đổ vào biển Ả Rập. Tất cả các sông của cao nguyên Deccan đều phụ thuộc vào lượng mưa và trở nên khô hạn vào mùa hè.
Khí hậu tại sơn nguyên Đê can
- Khí hậu của cao nguyên thay đổi từ Khí hậu bán khô hạn ở phía bắc đến nhiệt đới ở hầu hết phần còn lại với các mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10. Từ tháng 3 đến tháng 6 có thể rất khô và nóng với nhiệt độ thường xuyên trên 40°C.
- Sơn nguyên Đê - can lại có khí hậu khô hạn, khi gió mùa Tây Nam vào khu vực sơn nguyên Đề-can thì bị dãy Gat tây cản lại nên mưa lớn ở dãy Gát tây. Khi mùa đông, gió Đông Bắc từ dãy Hi-ma-lay-a xuống bị dãy Gat Tây cản lại nên tích tụ ở đó. Vì Gió Đông Bắc có đặc điểm Lạnh, khô ít mưa nên khu vực nội địa sơn nguyên Đề can sẽ không có mưa.
- Sơn nguyên Đê – can có vị trí nằm kẹp giữa hai dãy núi cao nên khí hậu bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là yếu tố nhiệt độ và lượng mưa.
- Phía tây sơn nguyên là dãy Gát – tây có tác dụng chắn gió mùa tây nam từ biển Ả – rập thổi vào, mưa hết ở ven biển và gây ra khí hậu nóng và khô. Bên cạnh đó, bờ phía đông của sơn nguyên lại bị tác dụng chắn của dãy Gát – đông ngăn cản sự ảnh hưởng của các khối khí nóng ẩm từ vịnh Ben – gan thổi vào.
- Ngoài ra, với đặc điểm địa hình như một chiếc phễu hút gió mùa đông bắc bị biến tính thành lạnh khô vào mùa đông. Càng khắc sâu tính chất khô hạn cho sơn nguyên.
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Sơn nguyên Đê can có địa hình tương đối. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8